Liên Kết Giữa Một Số Đơn Vị Kinh Doanh Lữ Hành, Khách Sạn Nhà‌


Nhìn chung, đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ, lữ hành, lưu trú có cùng

hệ thống, có chi nhánh trên cả nước và vùng (Saigontourist, Viettravel,

Victoria…), mức độ tương tác giữa các chi nhánh mang tính hệ thống. Bên cạnh đó, một số đơn vị cung ứng dịch vụ, lữ hành còn liên kết với nhau qua một số hoạt động như trao đổi, chia sẻ thông tin quản lí,… Tuy nhiên, mối liên kết giữa công ty lữ hành còn rất lỏng lẻo, mang tính chất tự phát, còn tồn tại tình trạng không bắt tay hợp tác, thậm chí không công nhận năng lực của nhau,…

Bảng 3.16. Liên kết giữa một số đơn vị kinh doanh lữ hành, khách sạn nhà‌


hàng ở An Giang với VPC


VPC

An Giang

Công ty lữ hành

Khách sạn

Nhà hàng

Dịch

vụ bổ trợ

Cần Thơ

Công ty lữ hành

Saigon tourist

1.Saigontourist chi nhánh An Giang

2. Công ty CP PTDL An Giang 3.Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành An Giang

4. Công ty CP DL An Giang

1.Hòa Bình 2.Victoria Châu Đốc

Hòa Bình, Hai Lúa sinh thái

Xe Mai Linh, Xe Red Stars

Công ty DL Cần Thơ

1.Viettravel chi nhánh Long Xuyên

2. Công ty CP PTDL An Giang

1.Hòa Bình 2.Victoria

Châu Đốc

Hai Lúa sinh thái


Viettravel Cần

Thơ

Viettravel Long Xuyên

Hòa Bình


Mai

Linh

Khác h sạn

Sài Gòn Cần

Thơ Hotel

Công ty cổ phần PTDL An

Giang

Hòa Bình



Vinpearl Hotel

Cần Thơ

Công ty TNHH MTV dịch vụ

lữ hành An Giang




Victoria Cần

Thơ


Victoria

Châu Đốc


Mai

Linh

Kiên Gian g

Công ty lữ hành

Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ

Kiên Giang

Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành An Giang




Saigontourist Rạch Giá, Phú

Quốc

Saigontourist Long Xuyên

Hòa Bình Victoria

Châu Đốc



Công ty CP DL

Kiên Giang

Công ty cổ phần PTDL An

Giang

Hòa Bình



Chi nhánh Vietravel Phú

Quốc

Viettravel Long Xuyên

Hòa Bình, Victoria



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 18



Khác h sạn

Sài Gòn –

Rạch Giá Hotel





Hải Yến





Palace Hotel





Đồng Tháp

Công ty lữ hành

Công ty Cổ phâǹ Du lic̣ h

Đồng Tháp

Công ty cổ phần PTDL An Giang




Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Dầu khí

Đồng Tháp

Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành An Giang




Khác h sạn

Hòa Bình Cao Lãnh Sông Trà


Hòa Bình Long Xuyên



(Nguồn: Khảo sát các công ty lữ hành, lưu trú An Giang, 2017)

+ Sản phẩm liên kết:

(1) Hình thành các tuyến DL liên vùng trên cơ sở tuyến giao thông đường bộ. Hiện nay, hai tuyến DL liên vùng kết nối với An Giang và VPC có giá trị nổi bật là:

Tuyến DL Cần Thơ – Châu Đốc – Hà Tiên – Phú Quốc qua QL 91: Kết nối các trung tâm DL của vùng và là một trong những tuyến DL quan trọng của vùng ĐBSCL và cả nước. Tuyến DL này kết nối gần như các điểm DL nổi bật của các địa phương như chợ nổi Cái Răng, bến Ninh

Kiều, KDL Phù Sa, nhà cổ Bình Thủy, chùa Ông, vườn cò Bằng

Lăng(Cần Thơ); An Giang (điểm DL trong quần thể KDL Núi Sam,

KDL Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư); Kiên Giang (đảo Phú Quốc; đảo Nam Du, Hà Tiên); Mức độ khai thác tuyến này cao hơn do sự đa dạng, đặc sắc về điểm DL trên tuyến cũng như thuận lợi về hệ thống giao thông thông suốt.

Tuyến Đồng Tháp ­ An Giang qua QL 80: Tuyến DL kết nối trung tâm DL cả nước và các địa phương vùng tứ giác Long Xuyên. Tuyến DL này thường xuất phát từ TP Hồ Chí Minh, kết nối gần như các điểm DL sinh thái ở Đồng Tháp như VQG Tràm Chim, KDL Gáo Giồng với các điểm DL An Giang (KLN chủ tịch Tôn Đức Thắng, Miếu Bà Chúa Xứ


Núi Sam, rừng tràm Trà Sư, Núi Cấm). Tuyến này còn khai thác hạn chế

hơn do có sự khăn.

tương đồng về

TNDL và giao thông tiếp cận còn khó

(2) Hình thành các chương trình DL, tour có tính liên vùng

* Dựa trên kết quả thống kê một số chương trình DL của công ty lữ hành ở An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp (phụ lục 7.4 và phụ lục 7.5) cho thấy:

­ Trong tổng số 24 chương trình DL có kết nối An Giang với Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, có 32 điểm DL ở An Giang xuất hiện trong chương trình DL; Các điểm DL có tần suất xuất hiện nhiều nhất tập trung chủ yếu ở KDL

Quốc gia Núi Sam (Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc

Hầu); KDL Núi Cấm (chùa Vạn Linh, Tượng Phật Adilac, chùa Phật Lớn); rừng tràm Trà Sư; KLN Bác Tôn (phần lớn đều nằm chủ yếu ở các điểm DL hạng I và hạng II). Trong đó, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam và rừng tràm Trà Sư là hai điểm DL có tần suất xuất hiện 24/24 chương trình DL khảo sát. Nhìn chung, số lượng điểm DL được xếp hạng còn chiếm tỉ lệ thấp trong các tour DL liên vùng. Ở hướng ngược lại, các điểm DL của VPC có tần suất xuất hiện cao vẫn là những điểm DL trọng tâm của VPC như Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ); Đảo Phú Quốc, Hà Tiên (Kiên Giang); VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) tần suất xuất hiện gần như trong các chương trình DL. Như vậy, tính khác biệt và đặc sắc của TNDL đóng vai trò quan trọng, tạo sức hấp dẫn đối với liên kết An Giang và VPC.

­ Về thời gian, các tour ngắn ngày (<3 ngày) có tính phổ biến hơn và

thường chỉ kết nối giữa An Giang với một địa phương (ví dụ: tour Cần Thơ – Long Xuyên ­ Châu Đốc 3 ngày 2 đêm; Châu Đốc – Hà Tiên ­ Phú Quốc 3 ngày 2 đêm; Long Xuyên – Đồng Tháp Mười 2 ngày 1 đêm,…). Một số ít các tour liên

kết các điểm DL ở cả 4 địa phương (chủ yếu xuất phát từ TP Hồ Chí Minh)

thường là các chương trình dài ngày (>5 ngày) và thường dưới dạng ghép tour. Phần lớn ở các chương trình này, các điểm DL nổi bật của An Giang và VPC


thường được đưa vào với tư cách là các điểm tham quan chính. Tuy nhiên, thời gian tham quan ở An Giang chỉ dao động ><1,0 ngày và tập trung vào việc hành hương đến Vía Bà và một số điểm lân cận (rừng tràm Trà Sư, Núi Cấm, Tân

Châu). Mức độ

liên kết chủ

yếu vẫn diễn ra giữa Cần Thơ

– An Giang; An

Giang – Kiên Giang, trong khi còn hạn chế giữa Đồng Tháp và An Giang.

­ Một số tour liên vùng bước đầu đã kết hợp một số loại hình DL. Tuy nhiên, loại hình DL gắn với các điểm DL ở An Giang trong tour nhìn chung còn đơn điệu, chủ yếu là DL tâm linh, lễ hội thuần túy. Điều này chỉ ra, các điểm DL làng nghề, nghiên cứu khảo cổ,… ở An Giang chưa thực sự hấp dẫn đối với các công ty lữ hành trong việc đưa vào chương trình liên kết DL.

* Dựa trên kết quả khảo sát chuyên gia các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú cho thấy:

­ Việc liên kết giữa các đối tác về lữ hành, khách sạn (gắn với cơ sở ăn uống và dịch vụ bổ trợ) tạo ra một số sản phẩm dịch vụ (combo, packages, các chương trình khuyến mãi, giảm giá,…) (bảng 3.17).

­ Các sản phẩm dịch vụ được tạo ra từ việc liên kết nhìn chung khá đa dạng, trong đó tập trung vào mảng tour DL và các dịch vụ có ưu đãi. Điều này cho thấy, việc liên kết có thể tạo ra sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao, có lợi ích cho khách DL. Khách DL có nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ; được hưởng chính sách giá ưu đãi. Đối với doanh nghiệp, việc liên kết và hình thành các sản phẩm dịch vụ cũng góp phần mở rộng mạng lưới, tăng cường cơ hội hợp tác, nâng cao vị thế dịch vụ của công ty, giúp doanh nghiệp có nhiều khách hàng tiềm năng.

Bảng 3.17. Một số sản phẩm liên kết giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành và khách sạn ở An Giang với đối tác ở Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp‌


VPC

An Giang

Công ty lữ hành

Khách sạn

Nhà hàng

Dịch vụ bổ

trợ


Cần

Công

Tour DL trọn gói

Chương trình khuyến mãi

Dịch vụ

Dịch vụ vận

Thơ,

ty lữ

hoặc từng phần,

(Package Promotion như ở

ăn uống

chuyển có

Kiên

hành

Tour khuyến

một đêm tại khách sạn và

có mức

mức ưu đãi

Giang


mại…;

tour trong ngày)

ưu đãi


,






Đồng


Dịch vụ lưu trú có

Dịch vụ lưu trú ở mức ưu đãi;



Tháp


mức ưu đãi;






Dịch vụ bổ sung

Dịch vụ ăn uống ở mức ưu





có mức ưu đãi;

đãi;






Dịch vụ bổ sung ở mức ưu






đãi;




Khách

Tour khuyến mãi

Dịch vụ lưu trú, ăn uống, bổ

Dịch vụ

Dịch vụ bổ


sạn

trọn gói hoặc

sung (tổ chức sự kiện, hội

ăn uống ở

sung ở mức



từng phần

nghị, hội thảo…) ưu đãi.

mức ưu

ưu đãi





đãi


(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát các công ty lữ hành, lưu trú, 2017)

­ Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiệu quả hoạt động liên kết giữa các đơn vị lữ hành, lưu trú ở An Giang với các địa phương VPC trong việc xây dựng tuyến DL liên vùng còn thấp. Theo kết quả phỏng vấn chuyên gia lữ hành (phụ lục 7), yếu tố về quản lí và tính gắn kết giữa công ty lữ hành, lưu trú liên kết còn hạn chế. Tính chất và mức độ liên kết ở các đơn vị lữ hành, lưu trú nhìn chung còn mang tính tự phát và manh mún. Điều này xuất phát từ việc các đơn vị này ít chia sẻ lợi ích dựa trên việc liên kết. Mặt khác, tuy đã có

sự hỗ

trợ

của cơ

quan ban ngành DL về

chính sách khuyến khích các doanh

nghiệp xây dựng những tour DL mới nhằm thu hút khách song việc hỗ trợ nhìn chung còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc tiếp cận một số điểm DL còn khó khăn, do đó việc liên kết đưa các điểm DL này vào tour, chương trình DL còn hạn chế.

­ Việc liên kết giữa các đối tác lữ hành, lưu trú ở An Giang về chương trình DL nhìn chung còn lỏng lẻo. Việc cạnh tranh không laǹ h mạnh, cơ chếkhông

đôǹ g bộ, cuc bộ điạ phương hay chiến lược kinh doanh không đông̀ nhất… sự liên

kết chưa đồng bộ do gặp phải một số yếu tố khách quan như chính sách phát triển DL, cơ sở vật chất kỹ thuật của đối tác. Trong quá trình liên kết về xây dựng các tour liên vùng, các đối tác liên kết còn đối mặt với nhiều khó khăn hạn


chế như tính lệ thuộc vào đối tượng cung ứng dịch vụ, khoảng cách, tình trạng chèn ép vào mùa cao điểm,…

+ Đánh giá mức độ liên kết DL giữa An Giang với VPC

Trên cơ sở kết quả điều tra về liên kết khai thác TNDL và SPDL (mục 3.4.1) và liên kết xây dựng tuyến, chương trình DL (3.4.2) kết hợp với khảo sát ý kiến chuyên gia, mức độ liên kết giữa An Giang và các địa phương VPC được thể hiện như sau:

Bảng 3.18. Mức độ liên kết PTDL giữa An Giang với VPC‌


TT


An Giang

Điều tra thực tế

Theo ý kiến chuyên gia

(II)


Tổng hợp (I

+II)

Liên kết về khai thác TNDL

SPDL

Liên kết về xây dựng tuyến DL, chương trình DL

Tổng hợp (I)

1

Liên kết với Cần Thơ

++++

++++

++++

++++

++++

2

Liên kết với Kiên Giang

++++

++++

++++

++++

++++

3

Liên kết với Đồng Tháp

++

++

++

++

++

(Nguồn: Xử lý từ kết quả điều tra của tác giả)

Chú thích: Liên kết mạnh ++++ Liên kết trung bình +++ Liên kết yếu ++

Nhìn chung, An Giang có mối liên kết mạnh với Kiên Giang và Cần Thơ ở các lĩnh vực trên do có nhiều thuận lợi cho việc liên kết. Cần Thơ được xem là trung tâm DL của vùng ĐBSCL với nhiều tài nguyên và SPDL nổi bật. Các yếu tố về CSHT, CSVCKT cho ngành DL khá hoàn thiện và đa dạng. Trong liên kết DL với tỉnh An Giang, Cần Thơ được xem là một điểm trung chuyển quan trọng,

kết nối khách DL từ Giang.

Bắc, Trung và thậm chí cả

Đông Nam Bộ

đến với An


Lược đồ liên kết sản phẩm, tuyến DL giữa tỉnh An Giang và VPC‌


Khoảng cách địa lí các điểm DL của mỗi địa phương không quá xa (từ khoảng 60 km đến 80km); hệ thống giao thông kết nối giữa 2 địa phương thuận tiện với QL 91 được đầu tư mở rộng và thông suốt, không bị ngăn cách bởi các phà như các địa phương khác; SPDL chủ lực của 2 địa phương có sự khác biệt và có khả năng bổ trợ cho nhau; chính sách PTDL có sự đồng thuận cao về tính liên kết khi cả An Giang và Cần Thơ đều được xác định là các điểm liên kết quan trọng trong chiến lược PTDL của mỗi địa phương. Mặt khác, về mặt TCLTDL, đây là các đầu mối quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, đồng thời cũng là các địa phương giữ vai trò chủ đạo trong cụm DL phía Tây ĐBSCL. Do đó, việc liên kết DL thuận lợi hơn so với các địa phương khác trong VPC. Đối với Kiên Giang, đây là địa phương giáp ranh với An Giang ở phía Tây, với hệ thống TNDL điển hình là biển đảo. Trong đó, nổi bật và đặc biệt có giá trị là đảo Phú Quốc. TNDL biển đảo là sự bổ sung quan trọng hệ thống TNDL ở An Giang

(về vị trí địa lí, An Giang không giáp biển và không có TNDL biển đảo). Các

phương diện liên kết với 2 địa phương này vẫn chủ yếu tập trung ở việc liên kết sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương. Đối với Đồng Tháp, mức độ và lĩnh vực liên kết nhìn chung còn yếu do sự trùng lặp về TNDL cũng như sự tương đồng về các yếu tố hạ tầng, lưu trú,…

3.4. Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết với vùng phụ cận‌

3.4.1. Về thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang‌

Kết quả phân tích ở mục 3.3.1 và 3.3.2 về thực trạng PTDL tỉnh An Giang giai đoạn 2007 ­ 2017 cho thấy:

+ Thành tựu:

* Về thực trạng PTDL theo ngành

­ Tổng lượt khách, doanh thu ngành DL có xu hướng gia tăng nhanh và ổn định, trong đó tổng lượt khách DL đứng đầu toàn vùng ĐBSCL, đặc biệt là khách nội địa;

Xem tất cả 266 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí