Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Hải Phòng Từ Năm 2001 Đến Năm 2011


ở khu vực nông thôn với 53.9%; khu vực thành thị chiếm 46.1%. Tỷ lệ này có cao hơn mức trung bình của cả nước nhưng chưa đúng với tầm thành phố lớn phát triển như Hải Phòng.

Hải Phòng vốn là đầu mối giao lưu kinh tế, cho nên trong suốt quá trình phát triển, có nhiều tầng lớp dân cư từ nơi khác đến sinh sống, kể cả người nước ngoài. Người Việt ở đây chủ yếu là từ các tỉnh lân cận tới đã mang theo những đặc trưng văn hóa khác nhau đến Hải Phòng. Tuy nhiên tất cả họ hầu như đều mang một tính cách chung: thứ nhất, họ cùng chung một cội nguồn văn hóa Việt, thứ hai, họ có chung cốt cách của những người đi khai phá: mạnh mẽ, táo bạo đã làm nên bản chất của người Hải Phòng trong suốt lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Cho nên đến Hải Phòng, đặt chân đến bất cứ đâu chúng ta cũng bắt gặp các di tích gắn với truyền thuyết, huyền thoại về lịch sử oanh liệt của Hải Phòng. Những di tích này chính là nguồn tiềm năng quan trọng cần được bảo vệ tôn tạo để phục vụ phát triển du lịch.

2.1.4.2. Tăng trưởng kinh tế

GDP đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006 - 2008 (bình quân tăng 12.76%/năm), từ năm 2009 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng chậm hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, bình quân trong 5 năm đạt 11.15%; tuy không đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (12

- 13%/năm), song vẫn gấp 1.5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Nhiều chỉ tiêu đạt cao, về trước kế hoạch từ 1 đến 3 năm, như: sản lượng hàng hoá thông qua cảng, thu ngân sách trên địa bàn, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Quy mô kinh tế tăng đáng kể: So với năm 2005, GDP năm 2010 tăng gấp

1.7 lần. Tỷ trọng GDP (theo giá so sánh) trong GDP cả nước chiếm khoảng 4.3% (năm 2005 là 3.6%). GDP bình quân đầu người tăng 63.4% (năm 2010 đạt 1,742 USD/người).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 87% năm 2005 (dịch vụ tăng


50.8%) lên 90% năm 2010 (dịch vụ tăng 53%). Một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực, nhiều lợi thế phát triển nhanh, có thêm sản phẩm mới.

2.1.4.3. Kết cấu hạ tầng

Hải Phòng có cảng biển lớn nhất miền bắc, có sân bay Cát Bi và hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường sông liên tỉnh phát triển. Kết cấu hạ tầng của Hải Phòng khá đồng bộ, đường sá, cầu cống, phố phường, nhà cửa, các cơ sở vật chất hạ tầng khá được đầu tư, nâng cấp, mở rộng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

* Đường bộ

Nối Hải Phòng với bên ngoài có 2 quốc lộ 5 và 10. Hai quốc lộ này mặc dù mới nâng cấp nhưng tốc độ xe chạy còn chậm chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài hai tuyến đường chính là quốc lộ 5 và 10, Hải Phòng còn có hàng nghìn km đường nội thành và ngoại thành, chất lượng tương đối tốt, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố và khách du lịch tương đối thuận lợi và an toàn. Tuy nhiên, các tour du lịch trong nội thành còn đi qua nhiều quãng đường rất chật hẹp như đường chợ Cột Đèn, đường Mê Linh vào đền Nghè...

Hệ thống đường bộ dẫn tới các khu, điểm du lịch vẫn chưa đáp ứng được điều kiện phục vụ vận chuyển khách du lịch, đặc biệt đường bộ ra đảo Cát Bà cần được đầu tư, nâng cấp để giảm thời gian qua phà Đình Vũ.

* Đường biển

Hải Phòng là cảng biển cửa ngõ khu vực phía Bắc, trong những năm qua cảng đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách nội địa và quốc tế, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế Bắc Bộ.

Hiện nay, khu vực Hải Phòng có 22 doanh nghiệp cảng biển với tổng chiều dài cầu cảng trên 5000m, trong đó có 3 cảng có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 40000 DWT. Trong hệ thống cảng Hải Phòng có 10 cảng chuyên


dụng hàng lỏng và 5 cầu cảng container. Tổng lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2004 đạt trên 14 triệu tấn.

Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến Hải Phòng bằng đường biển chưa nhiều, mới chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tuyến khác. Cảng Hải Phòng chưa có đủ tiềm năng để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch bằng đường biển tới nhiều cảng biển trong nước và quốc tế. Trong thời gian tới cần đặc biệt quan tâm đầu tư một một cầu cảng khách liên vận quốc tế nằm trong khu cảng phía Nam thành phố.

* Đường sông

Hiện nay, giao thông đường sông của Hải Phòng vẫn chưa phát triển mạnh tương xứng với tiềm năng của 5 con sông chảy qua thành phố. Các cửa sông ra biển đều bị sa bồi với với mức độ cao đòi hỏi liên tục phải nạo vét, làm kè. Hệ thống cảng sông đi Thái Bình, Nam Định... cần nhanh chóng tu bổ và làm mới để đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển.

* Đường hàng không

Hải Phòng có 2 sân bay là sân bay Cát Bi và sân bay quân sự Kiến An. Trong đó, sân bay chính của thành phố Hải Phòng là sân bay Cát Bi, cách trung tâm thành phố 5km có thể tiếp nhận máy bay Airbus 320 hoặc các loại máy bay có trọng tải tương tự. Sân bay hiện nay được sử dụng cho các chuyến bay trong nước tới thành phố Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng và Hà Nội. Từ các thành phố này đều có các chuyến bay ra quốc tế. Trong tương lai, đường bay của sân bay Cát Bi sẽ được đầu tư nâng cấp để tiếp nhận các loại máy bay lớn hơn và trở thành sân bay quốc tế của khu vực châu Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á.

* Đường sắt

Hải Phòng có một tuyến đường sắt chạy đến Hà Nội dài 102km. Đây là tuyến đường sắt chạy hai chiều trên một đường ray có chiều rộng 1,2m đã xây dựng từ thời Pháp thuộc. Trong thời gian tới thành phố Hải Phòng cần kiến nghị Tổng cục Đường sắt này lên đạt tiêu chuẩn quốc tế chạy một chiều trên đường ray có chiều rộng 1.4m, tốc độ cao, có nhiều dịch vụ đi kèm để nối liền giao


thông hai đô thị lớn cấp quốc gia là Hà Nội và Hải Phòng qua Hải Dương và Hưng Yên. Được như vậy thì tuyến đường bộ Hà Nội - Hải Phòng mới giảm mật độ và du lịch phía Bắc mới phát triển mạnh.‌

2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2011

2.2.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu ở Hải Phòng

2.2.1.1. Về khách du lịch

Hải Phòng là địa phương giàu tiềm năng du lịch, nhưng nằm trong bối cảnh chung của cả nước nên trước đây khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng chủ yếu là khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ký kết theo các hiệp định trao đổi hợp tác giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước Đông Âu, vì vậy lượng khách hết sức hạn chế, không tương xứng với tiềm năng du lịch mà Hải Phòng có.

Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước (đặc biệt từ khi có Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch và Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng), sự phát triển ổn định với tốc độ cao của kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng ở nước ta đã góp phần nâng cao mức sống của người dân. Thu nhập gia tăng, đời sống được nâng cao, điều kiện về giao thông ngày càng được cải thiện và thuận lợi hơn; đặc biệt là quyết định của Chính phủ về việc giảm giờ làm lao động xuống còn 40h/tuần và thời gian nghỉ tăng lên 2 ngày... chính là nhân tố quan trọng hàng đầu làm cho nhu cầu du lịch tăng lên.

Khách quốc tế đến Hải Phòng chiếm trung bình khoảng 18% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2000 - 2005 đạt 21.92%/năm. Khách nội địa chiếm tỷ trọng khoảng 82% với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2000 - 2005 là 18.24%/năm.

So sánh khách du lịch đến Hải Phòng với Hà Nội, Quảng Ninh thì số lượng khách đến Hải Phòng có ít hơn nhưng Hải Phòng lại có mức tăng trưởng


bình quân về lượng khách du lịch hàng năm cao hơn (Hải Phòng đạt mức tăng trưởng trung bình 18.98%/ năm và Hà Nội đạt 15.48%/năm).

Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến Hải Phòng giai đoạn 2001 -2011

Đơn vị tính: Lượt khách



Năm

Tổng số khách du lịch

Khách quốc tế

Khách nội địa


Số lượng

% tăng so

với năm trước


Số lượng

% tăng so

với năm trước


Số lượng

% tăng so

với năm trước

2001

1,215,000

19.94%

240,000

24.35%

957,000

18.90%

2002

1,473,000

21.23%

320,000

33.33%

1,153,000

18.26%

2003

1,680,529

14.09%

350,401

09.50%

1,330,000

15.36%

2004

2,100,000

24.96%

440,000

25.57%

1,600,000

24.80%

2005

2,393,000

13.95%

559,000

18.18%

1,834,000

14.16%

Tăng TB

18.98%

21.92%

18.24%

2006

2,965,000

23.9%

602,000

7.69%

2,363,000

28.84%

2007

3,527,000

19.00%

615,000

2.16%

2,916,000

23.4%

2008

3,710,000

5.19%

671,000

9.11%

3,046,000

4.46%

2009

4,003,000

7.9%

593,000

-11.62%

3,410,000

11.95%

2010

4,075,000

1.8%

546,000

-7.93%

3,529,000

3.49%

2011

4,232

3.85%

564,000

3.3%

3,664,000

3.83%

Tăng TB

9.97%

0.15%

12.23%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - 8

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Hải Phòng

Giai đoạn 2006 - 2011, được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng cùng với việc ngành du lịch Hải Phòng chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền quảng bá nên lượng khách du lịch đến Hải Phòng ngày một tăng cả về khách du lịch quốc tế lẫn du lịch nội địa. Tuy nhiên, tốc độ tăng bình quân lại giảm đáng kể so với giai đoạn trước, chỉ còn 9.97%. Nếu như năm 2000 số lượng khách quốc tế đến với Hải Phòng là 193,000 lượt người, qua các năm có sự tăng trưởng tương đối đồng đều, đỉnh cao là năm 2008 với 617,000 lượt khách, nhưng từ sau năm 2008 lại có sự suy giảm mạnh, đến năm


2010 chỉ còn 546,000 lượt khách. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu tác động đến việc đi du lịch của khách nước ngoài. Lượng khách quốc tế chủ yếu mới chỉ đến du lịch ở các bãi tắm biển như Cát Bà, Đồ Sơn (trên 87%) mà chưa biết nhiều đến các vùng đồng quê khác của Hải Phòng.

Khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu là theo đường bộ từ Hà Nội và Quảng Ninh và đến các thành phố lớn ở phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng bằng đường hàng không. Kết quả phân tích thị trường thời gian qua cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng chủ yếu vẫn là khách Trung Quốc và nguồn khách này đang chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu khách du lịch đến Hải Phòng. Năm 2000 đã có 125,000 lượt khách Trung Quốc vào Hải Phòng (chiếm 61% lượng khách quốc tế đến Hải Phòng) và đến 2005 lượng khách Trung Quốc đã chiếm hơn 70% tổng lượng khách quốc tế đến Hải Phòng. Ngoài ra còn có các thị trường khách Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản, Nga, Pháp... Trái ngược với khách quốc tế, từ năm 2000, khách nội địa liên tục tăng.

Nguyên nhân cơ bản là do chính sách giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi cho cán bộ viên chức Nhà nước, chính sách tiền lương được điều chỉnh, đời sống nâng cao đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội đi du lịch nhiều hơn.

Thị trường khách nội địa chiếm 80% so với tổng lượng khách đến Hải Phòng. Các điểm du lịch hấp dẫn như Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Long Châu, Đồ Sơn, Hòn Dáu và cùng với lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn... đã tạo dựng cho Hải Phòng thực sự là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với khách nội địa, đặc biệt là vào các dịp hè, lễ hội... Tuy nhiên, loại hình du lịch của Hải Phòng còn đơn điệu, thiếu hẳn nơi vui chơi giải trí thể thao hấp dẫn khách du lịch nên lượng khách đến nghỉ ở Hải Phòng đặc biệt là khách nghỉ cuối tuần vẫn còn ít hơn so với Hà Nội và Quảng Ninh.

Tốc độ tăng trưởng trung bình về lượng khách du lịch nội địa đạt 18.24% cho giai đoạn 2001-2005 và 12.23% cho giai đoạn 2006 - 2011. Trong đó, có


trên 85% du khách đến với du lịch biển như Cát Bà, Đồ Sơn, chỉ có một tỷ lệ nhỏ khách đến tham quan các điểm du lịch tại Kiến An, An Lão, Vĩnh Bảo… Lượng khách du khách nội địa đến Hải Phòng ngày càng tăng chủ yếu do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người lao động trong cả nước, đặc biệt là từ Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc tăng cao. Ngoài ra, còn một bộ phận người dân Hải Phòng cũng tham gia vào dòng khách du lịch cuối tuần, du lịch trăng mật và đặc biệt là chủ trương phát triển du lịch nông thôn ở một số làng quê ngoại thành... Điều đó có nghĩa rằng, trong tương lai gần, thị trường khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Hải Phòng.

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở Hải Phòng trong những năm qua tuy có tăng nhưng không đáng kể: năm 2000 là 1,7 ngày, đến năm 2011 là 2,1 ngày.

2.2.1.2. Thu nhập và giá trị gia tăng du lịch

Tổng thu nhập của ngành du lịch thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2000 -2005 đã có sự tăng trưởng đáng kể, nếu như năm 2000 tổng thu nhập của toàn ngành du lịch đạt 231 tỷ đồng thì đến năm 2005 đã tăng lên gấp 2,4 lần và đạt mức 552 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn này là 19.17%. Chính do điểm xuất phát của du lịch Hải Phòng thấp, nên trong giai đoạn đầu của sự phát triển tốc độ tăng trưởng ở mức tương đối cao, những năm tiếp theo du lịch Hải Phòng vẫn duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ.

Bảng 2.2. Thu nhập ngành du lịch của Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2005

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Thu nhập du lịch

231,0

283,0

363,0

404,0

470,0

552,0

% tăng trưởng so

với năm trước

-

22.5%

28.3%

11.3%

16.3%

17.4%

Tăng trưởng TB

19.17%

Nguồn: Sở Du lịch Hải Phòng


Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 -2005 tăng bình quân hàng năm là 11.93%. Với tư cách là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mức tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua là khá cao và đã tạo cho Hải Phòng điểm xuất phát thuận lợi hơn các địa phương khác trong vùng và trên cả nước. Tổng sản phẩm toàn thành phố năm 2005 đạt 1,279,265 USD, đứng thứ 5/64 tỉnh thành cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai). Thu nhập bình quân đầu người đạt 717USD. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp xây dựng đạt 13.65%/năm, khai khoáng đạt 20.44%; ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng 2.87%, ngành thủy sản tăng 12.55%; khu vực kinh tế dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 12.66%, nhưng đáng chú ý hơn cả là ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng 22.86%. Một số ngành mũi nhọn của Hải Phòng như công nghiệp chế biến, thủy sản, may mặc... vẫn duy trì được mức tăng cao, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn, các dịch vụ kinh doanh trong đó có hoạt động du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước là chuyển dịch nền kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.

Ngày 22/11/2006, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 09, du lịch Hải Phòng đạt được những kết quả tích cực. Giai đoạn 2006-2011, du lịch của thành phố tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố. GDP du lịch tăng bình quân 15.74%/năm, nhanh hơn GDP chung thành phố, nâng tỷ trọng đóng góp trong GDP thành phố từ 3.16% (năm 2006) lên 3.98% (năm 2010) và 4.1% (năm 2011). Tổng thu nhập du lịch tăng 23.5%/năm,

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí