Du Lịch Còn Góp Phần Củng Cố Và Phát Triển Các Mối Quan Hệ Đối Ngoại, Tăng Cường Hiểu Biết Và Giao Lưu Kinh Tế, Văn Hoá Với Các Dân Tộc Và Các

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có nhu cầu về lao động cao, cả về lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Chính điều này có tác dụng lớn nhằm giảm áp lực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho Chính phủ, giảm tình trạng thất nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Theo như thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây, du lịch lại tạo ra được một việc làm mới, đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có 1 người làm trong ngành du lịch. Một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên thế giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ sung. Số lao động cần thiết trong các dịch vụ bổ sung có thể tăng lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại. Theo dự báo của WTO, năm 2010 ngành kinh tế du lịch sẽ tăng thêm khoảng 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương [30, 18/7/2007].

Ở Việt Nam, năm 2005, hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho cho trên

234.000 lao động trực tiếp và khoảng 510.000 lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư., đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ [29, tr.9].

1.2.4. Du lịch còn góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ đối ngoại, tăng cường hiểu biết và giao lưu kinh tế, văn hoá với các dân tộc và các nước trên thế giới

Thông qua việc mở rộng các phương tiện giao thông vận tải phục vụ khách du lịch, việc trao đổi hàng hoá và giới thiệu, hướng dẫn du khách, các quan hệ đối ngoại được củng cố và mở rộng. Sự phát triển của du lịch còn đóng vai trò quan trọng góp phần vào việc bảo vệ và giữ gìn truyền thống, sắc thái văn hoá độc đáo của mỗi vùng, địa phương và đất nước; góp phần bảo vệ và tái sản xuất môi trường sản xuất và đời sống.

Việc phát triển du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, phong tục, tập quán,

con người… của các quốc gia thu hút khách du lịch. Ngoài ra, phát triển du lịch sẽ làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về văn hoá, xã hội cho người dân thông qua du khách trong nước và quốc tế (về phong tục tập quán, phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ…) tạo ra sự giao thoa về văn hoá giữa các vùng, các miền, các dân tộc khác nhau trên thế giới; làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ thân ái của nhân dân giữa các vùng trong nước và giữa các quốc gia với nhau.

Nhìn từ các nước hoặc khu vực là điểm đến du lịch, tác dụng của kinh tế du lịch chủ yếu thể hiện ở các mặt sau: thực hiện sự lưu động không gian sản phẩm xã hội và của cải quốc dân, phân phối lại giữa các khu vực, tăng thu ngoại tệ, cân bằng thu chi quốc tế, tích luỹ vốn xây dựng, thúc đẩy kinh tế quốc dân, cung cấp nhiều cơ hội giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp, mở rộng giao lưu và quan hệ quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nhận thấy vai trò nhiều mặt của du lịch, các nhà nghiên cứu kinh tế đã viết: “Du lịch đóng vai trò thúc đẩy. Đó là một công nghiệp mẹ, một công nghiệp then chốt. Sự phát triển du lịch không phải là một nhân tố riêng lẻ về sự thịnh vượng của đất nước, nó tác động đến tất cả các ngành hoạt động của quốc gia mà nó gia tăng hiệu suất” [35, tr.6].

Nhiều Chính phủ đã coi phát triển du lịch là một quốc sách. Thí dụ như Singapore đã lấy du lịch làm bàn đạp để thực hiện công nghiệp hoá nền kinh tế.

Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 4

Ở Việt Nam, phát triển du lịch được coi là “một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh [2, tr.5].

1.3. Khái quát về tình hình phát triển của du lịch Việt Nam

1.3.1. Môi trường phát triển của du lịch Việt Nam

Theo nhận định của các chuyên gia du lịch, trong những năm qua du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh cả về chất và lượng, mở rộng hợp tác và tích cực chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Trong 10 năm qua,

lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 15 lần, trong đó năm 2007 đã đón trên 4,17 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16% so với năm 2006. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết, trung bình mỗi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chi tiêu hơn 1100 USD đã góp phần đẩy doanh thu “xuất khẩu tại chỗ” năm 2007 lên trên 4 tỷ USD [30, 26/5/2007].

Vị trí và tầm ảnh hưởng của du lịch Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt. Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), Việt Nam xếp hạng 6 trên Top 10 các nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007 – 2016 [30, 18/4/2007]

Thủ đô Hà Nội là một thành phố lớn, là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá và là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước nên cũng nằm trong xu thế chung về phát triển du lịch cả nước.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trở thành điểm đến an toàn và thân thiện của du khách quốc tế, của các loại hình du lịch hội nghị, tổ chức sự kiện (MICE) của khu vực và thế giới. Trong thời gian tới, nhiều sự kiện lớn của đất nước sẽ diễn ra và gắn liền với nó là những cơ hội để thu hút khách du lịch đến với Việt Nam như đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội…

Đồng thời, sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, du lịch Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức của lộ trình hội nhập thị trường du lịch vào thị trường du lịch khu vực và thế giới với những cơ hội thuận lợi và thách thức, hạn chế chủ yếu sau:

*Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có nhiều di sản văn hoá thế giới; Tài nguyên nhân văn phong phú với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, môi trường chính trị, xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, con người cần cù, thân thiện và mến khách; vị thế thuận lợi cho phát triển du lịch.

*Hạn chế: Trình độ nhân lực, quản lý và xây dựng chiến lược còn thiếu tính chuyên nghiệp; dịch vụ du lịch chưa phát triển đồng bộ, còn hạn chế

nhiều trong quảng bá và chiến lược thị trường. Chiến lược tiếp thị kinh doanh, phát triển sản phẩm, bảo tồn tài nguyên thiếu tính bền vững. Chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước chưa cụ thể và rõ ràng ở tầm vĩ mô.

*Cơ hội: Nhu cầu du lịch đang tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế dịch chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là điểm mới đang được nhiều thị trường khách du lịch quốc tế quan tâm tìm hiểu. Đây là cơ hội tốt tạo đà cho thị trường du lịch Việt Nam phát triển. Nước ta cũng xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập thế giới. Hệ thống các văn bản, quy định và các chính sách hỗ trợ hoạt động du lịch được hoàn thiện dần theo hướng ngày càng cởi mở, thông thoáng (về xuất nhập cảnh, visa, đầu tư và xuất nhập khẩu). Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được đầu tư nhiều hơn tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển du lịch.

*Thách thức: Du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn như sự cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong khi khả năng cạnh tranh của du lịch nước ta còn nhiều hạn chế. Du lịch Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát quá thấp so với du lịch của một số nước trong khu vực. Hoạt động du lịch còn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nhiều yếu kém; Vốn đầu tư rất thiếu lại không đồng bộ, kém hiệu quả; hệ thống các chính sách quy định về du lịch thiếu nhiều, môi trường pháp lý chưa vững chắc, chưa thể hiện tính đồng nhất với luật du lịch của các quốc gia phát triển về du lịch; Sự phát triển không đồng bộ, quảng bá thấp so với các thành phố khác, trong khi các nước Châu Á khác như Thailand, Philippines, Malaysia, Indonesia đang liên tục đưa ra các đợt quảng bá tiếp thị rầm rộ với các chiêu thức “Tour ngắn ngày, giá giảm, chất lượng dịch vụ cao”…

Như vậy, có thể thấy rằng, môi trường phát triển của du lịch Việt Nam đang có nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội phát triển song cũng đối mặt với không ít trở ngại. Những trở ngại này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch, từ phía các Bộ, ban ngành hữu quan, từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đó chính là những động lực thúc đẩy du lịch nước ta ngày càng phát triển.

1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Việt Nam

Phát triển du lịch đạt hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào mức tác động của nhiều nhân tố. Các nhân tố có thể thuộc vai trò của Nhà nước và cũng có thể thuộc vai trò của địa phương hay các tổ chức kinh doanh du lịch. Mặt khác, mỗi nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ngành Du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung mà trong đó có ngành Du lịch.

* Cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và ngành Du lịch nói riêng

Cơ chế chính sách của Nhà nước là yếu tố tiên quyết tác động rất lớn đến phát triển của ngành Du lịch. Trước hết là các chính sách phát triển kinh tế, chính sách đầu tư…, các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng trong việc sử dụng các nguồn lực của mình. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ giúp các cơ quan quản lý du lịch điều tiết đúng hướng các hoạt động đầu tư, tạo môI trường cạnh tranh bình đẳng.

Cơ chế chính sách của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các chính sách ưu đãi của Nhà nước về đất đai, thuế, cơ chế hoạt động và hình thức quản lý các trung tâm giao dịch sẽ khuyến khích các địa phương tích cực hơn trong việc liên kết, hợp tác du lịch. Các chính sách của địa phương tạo điều kiện cho phát triển liên vùng như hỗ trợ vay vốn, thủ tục hành chính trong kinh doanh, giải phóng mặt bằng… sẽ tạo sức hấp dẫn đối với Ngành và các doanh nghiệp du lịch. Kết quả là sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch

của mỗi địa phương. Tuy nhiên, nếu cơ chế chính sách của Nhà nước không tạo điều kiện phát triển quan hệ hợp tác, liên kết giữa các địa phương, chính sách của địa phương mang tính cục bộ, không đứng trên quan điểm toàn diện thì việc phát triển du lịch sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí tác động hạn chế đến sự phát triển của chính các địa phương.

* Lợi thế so sánh của các địa phương

Mỗi địa phương nơi đến du lịch sở hữu các lợi thế so sánh đặc biệt, những lợi thế này dẫn đến việc hình thành các dòng khách du lịch. Bao gồm:

- Tài nguyên du lịch và sự phân bố tài nguyên: đây là yếu tố chủ yếu nhất quyết định sự phát triển của ngành Du lịch ở bất cứ địa phương nào. Tính độc đáo của tài nguyên tạo sức hấp dẫn khách du lịch. Sự phân bố tài nguyên du lịch không đồng đều trên hệ thống lãnh thổ du lịch là cơ sở tạo nên dòng khách từ địa phương này đến địa phương khác.

- Vị trí địa lý của một địa phương có thể là nhân tố “kéo” quan trọng. Lợi thế về vị trí địa lý có thể giúp địa phương nơi đến tập trung các nguồn tài nguyên có khả năng chuyển đổi vào du lịch có hiệu quả hơn. một địa phương nằm ở vị trí giao thông thuận tiện cũng có lợi thế lớn trong việc thu huút khách du lịch.

- Bất kỳ nơi đến du lịch nào cũng có những lợi thế nhất định về nhân lực du lịch. Phần lớn lao động du lịch không đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, song đòi hỏi thái độ tích cực và lòng mến khách. Lao động du lịch của địa phương am hiểu về địa phương: tài nguyên, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội, thị trường, giá cả… là những lợi thế đáng kể do khách phải vận chuyển đến địa phương để được thoả mãn nhu cầu.

- Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước… đều là những nhân tố tác động mạnh đến sự phát triển của ngành Du lịch. Một nơi đến có cơ sở hạ tầng phát triển sẽ nâng cao khả năng tiếp cận, tạo sự thuận lợi, đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch.

* Sự ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội

Nhân tố chính trị và xã hội là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng và sự phát triển của các ngành trong một nền kinh tế. Đối với du lịch, đây là nhân tố đặc biệt quan trọng vì khách du lịch phải đến tận nơi sản xuất sản phẩm, nên các điều kiện chính trị xã hội ở đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chấp nhận sản phẩm du lịch. Chính trị và xã hội không ổn định chính là nguyên nhân dẫn đến thu nhập của ngành Du lịch không ổn định. Trong những năm qua, Việt Nam được xem là điểm đến thân thiện và an toàn của du khách quốc tế, đây là một yếu tố đặc biệt để Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch.

* Sự nhận thức của xã hội

Nhận thức về vai trò, vị trí của du lịch trong xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong những năm gần đây, nhận thức của các ngành, các cấp, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và của người dân nước ta đã được nâng lên rõ rệt, tác động rất lớn đến phát triển ngành Du lịch. Nhận thức được nâng cao cũng có nghĩa là nâng cao trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo tồn và khai thác tốt tiềm năng du lịch nhằm thúc đẩy du lịch nước nhà phát triển.

* Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và áp dụng những tiến bộ khoa học- công

nghệ

Ngành du lịch chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng mốt nên đầu tư

mới vào cơ sở vật chất kỹ thuật là một phần trong chiến lược cạnh tranh của ngành. Mức độ đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch có vai trò quan trọng đặc biệt đối với ngành Du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Việc nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố có một ý nghĩa lớn đối với Ngành và các doanh nghiệp du lịch trong việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả ngành kinh tế du lịch của đất nước.

1.3.3. Tình hình phát triển của du lịch Việt Nam

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và ngày càng phát triển sôi động. Năm 2007, lần đầu tiên lượng khách quốc tế đến

Việt Nam vượt ngưỡng 4 triệu lượt khách/năm, đạt 4,2 triệu lượt, tăng 17,2% so với năm 2006; khách du lịch nội địa đạt 19,2 triệu lượt, tăng 9,7% so với năm 2006. Thu nhập xã hội từ du lịch đạt 56.000 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2006 [34, 14/2/2008].

Du khách quốc tế từ hơn 165 nước vào Việt Nam, dẫn đầu là thị trường khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng khoảng 12%, tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc 11,3%, Pháp 9,8%, Nhật Bản 9,16%, Úc 8,13%, Mỹ 6,7%...[34,5/1/2008]

Giai đoạn 2001 – 2008, ngành Du lịch Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Thị phần về khách du lịch quốc tế đến của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á đã tăng từ 6% lên 10,5% với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực; tốc độ tăng doanh thu du lịch đạt 15% (tăng gấp đôi tốc độ tăng GDP); đóng góp của ngành Du lịch vào GDP ngày càng tăng. Việt Nam được coi là một địa điểm du lịch an toàn của thế giới. Đóng góp vào thành công chung đó có vai trò quan trọng của du lịch Hà Nội

– một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước- đầu mối phân phối khách du lịch đến các tỉnh phía Bắc và cả nước [2, tr.21].

Phát huy những kết quả đã đạt được, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến lược, ngành Du lịch đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và đa dạng hoá các hoạt động, sản phẩm du lịch. Tập trung đầu tư có trọng điểm cho phát triển và nâng cấp các nguồn tài nguyên du lịch với hàng loạt các dự án mới được triển khai. Kết hợp thực hiện đồng bộ và có hiệu quả công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch trong nước và quốc tế.

Trong kinh doanh, các hãng du lịch cũng chú trọng công tác phát triển sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng và mở rộng các tour, tuyến mới, mở rộng mạng lưới kinh doanh du lịch ra cả nước và quốc tế. Tổ chức nhiều đợt xúc tiến quảng bá du lịch tại một số thị trường trọng yếu của

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí