Dự Báo Số Phòng Giai Đoạn 2020 – 2030 (Đơn Vị: Phòng)‌


rừng tràm Trà Sư

(Tịnh Biên), KDL Mỹ

Hòa Hưng ­ cồn Phó Ba (TP. Long

Xuyên) và Khu di tích Óc Eo ­ Ba Thê (Thoại Sơn).

­ Hướng tới hoàn thiện CSHT và CSVCKT DL tại các điểm, KDL theo hướng hiện đại. Nâng cấp và hoàn thiện các tuyến giao thông nối liền các điểm, KDL. Cụ thể, đối với tuyến QL 91 kết nối TP Cần Thơ với An Giang (Long Xuyên – Châu Đốc – Tịnh Biên), đẩy nhanh tiến độ thực hiện nâng cấp theo dự án hiện hành như mở rộng và nâng cấp tuyến TL 948 (Nhà Bàng ­ Tri Tôn); TL 941 (Tri Tôn – An Châu); TL 943 (Tri Tôn – Núi Sập); đường N2 (Tịnh Biên – Tri Tôn – Kiên Giang); TL953 (Châu Đốc – Tân Châu); TL 957 (Châu Đốc – An Phú

– Khánh Bình); TL 945 (Châu Phú – Tri Tôn); TL 955A (Châu Đốc – Tịnh Biên).

­ Tập trung thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong việc hoàn thiện một số các hạng mục hạ tầng trọng điểm trong giai đoạn 2020 – 2030 như hệ thống các tuyến đường QL 91 kết nối An Giang với các địa phương lân cận, nâng cấp tỉnh để nâng cao khả năng kết nối các điểm, tuyến DL trong và ngoài tỉnh; hoàn thiện và sớm đưa vào sử dụng hệ thống cầu, phà để tăng khả năng thu hút khách.

­ Bước đầu nâng cấp các tuyến đường sông phục vụ DL. Cụ thể: khảo sát xây dựng tuyến DL đường sông dọc theo sông Hậu (từ Long Xuyên – Mỹ Hòa Hưng – Chợ Mới; Long Xuyên – Châu Đốc) trên cơ sở xây dựng điểm đón và trả khách ở trên sông.

­ Đánh giá nhu cầu về khách lưu trú trong việc phát triển số lượng cơ sở lưu trú (bảng 4.3). Trong chuỗi khách sạn có cùng hệ thống (ví dụ khách sạn Hòa Bình, hệ thống khách sạn Victoria có ở An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng

Tháp), cần vận dụng phương thức quản lí linh hoạt nhằm đáp lượng và chất lượng cơ sở lưu trú.

ứng về cả số

Bảng 4.3. Dự báo số phòng giai đoạn 2020 – 2030 (Đơn vị: phòng)‌


Hạng mục

2020

2030

Tổng nhu cầu

3429

9458

Nhu cầu phòng cho khách quốc tế

540

1562

Nhu cầu phòng cho khách nội địa

2889

7896

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 21

(Nguồn: Sở VH – TT – DL An Giang)


4.2.2.5. Định hướng khai thác hiệu quả không gian lãnh thổ du lịch

­ Định hướng các điểm, KDL trọng điểm ưu tiên của tỉnh và địa phương, xác định các khu vực gắn với SPDL đặc thù, SPDL vùng và liên vùng;

­ Định hướng khai thác không gian phù hợp với quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh và địa phương;

­ Thực hiện quy hoạch lại các điểm DL trên toàn tỉnh, phân cấp điểm theo chỉ tiêu đánh giá khoa học, từ đó xác lập các trung tâm, tuyến DL trọng điểm và có khả năng liên kết cao để tập trung đầu tư, hoàn thiện;

­ Xác định mạng lưới DL nội vùng, liên vùng và quốc tế, các tuyến DL liên vùng, từ đó xác lập các khu vực có tiềm năng để liên kết. Trên cơ sở phát triển các khu vực này, có thể tập trung đầu tư làm tăng tính lan tỏa đến các khu vực còn lại trong tỉnh;

­ Định hướng TCLT DL cần hài hòa với quy hoạch không gian toàn vùng ĐBSCL đến năm 2030 của Bộ VH – TT –DL năm 2016.

4.2.2.6. Định hướng liên kết phát triển du lịch

­ Tập trung đầu tư vào 4 khu vực có nhiều tiềm năng, có thể thúc đẩy lan tỏa các vùng khác phát triển cũng như nâng cao khả năng liên kết PTDL. Đó là khu vực Châu Đốc và Tịnh Biên, Tri Tôn; khu vực Long Xuyên và phụ cận; khu vực Thoại Sơn. Đây là nơi tập trung nhiều điểm, KDL có giá trị lớn và có hệ thống CSHT, cung ứng dịch vụ khá, có thể thực hiện liên kết với các điểm, KDL các địa phương VPC.

­ Bước đầu liên kết xây dựng các tuyến DL đặc thù liên vùng với sự khác biệt về TNDL và sản phẩm loại hình DL, tạo sự cuốn hút và gia tăng cảm nhận của du khách. Xác định các tuyến, điểm cần hợp tác xây dựng trong VPC để có được lợi thế cạnh tranh;

­ Định hướng xây dựng mô hình liên minh và áp dụng đối với An Giang và các địa phương trong cụm DL phía Tây ĐBSCL (trong đó có Cần Thơ, Kiên Giang);

­ Đẩy mạnh liên kết theo chiều dọc và chiều ngang giữa các đối tượng liên quan đến PTDL theo phương châm đôi bên cùng có lợi;


­ Liên kết thu hút đầu tư vào việc hoàn thiện CSHT CSVCKT như GTVT,

lưu trú,… Thu hút sự

tham gia của các doanh nghiệp lữ

hành trong việc hình

thành SPDL đặc thù cho các địa phương liên kết;

­ Về mặt lãnh thổ, bên cạnh các địa phương nằm trong cụm liên kết, cần chú ý đến các vệ tinh có thể hỗ trợ hoặc thúc đẩy DL địa phương phát triển dựa trên việc phối hợp hoàn thiện;

­ Hoàn thiện hệ thống chính sách liên kết ở Hiệp hội DL, trong đó tiến tới xây dựng chương trình hành động chung vì lợi ích chung và lợi ích của địa phương.

4.2.2.7. Định hướng phát triển du lịch tỉnh An Giang theo hướng bền vững

­ Cần xác định phát triển bền vững là định hướng lâu dài, ưu tiên trong quy hoạch và PTDL ở An Giang;

­ Chú ý sử dụng nhóm giải pháp bảo vệ môi trường, đo lường đánh giá các tác động tiêu cực của hoạt động DL đối với hệ sinh thái, tài nguyên;

­ Gắn trách nhiệm của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ giá trị TNDL với lợi ích mà DL đem lại;

­ Ưu tiên vận dụng các mô hình DL thân thiện và ít gây tổn hại đến môi trường;

­ Đối với môi trường xã hội: giảm thiểu xung đột lợi ích các bên khi tham gia hoạt động DL, ưu tiên bảo vệ quyền lợi lâu dài của cộng đồng địa phương; chú ý đến công tác bảo vệ, tôn tạo bản sắc văn hóa.

4.3. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận‌

4.3.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang‌

4.3.1.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển du lịch

a. Lí do lựa chọn giải pháp

Trong PTDL, cơ chế chính sách đóng vai trò vô cùng quan trọng, có tác dụng định hướng thúc đẩy ngành DL phát triển. Cơ chế, chính sách đồng thời là hành lang pháp lí cho việc xây dựng các giải pháp khác. Các kết quả phân tích EFA và MLRA (phụ lục 2.3.4) và mô hình SWOT (bảng 4.1) cũng cho thấy yêu


cầu trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách PTDL An Giang trong bối cảnh tính hiệu quả và thực tiễn của chính sách còn hạn chế. Trong điều kiện và bối cảnh mới, cơ chế chính sách cần được hoàn thiện, nhằm thúc đẩy PTDL An Giang trong liên kết VPC một cách hiệu quả.

. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

* Đối với tỉnh An Giang

+ Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng hợp tác, hội nhập, hiện

đại ­ Ưu tiên thu hút các dự án và sự hỗ trợ của các chuyên gia, tập đoàn, đơn

vị tư vấn có kinh nghiệm trong nước và thế giới trong xây dựng cơ chế chính sách PTDL; triển khai thực hiện hỗ trợ của EU và ESRT đối với 3 tỉnh thành (An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ) về phác thảo kế hoạch hành động phát triển điểm đến; Đề án của chuyên gia Hà Lan về chính sách PTDL An Giang theo hướng “đồng tâm – lan tỏa”;

­ Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt vào CSHT DL theo các hình thức BOT, PPP, BT, trong đó có cơ chế áp dụng linh hoạt theo từng loại công trình kêu gọi đầu tư; nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, tiền thuê đất... để thu hút đầu tư hạ tầng du lịch, đặc biệt tại các khu, điểm DL trọng tâm của tỉnh như KDL Núi Sam, KDL Núi Cấm, cù lao Ông Hổ, Óc Eo…;

­ Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lí nhà nước về DL, phân cấp rõ ràng hệ thống từng địa phương;

­ Thực hiện tốt công tác quy hoạch, chiến lược PTDL của tỉnh theo hướng hiện đại, đồng bộ, cập nhập thường xuyên xu hướng PTDL trong bối cảnh liên kết, đồng thời phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh về PTDL;

­ Xây dựng chính sách ưu tiên phân bổ ngân sách cho các hoạt động quy hoạch PTDL, hoạt động hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng các đề tài, đề án khoa học công nghệ liên quan đến PTDL;

­ Có chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ trong thời đại 4.0, đặc biệt công nghệ trong quản lí nhà nước về DL (Destination Management


System), triển khai áp dụng các phương thức thống kê tài khoản vệ tinh (STS)

theo quy định của UNWTO nhằm phục vụ tốt công tác quản lí nhà nước và

hoạch định chính sách PTDL tại An Giang, tiến tới thực hiện đề án “An Giang điện tử” trong đó có ngành DL.

+ Khuyến khích cơ

chế

xã hội hóa trong PTDL

(về

vốn, hạ

tầng,

CSVCKT, quản lí,…) với mục tiêu thu hút hơn 60 – 70% vốn doanh nghiệp đầu tư chương trình phát triển nguồn nhân lực DL; 60 ­70 % vốn doanh nghiệp tham gia chương trình đầu tư nâng cấp hệ thống điểm, KDL và SPDL; vận động 100% doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến quảng bá DL bằng việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, có cơ chế ưu đãi thích hợp (về đất đai, thuế, chính sách), hoàn thiện cơ chế 1 cửa. Các chính sách này sẽ huy động nguồn vốn, kĩ thuật, chuyên gia từ cho việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các công trình văn hóa tiêu biểu, di tích LS ­ VH cấp tỉnh và cấp quốc gia như đồi Tức Dụp, Khu nhà mồ Ba Chúc, nhà thờ, thánh đường, chùa Khmer, các lễ hội trọng điểm như lễ Đua Bò Bảy Núi, lễ Kì Yên các làng nghề phục vụ PTDL như làng nghề Chăm Châu Phong, dệt Phụng Soài, dệt Tân Châu,… ở khu vực phía Tây vốn đặc sắc, được đưa vào quy hoạch song còn chưa được đầu tư hiệu quả.

+ Bổ sung, hoàn thiện và thực thi chính sách liên kết vùng trong PTDL.

Thông qua cụm liên kết phía Tây (trong đó có Cần Thơ, Kiên Giang) và Hiệp hội DL ĐBSCL, thực hiện xây dựng chính sách PTDL của tỉnh phù hợp với thực tiễn của cụm và toàn vùng. Đối với tỉnh Đồng Tháp, có thể liên kết trong việc xây dựng chính sách thông qua hội thảo, trao đổi, mạn đàm thường niên của Hiệp hội DL cũng như giữa hai địa phương.

* Đối với VPC

+ Phối hợp, liên kết trong việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách PTDL ở Cần Thơ, Kiên Giang và Đồng Tháp với An Giang. Đối với các lĩnh vực quy hoạch, đào tạo nhân lực và một số lĩnh vực trọng tâm, các địa phương có thể trao đổi thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học thường niên ở


các cụm nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của DL địa phương, vừa tạo ra tính thống nhất trong chính sách phát triển toàn vùng.

+ Thông qua Hiệp hội DL ĐBSCL và các hội nghị thường niên của Cụm liên kết, tổ chức đánh giá, tổng kết hoạt động quy hoạch, chính sách. Trên cơ sở đó, các địa phương định hướng quy hoạch giải pháp có tính đặc thù của từng địa phương, đồng thời đảm bảo thực hiện các mục tiêu vùng.

+ Xây dựng hệ thống chính sách liên vùng trực tuyến theo chuẩn đảm bảo các yêu cầu về tính tương tác thuận tiện nhằm đáp ứng yêu cầu liên kết giữa các địa phương trong thời đại cách mạng 4.0. Chính sách này có thể rút ngắn thời gian thực thi cũng như tạo ra tính cập nhập và hiệu quả ở từng thời điểm ở từng địa phương.

c. Cơ quan thực hiện

Đây là giải pháp có tính kết nối giữa An Giang với VPC. Do đó, cần có sự kết hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng quản lí nhà nước về DL, chủ đạo là Sở VH – TT – DL. Bên cạnh đó là các cơ quan chức năng có liên quan đến DL như Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin truyền thông, Sở Tài nguyên Môi trường. Cụ thể:

* Ở An Giang

­ UBND tỉnh An Giang, Sở VH – TT – DL: Cơ quan chủ trì, phối hợp các cấp ban ngành liên quan xây dựng hệ thống chính sách chi tiết, đồng thời tổ chức triển khai chính sách liên kết giữa An Giang với các địa phương VPC.

­ Sở Kế hoạch – Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính cân đối, hỗ trợ bố trí

nguồn vốn hàng năm, đồng thời tham mưu cho Sở VH – TT – DL về cơ chế chính sách đảm bảo mục tiêu về KT – XH.

­ Sở Thông tin Truyền thông phối hợp, hỗ trợ với Sở VH – TT – DL trong việc trao đổi, bổ sung và thực thi chính sách PTDL và liên kết DL.

­ Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp hướng dẫn xây dựng chính sách; quy hoạch về DL do Sở VH – TT –DL chủ trì.

* Ở VPC


Các Sở VH – TT – DL Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp phối hợp với An Giang trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, triển khai các đề án liên kết chung. Nâng cao hơn nữa vai trò của MDTA trong việc hỗ trợ xây dựng chính sách phát triển liên kết DL các địa phương này.

4.3.1.2. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư du lịch

a. Lí do lựa chọn giải pháp:

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong PTDL tỉnh An Giang, đặc biệt trong liên kết. Thông qua vốn đầu tư, năng lực về CSHT, CSVCKT DL được nâng cao, qua đó góp phần thúc đẩy ngành DL tỉnh phát triển. Mặt khác, việc thu hút nguồn vốn sẽ tạo cơ hội cho ngành DL có thể đẩy mạnh xúc tiến liên kết với các trung tâm DL vùng và cả nước, đồng thời giải quyết các vấn đề tồn đọng và thách thức được đề cập trong kết quả phân tích SWOT (bảng 4.1).

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

* Đối với An Giang

­ Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng phù hợp với điều kiện thực tế, đặc biệt là ưu tiên xây dựng chính sách nhằm thu hút đầu tư CSVC tại 4 địa bàn trọng điểm được xác định trong quy hoạch, đặc biệt là đầu tư vào CSHT và CSVCKT ở KDL Núi Sam ­ Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), KDL Núi Cấm ­ rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), KDL Mỹ Hòa Hưng ­ cồn Phó Ba (TP. Long Xuyên) và Khu di tích Óc Eo ­ Ba Thê (Thoại Sơn). Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng kết hợp bán đặc sản... theo NQ số 19/2018/NQ­HĐND ngày 19/7/2018 hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư phát triển dịch vụ DL, Hỗ trợ phát triển DL cộng đồng;

­ Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư (đất đai, tín dụng, thuế); Xây dựng mô hình Ban hỗ trợ doanh nghiệp trong đó triển khai hình thức đối thoại mở nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư;


­ Cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cho An Giang và các địa phương trong VPC; chia sẻ kinh nghiệm giữa An Giang với các địa phương nhằm tăng cường năng lực điều hành của

chính quyền thông qua việc cải thiện chỉ số PCI; khuyến khách các doanh

nghiệp, các Hiệp hội DL giữa An Giang và các địa phương trong vùng liên kết với nhau nhằm hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu mạnh; tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cả nước;

­ Tích cực lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các ngành khác có liên quan đến PTDL trên địa bàn An Giang để giảm bớt khó khăn về vốn của An Giang. Các chương trình, dự án cụ thể như chương trình khôi phục và phát triển làng nghề thủ công, chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác các giá trị lợi thế so sánh của An Giang về DL;

­ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư DL, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các mô hình DL văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí;

­ Phối hợp liên kết đầu tư để xúc tiến đầu tư toàn vùng thông qua việc tổ chức các diễn đàn xúc tiến đầu tư nhằm đẩy mạnh đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư từ các tập đoàn quốc tế; hoàn thiện hệ thống xúc tiến đầu tư của tỉnh và VPC, tạo ra liên kết phối hợp giữa các tổ chức này, các ngành hàng; các doanh nghiệp với nhau, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của mỗi địa phương, vừa phát huy sức mạnh tổng hợp vùng;

* Đối với VPC

Phối hợp và tham gia với An Giang trong tổ chức các hội nghị xúc tiến

đầu tư DL, trong đó, kết hợp nhằm đưa ra các chính sách thu hút có tính liên

vùng, ví dụ như thu hút đầu tư các sản phẩm liên vùng, đầu tư vào chương trình xúc tiến DL liên kết,…

c. Cơ quan thực hiện

* Đối với An Giang

Xem tất cả 266 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí