Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 2

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch

1.1.1. Khái niệm về du lịch và phát triển du lịch

1.1.1.1. Du lịch

Trong thế giới hiện đại, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế phổ biến với tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council – WTTC) đã khẳng định du lịch là ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới.

Trong phạm vi một quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong kinh tế đối ngoại, là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

Sở dĩ có xu hướng phát triển như vậy là vì du lịch đã, đang và sẽ trở thành nhu cầu không thể thiếu, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) thì “năm 2000 số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lượt người với doanh thu đạt được là 467 tỷ USD; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt với doanh thu là 474 tỷ USD; dự tính đến năn 2010 sẽ có khoảng 1.006 triệu lượt khách du lịch với doanh thu dự tính khoảng 900 tỷ USD”[12, tr.8].

Mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và có tốc độ phát triển ngày càng nhanh, song cho đến nay vẫn còn những nhận thức rất khác nhau về du lịch và kinh tế du lịch.

Trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu ở Khoa Du lịch và Khách sạn – Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội – Việt Nam đã cho rằng:

“Du lịch là ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm

hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế , chính trị – xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” [12, tr.20].

Tại điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch[22, tr.2].

Nhìn chung, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. hoạt động du lịch không chỉ có đặc điểm của một ngành kinh tế mà còn có đặc điểm kinh tế

– xã hội. Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã chứng minh rằng hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội.

Cách đây 28 năm, Hội nghị Du lịch thế giới họp tại Manila Philippin (1980) đã ra tuyên bố Manila về du lịch, trong điều 2 đã khẳng định: Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 và trước triển vọng của những vấn đề đang đặt ra đối với nhân loại, đã đến lúc cần thiết và phải phân tích bản chất của du lịch, chủ yếu đi sâu vào bề rộng mà du lịch đã đạt được kể từ khi người lao động được quyền nghỉ phép năm, đã chuyển hướng du lịch từ một phạm vi hẹp của thú vui sang phạm vi lớn của cuộc sống kinh tế xã hội. Phần lớn đóng góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế đang làm cho nó trở thành yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thế giới. Vai trò thiết thực của du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân, trong trao đổi quốc tế và trong sự cân bằng cán cân thanh toán, đang đặt du lịch vào vị trí trong số các ngành hoạt động kinh tế thế giới quan trọng nhất [12, tr.20-21].

1.1.1.2. Phát triển du lịch

Du lịch là một hiện tượng xã hội, đã ra đời từ cuối xã hội nguyên thuỷ; và ngay từ lúc đó, hoạt động du lịch đã đi kèm với hoạt động kinh tế và thương mại giữa người với người.

Lôgic và lịch sử đã chứng tỏ hoạt động du lịch và kinh tế du lịch không thể ra đời và phát triển bất kỳ do tác động chủ quan, tuỳ tiện của cá nhân hay lực lượng xã hội nào. Sự ra đời và phát triển của du lịch là khách quan khi đời sống kinh tế xã hội tồn tại những điều kiện nhất định.

Thứ nhất, sự phát triển kinh tế làm nảy sinh nhu cầu du lịch. Khuynh hướng đi du lịch chỉ nảy sinh và trở thành nhu cầu đối với những người mà đời sống của họ được thoả mãn nhất định về ăn, ở, mặc. Du lịch đòi hỏi con người phải có thời gian nhàn rỗi; nếu không được giảm thời gian làm việc, không kéo dài thời gian nghỉ ngơi thì họ không thể thực hiện được các cuộc hành trình du lịch tới những nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử để giải trí, nghỉ dưỡng…Nhu cầu du lịch chỉ nảy sinh khi xã hội phát triển ứng với một trình độ kinh tế nhất định. Thống kê du lịch cho thấy số lượng khách đến Đông Nam Á thường là những người thuộc các nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao.

Về khía cạnh văn hoá, quan hệ du lịch chỉ nảy sinh khi con người có nhu cầu. Ngoài điều kiện kinh tế, yếu tố văn hoá đóng vai trò hết sức quan trọng làm nảy sinh nhu cầu đó. Bởi vì, việc tìm hiểu và thưởng thức các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đặc điểm dân tộc… Ở những nơi đến du lịch là không thể có được đối với những người không có hoặc có trình độ văn hoá thấp. Trong các nước mà dân cư có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra nước ngoài tăng lên với tốc độ cao và ngược lại.

Về khía cạnh chính trị, quan hệ du lịch liên quan mật thiết với bầu không khí hoà bình ổn định và hữu nghị giữa các quốc gia. Các xung đột hoặc bất đồng về chính trị giữa các nước, các dân tộc trực tiếp theo chiều hướng bất lợi cho sự phát triển của du lịch quốc tế cũng như du lịch nội địa ở những nước, dân tộc này. Sự ổn định và phát triển của các nước khu vực Đông Nam Á là một bằng chứng về sự thu hút mạnh mẽ số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thứ hai, phải có nguồn lực phát triển du lịch

Nguồn lực phát triển du lịch là những tài nguyên có tiềm năng du lịch, khả năng đón tiếp khách du lịch và những cơ hội để phát triển du lịch. Nguồn lực phát triển du lịch gồm: nguồn lực nhân văn, nguồn lực thiên nhiên, nguồn lực từ dân cư và lao động, nguồn lực từ cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị hạ tầng, nguồn lực từ đường lối chính sách hợp lý tạo điều kiện phát triển, nguồn lực từ bên ngoài.

Tài nguyên có tiềm năng du lịch của một địa phương, quốc gia như di sản thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên, di sản do con người để lại, tôn giáo, phong tục tập quán… tác động và ảnh hưởng đến động cơ quyết định đi du lịch của khách chỉ có thể được đưa vào khai thác và sử dụng để phát triển du lịch khi ở địa phương, quốc gia đó có khả năng đón tiếp khách du lịch.

Khả năng đón tiếp khách du lịch bao gồm nhân tố con người và hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ khách du lịch; trong đó, tuy số lượng và chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ khách du lịch là điều rất quan trọng và không thể thiếu được cho sự nảy sinh du lịch, nhưng nhân tố con người là quyết định. Chẳng hạn, nếu những năm 60-70 của thế kỷ XX số khách du lịch tới các nước ASEAN chưa được 1,6% tổng số khách du lịch trên toàn thế giới thì năm 1992 con số này đã đạt mức kỷ lục: 4,5% (với 22,1 triệu khách du lịch quốc tế) [27, tr 78]. Sở dĩ có được con số này là nhờ sự hoạt động tích cực của Chính phủ các nước thông qua tổ chức “năm du lịch” trong toàn khối.

Hai điều kiện nêu trên chính là cơ sở khách quan của quan hệ du lịch, làm ra đời và phát triển thị trường du lịch – là nơi gặp gỡ giữa nhu cầu du lịch và khả năng đáp ứng du lịch, tức là giữa cung và cầu về du lịch.

1.1.2. Đặc thù của sản phẩm du lịch

Theo từ điển du lịch (Tiếng Đức, Nxb Kinh tế Berlinh 1984) thì: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”

Trong từ điển du lịch, lữ hành, lưu trú và ăn uống (Tiếng Anh, Nxb Butterworth Heinemann 1993) cho rằng: Dịch vụ du lịch là kết quả của các hoạt động kinh tế được thể hiện trong sản phẩm vô hình (phân biệt với hàng hoá vật chất) như lưu trú, vận chuyển, dịch vụ tài chính, thông tin liên lạc, y tế và các dịch vụ cá nhân khác. ngành dịch vụ được coi là ngành công nghiệp thứ ba (ngành công nghiệp thứ nhất là nông nghiệp và khai khoáng, ngành công nghiệp thứ hai gồm chế tạo và xây dựng). Sản phẩm lữ hành, du lịch, lưu trú và ăn uống được tạo ra và cung cấp bởi ngành công nghiệp dịch vụ.

Sản phẩm du lịch theo nghĩa hẹp, là những gì du khách mua lẻ hoặc trọn gói, ví dụ như: vận chuyển, lưu trú… Theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch là tổng hợp những gì khách mua, hưởng thụ, thực hiện gắn với điểm du lịch, trang thiết bị và dịch vụ. Nhìn từ góc độ du khách: Sản phẩm du lịch bao trùm toàn bộ những gì phục vụ cho chuyến đi, tính từ khi rời khỏi chỗ ở hàng ngày đến khi trở về nhà. Một chỗ trên máy bay, một phòng khách sạn mà khách sử dụng là một sản phẩm du lịch riêng lẻ. Một tuần nghỉ ở biển, một chuyến du lịch, một cuộc dự hội nghị là một snr phẩm du lịch trọn gói, tổng hợp. Từ đó, có thể khái quát: Sản phẩm du lịch là toàn bộ những đối tượng vô hình hoặc hữu hình do con người hoặc tự nhiên tạo ra có khả năng cung ứng những hiệu năng và ích dụng nhằm đem lại những thoả mãn thú vị cho du khách trong việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và những hoạt động khác của du khách.

Về hình thức tồn tại thì sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hoá và dịch vụ sau:

Thứ nhất là: Dịch vụ du lịch gồm: 1) Dịch vụ vận chuyển nhằm đưa khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Để thực hiện dịch vụ này người ta có thể sử dụng máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô. 2) Dịch vụ lưu trú, ăn uống là dịch vụ đảm bảo cho du khách nơi ăn, nghỉ trong quá trình thực hiện chuyến du lịch như: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, người quen… Ngoài ra, việc tạo ra dịch vụ lưu trú còn

bao gồm cả việc cho thuê đất để cắm trại và các hình thức tương tự khác. Để thoả mãn nhu cầu ăn uống, khách du lịch có thể tự mình chuẩn bị bữa ăn, đến nhà hàng hoặc được mời. 3) Dịch vụ vui chơi giải trí là dịch vụ giúp du khách đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt chuyến du lịch của mình. Họ có thể chọn nhiều khả năng khác nhau: đi thăm quan, vãn cảnh, đến các khu di tích, xem văn nghệ, chơi cờ bạc… Do thời gian rảnh rỗi còn lại trong ngày của du khách thường rất nhiều, cho nên dù hài lòng về bữa ăn ngon, về chỗ ở tiện nghi nhưng du khách vẫn thường có nhu cầu thưởng thức các tiết mục vui chơi giải trí. 4) Dịch vụ mua sắm cũng là hình thức giải trí. Đối với nhiều du khách thì việc mang quà lưu niệm cho chuyến đi là không thể thiếu được. Dịch vụ này bao gồm các hình thức bán lẻ hàng lưu niệm: hàng thủ công mỹ nghệ, tạp hoá, vải vóc, hàng hoá có giá trị kinh tế cao... 5) Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung: dịch vụ thu gom, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành sản phẩm du lịch trọn gói; dịch vụ bán lẻ sản phẩm du lịch (cung cấp thông tin và bán lẻ sản phẩm du lịch cho khách); dịch vụ sửa chữa, y tế…

Thứ hai là: Giá trị của tài nguyên du lịch. Toàn bộ kỹ nghệ du lịch đều dựa vào những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những di tích văn hoá lịch sử, những công trình xây dựng… Để thu hút khách du lịch, doanh nghiệp và chính quyền địa phương phải tổ chức những dịch vụ đó ở nơi có khí hậu thuận lợi, có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo, có giá trị nhân văn cao để lưu giữ du khách. Như vậy, về mặt cấu thành thì sản phẩm du lịch là tổng hợp những tài nguyên và dịch vụ và hàng hoá du lịch.

Việc phối hợp các bộ phận hợp thành trong một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và cung ứng cho du khách là một quá trình phức tạp và đa dạng, cần thiết phải tổ chức quản lý một cách đồng bộ, chặt chẽ, đòi hỏi phải thành lập doanh nghiệp sản xuất dịch vụ trung gian trong ngành du lịch.

Ta biết rằng, những dịch vụ hàng hoá trên thị trường du lịch là do các cơ sở chuyên doanh về du lịch tạo ra hoặc chuyển bán nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch một cách trực tiếp. Ví dụ: Các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, các tour du

lịch, thực phẩm, điện nước, thông tin liên lạc… Những hàng hoá này (dưới dạng hàng hoá vật chất hoặc dịch vụ) đáp ứng những nhu cầu chung của du khách được mua bán, trao đổi trên thị trường hàng hoá chung và trên thị trường chỉ dành riêng cho du khách. Sản phẩm du lịch có những đặc thù sau:

Thứ nhất, trong lưu thông, sản phẩm du lịch không được di chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, địa phương thường trú của khách hàng, tức là không thể vận chuyển hàng hoá du lịch đến nơi có nhu cầu về du lịch. Việc mua bán sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời và chỉ được thực hiện khi người tiêu dùng, với tư cách là du khách, vượt qua khoảng cách từ nơi ở đến các địa điểm du lịch để tiêu dùng chúng. Muốn vậy, khách hàng phải tự lo cho chuyến đi hoặc tìm đến các đại lý du lịch (Travel Agency). Do đó, trên thị trường du lịch, xúc tiến và quảng bá du lịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng, trong những trường hợp nhất định, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Thứ hai, trên thị trường du lịch, ngoài hàng hoá vật chất và dịch vụ, còn có cả những hàng hoá vô hình không do lao động kết tinh tạo thành, đó là những giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch thiên nhiên. Những “sản phẩm” này, sau khi bán rồi người chủ vẫn chiếm hữu nguyên giá trị sử dụng của chúng, nếu biết trùng tu, bảo dưỡng phù hợp thì giá trị của nó còn tăng lên. Ví dụ: cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, ánh sáng mặt trời, bãi biển…đã “bán” rồi, sau đó vẫn tiếp tục được bán cho khách du lịch khác. Bởi vậy, trong du lịch thường dùng khái niệm “xuất khẩu vô hình” hay “xuất khẩu tại chỗ” đối với các hàng hoá dạng này.

Thứ ba, các sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán được sẽ không có giá trị và không thể lưu kho. Việc mua, bán, tiêu dùng sản phẩm du lịch được gắn với không gian nhất định và thời gian cụ thể. Trên thị trường du lịch, việc sản xuất, lưu thông và tiêu dùng sản phẩm được đồng thời diễn ra tại cùng một địa điểm.

1.1.3. Các loại hình du lịch

Căn cứ trên nhiều phương diện khác nhau có thể phân ra các loại hình du lịch như sau:

- Theo mục đích: Du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thăm thân, du lịch tham quan, nghiên coo, du lịch mạo hiểm…

- Theo phạm vi lãnh thổ: Du lịch trong nước, du lịch quốc tế…

- Theo vị trí địa lý: Du lịch biển, du lịch nghỉ núi, du lịch đồng bằng…

- Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông: Du lịch đi bộ, du lịch xe đạp, du lịch mô tô, du lịch ô tô, du lịch khinh khí cầu, du lịch máy bay, du lịch tàu hoả, du lịch tàu thuỷ…

- Theo thời gian của cuộc hành trình: Du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày…

- Theo lứa tuổi: Du lịch thanh niên, du lịch thiếu niên, du lịch người cao tuổi…

- Theo hình thức tổ chức: Du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân…

1.1.4. Các xu hướng phát triển của du lịch hiện nay

- Tốc độ phát triển du lịch ngày càng tăng nhanh

Có nhiều nhân tố tác động đến xu hướng này như nhân tố kinh tế, xã hội, điều kiện hoà bình, an ninh du lịch; các nhân tố dân số, tự nhiên và các nhân tố khác như hội nghị, fectival... Có thể khái quát xu hướng phát triển này của du lịch được quyết định bởi hai nhân tố chủ yếu sau:

Sự tăng nhanh cầu du lịch, ở nhiều nước trong mấy thập niên gần đây, thu nhập cá nhân, gia đình đã tăng lên một cách nhanh chóng, đã kích thích mạnh mẽ việc tiêu thụ các của cải vật chất và dịch vụ, trong đó có du lịch. Số liệu tổng kết của tổ chức du lịch thế giới từ năm 1950 – 1991 số khách du lịch quốc tế đã tăng 18 lần: từ 25 triệu người lên đến 450 triệu người. [13, tr.51]

Bảng 1.1.4. Số lượng khách du lịch trên thế giới


Năm

Số người(triệu)

1950

25,5

1960

72,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022