Hình 3.6. Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng II
Số lượng điểm DL trong nhóm chiếm 13,0% tổng số lượng điểm được đánh giá. So với điểm trung bình của nhóm (3,73), có 3 điểm DL có chỉ số cao hơn bao gồm: Khu DTLS đồi Tức Dụp; Khu di chỉ khảo cổ và nghệ thuật Óc Eo, Khu DTLS Núi Sập. Lợi thế của các điểm này là TNDL đặc sắc, mang tính bản địa, các yếu tố về CSHT, CSVCKT, bộ phận quản lí khá hoàn chỉnh. Các điểm DL còn lại có chỉ số thấp hơn mức trung bình chủ yếu là do hạn chế về khả năng tiếp cận (chùa Bà Lê, chùa Phước Thành, hồ Thủy Liêm).
Phân bố: Phân tán trên địa bàn như huyện Tri Tôn, Chợ Mới, Thoại Sơn.
5.1.2).
Các điểm DL ở hạng II được chuẩn hóa bằng biểu đồ radar
(phụ lục
Mô tả thông tin điểm DL hạng II: được trình bày chi tiết ở phụ lục 5.2.2.
+ Hạng III. Điểm DL có mức độ thuận lợi trung bình
Hình 3.7. Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng III
Đây là nhóm có số lượng điểm nhiều nhất với 23 điểm có mức độ thuận lợi trung bình (chiếm 50,0% tổng số điểm DL đánh giá – hình 3.7).
Các điểm DL có điểm đánh giá trên trung bình (2,98) gồm 10 điểm Đình Vĩnh Ngươn; Đình Châu Phú; Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp; Thánh đường Hồi giáo Mubarak; Chợ nổi Long Xuyên; Bảo tàng An Giang; Thánh đường Cù Lao Giêng; Làng bè Châu Đốc; Hồ Soài So Suối vàng; Điểm DL sinh thái lòng hồ
Tân Trung. Các điểm này có tài nguyên trung bình, song còn hạn chế về
CSVCKT, quản lí và thời gian hoạt động. Các điểm còn lại có CSHT còn hạn chế, vị trí và khả năng tiếp cận còn có một số khó khăn.
Phân bố: rải rác ở các huyện như Châu Đốc, Chợ Mới, Tịnh Biên, Phú Tân, Tân Châu, TP Long Xuyên.
5.1.3).
Các điểm DL hạng III được chuẩn hóa bằng biểu đồ
radar
(phụ
lục
Mô tả
5.2.3.
thông tin điểm DL hạng III: được trình bày chi tiết
ở phụ
lục
+ Hạng IV. Điểm DL có mức độ ít thuận lợi
Các điểm DL có mức độ ít thuận lợi gồm 8 điểm gồm chùa Tam Bửu,
chùa Phi Lai, hồ Tà Pạ, Búng Bình Thiên, làng dệt thổ cẩm Văn Giáo, làng nghề rèn Phú Mỹ, làng nghề bánh phồng Phú Mỹ, căn cứ Ô Tà Sóc, chiếm 17,4% trong tổng số điểm đánh giá. Giá trị trung bình chỉ đạt 2,47 điểm.
Hình 3.8. Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng IV
Các điểm DL này nhìn chung còn mới ở dạng tiềm năng và bước đầu được khai thác phục vụ cho mục đích PTDL. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là vị trí nằm xa trung tâm tỉnh, có cảnh quan đơn điệu, các yếu tố liên quan đến PTDL như hạ tầng, liên kết chưa thực sự được chú trọng, khả năng quản lí còn mang tính tự phát.
Phân bố tập trung ở các huyện xa trung tâm như An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Phú Tân.
5.1.4).
Các điểm DL hạng IV được chuẩn hóa bằng biểu đồ
radar
(phụ
lục
Mô tả
5.2.2.
thông tin điểm DL hạng IV: được trình bày chi tiết
ở phụ
lục
+ Hạng V – Điểm DL có mức độ khai thác rất không thuận lợi
Do việc đã loại trừ
các điểm có độ
hấp dẫn thấp, nên trong đánh giá
không có điểm nào có mức độ khai thác rất không thuận lợi.
+ Về phân bố
Bảng 3.10. Đánh giá, phân loại điểm DL phân theo địa phương tỉnh An Giang
Địa phương | Tổn g số | Giá trị trung bình (mean) | Phân loại | ||||
Rất thuận lợi (Quốc tế, quốc gia) | Thuận lợi (Vùng) | Trung bình (Địa phương) | Ít thuận lợi (Tiềm năng) | ||||
1 | TP Long Xuyên | 5 | 3,3 | 1 | 1 | 3 | |
2 | TP Châu Đốc | 7 | 4,0 | 4 | 3 | ||
3 | TX Tân Châu | 3 | 2,8 | 3 | |||
5 | Huyện Chợ Mới | 6 | 3,1 | 2 | 4 | ||
6 | Huyện Tri Tôn | 8 | 2,8 | 1 | 3 | 4 | |
7 | Huyện Tịnh Biên | 8 | 3,7 | 3 | 1 | 3 | 1 |
9 | Huyện An Phú | 2 | 2,4 | 1 | 1 | ||
10 | Huyện Phú Tân | 4 | 2,8 | 2 | 2 | ||
11 | Huyện Thoại Sơn | 3 | 3,6 | 2 | 1 | ||
Tổng số | 46 | 8 | 7 | 23 | 8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí, Khoảng Cách Địa Lí Và Các Yếu Tố Bổ Trợ
- Lượt Khách Quốc Tế Của An Giang Và Các Địa Phương Vpc, 2007 2017
- Đánh Giá Tổng Hợp Điểm Dl Ở An Giang (Chưa Có Trọng Số)
- Thực Trạng Liên Kết Du Lịch Giữa An Giang Với Vùng Phụ Cận
- Liên Kết Giữa Một Số Đơn Vị Kinh Doanh Lữ Hành, Khách Sạn Nhà
- Về Thực Trạng Liên Kết Du Lịch Giữa Tỉnh An Giang Và Vùng Phụ Cận
Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.
(Nguồn: Khảo sát và đánh giá thực tế, 2017)
Bảng 3.10 cho thấy số lượng các điểm DL tập trung cao ở địa bàn huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên, TP Châu Đốc, huyện Chợ Mới, TP Long Xuyên. Các địa bàn như Châu Thành, Phú Tân, An Phú chỉ có 01 – 04 điểm/địa bàn. Sự phân hóa còn diễn ra cụ thể ở các địa bàn sau:
TP Châu Đốc: Đây được xem là địa bàn trọng tâm trong chiến lược PTDL của tỉnh An Giang với điểm đánh giá trung bình đạt 4,0, tập trung nhiều điểm DL có mức độ khai thác rất thuận lợi. Trung tâm là Miếu Bà Chúa Xứ cùng quần thể các điểm DL trong KDL Núi Sam với mức độ hấp dẫn cao, có CSHT hoàn thiện, mức độ quản lí tốt, nằm khu vực có mức tập trung điểm DL/tài nguyên của VPC cao.
Huyện Tịnh Biên, Thoại Sơn, TP Long Xuyên: Điểm đánh giá trung bình lần lượt 3,7; 3,6 và 3,3. Nơi đây tập trung nhiều điểm DL có mức độ hấp dẫn cao, điển hình là các điểm DL ở KDL Núi Cấm (Tịnh Biên), KLN chủ tịch Tôn Đức Thắng (Long Xuyên), Khu di chỉ và nghệ thuật Óc Eo (Thoại Sơn), rừng
tràm Trà Sư Châu Đốc.
(Tịnh Biên). Các điểm DL này được sẽ bổ
trợ
cho trung tâm DL
Chợ Mới, Tri Tôn, Phú Tân, Tân Châu: Có nhiều điểm DL khá hấp dẫn,
song lại hạn chế ở
vị trí và khả
năng tiếp cận cũng như
CSHT, CSVCKT và
quản lí. Điểm đánh giá trung bình lần lượt là 3,1 và 2,8 cho ba huyện Tri Tôn, Phú Tân, Tân Châu. Huyện An Phú chỉ 2 điểm DL nhưng còn ở dạng tiềm năng và khó tiếp cận do vị trí xa trung tâm tỉnh, bị chia cắt bởi các phà, giao thông đi lại khó khăn.
3.2.1.2. Kết quả điều tra khách du lịch
Trong giới hạn, luận án thực hiện khảo sát ý kiến của khách DL tập trung ở 7 điểm DL đại diện cho các loại hình ở các địa bàn khác nhau. Cụ thể: (1) Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam; (2) Rừng tràm Trà Sư; (3) Chùa Vạn Linh, (4) Khu di chỉ khảo cổ và nghệ thuật Óc Eo, (5) KLN chủ tịch Tôn Đức Thắng, (6) Thánh đường Cù Lao Giêng (7) Làng Chăm Châu Phong. Ý kiến của du khách được tập trung vào 8 tiêu chí (mục 1.1.2.5). Với mức phân chia 5 thang bậc theo thang đo Likert, dựa vào công thức (Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 1)/5 = 0.8), bậc của từng thang bậc là 0,8, giá trị trung bình của từng thang bậc cụ thể như sau:
Bảng 3.11. Phân bậc đánh giá tiêu chí của điểm DL ở An Giang
Giá trị | Giá trị tương đương | |
I | 1,0 – 1,8 | Rất kém hấp dẫn/rất ngắn/rất không thuận lợi/rất yếu/rất kém |
II | 1,81 – 2,6 | Kém/ngắn/yếu/thấpkhông thuận lợi/yếu/ô nhiễm |
III | 2,61 – 3,4 | Trung bình |
IV | 3,41 – 4,2 | Hấp dẫn/tốt/dài/cao/sạch |
V | 4,21 – 5,0 | Rất hấp dẫn/rất tốt/rất dài/rất cao |
Kết quả khảo sát được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3.12. Đánh giá của khách DL về các điểm DL ở An Giang
Chỉ tiêu | Thang điểm (%) | Điểm trung bình (Mean) | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Độ hấp dẫn | 0,7 | 20,7 | 21,7 | 42,3 | 14,7 | 3,50 |
2 | CSVCKT, CSHT | 0,5 | 21,9 | 40,5 | 33,3 | 3,8 | 3,23 |
3 | Thời gian hoạt động DL | 0,7 | 12,4 | 41,9 | 35,2 | 9,5 | 3,44 |
4 | Vị trí và khả năng tiếp cận | 0,7 | 16,3 | 31,7 | 44,3 | 7,0 | 3,41 |
5 | Khả năng liên kết | 0,0 | 14,0 | 37,7 | 39,3 | 9,0 | 3,43 |
6 | Khả năng quản lí | 1,0 | 21,4 | 26,2 | 41,9 | 9,5 | 3,45 |
7 | Sức chứa | 0,7 | 7,3 | 45,0 | 40,0 | 7,3 | 3,45 |
8 | Môi trường | 0,3 | 27,0 | 35,0 | 32,0 | 5,7 | 3,16 |
(Nguồn: Khảo sát ý kiến khách DL, 2017, n=300)
Bảng 3.12 cho thấy tiêu chí độ hấp dẫn được đánh giá ở mức cao nhất với điểm trung bình 3,50. Các tiêu chí có điểm trung bình cao như khả năng quản lí (3,45), sức chứa (3,45), khả năng liên kết (3,43). Một số các tiêu chí có cận trên
giữa trung bình và cao như
tiêu chí về vị
trí và khả
năng tiếp cận (3,41).
CSVCKT, CSHT có điểm trung bình thấp (3,23). Trong cảm nhận của du khách, tiêu chí về môi trường có điểm thấp nhất so với các tiêu chí đánh giá (3,12).
Kết quả khảo sát tại 7 điểm DL được trình bày cụ thể ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Đánh giá của khách DL đối với một số điểm DL tỉnh An Giang (theo
trị số điểm trung bình mean)
T | Chỉ tiêu | Điểm DL |
T
(01) Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam | (02) Rừn g tràm Trà Sư | (03) Chùa Vạn Linh Núi Cấm | (04) Khu di chỉ và nghệ thuật Óc Eo | (05) KLN Bác Tôn | (06) Thánh đường Cù Lao Giêng | (07) Làng Chăm Châu Phong | Trung bình của toàn tỉnh | ||
1 | Độ hấp dẫn | 4,24 | 4,02 | 4,16 | 2,49 | 3,67 | 2,92 | 2,38 | 3,50 |
2 | CSVCKT, CSHT | 3,76 | 3,65 | 3,58 | 2,38 | 3,47 | 2,86 | 2,45 | 3,23 |
3 | Thời gian hoạt động DL | 4,07 | 3,88 | 3,84 | 2,87 | 3,27 | 3,00 | 2,55 | 3,44 |
4 | Vị trí và khả năng tiếp cận | 3,93 | 3,73 | 3,74 | 2,69 | 3,97 | 3,06 | 2,42 | 3,41 |
5 | Khả năng liên kết | 3,40 | 3,67 | 3,71 | 2,90 | 3,73 | 4,11 | 2,65 | 3,43 |
6 | Khả năng quản lí | 3,91 | 4,00 | 4,03 | 2,44 | 3,80 | 3,36 | 2,28 | 3,45 |
7 | Sức chứa | 3,62 | 3,71 | 3,58 | 2,97 | 3,70 | 3,69 | 2,82 | 3,45 |
8 | Môi trường | 3,69 | 3,56 | 3,71 | 2,33 | 3,67 | 2,25 | 2,45 | 3,16 |
(Nguồn: Khảo sát ý kiến khách DL, 2017, chi tiết phụ lục 5.2)
Bảng 3.13 cho thấy sự phân hóa thành 2 nhóm điểm DL. Nhóm điểm DL có trị số nằm trong bậc IV (3,41 – 4,2) gồm Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Rừng tràm Trà Sư, Chùa Vạn Linh, KLN Bác Tôn cao hơn giá trị trung bình của toàn
tỉnh. Trong nhóm này, Miếu Bà Chúa Xứ
Núi Sam có chỉ
số hấp dẫn, CSHT,
CSVCKT, môi trường cao nhất, tiếp tục khẳng định là điểm DL có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Nhóm điểm DL có trị số dao động trong bậc II và III gồm Khu di chỉ và nghệ thuật Óc Eo, Thánh đường Cù Lao Giêng và Làng Chăm, các chỉ số thành phần thấp hơn mức trung bình chung. Điều này cho thấy, các điểm này tuy có TNDL đặc thù song chưa thực sự cuốn hút khách và các chỉ số liên quan như hạ tầng, môi trường,… còn chưa hoàn thiện. Nhìn chung, các điểm DL ở An Giang tuy có số lượng lớn song mức độ khai thác thuận lợi chỉ tập trung ở các điểm DL trọng tâm như Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, rừng Tràm Trà Sư, các điểm còn lại ở mức trung bình, khá tương đồng với kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thang điểm tổng hợp đã trình bày (mục 3.3.1).
3.2.2. Khu du lịch
Ở An Giang hình thành một số KDL khai thác ưu thế về TNDL. Dựa vào các tiêu chí phân loại của Luật DL năm 2017 về KDL và khảo sát của Sở VH – TT – DL, chỉ có KDL Núi Sam đạt tiêu chuẩn KDL quốc gia và KDL Núi Cấm ở
An Giang đạt tiêu chuẩn KDL cấp tỉnh (trên thực tế, KDL Núi Cấm cũng đã được xác nhận đạt chuẩn KDL địa phương vào năm 2014). Các KDL núi Két,
KDL hồ phương.
Hoài So và KDL Núi Sập chưa đạt đến tiêu chí đối với KDL địa
Điều này xuất phát từ các lí do sau: (1) Ngoại trừ KDL Núi Sam và KDL Núi Cấm, các KDL còn lại chưa được đầu tư về CSHT, CSVCKT, các loại hình DL và dịch vụ còn rất hạn chế; nằm xa so với trung tâm tỉnh lị cũng như các khu vực tập trung các điểm DL khác; (2) Các dự án đầu tư vào các KDL còn chậm tiến độ, điều này làm cho mức độ hấp dẫn đối với khách DL còn thấp; (3) Đối với KDL hồ Soài So (xã núi Tô Tri Tôn), trong thực tế, KDL này có quy mô nhỏ, điều kiện CSHT và dịch vụ hạn chế.
Bảng 3.14. Lượt khách DL ở một số KDL tỉnh An Giang, 2007 – 2017
Khu, điểm DL | Đơn vị | 2007 | 2010 | 2015 | 2017 | |
1 | KDL Núi Sam | Nghìn lượt khách | 2.230 | 3.450 | 4.282 | 4.856 |
% trong tổng lượt khách toàn tỉnh | 59,6 | 61,3 | 69,3 | 71,2 | ||
2 | KDL Núi Cấm | Nghìn lượt khách | 685 | 1.063 | 1.413 | 1.395 |
% trong tổng lượt khách toàn tỉnh | 30,7 | 35,7 | 33,0 | 28,7 | ||
3 | KDL Núi Sập | Nghìn lượt khách | 250 | 170 | 113 | 62 |
% trong tổng lượt khách toàn tỉnh | 11,2 | 10,1 | 2,6 | 1,3 |
(Nguồn: Tổng hợp và xử lí từ số liệu của Sở VH TT DL, 2010, 2018)
Bảng 3.14 cho thấy, số lượt khách DL đến KDL Núi Sam có xu hướng tăng nhanh và ổn định, tăng 2,2, lần trong giai đoạn, chiếm phần lớn tỉ trọng tổng lượt khách đến An Giang và cao gấp nhiều lần so với các điểm, KDL khác trong tỉnh (gấp 3,5 lần số lượt khách DL đến KDL Núi Cấm, 78 lần KDL Núi Sập năm 2017). Điều này tiếp tục khẳng định KDL Núi Sam là KDL trung tâm của tỉnh,
đồng thời cho thấy loại hình và SPDL tâm linh vẫn đóng vai trò chủ đạo trong ngành DL.
+ KDL Núi Sam
KDL Núi Sam thuộc địa phận phường Núi Sam, TP Châu Đốc với núi Sam (Vĩnh Tế Sơn hay Học Lãnh Sơn) cao 284m. KDL nằm vị trí địa lí quan trọng, tiếp giáp với các lãnh thổ chứa nhiều TNDL đặc sắc như Tri Tôn, Tịnh Biên,
cách trung tâm tỉnh lị
khoảng 50km, cách sân bay quốc tế
Cần Thơ
khoảng
100km. KDL Núi Sam có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn cùng quần thể di tích LS VH được xếp hạng cấp quốc gia như: miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng gắn với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam lớn nhất vùng ĐBSCL. Năm 2017, KDL đón 4,5 triệu khách, chiếm hơn 70% tổng lượt khách DL đến với An Giang, doanh thu
đạt 500 tỉ đồng, chiếm trên 7% trong GRDP của TP Châu Đốc. CSHT và
CSVCKT ngày càng hoàn thiện, nhiều dự án trọng điểm đã được triển khai như: công viên văn hóa Núi Sam, cáp treo Núi Sam, hệ thống giao thông, điện, nước,
dịch vụ
viễn thông, môi trường… được
ưu tiên đầu tư, nâng cấp. Năm 2017,
KDL Núi Sam đã được Bộ VH – TT – DL công nhận là KDL quốc gia, đồng thời Quy hoạch tổng thể phát triển KDL Quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, càng khẳng định thêm vị trí của KDL trong sự phát triển và liên kết DL An Giang.
Hạn chế: Còn xuất hiện tình trạng chèo kéo khách, lừa gạt, an ninh quản lí
còn một số điểm.
hạn chế, phân luồng giao thông còn chưa hợp lí nhất là mùa cao
+ KDL Núi Cấm
KDL Núi Cấm nằm
ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP
Long Xuyên khoảng 90km theo QL 91, và cách TP Châu Đốc khoảng 37 km. Núi Cấm có độ cao 710m so với mực nước biển, chu vi 28.600 m2, đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn và núi Cấm được xem là nóc nhà của ĐBSCL , là “Đà lạt thứ 2” của miền Tây.