Vị trí địa lí ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thành tố DL cũng như quy định khả năng, mức độ liên kết trong PTDL. Cụ thể, vị trí địa lí góp phần quy định các đặc điểm tự nhiên, văn hóa của đối tượng DL. Vị trí địa lí tác động đến thái độ, tâm lí và lựa chọn của du khách đối với hình ảnh của điểm
đến – yếu tố
quan trọng để
quyết định việc khách DL có đến tham quan hay
không (John L. Crompton, 1979). Vị trí địa lí của điểm DL cũng góp phần ảnh
hưởng đến sự
hình thành và phát triển của thị
trường DL (Mirela Mazilu &
Sabina Mitroi, 2014). Mặt khác, vị trí địa lí quy định khả năng và mức độ liên kết DL của các địa phương trong việc kết hợp chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm đặc trưng của vùng (Nguyễn Duy Phương, 2016).
+ Tài nguyên du lịch
TNDL đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với PTDL. TNDL có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự hình thành SPDL, loại hình DL và TCLTDL (Nguyễn
Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và cộng sự, 2017).
TNDL là yếu tố cơ bản để tạo nên SPDL. SPDL được tạo nên bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải kể đến TNDL. Chính sự đa dạng và phong phú của TNDL đã tạo nên sự hấp dẫn của SPDL. Số lượng, chất lượng, sự phân bố của TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động DL. TNDL là cơ sở quan trọng để phát triển loại hình DL. Trong quá trình PTDL, để không ngừng đáp ứng các yêu cầu và thỏa mãn mục đích của du khách, các loại hình DL mới không ngừng xuất hiện và phát triển trên cơ sở TNDL. Chính sự xuất hiện của các loại hình DL làm cho các yếu tố tự nhiên, văn hóa trở thành TNDL.
TNDL là một bộ
phận cấu thành quan trọng của TCLTDL. TNDL
ảnh
hưởng trực tiếp đến yếu tố tạo vùng cũng như cơ cấu và chuyên môn hóa của vùng DL (Nguyễn Minh Tuệ, 2010), đến khả năng liên kết với các địa phương lân cận. TNDL tạo sức hút cho điểm đến, góp phần định hướng phát triển cho không gian DL.
TNDL được phân chia thành TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa. TNDL tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích DL (Luật DL, 2017). TNDL văn hóa bao gồm di tích LS – VH, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng cho mục đích DL (Luật DL, 2017).
+ Các nhân tố kinh tế xã hội và chính trị
Dân cư và nguồn lao động
Sự tác động của dân cư đến hoạt động DL thể hiện ở nhu cầu nghỉ ngơi của một bộ phận cũng như khả năng tiêu thụ các SPDL. Các yếu tố liên quan đến dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu cũng như yêu cầu về loại hình của khách DL như tuổi (Diane Sedgley, Annette Pritchard, NigelMorgan, 2011), thái độ dân cư địa phương (Izidora Marković, Zoran Klarić, 2015), trình độ văn
hóa (Robert W McIntosh, 1995, dẫn từ Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa,
2006). Bên cạnh đó, quy mô và cơ cấu dân số cũng tác động đến quy mô nhân lực DL. Do đó, việc nắm vững đặc điểm dân số, thành phần dân tộc, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của ngành DL (Nguyễn Minh Tuệ, 2010, trang 77) cũng như việc đề xuất các chính sách PTDL trên cơ sở sự thay đổi của yếu tố dân cư (Bente Grimm, Martin Lohmann và cộng sự, 2009).
Sự phát triển kinh tế xã hội
Là một bộ phận cấu thành hệ thống KT XH, sự PTDL chịu sự tác động của các thành tố trong hệ thống. Biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện về nhu cầu DL (tourism demand) thông qua sự tăng trưởng của thu nhập bình quân (Revenue), sự thay đổi của giá cả (Price), chất lượng cuộc sống (Life Quality), … Bên cạnh đó, các ngành kinh tế bổ trợ như GTVT, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại… cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành DL.
Động cơ DL còn xuất phát từ việc nâng cao trình độ văn hóa, khám phá thế giới. Sự PTDL chịu tác động của hệ thống giáo dục, đào tạo, mạng lưới y tế, chế độ phúc lợi xã hội…
Thời gian rảnh rỗi và nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Sự phát triển của các hoạt động DL gắn liền với sự mở rộng quỹ thời gian rỗi (Leisure time). Bên cạnh thu nhập, thời gian rỗi là tiền đề cần thiết để khuyến khích những hoạt động liên quan đến DL nhằm tái tạo lại thể trạng, tinh thần và phát triển hiểu biết về văn hóa. Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với chính phủ, người lao động, và nền kinh tế trong việc nâng cao tính cạnh tranh, sản lượng…, từ đó dẫn đến sự giảm sút về điều kiện cải thiện công việc (rút ngắn ngày và tuần làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi được trả công) (UNWTO, 2014). Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia
tăng của nhu cầu nghỉ ngơi (GabrielaLiliana CIOBAN, Gabriela Corina
SLUSARIUC, 2014). Có 3 loại nhu cầu: nhu cầu cá nhân; nhu cầu nhóm người; và nhu cầu xã hội.
Mức sống (Standard of living)
Mức sống có liên quan mật thiết đến nhu cầu nghỉ ngơi và DL. Sự gia tăng của các yếu tố liên quan đến mức sống như thu nhập bình quân, mạng lưới giáo dục, y tế, trình độ văn hóa kéo theo sự gia tăng của hoạt động nghỉ dưỡng, tham quan và khám phá (các yếu tố cấu thành hoạt động DL). Xu hướng về sự bùng nổ về nhu cầu đi DL trên thế giới hiện nay gắn liền với sự tăng nhanh của thu nhập bình quân đầu người, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển (UNWTO, 2017).
Mức sống được hình thành từ thu nhập thực tế, điều kiện sinh hoạt được nâng cao, khẩu phần ăn uống đầy đủ, mạng lưới chăm sóc y tế, văn hóa, giáo dục đảm bảo. Trong đó, yếu tố quan trọng đánh giá mức sống mỗi cá nhân là thu nhập thực tế bình quân. Khi KT XH phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, mức sống của con người nâng cao, hoạt động DL được hình thành và có cơ hội trở thành hiện thực.
Điều kiện AN CT và an toàn xã hội
Hòa bình,
ổn định chính trị, an toàn xã hội là yếu tố
quan trọng trong
PTDL, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Điều kiện hòa bình, ổn định chính trị, an
toàn xã hội có thể
thúc đẩy sự
phát triển về
sản phẩm, loại hình DL (MA
Clement & A Georgious, 1998), song cũng cản trở đến sự tăng trưởng của ngành
ở những vùng lãnh thổ
có môi trường chính trị
bất
ổn (Samer Hatem Raddad,
2016). Ở chiều ngược lại, PTDL được xem là công cụ góp phần củng cố hòa bình, tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới (UNWTO, 2015).
+ Chiến lược và chính sách phát triển du lịch
Chiến lược và chính sách PTDL là yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong phát triển, liên kết DL và đảm bảo tính bền vững DL (UNEP, 2009). Chiến lược và chính sách DL có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm PTDL dựa trên tính phù
hợp với yêu cầu thực tiễn. Dựa vào quy mô và phạm vi lãnh thổ, có thể chia
chiến lược và chính sách PTDL gồm: chiến lược và chính sách phát triển chung
của cả nước; chiến lược và chính sách PTDL của địa phương; chiến lược và
chính sách PTDL của từng điểm DL.
+ Cơ sở hạ tầng
CSHT đóng vai trò quan trọng đến PTDL, trong đó các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp gồm: hệ thống GTVT, TTLL, hệ thống cung cấp điện, nước.
GTVT là yếu tố có sự tác động gắn kết với DL, liên quan đến các thành tố cấu tạo của DL như giá cả, khoảng cách (Jameel Khadaroo, Boopen Seetanah, 2009), góp phần tạo nên mối liên kết DL (Bruce Prideaux, 2000). Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, DL mới trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến.
TTLL là một bộ phận quan trọng của CSHT phục vụ DL. Đó là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho du khách trong suốt cuộc hành trình. Trong hoạt động DL, TTLL đảm nhiệm việc vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu trong nước và quốc tế.
Trong CSHT còn phải đề cập đến hệ thống cung cấp điện, nước – những yếu tố không thể thiếu nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách DL.
+ Bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế
Hội nhập và hợp tác quốc tế là một xu thế tất yếu, khách quan và tác động
mạnh mẽ đến mọi phương diện của đời sống KT – XH trong đó có DL. Hội
nhập quốc tế diễn ra trên nhiều phương diện, lĩnh vực, dưới nhiều cấp độ, thúc đẩy sự giao lưu hợp tác giữa các quốc gia, vùng miền. Sự hội nhập quốc tế đem đến những cơ hội to lớn về thu hút đầu tư DL, học hỏi kinh nghiệm phát triển về DL cho các quốc gia, song mặt khác, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với ngành DL, đòi hỏi cần phải có sự thay đổi để thích ứng, tồn tại và phát triển.
1.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch
+ Theo ngành
Để đánh giá thực trạng PTDL tỉnh An Giang theo ngành, luận án sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: chỉ tiêu liên quan đến việc khai thác phát triển khách DL, chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động DL.
Khách du lịch
Khách DL được tính bằng số lượng khách (lượt khách) bao gồm khách DL quốc tế, khách DL nội địa. Đây là các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động DL, chi phối và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác.
Tổng doanh thu du lịch
Được xác định bởi các chỉ
tiêu: tổng doanh thu qua các năm và cơ
cấu
nguồn thu. Dựa vào số liệu doanh thu qua các năm, có thể xác định được mức tăng trưởng của ngành DL. Doanh thu từ các cơ sở lưu trú, hoạt động đi lại của khách, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ DL bổ trợ, trong đó chủ yếu là doanh thu từ các cơ sở lưu trú.
Lao động trong ngành du lịch
Đây là chỉ tiêu đánh giá số lượng lao động tham gia vào hoạt động DL, được thống kê bởi 2 tiêu chí: số lượng và chất lượng lao động. Tổng số lao động được tính bằng số lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Lao động trực tiếp được thống kê bằng tổng số lao động làm việc trong các cơ quan quản lí về DL; lao động trực tiếp đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực
cho DL; những người làm việc trực tiếp trong ngành DL như các công ty lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh DL. Lao động gián tiếp trong ngành DL là tổng những người làm công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến DL.
Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Việc đánh giá CSVCKT DL phải căn cứ vào các yếu tố chủ yếu: đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi DL; thuận tiện cho việc đi lại của du khách; đạt hiệu quả kinh tế tối ưu.
Hệ thống CSVCKT DL bao gồm: Cơ sở lưu trú; cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống, dịch vụ thương mại; cơ sở vui chơi giải trí; cơ sở thể thao, cơ sở chữa bệnh; cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ trợ khác. Trong đó, quan trọng nhất là hệ thống lưu trú.
Việc đánh giá chỉ tiêu chủ yếu dựa vào thống kê số lượng cơ sở lưu trú và số phòng; số khách sạn được xếp sao (từ 1 – 5 sao).
+ Theo điểm du lịch (vận dụng cho tỉnh An Giang)
a. Xác định tiêu chí đánh giá điểm du lịch
Để xác định tiêu chí, luận án đã thực hiện khảo sát ý kiến của 8 chuyên gia là các nhà quản lí, điều hành cơ quan quản lí nhà nước về DL, các công ty DL lữ hành ở An Giang (phụ lục 1.2). Trong 8 tiêu chí được đưa ra (phụ lục 1.1), ý kiến chuyên gia có sự đồng thuận cao (từ 87,5% 100% phụ lục 1.3.1). Như vậy, cả 8 tiêu chí này được vận dụng để thực hiện đánh giá điểm DL.
Nội dung các tiêu chí đánh giá điểm DL được xây dựng trong luận án dựa
trên việc tổng hợp, kế
thừa các kết quả
nghiên cứu liên quan đến điểm DL
(Nguyễn Thế
Chinh, 1995; Hồ
Công Dũng, 1996; Trương Phước Minh, 2003;
Đào Ngọc Cảnh, 2003; Nguyễn Lan Anh, 2014; Nguyễn Phương Nga, 2015; Nguyễn Hà Quỳnh Giao, 2015, Nguyễn Văn Anh, 2018; Nguyễn Thị Hồng Hải), đồng thời căn cứ vào thực tiễn khai thác điểm DL ở An Giang. Cụ thể:
Tiêu chí 1. Độ hấp dẫn
Độ hấp dẫn được xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá và phân hạng điểm DL. Do có sự khác biệt về tính chất giữa các nhóm TNDL tự
nhiên và TNDL văn hóa nên độ hấp dẫn cũng cần được xem xét dưới các chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Trong luận án, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu trên và dựa vào thực tiễn địa bàn tỉnh An Giang, độ hấp dẫn của TNDL được phân chia theo các cấp độ với các tiêu chí cụ thể sau:
Bảng 1.1. Tiêu chí về độ hấp dẫn
Mức độ | Đối với TNDL tự nhiên | Đối với TNDL văn hóa | |
1 | Rất hấp dẫn | Phong cảnh, địa hình đẹp, đặc sắc với đa dạng thành phần tự nhiên hoặc có ít nhất 1 thành phần tự nhiên được công nhận ở cấp quốc gia (VQG, Khu dự trữ sinh quyển Quốc gia,,..). | Công trình văn hóa, nghệ thuật, di tích lịch sử, công trình đương đại, làng nghề, lễ hội có tính đặc sắc, độc đáo hoặc có 1 di tích được công nhận ở cấp quốc gia; có thể khai thác > 5 loại hình DL. |
2 | Hấp dẫn | Phong cảnh, địa hình khá đẹp, khá đặc sắc với đa dạng thành phần tự nhiên. | Công trình văn hóa, di tích lịch sử, nghệ thuật, công trình đương đại, làng nghề, lễ hội khá đặc sắc, độc đáo hoặc có 1 công trình được công nhận ở cấp tỉnh; có thể khai thác 3 – 4 loại hình DL. |
3 | Trung bình | Phong cảnh khá đơn điệu với 2 3 thành phần tự nhiên. | Công trình văn hóa, di tích lịch sử, nghệ thuật, công trình đương đại, làng nghề, lễ hội có quy mô khá nhỏ, chưa được công nhận ở các cấp; có thể khai thác 2 – 3 loại hình DL. |
4 | Ít hấp dẫn | Phong cảnh, địa hình đơn điệu với 1 – 2 thành phần tự nhiên. | Công trình văn hóa, di tích lịch sử, nghệ thuật, công trình đương đại, làng nghề, lễ hội có quy mô nhỏ, chưa được công nhận ở các cấp; có thể khai thác 1 – 2 loại hình DL. |
5 | Kém hấp dẫn | Phong cảnh rất đơn điệu với 1 thành phần tự nhiên. | Điểm DL là công trình văn hóa, di tích lịch sử, nghệ thuật, công trình đương đại, làng nghề, lễ hội quy mô rất nhỏ; có thể khai thác duy nhất 1 loại hình DL |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Thu Thập, Tổng Hợp, Phân Tích Tài Liệu Thứ Cấp
- Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 4
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Và Phát Triển Du Lịch Trong Liên Kết Vùng
- Hệ Thống Tiêu Chí Đánh Giá Điểm Dl Tỉnh An Giang
- Vai Trò Của Phát Triển Du Lịch Trong Liên Kết Vùng
- Khái Quát Tình Hình Phát Triển Du Lịch Trong Liên Kết Vùng Ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả luận án) Tiêu chí 2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
CSHT và CSVCKT là tiêu chí có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá điểm DL. CSHT và CSVCKT tạo điều kiện để chuyển TNDL thành các sản phẩm và giúp duy trì hoạt động liên tục (Đặng Duy Lợi, 1999). Dựa vào các nghiên cứu về điểm DL và thực tiễn ở An Giang, CSHT và CSVCKT được phân theo 5 cấp sau:
Bảng 1.2. Tiêu chí về CSHT, CSVCKT
Mức độ | CSHT | CSVCKT | |||||
Giao thông nội bộ | Mức độ hư hại của tuyến giao thông tiếp cận | Tuyến giao thông kết nối | Tiêu chuẩn khách sạn, nhà nghỉ | Số lượng khách đáp ứng | Tiêu chuẩn TTLL | ||
1 | Rất tốt | 90 – 100% đường nhựa | Không | QL | 3 sao trở lên | > 500 người/ngà y | Quốc tế |
2 | Tốt | 70 – 90% đường nhựa | Không | QL | 2 sao | 301 – 500 người/ngà y | Quốc gia |
3 | Trung bình | 50 – 70 % đường nhựa | Một số đoạn nhưng không ảnh hưởng lớn | Tỉnh lộ | 1 sao | 101 – 300 người/ngà y | Địa phươn g |
4 | Yếu | < 50% đường nhựa | Hư hỏng đáng kể | Địa phươn g | Chỉ có nhà nghỉ | 50 – 100 người/ngà y | Địa phươn g |
5 | Kém | Không có đường nhựa hoặc có nhưng đang xây dựng | Hư hỏng nặng, khó tiếp cận điểm | Địa phươn g | Nhà trọ | <50 người/ngà y | Địa phươn g |
(Nguồn: Tác giả luận án)
Tiêu chí 3. Khả năng quản lí
Yếu tố quản lí có vai trò quan trọng đến phát triển điểm DL thông qua khả
năng điều hành, liên kết, hỗ
trợ. Tiêu chí về
khả
năng quản lí được đánh giá
thông qua Ban quản lí với các bộ phận phụ trách riêng biệt, và mức độ quản lí ở các điểm DL. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đó và thực tiễn ở An Giang, tiêu chí khả năng quản lí cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Tiêu chí về khả năng quản lí
Mức độ | Ban quản lí | Phương án quản lí và mức độ thực thi | |
1 | Rất tốt | Có ban quản lí có chức năng hoạt động DL độc lập; có đầy đủ các bộ phận | Có đầy đủ các phương án quản lí về các lĩnh |
chuyên trách như: điều hành, hướng | vực DL và được áp dụng | ||
dẫn viên, lưu trú, ăn uống, hàng lưu | có hệ thống và thường | ||
niệm; an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên, | xuyên. | ||
vệ sinh môi trường. | |||
2 | Tốt | Có ban quản lí, bộ phận quản lí về DL | Có phần lớn các phương |