Phân Tích Thực Trạng Phát Triển Du Lịch An Giang :


các khu điểm du lịch vẫn chưa đạt yêu cầu, theo số liệu điều tra ý kiến khách du lịch đến tỉnh An Giang thì có 53,1% cho rằng tốt, trung bình 34,4% và kém là 12,5% [Phụ lục 3]. Do đó, cần phải có những giải pháp tích cực để đảm bảo tốt vấn đề an ninh, trật tự các khu điểm du lịch. Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng để thu hút khách du lịch đến tỉnh An Giang.

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH AN GIANG :

2.3.1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài ngành du lịch:

Môi trường du lịch của tỉnh An Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường vĩ mô trong và ngoài nước, các tác động sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cũng có những tác động gây khó khăn cho hoạt động du lịch của tỉnh An Giang.

Môi trường quốc tế:

Hiện nay phát triển du lịch trên thế giới có xu hướng gia tăng nhanh về mặt số lượng khách du lịch. Đây là xu hướng có lợi cho các nước, các địa phương phát triển du lịch. Nguyên nhân chính là của sự gia tăng này là do mức sống của người dân ngày càng tăng, trong khi đó giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ du lịch lại ngày càng hạ để thu hút du khách đi tham quan, du lịch. Bên cạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch như lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận lợi và thoải mái hơn. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh đã tác động đến tâm lý và hành vi của con người tăng nhu cầu đi du lịch, đi tham quan, nghỉ dưỡng đến những nơi không khí trong lành, hoang sơ, thiên nhiên…tạo cho họ có những thói quen và nhu cầu văn hóa ngày càng cao hơn.

Bên cạnh, xu hướng quần chúng hóa thành phần du khách và du lịch không còn là đặc quyền của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội. Xu thế này trở nên phổ biến ở mọi nước và du lịch đại chúng ngày càng phát triển. Xu hướng này xuất hiện là do mức sống của người dân được nâng cao, giá cả hàng hoá và dịch vụ rẻ, phương tiện giao thông vận tải, các cơ sở kinh doanh lưu trú ăn uống phong phú và thuận tiện, chính sách khuyến khích du lịch của chính quyền các nước thể hiện ở việc giảm giá dịch vụ, miễn giảm thuế... nhiều nơi tổ chức các chuyến du lịch bao cấp cho cán bộ, công nhân viên, những người có thu nhập thấp và không có khả năng chi trả. Song song đó, việc mở rộng địa bàn du lịch. Đầu những năm 70 của thế kỷ trước, khách du lịch chủ yếu tập trung ở Tây Âu - Bắc Âu, Bắc Mỹ và Trung Mỹ như là các nước như vùng Địa


Trung Hải, vùng Biển Đen (Hungary – Ba Lan vùng đảo Hawai và vùng vịnh Caribe). Đến cuối những năm bảy mươi luồng khách du lịch có sự thay đổi rõ rệt, luồng khách du lịch quốc tế chuyển dần sang châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam, là quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, vì vậy sự phát triển du lịch của Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển chung của du lịch khu vực. Bên cạnh, với lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị và tài nguyên, du lịch Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển nhanh trong xu thế hội nhập của khu vực và thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Xu hướng khu vực hoá - quốc tế hoá: ngày nay trong mọi lĩnh vực hoạt động có xu hướng khu vực hoá - quốc tế hoá, du lịch là một lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh theo xu hướng trên. Các tổ chức du lịch quốc tế ra đời có mối quan hệ chặt chẽ giữa các nước với nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa là xu hướng bắt nguồn từ quá trình liên kết kinh tế quốc tế và kinh tế mạng, đang diễn ra với qui mô và tốc độ ngày càng cao, tác động làm cho thế giới gần nhau hơn và trở thành một thể thống nhất cũng như có sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi quốc gia phải tích cực phải mở cửa nền kinh tế và tham gia vào sự phân công lao động quốc tế. Đặc biệt là sự kiện ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Đây là cơ hội mấu chốt hình thành chính sách hội nhập, chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.

Vấn đề hội nhập và tăng cường hợp tác để huy động nguồn vốn, chuyển giao tri thức, công nghệ hiện đại…để tạo điều kiện cho kinh tế của từng quốc gia được lớn mạnh hơn và ngành du lịch của từng quốc gia cũng lớn mạnh hơn cũng như năng lực cạnh tranh được tốt hơn. Việc Việt Nam gia nhập vào khối ASEAN là cơ hội tạo điều kiện cho ngành du lịch của Việt Nam phát triển. Du lịch Việt Nam hiện là thành viên của tổ chức du lịch thế giới (WTO) của Hiệp hội Du Lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA). Chi hội PATA Việt Nam được thành lập từ tháng 01/1994 đến nay. Một số doanh nghiệp Việt Nam còn là thành viên của Hiệp Hội Du Lịch Hoa Kỳ (ASTA). Đặc biệt là Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội để phát triển du lịch.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 13

Môi trường chính trị và pháp luật: Môi trường chính trị và pháp luật là yếu tố quan trọng nhất của toàn cầu để phát triển kinh tế nhất là vấn đề phát triển du lịch. Một quốc gia có sản phẩm du lịch hấp dẫn đến đâu nhưng vấn đề chính trị-pháp luật không đảm bảo thì không thể nào thu hút được khách du lịch. Không khí chính trị hòa bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế khoa học kỹ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc cũng như các


tỉnh bạn lân cận. Ở những nước có bầu không khí chính trị hòa bình thường thu hút được đông đảo khách du lịch vì nơi đó khách du lịch cảm thấy yên tâm, sự an toàn của họ được đảm bảo. Họ được tự do gặp gỡ người thân, tự do đi lại, tự do giao tiếp với người dân địa phương, bản xứ, làm quen với phong tục tập quán của địa phương… Thực tế cho thấy rằng nhiều nước trên thế giới ngành du lịch bị giảm sút nhanh chóng khi tình hình an ninh-chính trị ở đất nước này không an toàn và tạo tâm lý không an tâm cho du khách khi đến một đất nước khác tham quan, du lịch. Do đó, tại một quốc gia điều kiện đầu tiên là phải có nền chính trị và pháp luật ổn định mới có thể xây dựng nền kinh tế phát triển. Đối với hoạt động ngành du lịch vấn đề chính trị và pháp luật mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và luôn là yếu tố trực tiếp đến hoạt động của ngành du lịch hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới.

Môi trường du lịch của Việt Nam hiện nay ổn định, quá trình đổi mới và chính sách mở cửa đã mang lại nhiều lợi thế cho ngành du lịch phát triển. Đặc biệt những năm gần đây, ngành du lịch được Chính Phủ Việt Nam rất quan tâm và ban hành nhiều chủ trương chính sách phù hợp, thuận lợi cho ngành du lịch phát triển, tạo điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông hơn.

Nhìn chung, Việt Nam trong thời gian qua rất nhạy bén thông qua các chính sách, chủ trương phù hợp và đẩy mạnh vấn đề hợp tác quốc tế. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển phù hợp với xu thế của thế giới. Bên cạnh, để chuẩn bị cho xu hướng toàn cầu hóa, ngành du lịch đã năng động thiết lập mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới, điển hình như Trung Quốc, các nước XHCN ở Đông Âu, Lào, Cuba, tăng cường mối quan hệ các nước trong cộng đồng sử dụng tiếng Pháp, các nước Đông Nam Á…từng bước mở rộng mối quan hệ với các quốc gia Bắc Mỹ, Mỹ La tinh…tất cả những nổ lực này là tiền đề tác động tích cực đến việc phát triển ngành du lịch Việt Nam trong tương lai cũng như du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập và phát triển khu vực và thế giới.

Môi trường kinh tế: Yếu tố kinh tế quyết định trực tiếp đến hoạt động của ngành du lịch. Vì vậy ở các nước có nền kinh tế phát triển người đi du lịch sẽ nhiều hơn và có nhiều chuyến du lịch trong một năm hơn.

Vấn đề mức thu nhập người dân: Đối với tỉnh An Giang thu nhập người dân ngày càng tăng lên đã tác động đến nhu cầu du lịch ngày càng cao hơn. Theo số liệu thống kê cho thấy rằng mức thu nhập của của người dân tăng


lên đáng kể, cụ thể như năm 1996 là 212 USD/người/năm thì đến năm 2000 là 304 USD người/năm và năm 2005 là 520 USD/người/năm. Mức thu nhập càng tăng, đây là cơ hội thuận lợi cho ngành du lịch của tỉnh An Giang phát triển trong thời gian tới. Đồng thời kinh tế phát triển kéo theo mức chi tiêu của khách du lịch cũng cao hơn, điển hình như như chi tiêu bình quân một khách nội địa tại An Giang là 110.000 đồng/ngày năm 2000 và nâng lên là 277.000 đồng năm 2005.

Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế của tỉnh An Giang duy trì phát triển và khả năng tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 là 8,6% cao hơn Nghị quyết của tỉnh đã đề ra là 8-8,5%. Từ mức độ tăng trưởng này đã kích thích sức mua cũng như nhu cầu du lịch của người dân càng cao hơn.

Tỷ giá hối đoái: Những năm gần đây, vấn đề tổ chức, sắp xếp lại của các ngân hàng đã tạo điều kiện hình thành tỷ giá hối đoái khách quan hơn, phù hợp với quốc tế. Sự gia tăng khá ổn định của giá trị đồng đô la Mỹ so với đồng Việt Nam đã tác động mạnh đến việc du khách quốc tế đến Việt Nam sẽ có lợi hơn.

Từ phân tích trên cho ta thấy rằng ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố kinh tế đến việc phát triển du lịch. Với xu thế phát triển kinh tế của tỉnh An Giang, cả nước và thế giới là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch của Việt Nam nói chung và của An Giang nói riêng ngày càng phát triển tốt hơn.

- Môi trường văn hóa-xã hội:

Xu hướng của khách du lịch hiện nay và tương lai rất nhạy cảm về vấn đề môi trường văn hóa-xã hội. Người du lịch luôn muốn khám phá những nét văn hóa độc đáo của từng dân tộc, cuộc đi tham quan, nghỉ mát của du khách luôn muốn tìm hiểu, khám phá các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống cũng như lễ hội đặc sắc riêng của từng dân tộc. Du lịch là hoạt động văn hóa mang tính tổng hợp, du lịch luôn thể hiện sự theo đuổi đối với loại văn hóa nào đó. Du lịch bao gồm sáu loại hoạt động chủ yếu là ăn, ở, đi lại, mua sắm, du ngoạn, vui chơi giải trí. Du ngoạn và vui chơi giải trí thuần tuý thuộc về hưởng thụ du lịch, có đặc trưng văn hóa rõ rệt, ngay cả việc ăn, ở, đi lại, mua sắm ngoài việc thỏa mãn nhu cầu cần thiết còn chứa đựng nét độc đáo về văn hóa. Du khách có thể bỏ phương tiện giao thông hiện đại, nhanh chóng để ngồi lên xe ngựa thời trung cổ hoặc thích sống trong những ngôi nhà nhỏ, giản dị của người dân tộc Chăm, Thái, Mông cổ… Từ đó, yếu tố văn hóa-xã hội có tác động tích cực đến hoạt động du lịch của tỉnh An Giang.


Tỉnh An Giang với môi trường văn hóa phong phú đa dạng là tiền đề cho du lịch An Giang phát triển. Trong những năm gần đây tỉnh An Giang đã nâng cấp các lễ hội truyền thống của tỉnh cấp. Tỉnh An Giang đã được Tổng cục Du lịch điều tra khảo sát Khu du Lịch Núi Sam và chấp thuận tổ chức nâng cấp thành một trong những điểm du lịch cấp quốc gia. Bên cạnh, hiện nay tỉnh An Giang đang phát triển du lịch khai thác các sản phẩm mang tính hoang sơ, mộc mạc của đồng quê, điển hình như hoạt động gánh hàng rong ở một số điểm phù hợp, ẩm thực mùa nước nổi, các tour du lịch mùa nước nổi, du lịch sông nước…

- Vấn đề thời gian nhàn rỗi:

Hiện nay, vấn đề thời gian lao động của người dân có tác động đến nhu cầu của người đi du lịch, điển hình như Chính phủ ban hành chính sách làm việc 40 giờ/tuần. Bên cạnh, hiện nay nông dân tỉnh An Giang cũng như cả nước đưa nhiều tiến bộ vào sản xuất làm rút ngắn thời vụ, nông dân có thời gian nhàn rỗi hơn sẽ tạo điều kiện người dân đi du lịch nhiều hơn hoặc lao động trong các thành phần kinh tế tư nhân ít bị ràng buộc về thời gian trong điều kiện kinh tế phát triển, thu nhập cao, điều kiện du lịch thuận lợi sẽ kích thích họ đi du lịch nhiều hơn.

- Khả năng đón tiếp và thái độ người dân địa phương:

Khả năng đón tiếp và phục vụ khách du lịch được xem là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất cho sự phát triển du lịch. Làm tốt khâu này thì quá trình đón tiếp khách và phục vụ khách du lịch mới gọi là đạt chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh, thái độ đón tiếp của người dân địa phương rất quyết định đến việc thu hút khách đến các điểm du lịch của tỉnh An Giang đông hơn và nhiều lần hơn. Người dân An Giang thân thiện, lịch sự, mộc mạc mang đậm nét độc đáo của người dân Nam bộ, mến khách. Theo số liệu điều tra người dân sinh

sống tại khu du lịch thì 87,5% cho rằng vui khi khách du lịch đến đây tham

quan, nghĩ dưỡng [Phụ lục 2]. Tuy nhiên cần phải nâng cao hơn nữa thái độ đón tiếp của người dân địa phương tỉnh An Giang nhất là sớm giải quyết vấn đề bán giá nâng quá cao, mua bán tranh giành, bám víu theo khách để xin ăn, móc túi…Theo số liệu điều tra từ du khách cho thấy còn tồn tại một số vấn đề xã hội khi du khách tham quan du lịch ở các điểm du lịch ở tỉnh An Giang như : ăn xin 27,6%, níu kéo mua hàng hóa 50,0%, móc túi 22,4% [ Phụ lục 3].


Để nâng cao kỹ năng giao tiếp với khách du lịch cần phải nâng cao trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh của hướng dẫn viên cũng như người dân địa phương. Bên cạnh, nâng cao dân trí người dân tốt hơn để có nếp sống văn minh trong giao tiếp thể hiện qua cách ứng xử, thái độ của người địa phương đối với du khách, với mục đích làm hài lòng khách du lịch đến An Giang. Dân cư địa phương có hiểu biết sẽ tác động cho hoạt động du lịch thêm giá trị, ngược lại chính các hành vi thiếu văn hóa của họ có thể là nhân tố cản trở phát triển du lịch của tỉnh An Giang.

- Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên của tỉnh An Giang bao gồm môi trường nước, môi trường không khí... Đây là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch và có vai trò quan trọng đến việc bảo vệ sức khỏe của con người hiện nay và thời gian sắp tới.

Qua khảo sát thực tế cho thấy rằng tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước, tiếng ồn ở những khu vực trung tâm và khu sản xuất công nghiệp ở tỉnh An Giang ở mức độ khá cao. Vì vậy, để đảm bảo việc phát triển ngành du lịch cần phải có những giải pháp tích cực, hữu hiệu để tạo môi trường tự nhiên được trong lành hơn.

Môi trường tự nhiên ở tỉnh An Giang cụ thể như sau:

Hiện trạng chất lượng không khí: Nồng độ các khí SO2, NO2 khu vực đô thị thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc từ năm 1995-2005 nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn môi trường (TCMT).

Nồng độ bụi trung bình năm 1995 thấp và nằm trong giới hạn TCMT

cho phép, nhưng từ năm 1996 đến nay nồng độ bụi tăng lên và vượt nhẹ TCMT. Nồng độ bụi cao nhất vào năm 1996, kế đến là năm 2002 và năm 2003 nồng độ bụi xấp xỉ năm 2002, vượt nhẹ TCMT. Năm 2005, tại khu vực Long Xuyên vào mùa khô có nồng độ bụi trung bình 0,603 mg/m3 , cao hơn TCMT 2,01 lần. Những điểm có nồng độ bụi cao nhất thuộc khu vực ngang nhà máy gạch ngói Long Xuyên, khu vực bến xe Long Xuyên, nồng độ bụi tại các khu vực này cao hơn TCMT 1,5 - 2,13 lần. Mùa mưa nồng độ bụi trung bình 0,433 mg/m3 có giảm so với mùa nắng, tuy nhiên vẫn cao hơn TCMT. Tại khu vực thị xã Châu Đốc ô nhiễm bụi xấp xỉ khu vực thành phố Long Xuyên, mùa khô và mùa mưa có nồng độ trung bình 0,603mg/m3, cao hơn TCMT 2.01 lần.


Về độ ồn khu đô thị Long Xuyên và Châu Đốc biến thiên từ 72 - 91dBA, cao hơn các năm qua, đây là khu vực xe cộ lưu thông thường xuyên. Bụi chì giảm dần theo các năm 1998 – 2005 và nằm trong giới hạn cho phép của TCMT. Tuy nhiên vấn đề xử lý chất thải rắn còn ở thấp (theo số liệu thống kê năm 2005 tỉ lệ chất thải rắn được xử lý chỉ đạt 26%) làm ảnh hưởng không thuận lợi đến môi trường du lịch của tỉnh An Giang.

Chất lượng không khí khu vực thành phố Long Xuyên và Thị xã Châu Đốc năm 2005 ô nhiễm bụi có giảm so với các năm từ 1997 – 2003. Nguyên nhân là do thời gian cuối năm 2000 đến đầu năm 2003, đường quốc lộ Long Xuyên – Vàm Cống được xây dựng nâng cấp, trong quá trình xây dựng phát sinh lượng bụi khá lớn. Lưu lượng xe cộ qua lại các tuyến ngày càng gia tăng, nhưng đường phố cũng như đường quốc lộ không được mở rộng, đặc biệt tuyến đường Long Xuyên – Thị xã Châu Đốc đến điểm khu du lịch Núi Sam. Việc sử dụng các nguyên liệu xăng, dầu của các phương tiện giao thông đã làm chất lượng không khí bị ô nhiễm ngày càng gia tăng.

Môi trường nước: Đối với khu vực đô thị vào mùa mưa chất lượng nước ô nhiễm hơn mùa khô về các chỉ tiêu Fetc, SS, BOD5, vào mùa khô chỉ tiêu NH3 khu vực đô thị cao hơn mùa mưa và ngược lại đối với khu vực nông thôn. Riêng mật số vi sinh tổng Coliforms vào mùa khô mức độ ô nhiễm cao hơn mùa mưa đối với cả khu vực đô thị và nông thôn. Qua kết quả quan trắc năm 2005 cho thấy chất lượng nước khu vực nông thôn có mức ô nhiễm cao hơn khu vực đô thị, các chất ô nhiễm chủ yếu gồm: SS, NH3, BOD5, mật số vi sinh tổng Coliforms cao hơn nhiều so vớ TCMT cho phép, đối với các chỉ tiêu khác như: pH, nhiệt độ, sắt tổng cộng mức độ ô nhiễm ở 2 khu vực trên tương đương nhau. Nguyên nhân do chất lượng nước bị ô nhiễm những chỉ tiêu trên làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước, làm gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước sử dụng cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản, nước cấp sinh hoạt, du lịch và cảnh quan.

So sánh kết quả quan trắc năm 2005 với kết quả quan trắc chất lượng nước 2002 cho thấy hàm lượng pH,NH3, BOD5, Fetc tương đương, hàm lượng SS, DO giảm; riêng mật số vi sinh vật Coliforms tăng cao. Nguyên nhân là do nước mưa chảy tràn, nước từ các ruộng lúa, kết hợp với nước từ hoạt động sinh hoạt của người dân, nước từ các nhà máy chế biến, cống thải chảy xuống nguồn nước mặt, trong quá trình đó mang theo các chất lơ lửng không được xử lý kết hợp với chất dinh dưỡng có trong môi trường nước mặt, sẽ làm cho hàm


Nồng độ (mgO2/l)

lượng chất hữu cơ tăng cao dẫn đến hàm lượng DO giảm, trong điều kiện hiếu khí chúng sẽ phân huỷ tạo ra NH3, NO2, NO3, một phần sẽ khuyếch tán vào không khí, một phần sẽ được vi sinh vật tiêu thụ. Với những nguồn thải nêu trên trong môi trường hiếu khí chất lượng nước sẽ ô nhiễm, qua kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước ô nhiễm vượt TCMT cho phép.


Mua kho Mua mua Trung binh TCMT

14

12

10

8

6

4

2

0

1998 1999 2000 2001 2002 2003

1998 1999 2000 2001 2002 2003

Khu vực thành thị

Khu vực nông thôn

Biều đồ 2.6: Diễn biến nồng độ BOD5 năm 1998-2003 tỉnh An Giang.

Nguồn Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh An Giang [89]

Từ những chứng minh trên, cho thấy rằng môi trường của tỉnh An Giang đã đến lúc cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường. Do vậy, để tạo sức hấp dẫn, sức hút khách du lịch thì cần phải quan tâm đến tính độc đáo, đặc thù, phong phú, đa dạng của sản phẩm du lịch nhưng đặc biệt phải quan tâm đến vấn đề môi trường. Việc quản lý du lịch phải nâng cao hoạt động phù hợp với xu hướng phát triển thì giải pháp làm thế nào thu hút các doanh nghiệp du lịch từng bước tiến hành thực hiện tiêu chuẩn ISO 14.000 là một trong những giải pháp quan trọng.

Môi trường các điểm du lịch:

Rác thải luôn là vấn nạn lớn tại hầu hết các khu du lịch. Sau nhiều đợt kiểm tra, khảo sát và đề xuất xử lý của các ngành chức năng, vấn đề này đang từng bước được giải quyết nhằm giữ gìn bộ mặt môi trường sạch sẽ, vệ sinh cho khách đến tham quan. Các khu du lịch đều có lực lượng thu gom rác.Việc xử lý rác chủ yếu là chôn lấp và đốt. Tuy nhiên, số giỏ rác ở một vài khu du lịch lớn ( núi Sam, núi Cấm) chưa đầy đủ cho mùa cao điểm và thời điểm thu gom rác trong ngày là chưa hợp lý nên vẫn còn rác thải bừa bãi nhiều nơi. Ngoài ra, rác thải ở môi trường xung quanh nằm ngoài sự quản lý của chủ đầu

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí