Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Tỉnh An Giang‌


Giang với hệ thống biển đảo là điểm đến hấp dẫn, đồng thời có thể bổ trợ về mặt tài nguyên và dịch vụ cho PTDL ở An Giang. Đồng Tháp là địa phương có nhiều tiềm năng về DL sinh thái. Với hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện, việc PTDL An Giang cần gắn với việc liên kết với vệ tinh này.

Bản đồ hành chính VPC‌


Với tổng diện tích 1.117,2 km2, VPC chiếm 3,4% diện tích cả nước và 27,3% diện tích vùng ĐBSCL. Dân số đạt 4.754 nghìn người, chiếm 5% dân số cả nước và 26,8% dân số vùng ĐBSCL năm 2017 (TCTK, 2018). Vùng có đường biên giới tiếp giáp Campuchia ở địa phận tỉnh Đồng Tháp và Kiên Giang, thông qua các cửa khẩu quốc tế là Thường Phước ­ huyện Hồng Ngự và Dinh Bà ­

huyện Tân Hồng, cùng 5 cửa khẩu phụ (tỉnh Đồng Tháp) và cửa khẩu Giang

Thành – huyện Kiên Lương, (Kiên Giang). Đây cũng chính là các cửa ngõ tiếp nhận khách DL quốc tế từ Campuchia và các nước lân cận vào vùng DL ĐBSCL. VPC có vị trí chuyển tiếp từ vùng Đông Nam Bộ xuống đồng bằng châu thổ, với sự kết nối của các tuyến đường QL 1A, QL 91, tuyến N1, N2, cùng với hệ thống tuyến giao thông liên kết với Campuchia. Bên cạnh đó, VPC có cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, sân bay quốc tế Phú Quốc là điểm đón khách quốc tế cũng như nội địa. Vùng có bờ biển và đảo chạy dọc theo địa phận Kiên Giang, đồng thời tập trung hơn 135 di tích được xếp hạng với mật độ di tích 27/100km2. VPC là nơi tập trung nhiều cơ sở lưu trú được xếp hạng, nhiều cơ sở đào tạo nhân lực của vùng ĐBSCL như Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Đồng Tháp, Đại học Kiên Giang. Như vậy, VPC có nhiều lợi thế để phát triển và kết nối với các vùng khác, là cơ sở để An Giang phát triển liên kết DL với các địa phương VPC.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh An Giang‌

2.2.1. Vị trí địa lí‌

An Giang nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, nằm trong hệ tọa độ từ 10010’ đến 11037’ vĩ độ Bắc và 1040147’đến 105035’ kinh độ Đông. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông Nam giáp TP Cần Thơ; phía Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 95,05km qua các cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (TX Tân Châu), Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên) và Khánh Bình (huyện An Phú).

An Giang là một trong 4 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, có vị trí liền kề các trung tâm DL lớn của vùng và cả nước, cách trung tâm DL TP Hồ Chí Minh gần 190km, cách trung tâm TP Cần Thơ 60km. Trong


điều kiện hệ thống giao thông ngày càng được hoàn thiện, vị trí địa lí cho phép ngành DL tỉnh có thể dễ dàng kết nối với các trung tâm DL và các địa phương lân cận, tạo thành các tuyến DL với chuỗi sản phẩm, loại hình DL đa dạng và đặc sắc. Mặt khác, An Giang là một trong những cửa ngõ trao đổi, liên kết DL với

các vùng lân cận Campuchia cũng như các nước Đông Nam Á, góp phần hình

thành các tuyến DL quốc tế. Về mặt tự nhiên, An Giang nằm ở đầu nguồn sông Mekong chảy qua biên giới Việt Nam, tạo ra mùa nước nổi hàng năm sớm hơn những nơi khác của ĐBSCL, tạo nên giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa đặc trưng và riêng biệt.

2.2.2. Tài nguyên du lịch‌

2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

+ Địa hình

Địa hình đồi núi là điểm độc đáo của tỉnh An Giang đặt trong cảnh quan đồng bằng châu thổ sông Mekong và có giá trị lớn để khai thác PTDL. Trong đó, nổi bật nhất là vùng Thất Sơn (Bảy Núi) trải dài 35km và rộng 17km với diện tích gần 600km2, được tạo thành bởi các cụm núi Cấm, núi Dài, núi Phú Cường, núi Cô Tô liên kết thành một mạch núi liên tục theo vành đai cánh cung, bao trùm gần hết diện tích hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Trong đó, Núi Cấm có độ cao lớn nhất với 705m và chu vi 28.600m. Vùng Thất Sơn có nhiều đặc điểm tự nhiên khác biệt so với vùng đồng bằng châu thổ, ở một số núi có độ cao lớn (Núi

Cấm, Núi Cô Tô), các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm rất phù hợp để nghỉ dưỡng

(Núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai của miền Tây Nam Bộ). Thất Sơn đồng thời là nơi phân bố của các loại cây dược liệu quý hiếm (bước đầu được quy hoạch thành vùng trồng cây dược liệu và phục vụ khai thác DL)… Đặc biệt, ở vùng Thất Sơn tập trung nhiều di tích LS – VH, tôn giáo có giá trị độc đáo, có thể phát triển đa dạng nhiều loại hình và SPDL như nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, tham quan, hành hương tâm linh,… Mặt khác, TNDL ở đây có thể liên kết với các địa phương lân cận trong và ngoài tỉnh nhằm tạo ra SPDL, các tuyến DL liên tỉnh, liên vùng độc đáo.


Ở địa hình đồng bằng, dạng địa hình có tiềm năng lớn để khai thác PTDL là dạng cồn bãi (cù lao) với đặc điểm cao ở giữa và thấp dần hai bên. Điển hình là cù lao Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên), cù lao Giêng (Chợ Mới). Ở các cù lao này, có thể phát triển các loại hình DL như DL tham quan sông nước, khám phá, trải nghiệm cảnh quan và tìm hiểu sinh kế, đời sống cộng đồng dân cư ở cù lao,…


Bản đồ TNDL tỉnh An Giang‌


+ Khí hậu

Nằm ở khu vực cận xích đạo và nằm sâu trong lục địa, khí hậu ở An

Giang có tính chất

ổn định, ít chịu

ảnh hưởng trực tiếp của bão và các hiện

tượng thời tiết thiên tai khác. Tính chất nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao và ổn

định thể

hiện

ở nhiệt độ

trung bình năm 28,70C, nhiệt độ

cao nhất là 37,30C,

nhiệt độ thấp nhất là 26,50C, tổng tích ôn trên 1.0000C. Lượng mưa chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, do ảnh hưởng của gió Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tính chất của khí hậu khá ổn định, thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động, loại hình DL. Đặc biệt, so với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL, khí hậu An Giang có sự phân hóa theo độ cao. Ở vùng núi Cấm (cao trên 700m) nhiệt độ trung bình từ 18 – 200C và ít khi vượt quá 250C thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng. Nhìn chung, khí hậu ở An Giang có tính chất ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng khắc nghiệt. Điều này góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động DL quanh năm, hạn chế tính mùa.

+ Thủy văn

Nằm ở hạ lưu sông Mekong, An Giang có nguồn nước mặt dồi dào, mật độ sông ngòi, kênh rạch dày đặc (0,72km/km2, cao nhất toàn vùng ĐBSCL). Hệ thống sông chính gồm sông Tiền và sông Hậu, ngoài ra còn có sông Vàm Nao, sông Bình Di và sông Châu Đốc. Do mưa lớn tập trung theo mùa nên ở đây hình thành mùa nước nổi kéo dài từ tháng 6 ­ 11. Ngoài các sông lớn, hệ thống kênh rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng đến 100m, độ uốn khúc quanh co khá lớn, góp phần tạo nên khung cảnh sông nước điển hình của vùng đồng bằng châu thổ. Cảnh quan sông Tiền, sông Hậu với cù lao, vườn cây ăn trái gắn liền với đời sống sinh hoạt và sinh kế của cộng đồng vùng hạ lưu, là những giá trị tài nguyên hấp dẫn, tạo thuận lợi để

phát triển các loại hình DL tham quan, nghỉ dưỡng, đồng thời góp phần hình

thành SPDL đặc thù của toàn vùng ĐBSCL ­ Thế giới sông nước Mekong (Bộ VH ­ TT ­ DL, 2016). Mặt khác, đặc điểm thủy văn trên cũng góp phần tạo ra hệ


thống giao thông đường thủy có tính chất liên vùng quan trọng với các địa phương VPC cũng như quốc tế.

Bên cạnh sông ngòi và kênh rạch, An Giang còn có một số các hồ có tiềm năng DL lớn như Búng Bình Thiên, hồ Soài So đang được đầu tư thành các điểm DL dã ngoại, tham quan.

+ Sinh vật

Là vùng đất ngập nước vùng hạ lưu sông Mekong, An Giang có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và điển hình. Trong đó, cảnh quan sinh thái đầm nước nội địa (điển hình là rừng tràm Trà Sư) có giá trị cao đối với phát triển loại hình

DL sinh thái. Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư (được công nhận năm

2005) có tổng diện tích là 845 ha, với hệ sinh thái đa dạng gồm 11 loài thú, 70 loài chim, 22 loài bò sát, 23 loài cá và có đến 140 loài thực vật (trong đó có 79 loài dược liệu). Ngoài ra còn có các khu bảo vệ sinh cảnh khác như Núi Sam, Thoại Sơn, Tức Dụp với hệ sinh vật đa dạng. Bên cạnh đó, các cánh đồng lúa ở Tri Tôn, Tịnh Biên với cảnh quan nông nghiệp độc đáo, có sức hấp dẫn lớn đối du khách.

2.2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

­ Di tích LS ­ VH

An Giang là một trong số ít các địa phương trong vùng có hệ thống di tích LS ­ VH trải dài theo các thời kì lịch sử, đa dạng về các loại hình như di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, văn hóa tín ngưỡng…. Điển hình là di tích khảo cổ Óc Eo (Thoại Sơn) thời kì vương quốc Phù Nam; các di tích cách mạng (Khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp, Cột Dây Thép,...); các nhân vật lịch sử (Lăng Thoại Ngọc Hầu; KLN chủ tịch nước Tôn Đức Thắng,…); các công trình tôn giáo, tín ngưỡng (chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam,…). Theo thống kê của Sở VH ­ TT ­ DL năm 2017, toàn tỉnh có 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 27 di tích LS ­ VH xếp hạng cấp quốc gia và 48 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ di tích 36/100km2, cao hơn trung bình cả nước với đầy đủ 4 nhóm.


Bảng 2.2. Số lượng di tích LS ­ VH tỉnh An Giang năm 2017‌


Tổng số di tích

Số di tích được xếp

hạng

Mật độ di tích/100km2

Phân loại di tích được xếp hạng

Khảo cổ

Lịch sử, văn hóa

Kiến trúc – nghệ

thuật

Thắng cảnh

1287

77

36

2

61

13

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 10

(Nguồn: Sở VH ­ TT ­ DL, 2018)

Bảng 2.3. Số lượng di tích được xếp hạng phân theo đơn vị hành chính‌


TT

Đơn vị hành chính

Cấp quốc

gia đặc biệt

Cấp quốc gia

Cấp tỉnh

Tổng số

1

TP Long Xuyên

1

2

6

9

2

TP Châu Đốc


7

2

9

3

TX Tân Châu


2

9

11

4

Huyện An Phú


1

6

7

5

Huyện Phú Tân



2

2

6

Huyện Châu Phú


2

6

8

7

Huyện Tịnh Biên


1

4

5

8

Huyện Tri Tôn


7

1

8

9

Huyện Châu

Thành



4

4

10

Huyện Chợ Mới


1

7

8

11

Huyện Thoại Sơn

1

4

1

6

Tổng số

2

27

48

77

(Nguồn: Võ Văn Sen & cộng sự, 2018)

Về mặt phân bố, di tích LS ­ VH của tỉnh có mức độ tập trung cao ở TP Châu Đốc, Long Xuyên, Tân Châu. Sự tập trung các di tích tạo điều kiện thuận lợi để An Giang có thể phát triển tuyến DL theo hướng “về nguồn”, DL khảo cổ

Trong số các di tích LS ­ VH, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được xem là điểm DL trọng tâm của An Giang, thu hút phần lớn du khách tham quan. Công trình có kiến trúc theo kiểu chữ "quốc", có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh. Trong miếu thờ, tượng Bà được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ

thuật cao, theo mô típ tượng thần Vinus thường thấy ở các nước Lào,


Campuchia, Ấn Độ (Trịnh Bửu Hoài, 2013). Nơi đây diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo khách DL thập phương đến chiêm bái và tham quan. Ngoài ra còn có hệ thống các di tích có giá trị về lịch sử, khảo cổ, tín ngưỡng như Khu di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo KLN chủ tịch Tôn Đức Thắng, hệ thống kiến trúc tôn giáo như chùa, đình của người Kinh (chùa Tây An, chùa Giồng Thành, chùa Ông Bắc, đình Châu Phú, đình Mỹ Phước,…) kiến trúc của cộng đồng dân tộc Khmer (chùa Xvayton ở huyện Tri Tôn) và dân tộc Chăm (thánh đường Hồi giáo Mubarack ở huyện An Phú). Sự đa dạng về hệ thống di tích trên cho phép tỉnh phát triển các loại hình DL tâm linh, đồng thời cũng bổ sung cho các địa phương lân cận trong việc phát triển các tour DL tâm linh, tín ngưỡng.

­ Lễ hội

Gắn liền với sự định cư, sản xuất và đời sống tín ngưỡng của nhiều cộng đồng dân tộc, An Giang có hệ thống lễ hội đa dạng, gồm lễ hội tín ngưỡng ­ tôn giáo, lễ hội lịch sử, lễ hội dân gian. Lễ hội phản ánh đời sống tâm linh của con người, đồng thời còn thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, bản sắc văn hóa vùng miền của từng cộng đồng dân tộc. Hiện nay, toàn tỉnh có 41 lễ hội, chiếm 3,4 % tổng số lễ hội toàn vùng ĐBSCL, trong đó có 1 lễ hội thuộc cấp Bộ quản lí, 6 lễ hội cấp tỉnh quản lí, còn lại là địa phương quản lí.

Lễ hội có sức hấp dẫn nhất đối du khách là lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Lễ Vía Bà được tổ chức từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch. Chương trình lễ Vía Bà được tiến hành theo trình tự: lễ Tắm Bà (cử hành 24 giờ đêm 23 sáng 24 tháng 4 âm lịch), lễ Thỉnh Sắc (cử hành lúc 15 giờ ngày 25 tháng 4 âm lịch), lễ Túc Yết, lễ Xây Chầu (cử hành 24 giờ đêm 25 sáng 26 tháng 4 âm lịch), lễ Chánh Tế (cử hành lúc 4 giờ sáng 27 tháng 4 âm lịch) và lễ Hồi Sắc (cử hành lúc 15 giờ ngày 27 tháng 4 âm lịch). Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được xem là lễ hội dân gian có quy mô lớn nhất ở Việt Nam, được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia, đóng góp hơn 70% tổng lượt khách nội địa đến tham quan An Giang (Sở VH ­ TT

­ DL, 2017). Tháng 5 – 2017, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được lựa chọn để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023