như chủ động lực lượng bảo vệ và lo hậu cần phục vụ đoàn rước của phường. UBND phường Ngô Quyền và Lê Lợi mặc dù không có truyền thuyết liên quan đến lễ hội nhưng vì là nơi có nghi lễ rước đi qua nên chính quyền phường phải đảm bảo đường phố sạch sẽ, quang đãng, cử lực lượng bảo vệ, công an, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, đảm bảo đoàn rước đi qua an toàn cũng như hướng dẫn người dự hội chui qua kiệu, nhất là các cháu nhỏ, người già để phòng tránh tai nạn xảy ra, quán triệt nhân dân nghênh lễ gọn gàng, không ảnh hưởng đến giao thông.
Năm 201 , tức là vào hội phụ, kế hoạch phân công cộng đồng tham gia lễ rước của UBND phường Trung Hưng được triển khai về làng chính và làng phụ [chi tiết xem tại phụ lục]. Theo bản kế hoạch trên thì việc phân công của UBND phường Trung Hưng chủ yếu giao về cho làng Vân Gia (tổ dân phố 5, , 7, , 9) với trách nhiệm chỉ đạo kiệu Văn và kiệu Ngai, riêng kiệu Lồng Mũ giao về cho làng Phù Sa. Đối với lực lượng rước có sự tham gia hầu hết của làng Vân Gia, tiếp đó là các làng Phú Nhi, Phù Sa, Ái Mỗ, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trai. Không phải ngẫu nhiên làng Vân Gia được UBND phường Trung Hưng chọn làm “Anh Cả” trong mối quan hệ giữa những ngôi làng cùng chịu ơn Thánh mà từ quá trình địa phương hóa truyền thuyết luận án đã trình bày ở phần trên. Trong truyền thuyết, Đền Và nằm tại thôn Vân Gia, đây là nơi đất thiêng được Thánh yêu thích nhất nên chọn để nghỉ chân. Mượn truyền thuyết để phân công tổ chức lễ hội đã tạo nên được sự đồng thuận to lớn mà không có bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa các làng chính và làng phụ. Chính vì vậy, hàng năm, cứ vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch, làng Vân Gia sẽ rước kiệu Văn tới Đền Và làm lễ phong triều trước, để xin dựng cờ mở hội - trưng bày tất cả cờ quạt. Ngày 15, đoàn rước của làng Vân Gia sẽ vào đền đầu tiên để làm lễ. Làng Phú Nhi có nhiệm vụ rước kiệu hoa quả và lễ vật vào ngày 15 âm lịch, trước đó ngày 13 tháng Giêng âm lịch, làng Phú Nhi đã tổ chức lễ hội riêng của đình. Làng Phù Sa sẽ rước kiệu Lồng Mũ, kiệu lễ vật, vào năm chính, làng Phù Sa sẽ khênh một góc chân kiệu Thánh cùng với làng Vân Gia. Bốn làng phụ là Mai Trai, Ái Mỗ, Nghĩa Phủ và Thanh Trì cũng được làm lễ rước kiệu vào đền, tuy nhiên, 4 làng này chỉ rước tráp lễ vật chứ không được rước kiệu Thánh. Lễ vật là hoa- quả chứ không có thêm xôi và thịt như các làng chính. Khi vào đền, bốn làng phụ này cũng chỉ được lễ vật tại sân cạnh kiệu văn chứ không được dâng vào trong cung như các làng chính. Tương tự như vậy, chính quyền phường Trung Hưng khi họp với BTC Đền Và cũng lựa chọn đội tế theo nguyên tắc tôn trọng truyền thuyết. Đội hình ban tế gồm 1 cụ: Một chủ tế, 2 bồi tế, 1 đông xướng, 1 tây xướng, 1 cờ, 1 trống khẩu, 1 dẫn chúc, 1 đọc chúc và 7 người tiến lễ do các thôn cử ra; song theo quy định, ghế chủ tế phải thuộc về Vân Gia; 2 bồi tế thì một là Phù Sa, một là Duy Bình. Theo các cụ ở đây, sở dĩ có sự đặc cách ấy là bởi đền nằm trên đất Vân Gia. Là dân sở tại, thôn Vân Gia phải có trách nhiệm lo cắt cử người trông nom, quét dọn và đ n hương hàng ngày ở đền cũng như trong những dịp lễ hội, nên việc dành cho Vân Gia một số quyền lợi là lẽ đương nhiên. Sau đó là Phù Sa, vì thôn này có công lớn trong việc công đức làm nhà tiền tế và là thôn có phần đất
mà muốn sang đền Ngự Dội (ở thôn Duy Bình bên kia sông) bắt buộc đoàn rước phải đi qua. Kém Vân Gia và Phù Sa nhưng hơn các thôn khác là cũng được hưởng ít nhiều quyền lợi là Duy Bình: Thứ nhất, đền Ngự Dội thuộc địa phận Duy Bình; thứ hai, Duy Bình là thôn đảm nhận việc ra sông Hồng lấy nước về bao sái tượng thánh hàng năm. Về kinh phí, trước ngày tổ chức lễ hội thì bên xã Vĩnh Ninh kêu gọi đóng góp 30.000 nghìn một hộ, tổng hộ hiện nay là khoảng 200 hộ. Số tiền thu được khoảng triệu. Trong khi đó, phường Trung Hưng được gọi là dân Anh (nơi Đức Thánh Tản ngự và có Đền Và) nên cũng hỗ trợ cho Vĩnh Ninh, tùy theo năm với khoảng tiền từ đến triệu, tức là bằng tổng số tiền cả xã Vĩnh Ninh kêu gọi đóng góp cho lễ hội, thậm chí còn lớn hơn.
Tiểu kết
Tại chương 2, luận án đã đi vào phân tích quá trình quản lý tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản, từ đó khẳng định Ngài vốn không phải là một con người có thật mà chính là sản phẩm của triều đình phong kiến. Mặc dù Đức Thánh Tản có nguồn gốc xuất thân từ trong dân gian nhưng quá trình nhào nặn, đắp thêm các lớp ý nghĩa của hình tượng đã phản ánh yếu tố chính trị rò nét, khiến hình tượng trở thành một công cụ để củng cố tính thống nhất - dân tộc - tộc người của Nhà nước cũng như những người đại diện cho lợi ích quốc gia và gửi gắm những mong muốn về một xã hội tốt hơn, an bình và thịnh trị hơn của triều đình trong một giai đoạn lịch sử. Sự lan toả những giá trị xã hội của hình tượng Đức Thánh Tản ấy vừa là sự vận động tự thân, nhưng đa số là do tác động của những yếu tố chính trị: khi đã hình thành quốc gia - dân tộc, nhà nước phong kiến đã tuyển chọn những giá trị xã hội phù hợp, có lợi cho ích lợi quốc gia, dân tộc mình rồi thể chế hóa chúng và phổ biến chúng khắp đời sống cộng đồng ở Sơn Tây. Từ đó, Nhà nước cũng có thể chính thống hóa vai trò tổ chức và hài hoà trách nhiệm giữa làng chính và làng phụ trong khâu tổ chức cũng như củng cố và mở rộng mối quan hệ xã hội với các địa phương bạn.
Cũng trong khuôn khổ trách nhiệm và quyền hạn của mình, Nhà nước có thể “sáng tạo truyền thống” và phân công xã hội. Sự “sáng tạo truyền thống” này được thể hiện thông quá những nỗ lực để khôi phục lễ hội truyền thống, mở rộng quy mô tổ chức cũng như khai thác giá trị của lễ hội. Từ đó, lễ hội Đền Và sẽ được hiểu đa nghĩa, không chỉ là lễ hội tôn vinh truyền thống văn hóa, anh hùng khai sáng mà còn trở thành sự kiện văn hóa đa lợi ích cho thị xã Sơn Tây. Trên phương diện phân công xã hội, trách nhiệm hầu hết thuộc về Nhà nước và tất nhiên cũng có sự đồng thuận của cộng đồng. Tất cả tạo nên một lễ hội có sự phân công rò ràng nhiệm vụ của các ban, các nhóm, các độ tuổi hay các ngành nghề. Đó chính là cách tạo lập vốn xã hội thông qua quá trình phân công xã hội. Nhờ đó, lợi ích mà Nhà nước nhận được là hoạt động giữa các nhóm luôn có sự khớp nối rất trơn tru và lễ hội có thể diễn ra một cách suôn sẻ. Chúng ta nên hiểu di sản là một chức năng và vì vậy là một sự lựa chọn cho phát triển. Chính vì vậy, không có một sự mâu thuẫn cố hữu nào giữa bảo tồn và phát triển, và kế hoạch bảo tồn di sản không thể tách rời khỏi các chiến lược phát triển khác. Ý thức về sự linh hoạt ấy, Nhà nước có thể khai thác tốt tín ngưỡng và lễ hội từ quá khứ cho những mục đích đương đại, giúp quá khứ trở thành động lực phát triển cho xã hội đương đại.
Chương 3
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Vua Của Làng Xã: Thành Hoàng Làng Đức Thánh Tản
- Chính Thống H A Vai Trò Tổ Chức Của Ubnd Phường Trung Hưng
- Đơn Vị Hành Chính Trên Giấy Tờ Và Tên Gọi Gốc Của Các Làng
- Từ Không Gian Vật Chất Đến Không Gian Thiêng [16, Tr.66]
- Gìn Giữ Niềm Tin Tín Ngưỡng Và “Sáng Tạo Truyền Thống”
- Sự Thăng Hoa Trạng Thái Tâm Lý Cá Nhân Và Cộng Đồng
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
VỐN XÃ HỘI DƯỚI GÓC ĐỘ CỘNG ĐỒNG TRONG LỄ HỘI ĐỀN VÀ
Tại chương 3, luận án nói đến yếu tố cộng đồng trong tạo lập và sử dụng VXH trong lễ hội Đền Và. Cơ sở hình thành, biểu hiện cũng như lợi ích thu được từ VXH của cộng đồng sẽ được nhìn nhận trên ba phương diện (cũng là ba loại vốn), đó là kinh tế, văn hoá và biểu tượng. Ba phương diện này đã phản ánh nguồn gốc và bản chất VXH của cộng đồng một cách sâu sắc và chân thực.
3.1. Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và nhìn từ phương diện kinh tế
Trên phương diện kinh tế, lễ hội ra đời từ tín ngưỡng đã phản chiếu trung thực loại hình kinh tế của cộng đồng, có nghĩa là trong lễ hội, VXH có thể được hiểu ở loại hình kinh tế của cộng đồng. Từ lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng, cộng đồng sẽ nhận được những lợi ích kinh tế. Nhưng lợi ích này có thể giống/không giống hoặc hơi giống với loại hình kinh tế ban đầu trong quá trình tạo lập. Ở đây luận án bàn đến hai loại hình kinh tế, thứ nhất là loại hình kinh tế sơ khai tạo nên tín ngưỡng và lễ hội; thứ hai là thực hành sinh hoạt tín ngưỡng và tổ chức lễ hội mang lại giá trị kinh tế cho cộng đồng.
3.1.1. Loại hình kinh tế nông nghiệp xứ Đoài hình thành tín ngưỡng và lễ hội
Một cộng đồng, cho dù chịu những tác động của những yếu tố khác nhau như biến động lịch sử, đồng hóa, giao lưu hay tiếp biến văn hóa… dữ dội thế nào đi nữa thì đời sống tinh thần thể hiện qua sinh hoạt lễ hội cũng vẫn là tấm gương phản chiếu khá trung thực loại hình kinh tế cơ bản của họ. Với một cộng đồng cư dân sinh tồn trên nền tảng nông nghiệp lúa nước, những thuộc tính của nền kinh tế này đã trở thành tâm thức. Trải qua sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những thói quen của người nông dân trong ứng xử với cây trồng vật nuôi chỉ có thể lý giải bằng niềm tin tín ngưỡng. Trong tín ngưỡng và lễ hội nông nghiệp, nói một cách khái quát nhất, chính là dịp để cộng đồng bày tỏ nguyện vọng, ước vọng con người trong mối quan hệ với tự nhiên/các thế lực siêu nhiên (về mùa màng, về cuộc sống cá nhân lẫn cộng đồng). Trong mối quan hệ cộng sinh, cộng cảm, cộng mệnh giữa con người với con người, con người với cộng đồng, xã hội và cọn người với thế giới (vật chất lẫn siêu hình), cũng như cảm thụ được niềm an lạc, sự vững tâm… những yếu tố xem ra là không mấy quan trọng nhưng rất cần cho sự ổn định và bền vững của xã hội.
Xứ Đoài (Sơn Tây xưa) là vùng đất gốc của người Việt cổ và nền văn minh Việt cổ, nơi chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của những nhà nước đầu tiên của người Việt. Xứ Đoài - không gian của lễ hội Đền Và cũng là một không gian văn hóa đặc trưng của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong không gian đó, quá trình con người khai phá đồng đất, tụ cư, định cư, tổ chức sinh hoạt xã hội đã được tái hiện lại qua những câu chuyện
truyền thuyết cũng như những sinh hoạt tín ngưỡng và tổ chức lễ hội. Trong lịch sử, trước khi là một vùng đất trăm nghề nức tiếng ven đô, xứ Đoài đã từng là nơi “ăn cơm thì ít ăn khoai thì nhiều”. Bên cạnh dải đồng bằng phía Đông Nam màu mỡ, thuận lợi cho tập quán canh tác truyền thống thì phần lớn diện tích đất xứ Đoài có những đặc trưng môi trường hạn chế. Phát huy nguồn lợi tự nhiên, thay đổi và cải tạo những điều kiện khó khăn là cách mà người nông dân đồng đất xứ Đoài thích ứng, phát triển. Ở châu thổ Bắc Bộ, do diện tích nhỏ h p, nơi cư trú và nơi sản xuất thường rất gần nhau, thậm chí nơi sản xuất cũng chính là nơi cư trú. Đối với xứ Đoài, dải đất ven sông, tình trạng này càng trở nên phổ biến. Không gian xứ Đoài ổn định ở khoảng thế kỷ XVII-XVIII khi người nông dân “cày sâu cuốc bẫm” ở đất châu thổ, đã quen với cánh đồng thẳng cánh cò bay, với canh trì, canh viên, canh điền, đã “xa rừng nhạt biển”. Lúc này xứ Đoài - Sơn Tây bắt đầu được quan niệm là nơi nước độc ma rừng, đi dễ khó về, sinh kế khó khăn, thu nhập không ổn định. Khu vực đồi núi phía Tây của xứ Đoài trong tâm thức của dân châu thổ là một nơi nguy hiểm có thể gây chết người. Dòng sông Đà với thác Bờ, ghềnh Bợ và sự hùng vĩ một cách đầy bí ẩn của núi Tản Viên. Người dân cho rằng đây là nơi ma thiêng nước độc hơn tất cả mọi nơi khác. Cho đến đầu thế kỷ XX, Phạm Xuân Độ miêu tả khu vực nay là “một nơi cây cối um tùm, khe suối ẩm thấp, giống muỗi truyền bệnh dễ sinh sản” [3, tr.2 ]. Phía Tây Nam xứ Đoài cũng không phải là một nơi cư trú phù hợp cho người Việt ở châu thổ bởi đất canh tác hạn chế, điều kiện tự nhiên nguy hiểm. Núi Ba Vì và sông Tích như tường thành chắn giữa khu Tây Bắc và Đông Nam. Đó là lý do người dân có những nhận thức mơ hồ và vùng đất này là thuộc về vùng tri nhận mơ hồ đối với chủ thể văn hóa. Sự mơ hồ và e d đó đã kéo theo cả một ý niệm về một vùng đất không dễ sống đối với cư dân châu thổ. Khu vực gò đồi trung tâm là khu vực ven sông Tích nơi cư trú lâu đời cũng là khu vực đất chật người dông vào bậc nhất xứ Đoài. Do điều kiện tự nhiên không ủng hộ, chưa chống xong hạn lại lo chống úng nên việc canh tác ở đây không mang nhiều hiệu quả. Người nông dân vì thế phải tìm cách phát triển các nghề thủ công sẵn có và các nghề phi nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu nghề, thay đổi sinh kế, biến các nghề phụ thành sinh kế chủ đạo, phù hợp với môi trường, biến các làng nông nghiệp thành làng nghề thủ công nghiệp là cách để người nông dân xứ Đoài vùng trung tâm thích ứng với môi trường tự nhiên không thuận lợi.
Tóm lại, từ không gian sản xuất nông nghiệp này, có thể thấy xứ Đoài là vùng đất vừa thuận lợi vừa không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp truyền thống. Vùng thuận lợi là vùng đất phía Đông, được bồi tụ liên tục bởi dòng sông Hồng, sông Đáy. Đây là nơi có các xứ đồng rộng lớn, các bãi bồi màu mỡ với ao hồ đầm bãi, nơi có những đặc sản nông nghiệp nổi tiếng. Người xứ Đoài đã đem các đặc sản đó gắn với địa danh như một niềm tự hào. Khu vực không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là khu vực đồi núi
phía Tây và đồng bằng trung tâm. Không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp vì người nông dân đồng bằng châu thổ đã có một khoảng thời gian dài xa rừng nhạt biển để quen với đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Với những hoạt động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, biến các sản phẩm lương thực không phổ biến thành phổ biến, biến môi trường thiên nhiên hoang sơ thành những nơi đáng ao ước để nghỉ ngơi, trải nghiệm như ngày nay, vùng xứ Đoài ngh o khó ám ảnh trước kia đã trở thành một vùng đất mới năng động trên mọi mặt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Nhìn trên lát cắt đồng đại, người Việt nói chung cũng như cộng đồng ở Sơn Tây có hai phương thức sinh sống: nghề trồng lúa nước và nghề đánh bắt thủy hải sản. Mỗi ngành nghề sẽ dẫn đến niềm tin tín ngưỡng khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Chí Bền, “Trong dân gian có một sự sùng bái rất trọng yếu là sùng bái các tổ sư bách nghệ. Mỗi nghề nghiệp đều phải thờ một vị tổ sư hoặc là người thứ nhất đem nghề ấy ở nơi khác truyền lại cho dân làng nào hay miền nào. Nhưng phần nào người ta chẳng biết vị tổ sư ấy là ai, cho nên người ta thường xem tổ sư là một vị thần bảo hộ cho nghề nghiệp” [11, tr. ]. Vì thế, cư dân sống bằng các phương thức sinh sống khác nhau, mà từ đó có những lễ hội khác nhau. Nhìn tổng quát, có thể thấy trong xã hội Việt Nam cổ truyền có ba loại người với hai ngành nghề khác nhau: nông dân và nghề trồng lúa nước; ngư dân với nghề đánh bắt thủy hải sản; và thị dân. Chính ba loại người này là chủ/khách thể của lễ hội cổ truyền người Việt. Trong xã hội xưa, nông dân và ngư dân chính là hai tổ chức nhóm xã hội cùng sinh tồn trên một địa bàn đồng ruộng ven sông, cùng nghề nông ngư nghiệp đã tạo dựng nên tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản và lễ hội rằm tháng Giêng và rằm tháng Chín. Trong xã hội nay, với bối cảnh kinh tế thị trường ngày một lớn mạnh, tổ chức nhóm xã hội trở nên đa dạng hơn, bên cạnh hai nhóm nông dân và ngư dân, lễ hội đã nảy sinh thêm nhóm chủ thể thứ ba là thị dân (buôn bán gần và xa Đền Và). Tầng lớp thị dân trong lễ hội Đền Và vốn có nguồn gốc từ nông dân và ngư dân nhưng đã có sự biến đổi ngành nghề cho phù hợp với xu thế. Từ đó, chủ/khách thể của lễ hội ít nhiều đã có sự tham gia một cách tích cực hơn thông qua hoạt động công đức và đóng góp vào di tích và lễ hội.
Trong các truyền thuyết sưu tập được liên quan đến lễ hội Đền Và, Đức Thánh Tản xuất hiện với tính cách của người anh hùng khai sáng văn hóa. Có thể nói, sự tạo dựng và sáng tạo truyền thuyết của cộng đồng địa phương chính là một yếu tố quan trọng giúp tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản được gìn giữ và vẫn thu hút đông đảo người đi lễ. Vùng ven sông Tích vẫn lưu hành những truyền thuyết về việc Đức Thánh Tản dạy dân làm ruộng. Các làng Vân Gia, Nghĩa Phủ, Phú Nhi kết nối nhau lại để truyền tụng những câu chuyện về việc Đức Thánh Tản dạy dân lễ giáo, trau dồi phong hóa, mong muốn mọi người sống với nhau đầm ấm, chan hoà, có nghĩa, có nhân. Đức Thánh Tản - anh hùng khai sáng văn
hóa dù là con người thực - Nguyễn Tuấn hay biểu tượng - thần núi Tản cũng để lại cho chúng ta những tình cảm tốt đ p về Ngài, về hình ảnh con người mang phẩm chất nhân văn cao cả, do những thành tựu Người để lại cho cư dân sở tại. Đối với xã hội và cộng đồng, Ngài luôn luôn ý thức về việc cải thiện và nâng cao đời sống cho dân bằng những việc làm chủ động với nhân cách của người anh hùng, nói cách khác là người anh hùng khai sáng văn hóa, tận tâm tận lực vì dân. Ngài luôn sáng tạo ra kỹ thuật mới và đỉnh cao là công cuộc tạo lập ra một vùng cư trú và sản xuất ổn định cho dân, đó là định cư để làm nghề nông. Nhìn lại quá trình lịch sử ấy, dù hoạt động trồng trọt hay đánh bắt cá thì nó đều phản ánh nền kinh tế chủ đạo của cư dân: làm nông nghiệp - sinh nghiệp lâu dài của người Sơn Tây. Đây chính là một sự tạo lập VXH trên phương diện loại hình kinh tế.
Sông Hồng vốn là sông Cả của nước Việt, là khởi nguồn của nền nông nghiệp lúa nước thuở ban đầu. Với nền kinh tế nông nghiệp của người dân xứ Đoài xưa, sông Hồng có vai trò lớn lao bởi những ảnh hưởng và chi phối của nó đến mùa màng thu hoạch. Đó là lý do truyền thuyết về Đức Thánh Tản nhuốm cả màu vào dòng sông Hồng quanh năm đỏ phù sa. Nó trở thành không gian mà Thánh đã dạo chơi trong khoảng thời gian ngài cai trị núi Tản, là con sông gắn với sự tích về Ngài, từ cô gái gánh nước cho Ngài tắm, cho đến khi Ngài dạy nhân dân đánh cá,… tất cả đều gắn với sông Hồng, và được nhắc đến khi nói về sông Hồng tại đây. Lễ hội Đả Ngư vào rằm tháng Chín trên sông Tích ngoài mục đích dựng lại tích Thánh Tản kéo vó, nhớ công đức của người anh hùng trị thủy trong dân gian. Do đó, lễ hội Đả ngư trước hết phản ánh quá trình khai thác tự nhiên từ thuở ban đầu sau đó gắn với khuyến ngư, là bài học về giữ gìn môi trường sinh thái vùng sông Tích nhằm phát triển kinh tế bền vững: khai thác, đánh bắt phải đi đôi với bảo tồn, phát triển, để thủy, hải sản trên sông, biển Việt Nam mãi mãi là nguồn tài nguyên quý giá của nước nhà.
Ở các cộng đồng người Việt, chu trình vòng đời được đánh dấu bằng các lễ, chu trình vòng quay của tự nhiên được đánh dấu bằng các tết (tiết) thì chu trình cây trồng lại được đánh dấu bằng một loại hình khác - đó là lễ hội. Đa phần lễ hội cổ của người Việt là lễ hội nông nghiệp. Lễ hội Đền Và hai lần một năm cũng là lễ hội nông nghiệp. Dù Đức Thánh Tản được nhào nặn với rất nhiều lớp tín ngưỡng thì mục đích mà cộng đồng Sơn Tây muốn trao gửi ở lễ hội đầu tiên chính là cầu cho mùa màng tốt tươi và tạ ơn trời đất đã ban cho một vụ mùa bội thu. Sau này, do những biến động về chính trị cũng như kinh tế mà lễ hội Đền Và rằm tháng Giêng từ lễ hội làng trở thành lễ hội vùng và cũng có những biến dịch về thời gian mở hội nhưng chúng ta có thể thấy giống như các lễ hội trên cả nước thì các làng quanh Đền Và tổ chức lễ hội quy mô và trang trọng trong khoảng thời gian mùa xuân (14-16 tháng Giêng) và 3 năm một lần được tổ chức với quy mô lớn, còn lễ hội mùa thu - lễ hội Đả Ngư thì không được tổ chức linh đình như vậy. Nhìn dưới góc độ
xã hội học và kinh tế học thì lễ hội là hình thức hoạt động rỗi trong thời gian rỗi ở cấp mùa vụ (xứ Đoài làm nông nghiệp 1 năm 2 vụ và tháng Chín âm lịch là thời điểm làm ngư nghiệp - đánh bắt cá). Như vậy, sau khi thu hoạch xong vụ mùa và cày cấy vụ chiêm lại đến thu hoạch xong vụ chiêm và cày cấy vụ mùa. Lúc này, người nông dân xứ Đoài có một khoảng thời gian nhàn rỗi. Bên cạnh những hoạt động rỗi cấp cá nhân thì hoạt động nghề nghiệp cấp nhóm là làm ngư nghiệp (hình thành lễ hội Đả Ngư tháng Chín). Chính lễ hội này đã giúp cho đời sống kinh tế của người nông dân được cải thiện.
3.1.2. Địa danh hóa Đức Thánh Tản tạo tiền đề địa danh hóa sản phẩm đặc trưng
Lễ hội cổ truyền làm tái sinh thị trường văn hóa trong không gian văn hóa và tạo ra “nền kinh tế nghi lễ” ở khắp nơi. Thêm vào đó, lễ hội cũng góp phần phát triển các ngành nghề truyền thống. Ở khu vực đồng bằng sông Hồng - nơi đậm đặc truyền thuyết về thành hoàng làng liên quan đến nguồn gốc các ngành nghề truyền thống, người làng tất nhiên sẽ mong muốn lễ hội làng giúp phục hồi ngành nghề truyền thống của họ. Vì thế, lễ hội vừa là phương tiện giúp quảng bá nhu cầu phát huy các ngành nghề truyền thống vừa tăng thu nhập. Khi nhà nước hình thành các xí nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp thì nguồn đặc sản địa phương mới được chú ý, góp phần vào việc nâng cao thu nhập của đồng bào. Thương hiệu và địa danh nhờ đó cũng trở nên phổ biến và được vinh danh như làng bánh tẻ Phú Nhi. Ý niệm về một nơi ma thiêng nước độc xứ Đoài xưa hiện được thay thế bằng một nơi sơn thủy hữu tình, khí hậu trong lành mát mẻ. Đó chính là cách thức thích nghi với môi trường như Jacques Barrau nhận định: “Văn minh là tổng các thích nghi ổn định với môi trường tự nhiên; nói cách khác, có sự trao đổi giữa văn hóa với môi trường, thậm chí là những trao đổi liên tục bởi vì sự biến đổi môi trường do hoạt động của con người không ngừng buộc con người phải có những thích nghi mới” [4, tr.27].
Địa danh hóa, địa phương hóa là một phương thức để thúc đẩy sản phẩm của địa phương, nhằm đem lại nguồn lợi kinh tế là thông qua quá trình địa danh hóa, ví dụ như bánh giầy Quán Gánh, bún Phú Đô, cốm Làng Vòng… Xưa, Phú Nhi là vùng đất bãi ven sông Hồng, hợp lại từ làng cổ. Trên đất phường Phú Thịnh vào thời nhà Nguyễn từng tồn tại một văn miếu cho cả vùng xứ Đoài, đó là Văn miếu Sơn Tây ( nay không còn nguyên bản, đã được khôi phục), trung tâm Nho giáo của vùng Tam Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang). Nơi đây tồn tại một làng cổ nổi danh cả nước đó là làng Đường Lâm là nơi sinh thời của hai vị vua Ngô Quyền và Phùng Hưng. Nay, Phú Nhi được biết đến với tư cách là làng tổ chức múa lân trong lễ hội Đền Và, đảm nhiệm nghi lễ rước Thánh qua sông, rước kiệu quả cũng như kinh doanh bánh tẻ. Trước, trong và sau lễ hội cũng như vào những ngày sóc vọng, ngày thường, có một mạng lưới cung ứng sản phẩm bánh tẻ cho khách thập phương và cộng đồng địa phương. Chỉ cần
gò từ khóa “Phú Nhi” trên google thì những hiển thị đầu tiên và nhanh nhất là hình ảnh những chiếc bánh tẻ. Như vậy, trên phương diện kinh tế, Phú Nhi đã có những sự khẳng định giá trị của mình từ sản phẩm đặc trưng.
Làng Phú Nhi có làm và bán bánh tẻ nhưng làng lại được biết đến đầu tiên gắn với sự tích vi hành của Đức Thánh Tản, rồi từ đó người ta nhớ thêm câu chuyện bánh tẻ Phú Nhi. Điều này có nghĩa là cái ban đầu để tạo được ký ức về địa phương là địa danh hóa thông qua sự tích vi hành của Đức Thánh Tản (làm người ăn xin đến thôn Phú Nhi), điều này tạo nên một ký ức, một niềm tin và một sự thực hành sâu sắc qua lễ hội. Và từ đó, người dân có tiền đề và cơ sở để tạo nên lớp địa danh hóa thứ hai là qua sản vật địa phương. Rò ràng, ở phương diện này, sản phẩm bánh tẻ Phú Nhi được tiêu thụ tốt hơn trong lễ hội và đem lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng. Kết luận ở đây là, địa danh hóa Đức Thánh Tản là tiền đề cho quá trình địa danh hóa sản vật địa phương. Cộng đồng sẽ nhận được hai lợi ích, lợi ích đầu tiên là trên phương diện tinh thần khi duy trì ký ức, niềm tin sâu sắc với thánh thần và lợi ích thứ hai là trên phương diện vật chất: đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Lợi ích đầu tiên được hình thành trước rồi mới đến lợi ích thứ hai. Từ câu chuyện này, dựa trên quan điểm của tác giả Đoàn Minh Châu [1 ] chúng ta có thể thấy được vai trò của cộng đồng khi khai thác quá khứ (câu chuyện vi hành của Đức Thánh Tản) cho hiện tại (bảo lưu tín ngưỡng, lễ hội và đem lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng).
3.2. Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và nhìn từ phương diện văn hoá
3.2.1. Hình thành tín ngưỡng và thiêng hoá nhân vật phụng thờ
3.2.1.1. Hình thành tín ngưỡng
Nhân vật phụng thờ trong bất cứ một lễ hội cổ truyền nào chính là yếu tố trung tâm và là thành tố lớn nhất. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên cuộc sống của người dân phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và sự thuận lợi của thời tiết. Chính vì thế, trước thiên nhiên bao la huyền bí đầy nguy hiểm mà con người chẳng thể nào lý giải được, họ đã thần thánh hóa các lực lượng tự nhiên thành siêu nhiên với những biểu trưng sức mạnh của thần linh và con người thờ cúng, cầu khẩn họ để được bảo vệ. Từ đây, tín ngưỡng được hình thành dựa trên niềm tin của con người vào một thế giới tâm linh - thế giới của các vị thần linh. Sự xuất hiện của Đức Thánh Tản cũng được coi như là sự lý giải cho một hiện tượng tự nhiên khi mà con người đứng trước thiên tai, bão lũ họ khao khát có được một sức mạnh to lớn, một chỗ dựa vững chắc và một vị thần để bảo hộ cho cuộc sống của họ. Từ đây, Đức Thánh Tản trở thành một nhân vật đại diện cho những khát vọng của nhân dân chinh phục được thiên nhiên và phát triển cuộc sống nông nghiệp. Do vậy, họ tôn thờ Đức Thánh Tản như tôn thờ một sức mạnh nào đó có thể tăng thêm sức lực cho họ chiến đấu chống lại thiên tai, lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống của chính mình. Đây chính là