Đẩy Mạnh Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Dân Cư Vào Phát Triển Du Lịch

- Từ nguồn vốn ngân sách thành phố và các nguồn vốn khác: Có kế hoạch chỉ đạo đầu tư, bố trí vốn đầu tư để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, bưu điện... tại hai khu du lịch chuyên đề quốc gia. Cụ thể:

+ Đối với khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn:


Đầu tư cải tạo nâng cấp đường 425 (74 cũ) từ cầu Đục Khê đến cầu Yến Vĩ; cải tạo nạo vét đoạn suối Yến từ cầu Yến Vĩ ra sông Đáy; xây dựng 02 trạm xử lý cấp nước sạch sinh hoạt tại khu vực Đục Khê và Thiên Trù và xây dựng lò đốt rác thải trong khu vực Thiên Trù; lắp đặt mới và nâng cấp các trạm thu phát sóng di động tại khu vực Thiên Trù.

+ Đối với khu du lịch hồ Suối Hai - núi Ba Vì:


Đầu tư cải tạo đường 414 (87 cũ), 415 (89 cũ); đầu tư xây dựng lưới điện trung thế, hạ thế và trạm biến áp tại khu vực sườn tây núi Ba Vì; lắp đặt mới và nâng cấp các trạm thu phát sóng di động tại khu vực sườn đông, sườn tây núi Ba Vì.

* Đầu tư xây dựng các điểm, khu du lịch:


- Đối với các điểm du lịch hiện đang khai thác như Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Thác Đa, Đầm Long - Bằng Tạ, hồ Tiên Sa... Do có vị trí đẹp nhưng đầu tư chưa ngang tầm nên quy mô còn nhỏ, sản phẩm trùng lặp; cần chỉ đạo khuyến khích các doanh nghiệp đang khai thác tiếp tục đầu tư theo hướng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, tôn tạo cảnh quan môi trường để khắc phục những điểm còn hạn chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Đối với các dự án đã có nhà đầu tư vào đầu tư như dự án khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây; dự án khu du lịch cao cấp An Khánh; dự án sân gôn hồ Văn Sơn; dự án khu du lịch sinh thái hồ Xuân Khanh; khu nghỉ mát cây Bồ Đề, hồ Đồng Mô...: Chỉ đạo đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án này, đồng thời chủ động tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các

nhà đầu tư trong quá trình thực hiện để phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác trước năm 2010.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội - 11

- Đối với các dự án đang xúc tiến thu hút đầu tư vào đầu tư tại hai khu du lịch chuyên đề quốc gia hồ Suối Hai - núi Ba Vì, Hương Sơn (Mỹ Đức), khu di tích lịch sử văn hoá du lịch Đường Lâm, khu du lịch bắc hồ Đồng Mô, khu du lịch hồ Quan Sơn, đầm Thượng Thanh, hồ Đồng Sương...: Cần công bố, giới thiệu rộng rãi, chủ động tìm gọi các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư chiến lược vào thực hiện các dự án này.

- Chủ động phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam, sớm hoàn thành một số dự án thành phần đưa vào khai thác đón khách.

- Tăng cường chỉ đạo, đổi mới quản lý, gắn kết các hoạt động du lịch với hoạt động văn hoá - thông tin; đồng thời với việc triển khai đầu tư trùng tu tôn tạo di tích, xây dựng nhà điều hành hướng dẫn du lịch; đào tạo, duy trì đội ngũ thuyết minh viên và tuyên truyền quảng bá... tại các điểm di tích lịch sử văn hoá, lễ hội nhất là tại khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn để sớm được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

- Triển khai thí điểm đầu tư xây dựng 3 điểm làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch là Sơn Đồng, Phú Vinh, Chuyên Mỹ sau đó tiếp tục nhân rộng ra 7 làng nghề còn lại trong danh mục 10 làng nghề đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt nhằm vừa tạo thêm các điểm du lịch mới, sản phảm du lịch hấp dẫn nhất là đối với khách quốc tế, vừa đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống. Nội dung đầu tư ở mỗi làng nghề là xây dựng nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ xây dựng điểm tham quan sản xuất sản phẩm; đào tạo, duy trì đội ngũ thuyết minh viên và tuyên truyền quảng bá..., phương thức đầu tư là Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm.

Để thực hiện xã hội hoá nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch cần chú trọng tiến hành theo hướng: đối với vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, vốn quy hoạch và hỗ trợ phát triển du lịch, chủ yếu huy động từ nguồn ngân sách của nhà nước. Khai thác nguồn vốn đầu tư hạ tầng du lịch và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm du lịch. Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tự bỏ vốn xây dựng hạ tầng đấu nối đến các khu du lịch, sau đó thành phố hoàn trả vốn đầu tư từ phần ngân sách Nhà nước thu được của hoạt động kinh doanh du lịch về sau hoặc nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất. Tranh thủ nguồn kinh phí từ Chương trình hành động quốc gia về du lịch để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Khai thác nguồn vốn từ các Chương trình hợp tác quốc tế của Tổng cục Du lịch để tăng cường đầu tư cho hoạt động du lịch của tỉnh; Còn đối với vốn đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch ở các điểm và khu du lịch do các nhà đầu tư thực hiện sẽ huy động vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết của của nhà các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước. Khuyến khích các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vay vốn nhằm triển khai các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn.

3.6.3. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định của sự phát triển. Do thực trạng nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) còn quá thiếu, lại yếu về năng lực, vì vậy phải có chính sách đào tạo và phát triển nguồn lực thông qua các chương trình gồm đào tạo mới và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có. Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả, có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về phục vụ cho ngành du lịch. Nhất thiết phải đào tạo ngay từ giai đoạn hiện tại

nhằm chuẩn bị cho tương lai đội ngũ cán bộ có năng lực chuyêm môn đáp ứng yêu cầu đặt ra, có tư cách đạo đức, yêu nghề, hiểu biết về điều kiện thực tế của tỉnh, về các quy luật vận động của du lịch, về những tác động của du lịch đối với môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần phải chú trọng một số giải pháp sau:

- Tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động du lịch từ huyện đến địa phương, đặc biệt là đội ngũ cán bộ các Ban Quản lý các khu di tích, thắng cảnh, để có thể nắm được thực trạng toàn diện các mặt, các đặc trưng phẩm chất, năng lực, các mặt còn yếu kém… từ đó, xây dựng các phương án khắc phục kịp thời.

- Rà soát đánh giá lại số lượng, chất lượng, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động hiện có. Thường xuyên tổ chức tập huấn nội dung quản lý Nhà nước về du lịch, về văn hoá du lịch cho đội ngũ cán bộ và nhân dân ở các huyện, thị xã và các xã trọng điểm về du lịch.

- Tăng cường mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động ở doanh nghiệp theo hình thức tại chỗ. Đổi mới chính sách tạo nguồn và đào tạo cán bộ quản lý hoạt động du lịch từ trên xuống dưới. Nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, hướng trọng tâm vào những kiến thức cơ bản cần thiết và nhất là tạo cho cán bộ, nhân viên ngành du lịch có một hình ảnh đẹp từ trang phục đến văn hoá ứng xử.

- Quan tâm xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại các điểm du lịch cả về số lượng và chất lượng. Trước mắt tập trung xây dựng, củng cố đội ngũ thuyết minh viên ở một số khu, điểm du lịch văn hóa như: Hương Sơn, chùa Thầy, chùa Tây Phương, Đường Lâm...

- Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà đầu tư có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động là người địa phương ngay từ khi bắt đầu triển khai đầu tư xây dựng dự án để bố trí sử dụng khi dự án hoàn thành, đi vào khai thác.

3.6.4. Mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường là giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch. Ngành du lịch thành phố Hà Nội cần phải có kế hoạch không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Cần coi trọng việc mở rộng thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tiến hành hợp tác với các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... đặc biệt với các công ty lữ hành trong nước và quốc tế để giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây (cũ). Trong đó chú trọng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá nhằm tạo dựng được hình ảnh hấp dẫn của du lịch khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) trong vùng, khu vực và trên thị trường khách du lịch quốc tế, đồng thời kết hợp việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp và du lịch các tỉnh bạn để nối tour, nối tuyến, thu hút khách, không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.

- Củng cố, khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch của các tỉnh lân cận; mở rộng thị trường khách du lịch ở các thành phố lớn phía Nam, miền Trung; phát triển thị trường khách du lịch quốc tế. Tập trung khai thác đối tượng khách có thu nhập cao.

+ Đối với thị trường khách du lịch của các tỉnh phía Bắc: Có kế hoạch, chương trình cụ thể để khai thác thị trường khách du lịch trọng điểm này, trong đó quan tâm các đối tượng khách nội địa có thu nhập cao và người nước ngoài hiện đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội (cũ) và các tỉnh lân cận. Liên kết với các hãng lữ hành ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn... để nối tour đưa khách

quốc tế vào du lịch Hà Nội nói chung, khu vực Hà Tây (cũ) nói riêng. Khai thác có hiệu quả thị trường khách Trung Quốc vào du lịch bằng thẻ du lịch.

+ Đối với thị trường khách du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam và miền Trung: Liên kết với các hãng lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh để khai thác đối tượng khách quốc tế và nội địa đi xuyên Việt.

Ngoài ra, muốn mở rộng được thị trường du lịch Hà Nội cần phải chú trọng đến các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch của mình:

- Tăng cường tuyên truyền giới thiệu về tiềm năng du lịch, nhất là tuyên truyền về cảnh quan, văn hoá, làng nghề của khu vực tỉnh Hà Tây (cũ). Giới thiệu các quy hoạch, danh mục dự án để xúc tiến đầu tư. .

- Tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước, tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet; biên tập và phát hành rộng rãi các tập gấp, sách ảnh, các bộ phim du lịch; xây dựng các cụm biển quảng bá về du lịch khu vực Hà Tây (cũ).

- Tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội du lịch nhằm vừa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa gắn với phát triển du lịch như: Hội du lịch các làng nghề truyền thống 2 năm một lần, lễ hội tôn vinh hai vị vua Phùng Hưng - Ngô Quyền, Nguyễn Trãi..., lễ hội du lịch chùa Hương, chùa Thầy... Tổ chức các đợt quảng bá, giới thiệu rộng rãi các điểm du lịch mới, các tour du lịch mới.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân để hình thành môi trường xã hội toàn dân tham gia làm du lịch.

3.6.5. Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch

Vai trò của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của ngành du lịch là rất quan trọng, nó chính là cơ sở xã hội quyết định sự phát triển bền vững của du lịch ở mọi địa phương. Cách thức mà cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch sẽ góp phần quyết định đối với quá trình phát triển bền vững. Thực tế

trong thời gian qua cho thấy, cộng đồng dân cư ở khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) đã tham gia rất nhiều vào hoạt động du lịch thông qua các dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, ăn uống…. Tuy nhiên, cách thức mà họ tham gia chưa mang tính bền vững, do không theo những quy định và quy hoạch phát triển. Chính điều này đã tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế, tự nhiên, văn hoá, xã hội, làm suy thoái giá trị của các khu di tích. Để khắc phục hiện tượng tiêu cực này, vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cư tham gia một cách tích cực hơn vào các hoạt động du lịch ở địa phương là một yếu tố rất quan trọng. Để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng dân cư cần tập trung vào một số hướng:

- Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về các lợi ích do du lịch mang lại, cần nghiên cưú xây dựng những hình thức thực hiện đa dạng, phong phú với quan điểm coi chất lượng là quan trọng.

- Các cộng đồng dân cư địa phương cần được tạo điều kiện tham gia nhiều hơn vào các quá trình phát triển du lịch như lập kế hoạch du lịch, hoạch định chính sách phát triển du lịch và tạo điều kiện cho họ nhận được nhiều lợi ích hơn từ du lịch.

- Tăng cường các biện pháp giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia hoạt động du lịch nhằm làm cho họ nhận thức được rõ mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa lợi ích của họ với sự phát triển bền vững về du lịch của địa phương.

- Mở rộng các hình thức du lịch gắn với cộng đồng tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho cộng đồng dân cư như hướng dẫn viên du lịch, làng du lịch, sản xuất đồ thủ công lưu niệm…

- Chú ý đến vấn đề xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng như hệ thống các thư viện, hệ thống lọc nước sạch sinh hoạt, sân vận động… cũng như các dự án giáo dục cộng đồng về tác động của du lịch, về du lịch bền vững…

- Thường xuyên cung cấp các thông tin về các dự án, các văn bản, chính sách pháp luật, chiến lược phát triển du lịch cho cộng đồng dân cư.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể và của toàn xã hội. Cần định hướng hoạt động cho các ngành, các tổ chức liên quan; xây dựng ý thức và trình độ hiểu biết của người dân về hoạt động du lịch, từ đó tham gia theo chức năng cụ thể và ý thức tự nguyện của từng đối tượng để tạo dựng môi trường thân thiện, an toàn, văn minh cho hoạt động du lịch nói chung và đối với khách du lịch nói riêng. Một trong những biện pháp quan trọng để dân cư tham gia thực sự vào du lịch là phát triển hình thức du lịch cộng đồng.

Khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) có một kho tàng dân gian phong phú, đa dạng với nhiều dân tộc đang sinh sống trên địa bàn, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo thể hiện qua các phong tục, tập quán, lễ hội, tôn giáo và ở đây còn có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời. Đây không chỉ là niềm tự hào riêng của vùng này mà còn là niềm tự hào chung của cả nước. Với những tài nguyên du lịch phong phú như vậy đã tạo cho khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) có thế mạnh phát triển hình thức du lịch cộng đồng.

Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch mà người dân mời khách đến tham quan, tham gia các sinh hoạt cộng đồng mang tính làng bản và khách thường lưu đêm tại nhà dân. Thông qua đó, người dân có thu nhập từ việc đón khách, cho thuê đất cấm trại, chỗ nghỉ đêm, dịch vụ ăn uống, bán vé…Còn du khách sẽ được khám phá nơi sinh sống, tìm hiểu, tham dự các tập tục sinh hoạt, tập quán canh tác của người dân bản địa. Khoảng 80% các chương trình du lịch lữ hành quốc tế đến khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) là nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hoá độc đáo của cộng đồng các dân tộc. Khách du lịch muốn xem và hưởng thụ các giá trị văn hoá giàu bản sắc, sống động trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân và vấn đề cơ bản nhất đó phải là những sinh hoạt văn

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí