Về Thực Trạng Liên Kết Du Lịch Giữa Tỉnh An Giang Và Vùng Phụ Cận‌


­ CSVCKT DL ngày càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại. Nguồn nhân lực DL nâng cao về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo nhân lực được chú trọng;

­ Sản phẩm, loại hình DL khá đa dạng và ngày càng được phát triển, đặc biệt là DL tâm linh; nhiều mô hình phát triển như mô hình DL cộng đồng, DL nông nghiệp được khai thác và mở rộng và cho thấy hiệu quả bước đầu;

­ Công tác xúc tiến quảng bá được chú trọng và bước đầu đã giới thiệu hình ảnh của An Giang đến với khách trong nước và quốc tế. Chính sách đầu tư DL ngày càng được chú trọng, thu hút nhiều dự án trong và ngoài nước vào KDL;

­ Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, nhiều chính sách quản lí xã hội đã hạn chế tình trạng chèo kéo, lừa đảo,… tại điểm và KDL trên địa bàn tỉnh. Ý thức của người dân địa phương về việc bảo vệ, tôn tạo cảnh quan và TNDL ngày càng được nâng cao.

* Về PTDL theo lãnh thổ

­ Có nhiều điểm DL và KDL có sức hấp dẫn khách DL như KDL Núi Sam, KDL Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, KLN chủ tịch Tôn Đức Thắng… Các điểm và KDL ngày càng được chú trọng đầu tư về CSVCKT theo hướng hiện đại. Các yếu tố về quản lí, liên kết, môi trường, sức chứa,… ở các điểm và KDL đều được quan tâm và phát triển.

­ Một số tuyến DL nội tỉnh hấp dẫn và thu hút khách DL như tuyến Long Xuyên – Châu Đốc; tuyến Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn; các tuyến liên vùng bước đầu đã được đưa vào chương trình DL (tour) của các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh.

+ Hạn chế:

* Về thực trạng PTDL theo ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

­ Số lượt khách quốc tế còn hạn chế, doanh thu chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng do ngày lưu trú và mức chi tiêu khách thấp;

­ Số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú, ăn uống chưa đáp ứng nhu cầu của khách. Chưa có nhiều khu vui chơi, giải trí hiện đại; hệ thống phương tiện

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 19


vận chuyển nội bộ, bến tàu đường sông còn chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng;

­ Nhân lực DL còn thiếu về số lượng; đội ngũ nhân lực được đào tạo đầy đủ, có kĩ năng chuyên môn và ngoại ngữ còn hạn chế; cơ sở đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh còn ít;

­ Sản phẩm và loại hình còn trùng lặp với các địa phương trong vùng; chất lượng và số lượng loại hình dịch vụ tại các điểm và KDL còn hạn chế;

­ Công tác quảng bá chưa thực sự hiệu quả và chuyên nghiệp; chưa có chiến lược xúc tiến quảng bá cho từng giai đoạn cụ thể; các dự án đầu tư DL còn chậm tiến độ và gặp nhiều khó khăn trong triển khai;

­ Môi trường ở một số điểm, KDL bị ô nhiễm, thiếu công trình vệ sinh công cộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận cũng như sự hài lòng của khách DL.

* Về PTDL theo lãnh thổ:

­ Số lượng điểm DL trên địa bàn tỉnh tuy lớn, đa dạng về loại hình song tỉ

lệ điểm DL có mức độ

khai thác thuận lợi thấp, chủ yếu là ở

mức khai thác

thuận lợi trung bình. Chỉ có KDL Núi Sam đạt tiêu chuẩn quốc gia, các KDL

phần lớn chỉ mới đáp ứng nhu cầu cho du khách địa phương.

­ Các tuyến DL nhìn chung còn đơn điệu về SPDL và loại hình, tính kết nối các điểm DL ở các địa bàn còn hạn chế; chương trình DL ở các công ty lữ hành trong tỉnh nhìn chung còn chưa hấp dẫn khách.

3.4.2. Về thực trạng liên kết du lịch giữa tỉnh An Giang và vùng phụ cận‌

+ Thành tựu

­ Việc liên kết giữa An Giang và các địa phương phụ cận bước đầu đem

lại tác động tích cực đối với PTDL tỉnh An Giang như góp phần hoàn thiện

CSHT, CSVCKT DL của tỉnh (nhiều hạng mục tại KDL được quan tâm đầu tư ­ KDL Núi Sam đã được thu hút 5 dự án đầu tư; hệ thống cáp treo hiện đại được đưa vào vận hành KDL Núi Cấm,…) góp phần thu hút khách DL đến với các điểm, KDL.


­ Liên kết bước đầu thúc đẩy khai thác các TNDL đặc sắc, nổi bật, đồng thời hình thành các chuỗi SPDL mang tính liên vùng, giúp khách đến An Giang có xu hướng trải nghiệm các địa điểm DL tại các địa phương ở VPC (ESRT, 2015). Hiệu quả liên kết về lữ hành, lưu trú, dịch vụ giữa các địa phương đã chú trọng.

­ Nhờ

liên kết, thị

trường khách DL đến An Giang nói riêng và các địa

phương liên kết nói chung có sự mở rộng. Trước khi liên kết, khách đến An

Giang chủ yếu là khách nội vùng và từ TP Hồ Chí Minh (ERST, 2015). Sau khi liên kết, bên cạnh nguồn khách truyền thống, số lượt khách đến từ các vùng và địa phương khác tăng. Kết quả khảo sát 2017 cho thấy, khách đến từ Đông Nam Bộ, Hà Nội, các địa phương miền Trung như Đà Nẵng... Điều này khẳng định vai trò của liên kết trong việc hấp dẫn khách DL.

­ SPDL và tuyến DL liên vùng bước đầu khẳng định được hiệu quả. Trong bối cảnh liên kết, nhiều điểm DL ở An Giang đã được kết nối với VPC thông qua việc hình thành tuyến DL liên vùng, từ đó hình thành SPDL chung "ĐBSCL ­ Một điểm đến 4 địa phương +".

+ Hạn chế

­ Việc liên kết phát triển SPDL của tỉnh với các địa phương VPC còn chưa thực sự hiệu quả. Sự tương đồng về đặc thù sinh thái, cảnh quan thiên nhiên; tình trạng tự phát trong xây dựng SPDL địa phương; nặng về khai thác tài nguyên có sẵn hoặc sao chép, chậm đổi mới vềsản phẩm du lịch. Vì vậy, tính chất độc

đáo, giá trị nguyên bản và ý tưởng của SPDL coǹ nghèo nàn, đơn điệu, liên kết

chăṕ

vá, trùng lặp, chưa có chiều sâu giữa An Giang với cać địa phương VPC.

­ Các đơn vị kinh doanh DL các địa phương tuy có tiến hành ký kết hợp

tác, nhưng hiệu quả còn thấp, chưa thật sự tạo được sức bật mới cho hoạt động DL do còn cân đối hiệu quả kinh tế trước mắt mà chưa có chiến lược lâu dài;

­ Sự liên kết tour, tuyến DL của các tỉnh, thành chưa thực sự hiệu quả; công tác xúc tiến quảng bá còn nhỏ lẻ, rời rạc, thiếu gắn kết;


­ Hệ thống CSVCKT và dịch vụ DL đang phát triển nhanh, nhưng quy mô

còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành thiêú chuyên nghiệp, do vậy chưa hình thành

được nhiêù hệ thống các KDL quốc gia với thương hiệu nổi bật.

Tiểu kết chương 3‌

Với những tiềm năng sẵn có, ngành DL tỉnh An Giang có những bước phát triển nhanh và ổn định. Về phương diện ngành, số lượt khách DL tăng nhanh và đứng đầu toàn vùng ĐBSCL, đặc biệt là khách nội địa. Doanh thu DL tăng ổn định. CSVCKT ngày càng hoàn thiện theo hướng hiện đại. Nguồn nhân lực tăng

nhanh về

số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, nhiều hạn chế

cần được khắc

phục như ngày lưu trú và doanh thu còn thấp; CSVCKT chưa đồng bộ; nhân lực còn hạn chế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, công tác quảng bá chưa thực sự hiệu quả.

Về phương diện TCLTDL, nhìn chung, tuy có số lượng lớn, song phần lớn là các điểm DL ở An Giang có mức độ khai thác trung bình. Mức độ khai thác rất thuận lợi chỉ tập trung ở một số điểm DL như Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, chùa Hang, rừng tràm Trà Sư, các điểm DL KDL Núi Cấm, KLN chủ tịch Tôn Đức Thắng. Điều này cho thấy, sự PTDL tỉnh An Giang còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có, còn lãng phí trong khai thác TNDL cũng như liên kết PTDL.

Về phương diện liên kết DL giữa An Giang và VPC, 2 phương diện có tính liên vùng cao là liên kết về khai thác TNDL, phát triển SPDL; và liên kết trong xây dựng tuyến, chương trình DL. Liên kết DL bước đầu đã đem lại những tác động tích cực đối với An Giang và VPC với việc xuất hiện nhiều SPDL, tuyến, chương trình DL đa dạng, góp phần mở rộng thị phần khách cũng như góp phần hoàn thiện CSHT liên vùng. Tuy nhiên, hiệu quả thực tiễn ở các nội dung liên kết này còn hạn chế và chưa có chiều sâu, vai trò của liên kết chưa được phát huy một cách tối ưu.


CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN‌


4.1. Cơ sở khoa học của định hướng‌

4.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, vùng Đồng bằng sông‌

Cửu Long và các địa phương vùng phụ 2030

cận đến năm 2020, tầm nhìn

4.1.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Trong quy hoạch tổng thể 2030 nhấn mạnh quan điểm:

PTDL Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn

­ PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển KT ­ XH; PTDL theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng theo chiều sâu;

­ Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của vùng miền trong cả nước; tăng cường liên kết DL; Phát huy tính liên ngành, liên vùng trong quy hoạch phát triển sản phẩm và quy hoạch không gian PTDL; Đẩy mạnh hoạt động liên vùng và liên kết nội vùng để phát huy tối đa nguồn lực cho PTDL; Thực hiện quy hoạch không gian lãnh thổ hợp lí để khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng và liên vùng; Phát huy hiệu quả tính liên vùng, liên kết vùng và khu vực trong TCLTDL và xây dựng SPDL.

Dựa vào các quan điểm trên, hoạt động DL ở nước ta có sự tăng trưởng nhanh về số lượt khách, doanh thu, cơ sở lưu trú, sản phẩm và loại hình DL. Năm 2017, tổng lượt khách DL đạt 86 triệu lượt, trong đó khách DL nội địa 63,1 triệu lượt, khách quốc tế đạt 12,9 triệu lượt, tăng 6,4 lần năm 2000, 4,4 lần so với năm 2005 và gấp 2,6 lần năm 2010; Tổng thu DL đạt 510 nghìn tỉ đồng; Số cơ sở lưu trú đạt 25,6 nghìn cơ sở với 508 nghìn phòng.


Về quy hoạch PTDL theo vùng, tỉnh An Giang được xem là địa bàn có

nhiều lợi thế để PTDL. Vị trí địa lí tiếp giáp với các tuyến giao thông quan trọng như QL 91, QL 80, có khoảng cách tiếp cận thuận lợi với các trung tâm KT ­ XH và DL của cả nước và vùng như TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ. TNDL phong phú và hấp dẫn với vùng Bảy Núi. Trong đó, cù lao Ông Hổ và miếu Bà Chúa Xứ

Núi Sam được định hướng là các điểm DL quốc gia. Trên cơ sở quy hoạch,

PTDL tỉnh An Giang trong liên kết vùng là định hướng phù hợp nhằm phát huy các lợi thế của tỉnh và vùng ĐBSCL, hướng tới mục tiêu phát triển ĐBSCL thành vùng DL hấp dẫn.

4.1.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Quy hoạch tổng thể PTDL vùng ĐBSCL nhấn mạnh tầm quan trọng của DL đối với phát triển KT ­ XH cũng như lợi thế so sánh về DL so với các vùng khác trong cả nước. Vùng ĐBSCL có lợi thế nổi trội với hệ thống sông ngòi, biển đảo có giá trị lớn. Trong quy hoạch, mục tiêu PTDL ĐBSCL tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, khẳng định vị trí quan trọng của vùng đối với DL Việt Nam, nâng cao vị thế của ngành DL trong phát triển KT – XH của vùng, góp phần quảng bá hình ảnh vùng ĐBSCL với cả nước và quốc tế.

Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2020 toàn vùng thu hút 3,45 triệu khách DL quốc tế và 30,2 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2030 thu hút 6,4 triệu lượt khách DL quốc tế và 45,4 triệu lượt khách nội địa. Số ngày lưu trú trung bình khách DL quốc tế năm 2020 đạt 2,23 ngày và 2,71 ngày năm 2030. Đối với khách

nội địa, số ngày lưu trú tương ứng là 1,76 ngày và 2,27 ngày. Tổng thu từ du

khách đạt 24.609,7 tỉ đồng năm 2020 và đạt 111.323,3 tỉ đồng năm 2030. Năm 2020 GDP DL đạt 15.400 tỉ đồng và 68.200 tỉ đồng năm 2030. Về cơ sở lưu trú: năm 2020 đạt 52.700 buồng khách sạn và 96.600 buồng khách sạn.

Trong TCLTDL theo vùng, An Giang có vị trí quan trọng, là nơi có nguồn TNDL văn hóa nổi bật cùng hệ thống địa hình núi trải dài tạo điểm nhấn độc đáo. An Giang là địa phương dẫn đầu toàn vùng ĐBSCL về tổng lượt khách DL


tham quan, đặc biệt là khách nội địa. Với vị trí đó, An Giang được xác định là một trong những trung tâm dịch vụ DL cần được đầu tư phát triển. Mặt khác, tầm quan trọng của việc liên kết giữa các địa phương trong vùng được nhấn mạnh, nhằm tiến tới mục tiêu phát triển vùng DL ĐBSCL thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Như vậy, việc PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC được xem là phù hợp với mục tiêu và định hướng chung của Quy hoạch DL vùng ĐBSCL.

4.1.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các địa phương vùng phụ cận đến năm 2020, tầm nhìn 2030

a. Quy hoạch tổng thể 2020, tầm nhìn 2030

phát triển du lịch thành phố

Cần Thơ

đến năm

Với nhiều lợi thế về TNDL cũng như vị thế KT – XH, TP Cần Thơ được xác định là trung tâm DL vùng ĐBSCL, là đô thị DL của toàn vùng, thu hút số lượng lớn khách nội địa và quốc tế đến tham quan. Trong quy hoạch tổng thể PTDL cũng xác định cần đặt lãnh thổ TP Cần Thơ trong mối liên hệ với các địa phương thuộc ĐBSCL và các trung tâm DL cả nước.

Về mục tiêu cụ thể: Khả năng đón khách DL đến năm 2020 đón 800.000 lượt khách DL quốc tế, 2.600.000 lượt khách DL nội địa và 1.400.000 lượt khách không lưu trú. Thu nhập và GDP DL: đến năm 2020 thu nhập DL đạt 5.595 tỉ

đồng, chiếm 4,30% GDP. Nhu cầu cơ sở lưu trú và lao động ngành: 2020 có

21.430 buồng, giải quyết việc làm cho 115.780 lao động (38.600 lao động trực tiếp).

Về khai thác không gian DL: Định hướng phát triển theo hai trục chính là trục dọc sông Hậu và trục dọc QL1A. Căn cứ vào định hướng cơ bản trên, kết hợp với sự phân bố tài nguyên, nguồn lực và các điều kiện phát triển cũng như nhu cầu thị trường, TCLTDL Cần Thơ được chia thành 4 cụm: Cụm DL nội đô; cụm DL Phong Điền; cụm DL Ô Môn – Cờ Đỏ và cụm DL Thốt Nốt gắn liền với các địa phương VPC như An Giang, Kiên Giang,…


Như vậy, TP Cần Thơ có vai trò quan trọng trong sự PTDL vùng ĐBSCL, là điểm kết nối các địa phương trong PTDL vùng. Trong quy hoạch PTDL Cần Thơ, An Giang được xem là một địa phương có mối liên hệ chặt chẽ trong việc hình thành và phát triển sản phẩm, tuyến DL liên vùng. Điều này cho thấy, sự PTDL gắn liền với VPC là một xu thế có tính khách quan và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

b. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Trong quy hoạch nhấn mạnh vị thế của tỉnh trong PTDL toàn vùng cũng như lợi thế biển đảo so với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL.

Về mục tiêu cụ

thể: Về

lượt khách, đến năm 2020 đón 4.705.000 lượt

khách nội địa và 648.000 lượt khách quốc tế. Về thu nhập từ DL năm 2020 đạt 290,1 triệu USD, trong đó khách nội địa đạt 151,9 triệu USD và khách quốc tế đạt 132,2 triệu USD. Về CSVCKT, năm 2020 đạt 3.550 phòng, trong đó phòng đủ tiêu chuẩn chất lượng là 800 phòng. Về lao động, năm 2020 có 18.400 người làm việc có liên quan đến DL, trong đó lao động trực tiếp là 5.800 người.

Về TCLTDL, sau năm 2020 tổ chức thành các cụm DL như sau: cụm DL Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận; cụm DL Rạch Giá – Kiên Hải và phụ cận. Cụm DL U Minh Thượng và phụ cận.

Các tuyến DL quốc tế

và liên vùng cần được xác lập như

tuyến

Campuchia – Hà Tiên – Kiên Lương – Rạch Giá – Phú Quốc và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL; TP Hồ Chí Minh – Rạch Giá – Phú Quốc – các địa phương vùng ĐBSCL.

Trong TCLTDL, với vị trí liền kề, An Giang được xem là điểm trung

chuyển quan trọng trong tuyến DL kết nối giữa TP Hồ Chí Minh với Kiên Giang, đồng thời cũng là điểm DL mở rộng trong chuỗi SPDL kết nối với Kiên Giang. Điều này khẳng định liên kết với An Giang và các địa phương trong vùng là xu thế phù hợp.

c. Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 ­ 2020

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023