Những Tồn Tại, Hạn Chế Cần Khắc Phục Và Nguyên Nhân


năm 2017: 4.8 triệu; năm 2018: 8.8 triệu; năm 2019: 14.8 triệu và năm 2020 là:

74.6 triệu). Từ 01/01/2021 đến 27/4/2021 Báo Tổ Quốc và các chuyên trang xuất bản 42.062 tin/bài, clip (view tháng 1/2021: 2 triệu; Tháng 2/2021: 2.2 triệu; Tháng 3/2021: 2.9 triệu), 5.000- 6.000 tin/bài, clip/năm tuyên truyền các hoạt động, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ; hoạt động của Bộ; các sự kiện của Bộ, Ngành VHTTDL; đấu tranh với các hành vi sai phạm trong lĩnh vực VHTTDL tại các địa phương.

Báo điện tử Tổ quốc: Trung bình báo xuất bản hơn 160 tin/bài/clip/ngày, trong đó có khoảng 45 tin, bài/ngày tuyên truyền các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ; các hoạt động do Bộ tổ chức; các hoạt động của ngành; đấu tranh với các hoạt động sai trái trong lĩnh vực VHTTDL tại các địa phương; tuyên truyền giới thiệu những tựu của Việt Nam trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Lượng truy cập trung bình đạt 205.000/ngày (số liệu năm 2020).

Chuyên trang Tri thức trẻ xuất bản hơn 240 tin/bài/clip/ngày (số liệu năm 2020), trong đó khoảng 80 tin/bài/clip tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, thể thao du lịch tới đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam; cung cấp thông tin, phản ánh tâm tư nguyện vọng của tầng lớp trí thức trẻ nhằm khuyến khích phát huy tinh thần sáng tạo và tài năng phục vụ sự phát triển công nghệ, đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình của đất nước.

Chuyên trang Nhịp sống Việt xuất bản hơn 105 tin/bài/clip/ngày (số liệu năm 2020), trong đó khoảng 50 tin/bài/clip tập trung tuyên truyền phổ biến các nội dung về xây dựng đạo đức, lối sống, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và thể chất, lành mạnh hóa lối sống của thế hệ trẻ; tuyên truyền giới thiệu những tựu của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; đặc biệt là các thành tựu trong lĩnh vực VHTTDL.

Chuyên trang Nhịp sống Kinh tế xuất bản 50 tin/bài/clip/ngày (số liệu


năm 2020) trong đó khoảng 25 tin/bài/clip/ngày tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, thể thao, du lịch…

Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật từ tháng 7/2020 tăng kỳ xuất bản từ 01 kỳ/tháng lên 03 kỳ/tháng, trong đó: Kỳ 1-Nghiên cứu, thông tin lý luận (120 trang); Kỳ 2-Xây dựng đời sống văn hóa (76 trang), Kỳ 3-Thế giới nghệ thuật (80 trang). Trong 5 năm qua, Tạp chí luôn đạt điểm khoa học cao thuộc tốp đầu chuyên ngành văn hóa, thể thao, du lịch do Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận, góp phần phát triển công tác quản lý, đào tạo nhân lực bậc cao cho ngành và xã hội. Tổng số lượng phát hành 5 năm qua: 130.000 bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Trong cuộc khảo sát về công tác truyền thông của Bộ VHTTDL, trong đó có TTCS, nhóm nghiên cứu đã đưa ra danh sách 11 kênh thông tin của Bộ VHTTDL bao gồm: Cổng Thông tin điện tử của Bộ, 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Báo Văn hóa, Báo Điện tử Tổ quốc) và 7 tạp chí/báo thuộc Tổng cục, Cục, kết quả khảo sát cho thấy: Cổng thông tin của Bộ VHTTDL là kênh thông tin được nhiều người biết đến nhất (93,2% quản lý và 38,8% người dân). Mặc dù là kênh thông tin đứng đầu trong danh sách được nhiều người biết đến, tuy nhiên, có đến 61,2% người dân không biết đến Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL, đây cũng là một số liệu cần phải xem xét, điều chỉnh vì đây là con số thấp đối với kỳ vọng được lan tỏa thông tin của một kênh truyền thông chính của Bộ. Tạp chí Làng Việt là kênh thông tin được ít người biết đến nhất: 51,2% quản lý biết và 16% người dân biết đến tạp chí này. Các kênh thông tin được nhiều người biết đến tiếp theo là Báo Văn hóa (81,6% quản lý và 28,8% người dân), Tạp chí điện ảnh (79,2% quản lý và 25,2% người dân), Báo Du lịch (76,8% quản lý và 32,8% người dân), Tạp chí Du lịch (76,8% quản lý và 20,4% người dân) (Chi tiết tại biểu đồ phía dưới).


Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 14


Thực trạng biết các kênh thông tin

của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tạp chí Làng Việt Tạp chí Xây dựng đời sống văn hóa

Báo điện tử Tổ quốc Tạp chí Nghệ thuật biểu diễn Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Báo Thể thao Việt Nam

Tạp chí Du lịch Báo Du lịch

Tạp chí Điện ảnh Báo Văn hóa

Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao…

0

16

20

21.6

16.4

22.8

51.2

56.8

57.2

60.8

37.2

20.4

32.8

25.2

28.8

38.8

73.6

74.4

76.8

76.8

79.2

81.6

10 20

30

40

50

60

70

80

93.2

90 100

người dân

quản lý

Biểu đồ 5: Tỉ lệ biết về các kênh thông tin của Bộ6

[Theo kết quả điều tra của đề tài cấp Bộ, Văn phòng Bộ VHTTDL, 2018-2019]

Đối với người dân, thì các loại báo được biết đến nhiều hơn các loại tạp chí chuyên môn. Còn đối với quản lý, thì báo đi liền với tạp chí. Điều này có thể giải thích được bởi người dân chỉ cần thông tin để biết, còn quản lý lại cần thông tin sâu. Do vậy, các tạp chí gần như không được nhiều người dân biết đến và lựa chọn đọc. Tạp chí hướng đến đối tượng nghiên cứu chuyên ngành và những người trực tiếp làm công tác quản lý theo lĩnh vực nhiều hơn.

Theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ VHTTDL, hiện nay, đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí là Văn phòng Bộ. Bên cạnh việc sử dụng kênh thông tin thường xuyên là những cơ quan báo chí thuộc Bộ (Báo Văn hóa, Báo điện tử Tổ quốc,…), để tăng cường hiệu quả truyền thông và đặc biệt trong việc xử lý những vấn đề “nóng”, được dư luận đặc biệt quan tâm thì việc cung cấp thông tin được thực hiện trên nhiều kênh thông tin, trong đó ưu tiên lựa chọn những cơ quan thông tấn, báo chí Trung


6 Sau tháng 6/2021, số lượng cơ quan, đơn vị báo chí thuộc Bộ VHTTDL đã thực hiện sáp nhập


ương, có nhiều lượng khán giả/bạn đọc theo dõi như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), báo Vnexpress.net, Tiền phong, Tuổi trẻ, Thanh niên, Vietnamnet,…

Và thực tế là trên “biểu đồ xếp hạng” các kênh thông tin có lượng theo dõi lớn đó, rất thiếu vắng kênh thông tin thuộc Bộ VHTTDL. Vấn đề thiếu hụt kênh thông tin lớn mạnh để thực hiện TTCSVH cũng là một thực tế đang đặt ra rất cấp thiết. Đây cũng là một thực tế đặt ra thách thức đối với những người làm công tác truyền thông của Bộ VHTTDL, bởi một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để đạt hiệu quả truyền thông cao là kênh thông tin phải có vai trò, vị thế nhất định trong hệ thống những kênh cung cấp thông tin có lượng đọc/theo dõi lớn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn chế của Luận án, vấn đề làm thế nào để tăng hiệu quả của các kênh truyền thông của Bộ VHTTDL vẫn chưa thể có những giải đáp cụ thể, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để đánh giá hiện trạng và hiệu quả đầu tư đối với từng kênh thông tin này.

Đây cũng là một thực tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả truyền thông của Bộ VHTTDL.

2.5. Đánh giá chung

Qua kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả điều tra khảo sát, có thể thấy được một số điểm chính trong phần nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác TTCS về văn hóa thông qua khảo sát các văn bản do Bộ VHTTDL ban hành và các sự kiện do Bộ tổ chức, cụ thể như sau:

2.5.1. Những kết quả tích cực và nguyên nhân

* Kết quả:

- Các chủ thể truyền thông đã phát huy vai trò tích cực trong công tác truyền thông về văn hóa, trong đó, Văn phòng Bộ đã thể hiện rõ nét nhất vai trò của cơ quan đầu mối, điều phối các hoạt động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí. Trong các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, Vụ Pháp chế đã thực hiện


tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Các lĩnh vực quản lý di sản văn hóa, quản lý lễ hội và quản lý điện ảnh đã có những nỗ lực nhất định trong các hoạt động TT nói chung và TTCS nói riêng.

- Công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí cũng đã được chú trọng, song song với việc hoàn thiện các văn bản liên quan như Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quy chế cung cấp thông tin cho công dân; Quy chế làm việc giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí, xuất bản, các hoạt động họp báo, gặp mặt phóng viên, trả lời phỏng vấn, chủ động cung cấp thông tin báo chí,…đã cho thấy sự tích cực, chủ động của chủ thể truyền thông. Các “điểm nóng thông tin” mà dư luận, báo chí quan tâm cũng được xử lý kịp thời và thông tin đầy đủ qua các kênh thông tin thuộc Bộ và các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong đó, tiêu biểu là trong công tác quản lý lễ hội, điện ảnh có sự tích cực, chủ động trong đối thoại với các cơ quan, đơn vị truyền thông về những vấn đề dư luận quan tâm, để lắng nghe, kịp thời có những điều chỉnh, ứng xử phù hợp.

- Truyền thông sự kiện văn hóa cũng có một số điểm sáng trong giai đoạn 2016-2021 như tổ chức bình chọn 10 sự kiện VHTTDL tiêu biểu hàng năm, truyền thông về Liên hoan phim, EXPO Dubai 2020, chuỗi chương trình nghệ thuật online với chủ đề “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” với mục đích chung tay cùng cộng đồng để phòng, chống dịch Covid-19 bằng những liều “vaccine tinh thần”…

* Nguyên nhân:

- Chủ thể truyền thông: Giai đoạn 2016-2021, lần đầu tiên Bộ VHTTDL có bộ phận chuyên trách về truyền thông có vai trò là đầu mối tham mưu điều phối và quản lý dòng chảy thông tin về văn hóa, thể thao và du lịch, triển khai kịp thời, hiệu quả, thiết thực và có nhiều đổi mới; từng bước trở thành cầu nối, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan thông tấn, báo chí với các


đơn vị thuộc Bộ, góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các hoạt động trong công tác QLNN của Ngành đến với đông đảo người dân. Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Bộ VHTTDL đối với công tác truyền thông về văn hóa.

- Chính sách truyền thông: Việc hoàn thiện và ban hành “Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí”; “Quy chế cung cấp thông tin cho công dân” và “Quy chế làm việc giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí, xuất bản” là những căn cứ pháp lý, tiền đề nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả, thống nhất trong công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí nói riêng và thực hiện công tác truyền thông về văn hóa của Bộ VHTTDL nói chung.

- Cơ chế phối hợp: Cũng qua kết quả khảo sát, cho thấy có sự kết nối, phối hợp giữa các chủ thể truyền thông trong Bộ, với vai trò trung tâm là Văn phòng Bộ - đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí và các hình thức tổ chức gặp mặt, trao đổi trực tiếp với các phóng viên báo chí trước những vấn đề “điểm nóng” mà dư luận quan tâm vừa thể hiện tinh thần cầu thị của Bộ VHTTDL trong công tác truyền thông, vừa là phương thức hiệu quả trong trao đổi, giải đáp thắc mắc và cũng là kênh lắng nghe phản hồi về công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ nói riêng và công tác xây dựng, thực thi, đánh giá CSVH nói chung.

2.5.2. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân

* Tồn tại, hạn chế:

- Việc tiếp nhận thông tin của công chúng chưa hiệu quả: Với chức năng QLNN về văn hóa trải rộng ở nhiều lĩnh vực, xét tổng thể theo kết quả khảo sát, mức độ tiếp cận thông tin của người dân về những hoạt động, sự kiện và văn bản chính sách văn hóa là thấp. Đây cũng là một vấn đề rất cần phải xem xét, có giải pháp hữu hiệu bởi đặc thù của văn hóa, đối tượng thụ hưởng được hướng đến cao nhất là người dân. Và một trong những điều kiện đầu tiên để đo được mức


độ hưởng thụ của người dân là việc tiếp cận thông tin.

- Về việc tiếp nhận thông tin, sự chênh lệch giữa nhóm quản lý và người dân là khá xa. Tuy nhiên, vấn đề cần phải chú trọng và có nghiên cứu sâu hơn đó là thái độ của người dân khi tỏ ra không quan tâm đến những vấn đề văn bản chính sách của Ngành thông qua các trả lời phỏng vấn sâu, đó cũng là yếu tố tác động sâu sắc đến năng lực truyền thông của công chúng.

- Các hoạt động truyền thông thực sự mới chỉ dừng ở những cá nhân, cơ quan đơn vị có chức năng phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí hoặc có vai trò là kênh thông tin của Bộ VHTTDL. Thực tế này cũng đặt ra vấn đề, các chủ thể CSVH cần nâng cao hơn nữa tính chủ động và coi các hoạt động truyền thông về văn hóa gắn liền, xuyên suốt trong một chu trình chính sách.

- Về các hoạt động truyền thông, qua tìm hiểu sâu 3 lĩnh vực thì có thể thấy: lĩnh vực di sản văn hóa và lĩnh vực điện ảnh mới tập trung truyền thông vào các sự kiện, hoạt động thuộc phạm vi QLNN của Bộ, chưa chú trọng vào TTCS trong giai đoạn vừa qua. Trong khi đó thì lĩnh vực quản lý lễ hội đã tập trung cân đối giữa truyền thông về các văn bản, chính sách của các cấp quản lý cũng như truyền thông các hoạt động, sự kiện.

- Các kênh thông tin của Bộ VHTTDL có tỉ lệ được biết đến chưa nhiều, ở nhóm quản lý là ở mức trung bình, còn người dân ở mức thấp. Đây cũng là một thực trạng cần cải thiện bởi để tăng cường hiệu quả truyền thông thì việc đầu tư, hoàn thiện và phát triển các kênh thông tin là rất quan trọng. Trong các kênh thông tin nói chung, truyền hình được đánh giá là kênh thông tin chiếm ưu thế nhất trong các loại kênh thông tin được khảo sát, đánh giá, khi đồng thời chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguồn tiếp cận thông tin về văn hóa, thể thao, du lịch và với đánh giá tính kịp thời của các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, mức độ lựa chọn Truyền hình có tỉ lệ “Tất cả các thông tin được cùng cấp kịp thời” cũng là cao nhất. Bên cạnh đó, những đánh giá về vai trò và mức độ tiếp


nhận thông tin mạng xã hội rất cao cũng là một lưu ý cần xem xét, có những giải pháp cụ thể để ngăn ngừa tình trạng phát tán những thông tin xấu, ảnh hưởng đến Ngành.

* Nguyên nhân:

- Vai trò của truyền thông chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo dù đã có những kết quả bước đầu, nhưng chưa có một kế hoạch bài bản và việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, nhất quán và cũng thiếu thường xuyên, liên tục giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL. Đối với 119 văn bản được xây dựng, ban hành trong giai đoạn 2016-2020 của Bộ, không có một kế hoạch truyền thông chung, cũng như không có kế hoạch truyền thông riêng cho văn bản nào. Đây là một thực tế tác động mạnh mẽ tới hiệu quả thực thi chính sách, bởi để công chúng chủ động tham gia thực hiện chính sách thì điều kiện cần và đủ là công chúng phải biết đến chính sách và hiểu được chính sách một cách đầy đủ. Do vậy, mỗi cá nhân, đơn vị, cơ quan là chủ thể của CSVH cần thực hiện cả vai trò là chủ thể truyền thông. Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động truyền thông, các chủ thể cần nhận thức sâu sắc về vai trò, sứ mệnh của truyền thông như một phương pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả QLNN về văn hóa, từ đó có những kế hoạch mang tính chiến lược, dài hơi hoặc những ứng xử với truyền thông kịp thời, hiệu quả.

- Kênh thông tin của Bộ chưa phát huy được vai trò là cơ quan dẫn nguồn cho các hoạt động truyền thông về văn hóa. Các đơn vị báo chí do Bộ làm cơ quan chủ quản đã thực hiện được vai trò là cơ quan tuyên truyền chủ lực trong lĩnh vực văn hóa nhưng chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của công chúng. Việc đầu tư cho các kênh thông tin thuộc Bộ chưa tương xứng phát triển kênh thông tin chủ lực của Bộ VHTTDL, chưa đảm bảo phát triển được các loại hình báo chí đa phương tiện, tòa soạn hội tụ. Trong các kênh thông tin nói chung thì truyền hình vẫn chiếm ưu thế, được đánh giá là đáng tin cậy nhiều nhất nhưng chưa có chương

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí