Giải Pháp Tăng Cường Hội Nhập Và Hợp Tác Quốc Tế Trong Phát Triển Du Lịch Tỉnh An Giang:


lưu niệm Tôn Đức Thắng .

- Tức Dụp-Cửa khẩu Tịnh Biên- Núi Sam – TP Long Xuyên.


Bên cạnh, tỉnh An Giang cần đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức các tuyến du lịch qua các trung tâm lớn trong nước và các nước như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, Huế, Nha Trang, Phú Quốc…đi bằng phương tiện máy bay, xe ô tô, tàu cao tốc, ca nô…hình thành tổ chức trọn gói hoặc khách tự chọn.


* Các tuyến đường sông:

- Long Xuyên-Thoại Sơn- Rạch Giá ( Hà Tiên)

- Thị xã Châu Đốc – TP Long Xuyên- TP Hồ Chí Minh

- An Giang – Campuchia ( và ngược lại)

- Long Xuyên – TX Châu Đốc- Hà Tiên - TP Hồ Chí Minh-Cần Giờ


3.2.1.5. Giải pháp tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch tỉnh An Giang:


Mục tiêu: Nhằm khai thác các mối quan hệ kinh tế quốc tế để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng năng lực về hoạt động du lịch của tỉnh.


Nội dung thực hiện:


Để tạo ra sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng thu hút khách du lịch thì việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực lữ hành quốc tế là rất cần thiết. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập vào khối ASEAN và đã thực hiện một số dự án phát triển du lịch thông qua việc hợp tác trong lĩnh vực lữ hành quốc tế như: dự án phát triển khu du lịch tam giác xanh biên giới gồm các nước Campuchia, Việt Nam và Lào hoặc dự án đang xúc tiến hình thành là dự án tham quan, khám phá các di tích lịch sử của 03 nước Lào, Campuchia và Việt Nam. Ngành du


lịch tỉnh An Giang cần phải có sự hợp tác để nâng cao năng lực của ngành gồm các lĩnh vực như: nguồn vốn, công nghệ khai thác, quản lý tiếp thị, cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác kết nối các tour tuyến du lịch...với mục tiêu nhằm tạo sự đa dạng, hấp dẫn du khách.

Do dó, trước mắt ngành du lịch tỉnh An Giang nhanh chóng mở rộng giao lưu, hợp tác với những công ty du lịch lữ hành trong và ngoài nước để thu hút du khách, nhất là trong khối ASEAN. Tiến hành tổ chức hợp tác giữa ngành du lịch tỉnh An Giang với ngành du lịch Campuchia và Thái Lan đây là một trong những nội dung nằm trong khuôn khổ của chương trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế-Thương mại thế giới và chiến lược thị trường của tỉnh An Giang đến năm 2020.

Bên cạnh, thiết lập kế hoạch các chương trình hợp tác du lịch, không ngừng ký các hiệp định song phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển. Củng cố và mở rộng các mội quan hệ hợp tác đã có, đồng thời hình thành các tiểu khu kinh tế và du lịch với các nước láng giềng như đối với Campuchia như hiện nay và sẽ lấn sang Lào và Thái Lan…Song song tăng cường gia nhập vào các tổ chức du lịch quốc tế, các Hiệp hội du lịch thế giới. Tăng cường việc cập nhật thông tin, điều tra, xử lý thông tin du lịch

thế giới và các hình thức khác để nắm bắt kịp thời nhu cầu hợp tác quốc tế

trong hoạt động du lịch. Không ngừng giới thiệu, cung cấp thông tin về du lịch An Giang cho các tổ chức du lịch trên thế giới.


Liên kết ngoài tỉnh:


- An Giang-Pnom Pênh – Siem Reap

- An Giang-Campuchia-Thái Lan

- TP Hồ Chí Minh-An Giang-Kiên Giang- Campuchia

- TP Hồ Chí Minh- Cần Thơ-Long Xuyên - Châu Đốc- Pnom Pênh-Siem Reap.

- Cần Thơ - An Giang- Rạch Giá-Hà Tiên (đường biển)-Campuchia

- Cần Thơ - An Giang – Phú Quốc ( tỉnh Kiên Giang)-Thái Lan


3.2.1.6. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển du lịch:


Mục tiêu: Nhằm đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp, tôn tạo và bảo vệ có trọng

điểm để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách ngày càng tốt hơn.


Nội dung thực hiện:

Định hướng đầu tư phát triển các loại hình du lịch theo hướng khai thác các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên nhất là rừng tràm khu vực Bảy Núi tỉnh An Giang cần phải gắn kết và phối hợp với các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, đây là thế mạnh đặc thù của địa phương. Việc đầu tư nâng cấp, tôn tạo và bảo vệ các tài nguyên du lịch nhân văn nhằm tạo cơ sở để hoạt động du lịch phát triển bền vững.


Địa bàn có tiềm năng du lịch:

+ Công viên Văn hóa Mỹ Thới, phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên;

+Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú;

+ Khu du lịch núi Két, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên;

+ Khu rừng tràm Trà Sư, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên;

+ Khu du lịch núi Cô Tô - huyện Tịnh Biên;

+ Khu du lịch núi Giài - huyện Tri Tôn;

+ Khu rừng tràm Bình Minh, xã Tμ Đảnh, huyện Tri Tôn;

+ Chùa Bà Lê, xã Hội An, huyện Chợ Mới;

+ Điểm du lịch cột Dây Thép, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới;

+ Chùa Giồng Thành, xã Long Sơn, huyện Phú Tân;

+ Thánh đường Chăm, xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân;

+ Khu di tÝch Nói Nổi, xã Tân An, huyện Tân Châu;

+ Khu du lịch Búng Bình Thiên, huyện An Phú.


Địa bàn du lịch trọng điểm:


+ Khu du lịch núi Sam, xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc;

+ Khu du lịch núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên;

+ Khu du lịch đồi Tức Dụp, xã An Tức, huyện Tri Tôn;

+ Khu du lịch Núi Sập, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn;

+ Khu di chỉ Óc - Eo - Ba Thê, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn;

+ Làng du lịch xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên và du lịch cộng đồng Phum Soài huyện Tân Châu.


* Các nội dung đầu tư cụm du lịch:


Khu du lịch‌

Các hạng mục công trình cần đầu tư


1/. Núi Sam

- Xây dựng khu trung tâm các di tích.

- Xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ.

- Khu vui chơi giải trí

- Khu khách sạn, nhà hàng

- Khu thể dục thể thao

- Du lịch sông rạch

- Nâng cấp các khách sạn thuộc các thành

phần kinh tế

- Phát triển các mặt hàng lưu niệm, mỹ nghệ

của địa phương

2/. Núi Cấm

- Nâng cấp Lâm Viên Núi Cấm

- Động Thủy Liêm

- Điện Bọ Hong

- Đường lên Núi Cấm ( hiện đang thi công)

- Suối Thanh Long

- Đồi Thiên Tuế

- Chùa Phật Lớn

- Cải tạo Hồ Ô Tuk sa

- Xây dựng cáp treo lên núi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 19




- Thể thao leo núi


- Các thắng cảnh trên núi

- Khu Du lịch Núi Két

- Đình chùa Thới Sơn

- Chùa Phước Điền


3/. Rừng tràm Trà Sư

- Du lịch sinh thái du thuyền, câu cá...

- Phát triển hàng lưu niệm bằng những sản

phẩm trong thời kỳ kháng chiến.


4/. Khu lưu niệm Bác Tôn

- Du lịch vườn Mỹ Hòa Hưng

- Hồ Nguyễn Du

- Mở rộng, nâng cấp công viên Mỹ Thới

- Phát triển du lịch sông rạch

- Xây dựng hệ thống khách sạn

- Cải tạo hệ thống khách sạn thuộc các thành

phần kinh tế.

- Phát triển hàng lưu niệm


- Các công trình đầu tư trọng điểm giai đoạn 2005-2010:

Để đảm bảo mục tiêu đã đề ra đến năm 2020, tiến độ đầu tư các công trình trọng điểm về phát triển du lịch bao gồm các công trình: Khu du lịch Núi Sam, Khu du lịch Núi Cấm, Khu du lịch Núi Sập, Khu di chỉ Óc Eo, Khu du lịch Tức Dụp, Làng du lịch Mỹ Hòa Hưng.


- Về các dự án ưu tiên thu hút vốn các thành phần kinh tế kể cả vốn trực tiếp nước ngoài FDI :

+ Dự án đầu tư Khu du lịch Búng Bình Thiên, Dự án đầu tư Khu du lịch Núi Cấm, với diện tích khoảng 900 ha với các hạng mục chính: nhà hàng - khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu công viên - vườn thú - vui chơi giải trí, khu di tích văn hóa văn tộc, cáp treo trên núi.


+ Dự án xây dựng khu công viên văn hóa Mỹ Khánh 120 ha, mục tiêu là xây dựng mới khu vui chơi giải trí đa chức năng, gồm: các sinh hoạt và trò


chơi hiện đại, hồ trung

tâm, làng hoa và công viên rừng nhiệt đới

văn hóa khoa học, trung

tâm mua sắm.


+ Dự án đầu tư k


hách sạn nhà hàng, khu vui vhơi giải trí v

lịch tại khu kinh tế cửa k

hẩu: Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Khánh Bìn


+ Dự án đầu tư


khu du lịch Núi Sam, Dự án đầu tư khu

Sập, Dự án đầu tư làng d

u lịch Mỹ Hòa Hưng.


- Các dự án kê


u gọi vốn hỗ trợ phát triển chính thức OD

Bao gồm một s

ố dự án có nhu cầu bảo tồn thiên nhiên k

triển du lịch sinh thái, cụ

thể các dự án sau:

, công viên


à dịch vụ du h.


du lịch Núi


A:

ết hợp phát


+ Dự án trồng và bảo vệ rừng đồi núi kết hợp với du lịch sinh thái

1.200ha tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (khoảng 1,5 triệu USD).


+ Dự án báo tồn thiên nhiên - đa dạng sinh học khu vực rừng Trà Sư huyện Tịnh Biên. Mục tiêu bảo tồn 1.000 ha hệ sinh thái rừng tràm trên đất phèn ngập (thực động vật rừng, đất, nước), đặc thù của vùng đầu nguồn sông Mê Kông.


3.2.2. Nhóm giải pháp cải thiện các yếu tố bên trong :

3.2.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh:

Mục tiêu:

Nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch có hàm lượng khoa học công nghệ cao, mang tính đặc thù, độc đáo để tăng năng lực cạnh tranh.


Nội dung thực hiện:


- Tổ chức phát triển các loại hình kinh doanh du lịch:

Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch trên địa bàn bào gồm tài nguyên du lịch nhân văn và tài nhiên du lịch tự nhiên, những loại hình du lịch chủ yếu của tỉnh có thể tổ chức:


+ Du lịch văn hóa (lễ hội, di tích lịch sử...)

+ Du lịch sinh thái (sông nước, vườn, rừng...)

+ Du lịch vui chơi giải trí

+ Du lịch nghỉ dưỡng


Để phát triển các loại hình du lịch trên, quy hoạch phát triển cần giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

+ Tiếp tục đầu tư bảo vệ, tôn tạo và nâng cấp các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, nhất là các di tích ở các khu, điểm du lịch nổi tiếng như: cụm di tích lịch sử Lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu Bà, chùa Tây An... ở Núi Sam, khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng cụm di tích thuộc huyện Tri Tôn, huyện Phú Tân... để phát triển du lịch hơn nữa loại hình văn hóa, đây là điểm mạnh nhất của du lịch An Giang.

+ Đầu tư mở rộng hệ sinh thái rừng tràm, rừng tự nhiên ở 2 huyện miền núi (Tri Tôn, Tịnh Biên); biến những điểm này thành những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

+ Hướng các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển các loại hình kinh doanh mới như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, đầu tư phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí ở các khu, điểm du lịch trọng điểm hoặc ở trung tâm thành phố, thị xã đông dân cư đang có nhu cầu lớn về loại hình này.

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch:


Du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch của tỉnh An Giang nói riêng được phát triển trên cơ sở khai thác những tài nguyên du lịch sẳn có để xây dựng thành các điểm tham quan du lịch, nghĩ ngơi. Tuy nhiên, cho đến nay đã có dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch quý giá khai thác thiếu sự đầu tư


bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính làm cho sản phẩm du lịch ngày càng trở nên đơn điệu, cùng với sự xuống cấp của nhiều điểm du lịch.


Đối với các sản phẩm du lịch được tạo ra bởi tài nguyên du lịch nhân văn như: âm nhạc dân tộc, ca múa dân gian, lễ hội, các hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống...trong nhiều năm qua chưa được đầu tư quy hoạch phát triển phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đa dạng hóa mẫu mã nhưng sản phẩm chưa phong phú, chất lượng còn thấp, giá cả không thống nhất. Các hình thức vui chơi giải trí còn ít, thường hay bị trùng lặp không tạo được sự hấp dẫn cao. Nhìn chung tiện nghi trong hệ thống khách sạn chưa đạt tiêu chuẩn, giá cả chưa hợp lý, chất lượng dịch vụ càng thấp.


Tất cả những đặc điểm phân tích ở trên đã làm cho sản phẩn du lịch của An Giang còn đơn điệu, kém hấp dẫn, làm hạn chế sự phát triển du lịch trên địa bàn.


Để khắc phục những hạn chế trên, cần có những giải pháp nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng các sản phẩm đã có. Một số hướng cơ bản để giải quyết gồm:


+ Tiến hành điều tra, đánh giá một cách chính xác về hiện trạng ( số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính của tỉnh An Giang và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng một kế hoạch có tính khả thi cao để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm du lịch của các địa phương khác, các nước trong khu vực.


+ Tiến hành nhanh chóng việc đánh giá, phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Có những quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng. Trên cơ sở những

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí