riêng giai đoạn 2006-2010 tăng 23.4%/năm, cao hơn mục tiêu 19%/năm mà Nghị quyết đề ra.
Bảng 2.3. Thu nhập ngành du lịch của Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2011
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | Tăng bình quân (%) | |
Tổng doanh thu (Tỷ đồng) | 1,347 | 1,663 | 2,055 | 2,446 | 2,837 | 3,850 | 4,780 | 23.50 |
Tỷ trọng GDP đóng góp vào tổng GDP thành phố (%) | 3.02 | 3.16 | 3.46 | 3.5 | 3.91 | 3.98 | 4.1 | 3.59 |
Tốc độ tăng GDP du lịch bình quân |
15.74%/năm |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Các Nguồn Lực Để Phát Triển Du Lịch Của Hải Phòng
- Đánh Giá Chung Về Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Hải Phòng Từ Năm 2001 Đến Năm 2011
- Tình Hình Hoạt Động Của Các Tuyến Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố
- Công Tác Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch Của Ngành Và Các Doanh Nghiệp Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố
- Công Tác Phát Triển Đội Ngũ Doanh Nghiệp, Doanh Nhân; Xây Dựng Hệ Thống Liên Kết Các Doanh Nghiệp Trong Và Ngoài Thành Phố
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Nguồn: - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng
Cơ cấu thu nhập du lịch vẫn chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 65 - 75%). Thu nhập từ các dịch vụ du lịch khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí... chỉ chiếm khoảng 25 - 35% tổng thu nhập. Đó là một tồn tại cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh du lịch của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch theo điều tra thăm dò ý kiến của khách du lịch tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn, trung bình một khách quốc tế chi tiêu 150 USD/ngày, khách du lịch nội địa chi 45 USD/ngày.
2.2.1.3. Cở sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Cơ sở lưu trú
Thời gian qua, với vị thế đã có và khai thác có hiệu quả tiềm năng phong phú về tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, thành phố Hải Phòng đã dần khẳng định là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiều công trình kết cấu hạ tầng được xây dựng, tu bổ, tôn tạo phục vụ phát triển du lịch và kinh tế nói chung. Hạ tầng đô thị Hải Phòng thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là hoạt động du lịch.
Cùng với xu hướng chung của cả nước, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà trọ
được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Hải Phòng cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động.
Đến 2005, năng lực lưu trú của ngành du lịch Hải Phòng đã đạt 193 cơ sở với trên 5,000 buồng (tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước) trong đó có 78 cơ sở với 2,889 buồng đạt tiêu chuẩn từ 1 - 4 sao (tăng 4 lần so với 10 năm trước). Công suất sử dụng khách sạn bình quân đạt 60%/năm. Quy mô xây dựng hầu hết là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ, chỉ duy nhất có 6 khách sạn có trên 15 phòng (Hữu Nghị, Habour view, Holiday view, Xây dựng, Làng quốc tế Hướng Dương và nhà khách Hải Quân). Nhìn chung chất lượng các khách sạn còn lại chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Bảng 2.4. Hiện trạng cơ sở lưu trú của Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2011
2000 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 201 1 | Tăng bình quân (%) 2006-2011 | |
Tổng số CSLT | 122 | 193 | 198 | 201 | 208 | 214 | 251 | 301 | 7.69 |
Số phòng | 3,594 | 5,117 | 5,357 | 5,570 | 5,913 | 5,923 | 6,551 | 7,426 | 6.4 |
Số khách sạn trên 15 phòng | 6 | 117 | 121 | 125 | 135 | 139 | 152 | 172 | 6.63 |
Số khách sạn 3 sao trở lên | 3 | 7 | 8 | 9 | 11 | 10 | 12 | 14 | 12.25 |
Công suất sử dụng buồng (%) | 51 | 50 | 50 | 51 | 52 | 53 | 58 | 55 | 1.6 |
Nguồn: - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng
Những năm thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, là giai đoạn ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh với nhiều dấu hiệu lạc quan, hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia vào kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Cùng chung với xu hướng phát triển này, ngành du lịch Hải Phòng cũng tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch, tuy nhiên bên cạnh đó một số khu vực phát triển rất nóng do không có quy hoạch đã dẫn đến tình trạng
hàng loạt các nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân ra đời (đặc biệt là ở khu vực Đồ Sơn). Bước đầu giải quyết được nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch, tuy nhiên do tốc độ xây dựng quá nhanh đã gây nên tình trạng dư thừa phòng trong những mùa vắng khách (hạ thấp công suất buồng trung bình năm).
Tính đến năm 2010, Hải Phòng có 188 doanh nghiệp kinh doanh du lịch và 251 cơ sở lưu trú du lịch với 6,551 phòng, trong đó 97 cơ sở được xếp hạng sao (năm 2000, cả thành phố chỉ có 122 cơ sở lưu trú và 15 khách sạn được xếp hạng sao). Những năm qua, các doanh nghiệp của địa phương và trung ương đã đầu tư đáng kể vào việc xây mới, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, nhờ đó năng lực đón khách của Hải Phòng được cải thiện. Nhiều khách sạn mini hình thành, các nhà khách, nhà nghỉ đã được chú ý đầu tư đáp ứng tốt hơn yêu cầu du khách. Tuy nhiên, hầu hết khách sạn nằm trong nội thành, ngoài ra tập trung nhiều ở Đồ Sơn và Cát Bà. Hải Phòng hiện chưa có khách sạn 5 sao, kiến trúc các khách sạn chưa đẹp, thiếu sự bảo dưỡng thường xuyên, hầu hết khách sạn chỉ kinh doanh ăn nghỉ, chưa có nhiều dịch vụ bổ sung.
Ở các trọng điểm như Cát Bà, Đồ Sơn, việc thực hiện niêm yết giá dịch vụ du lịch chưa thường xuyên, vẫn còn những cơ sở kinh doanh dịch vụ không đúng quy định dẫn đến mất uy tín của điểm đến. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, văn hóa, văn nghệ, trung tâm thương mại và khu vực vui chơi giải trí của Hải Phòng tuy đã phong phú hơn trước nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Các môn thể thao du lịch biển như lướt ván, đua thuyền… chưa được phổ biến.
- Hệ thống cơ sở ăn uống
Hệ thống các cơ sở ăn uống khá đa dạng và phong phú. Hầu hết các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống. Ngoài hệ thống các nhà hàng, các quán ăn... từ cao cấp đến bình dân rất đa dạng, luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch cũng như nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương. Các quán ăn đặc sản của Hải Phong tập trung chủ yếu trong nội thành, khu du lịch Đồ Sơn và khu
du lịch Cát Bà. Là thành phố cửa biển, Hải Phòng có nhiều loại hải sản, vì thế ẩm thực nơi đây cũng mang đậm hương vị biển. Từ canh bánh đa cua dân dã đến món đặc sản tu hài nướng đều mang đến cho du khách một ấn tượng khó quên về đặc trưng ẩm thực của người dân Hải Phòng đa dạng về chủng loại như: tu hài, hải sâm, ốc biển, tôm he, tôm vằn, tôm lớt, cá thu, cá ngừ, cá giò... do đó du khách có thể tùy thích thưởng thức và làm quà sai mỗi chuyến tham quan. Tuy nhiên, một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đó là vệ sinh thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và vấn đề giá cả. Một số cơ sở còn buông lỏng việc quản lý vệ sinh thực phẩm, đồ uống, giá cả còn tùy tiện, chất lượng phục vụ còn kém, nhất là vào thời điểm 30/4 và 1/5 là thời gian lượng khách du lịch đến với Hải Phòng tăng đột biến. Nếu giải quyết tốt các vấn đề này thì chắc chắn du lịch Hải Phòng sẽ hấp dẫn du khách hơn.
- Phương tiện vận chuyển khách
Phương tiện vận chuyển khách du lịch còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. So với trước kia, chất lượng và hình thức của các phương tiện vận chuyển đã được cải thiện đáng kể với các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đảm bảo yêu cầu khách du lịch quốc tế và trong nước. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 30 hãng xe taxi với hàng trăm đầu xe được đánh giá là có chất lượng phục vụ tốt. Đội ngũ lái xe được đào tạo, có tác phong phục vụ khá chuyên nghiệp, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ. Bên cạnh các hãng taxi, trên địa bàn thành phố còn có 12 hãng xe buýt nối Trung tâm thành phố với Khu du lịch Đồ Sơn và nhiều điểm khác của thành phố, đáp ứng khá tốt nhu cầu của du khách đến tham quan thành phố: Đồ Sơn - Cảng Chùa Vẽ, Phả Khuể - Đình Vũ, Ngã Năm Kiến An - Đình Vũ, Bến Bính - Chợ Kênh (An Lão), Cầu Rào - Nomura... đã đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và khách đi du lịch.
Ngày 30/4/2002, tuyến đường xuyên đảo nối đất liền với đảo Cát Bà bằng phà Đình Vũ, Bến Gót đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Cát Bà bằng đường bộ, giảm áp lực cho việc chuyên chở bằng đường biển. Năm 2005,
đã có thêm 2 doanh nghiệp tổ chức vận chuyển khách bằng phương thức từ Hà Nội, nội thành Hải Phòng - Đình Vũ - Tàu chạy thẳng sang Phù Long, rút ngắn được thời gian chạy phà Đình Vũ, loại hình này hấp dẫn được nhiều hành khách. Năm 2011, hoạt động vận chuyển khách đã có trên 700 ôtô (từ 4 - 47 chỗ) phục vụ khách du lịch và 16 tầu vận chuyển khách tuyến Hải Phòng-Cát Bà-Hải Phòng (tăng 7% so với năm 2006); 69 tàu khách phục vụ khách tham quan (tăng 30% so với năm 2006), trong đó Vịnh Lan Hạ - Cát Bà có 61 tàu, Đồ Sơn có 8 tàu. Với số lượng tàu thuyền hiện nay tạm thời đáp ứng được nhu cầu đi lại cho khách du lịch. Tuy nhiên, vào ngày cao điểm mùa hè thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Mặt khác, một số tàu đang xuống cấp không đảm bảo chất lượng phục vụ, đội ngũ nhân viên phục vụ trên tàu chưa được đào tạo nghiệp vụ cơ bản phục vụ khách du lịch. Các hãng tàu chưa phối hợp thống nhất về giờ chạy tàu, bố trí thời gian chạy tàu chưa hợp lý, thường tập trung vào một thời điểm, nên xảy ra lúc thì thiếu tàu, lúc thì thiếu khách... Một hạn chế nữa là các bến tàu thủy còn mang tính tạm bợ, chưa có một bến nào đủ tiêu chuẩn là bến tàu khách nội địa theo tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải.
Hoạt động lữ hành trong giai đoạn 2006 - 2011 đã đón được 48 chuyến tàu khách quốc tế đến bằng đường biển với 10,216 du khách; tổng số doanh nghiệp hoạt động lữ hành là 48 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có 12 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 36 doanh nghiệp lữ hành nội địa); cấp và đổi 133 thẻ hướng dẫn viên du lịch, nâng tổng số hướng dẫn viên được cấp thẻ là 164 hướng dẫn viên và đào tạo được trên 70 thuyết minh viên điểm. Nhìn chung, do năng lực kinh doanh của các công ty lữ hành Hải Phòng yếu nên mới khai thác chủ yếu được thị trường khách du lịch nội địa và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
2.2.2. Tình hình khai thác tài nguyên du lịch, phát triển các loại hình sản phẩm du lịch
Nhờ nhận thức được các thế mạnh đặc biệt để phát triển du lịch, thời gian qua ngành du lịch Hải phòng đã tập trung khai thác đồng thời cả tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái và tài nguyên nhân văn để phát triển loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác tài nguyên phục vụ du lịch là nhiều hoạt động của các ngành kinh tế khác như nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp... dẫn đến tình trạng tài nguyên môi trường bị đe dọa xuống cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh và hoạt động du lịch trong tương lai.
2.2.2.1. Khai thác tài nguyên du lịch
Mặc dù tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Hải Phòng rất đa dạng và phong phú nhưng nguồn tài nguyên được khai thác và sử dụng trong phát triển du lịch mới chỉ chiếm 12.9% trên tổng số nguồn tài nguyên hiện có. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch ở Hải Phòng còn mang tính tự phát và thiếu tính đồng bộ, thiếu quy hoạch dẫn đến phát triển tràn lan làm phá vỡ cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường (như ở Đồ Sơn và Cát Bà, khu vực núi đồi của huyện Thủy Nguyên, An Lão). Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư khai thác sử dụng tài nguyên vào những loại hình không phù hợp đã làm ảnh hưởng lớn đến các tài nguyên khác (ví dụ như bãi biển phía Tây Nam khu II Vạn Hương- Đồ Sơn bị san lấp để xây dựng khu làng biệt thự đã ngăn chặn bãi lắng phù sa cửa sông Văn Úc, đẩy lượng phù sa này ra ngoài bãi làm cho bãi tắm Đồ Sơn vốn đã đục lại càng đục hơn).
Tài nguyên nhân văn đã khai thác được một phần đó là một số di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống trò chơi dân gian, phong tục tập quán điển hình là khai các di tích về Lê Chân, Ngô Quyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm, một số đình chùa với mức độ còn khá khiêm tốn, lẻ tẻ, rải rác thiếu bài bản, nên không tạo ra được sản phẩm đặc thù.
Việc khai thác tài nguyên nhân văn còn hạn chế, các di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng, một số di tích được trùng tu tôn tạo nhưng lại không đảm bảo được tính chân thật của lịch sử cũng như phong cảnh kiến trúc cổ. Các lễ hội và làng nghề cũng chưa được quan tâm đúng mức. Việc tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng địa phương về du lịch chưa sâu rộng, nhất là nhân dân ở các điểm du lịch. Các tour, tuyến du lịch tổ chức chưa hợp lý, nội dung khai thác đơn điệu cũng là lý do chính hạn chế lượng du khách đến Hải Phòng.
Hải Phòng có tài nguyên thiên nhiên, nhân văn đa dạng, phong phú với vị trí địa lý thuận lợi cho mọi hình thức hoạt động, giao thông mang tính chất đầu mối, cửa ngõ rõ rệt và một nền văn hóa đa diện rất thân thiện của vùng Bắc Bộ là những điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch thành phố. Bên cạnh đó Hải Phòng còn có một trong những thương hiệu truyền thống về du lịch nổi tiếng của Việt Nam, đó là Đồ Sơn. Ngoài việc khai thác phục vụ phát triển du lịch, các tài nguyên di lịch tiếp tục được khám phá, phát hiện tôn tạo hình thành những tuyến điểm, địa danh... hấp dẫn khách di lịch trong nước và quốc tế như: lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, khu di tích lịch sử Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và các khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí, công viên nước Cát Bà... Hải Phòng còn lưu giữ nhiều dấu tích của quá trình dựng và giữ nước, hình thành và phát triển thành phố qua nhiều thời kỳ, các tạo vật quý hiếm của tự nhiên như Voọc đầu trắng và hệ động thực vật phong phú, đặc trưng. Tất cả những điều đó tạo nên một Hải Phòng Du lịch - một trung tâm du lịch không thể thiếu trong chiến lược phát triển quốc gia về du lịch.
Việc khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển của một số ngành kinh tế trọng điểm ở Hải phòng đã và đang ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ngành du lịch. Điển hình là ngành vận tải biển gây ô nhiễm nguồn nước (đặc biệt là nước biển do tràn dầu); ngành sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng do khai thác đá sẽ làm mất cảnh quan tự nhiên...
Du lịch phát triển kéo theo các dịch vụ phát triển để đáp ứng kịp thời các nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Trước hết để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về lưu trú và ăn uống cho khách, trong thời gian qua ở Hải Phòng, hàng trăm khách sạn, nhà hàng đã được đầu tư xây dựng, đặc biệt là ở những khu du lịch lớn (Cát Bà, Đồ Sơn...). Việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng đồng nghĩa với việc khai thác các quỹ đất, với việc san ủi đất, chặt phá cây xanh... hàng ngàn ha đất đã được san ủi, sử dụng cho mục đích này và ít nhiều đã ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan khu vực. Việc khai thác các đặc sản địa phương phục vụ cho nhu cầu của khách đã làm giảm đáng kể các nguồn thủy sản, lâm sản... Hàng năm có hàng triệu lượt khách tham quan các danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố do vậy sự khai thác quá tải gây áp lực lên tài nguyên - môi trường là không tránh khỏi.
Việc khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho mục đích phát triển du lịch ở Hải Phòng hiện nay phần lớn đã mang lại những lợi ích to lớn về mọi mặt cho nền kinh tế - xã hội ở các địa phương, mặt khác còn mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch. Tuy nhiên bên cạnh đó, một số tài nguyên đang bị khai thác quá mức và có nguy cơ bị cạn kiệt và suy thoái. Một trong những giải pháp nhằm hạn chế sự khai thác quá tải này là nhà nước cùng với các địa phương đã và đang xây dựng những quy hoạch phát triển tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm; ngoài ra các địa phương cũng đã đầu tư xây dựng quy hoạch tổng thể và các quy hoạch chi tiết của địa phương mình nhằm xác định giới hạn các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, các khu vực cần hạn chế khai thác... Đây thực sự là một giải pháp có hiệu quả cao trong việc quản lý và tổ chức khai thác bền vững các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.
2.2.2.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch của Hải Phòng đã từng bước được đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Các địa bàn trong thành phố đã đẩy