tạo nguồn nhân lực du lịch có trình độ quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường trong nước và theo kịp trình độ quốc tế về du lịch.
Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng phục vụ du lịch và mở rộng các đối tác quốc tế. Qua đó tăng khả năng huy động vốn cho hoạt động du lịch thông qua thị trường và doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân người du lịch được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
Thứ sáu, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy hoạt động du lịch và tiến bộ xã hội.
Tác động tiêu cực
Hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội mới cho ngành du lịch nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít bất lợi và thách thức mới.
Thứ nhất, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế du lịch gặp khó khăn. Đối với Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp du lịch trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của nước ta thuộc loại nhỏ, chất lượng du lịch hạn chế, năng lực quản lý thấp nên để tồn tại trong một sân chơi chung không phải là điều dễ dàng. Đội ngũ nhân lực du lịch còn những bất cập và yếu kém như còn thiếu về kiến thức, tính chuyên nghiệp không cao, giao tiếp bằng ngoại ngữ kém, hiểu biết hạn chế về pháp luật quốc tế… cho nên khó có thể theo kịp yêu cầu của hội nhập.
Đặc biệt sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO với việc thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập trong thời gian tới sẽ tạo ra những thách thức mới như sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp du lịch nước ngoài có tiềm lực
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Trưng Của Hoạt Động Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch
- Sự Tác Động Qua Lại Giữa Hội Nhập Quốc Tế Và Phát Triển Du Lịch
- Đánh Giá Chung Về Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Hải Phòng Từ Năm 2001 Đến Năm 2011
- Thu Nhập Ngành Du Lịch Của Hải Phòng Giai Đoạn 2005 - 2011
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
tài chính mạnh mẽ, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về hành vi tiêu dùng du lịch của khách quốc tế vượt trội hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào khó khăn lớn ngay trên sân nhà.
Thứ hai, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên. Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường. Việc hội nhập quốc tế những năm gần đây đã làm cho lượng khách du lịch tới Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Vì vậy hoạt động du lịch nếu không được quản lý tốt sẽ gây nhiều tác động xấu đến môi trường, gây nguy cơ phá hủy môi trường và cảnh quan du lịch. Do hoạt động du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội nhân văn nên trong quá trình phát triển, chất lượng của môi trường ở một khu vực nào suy giảm đồng nghĩa việc hoạt động du lịch đi xuống.
Thứ ba, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước và làm phức tạp hóa một số vấn đề liên quan đối với việc duy trì an ninh và ổn định và trật tự xã hội ở những nơi đang phát triển du lịch.
Trước hết, cơ chế chính sách và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động du lịch còn chậm đi vào cuộc sống. Hệ thống chính sách kinh tế thương mại chưa hoàn chỉnh, chưa có các chính sách cụ thể cho việc thúc đẩy, huy động nội lực để phát triển du lịch. Các chính sách, vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc phát triển du lịch vẫn chưa thực sự được quan tâm. Chính vì vậy dẫn đến việc không thống nhất về các thuật ngữ chuyên ngành, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện các cam kết.
Bên cạnh đó, quản lý Nhà nước chưa ngang tầm với vị thế của ngành, quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam kém hiệu quả, tài nguyên du lịch đang trong tình trạng suy giảm. Nhà nước vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc giữ gìn
và bảo tồn môi trường tự nhiên. Từ đó ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.
Ngoài ra, những thách thức mới xuất hiện ở mức cao, đa chiều và tinh vi hơn như “diễn biến hoà bình” thông qua con đường du lịch, khó khăn trong bảo đảm an ninh quốc phòng, ổn định và trật tự xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển du lịch bền vững.
Thứ tư, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. Điều này được thể hiện ở việc thương mại hóa các đặc trưng và giá trị của địa phương. Trong quá trình hội nhập, du lịch có thể làm biến đổi những nét văn hóa của địa phương thành hàng hóa, những nghi lễ tín ngưỡng và lễ hội dân tộc bị thay đổi để đáp ứng nhu cầu của du khách. Những địa điểm và đồ vật thiêng liêng không còn được tôn trọng khi chúng được xem như các hàng hóa để bán gây ra những thay đổi cơ bản trong các giá trị nhân văn. Mặt khác, du khách luôn muốn có những vật lưu niệm, mĩ thuật, thủ công mỹ nghệ và những buổi biểu diễn văn hóa thì ở những địa điểm du lịch, những nghệ nhân địa phương có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách. Tuy nhiên họ cũng phải có những thay đổi trong thiết kế sản phẩm để làm cho chúng đa dạng hơn, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của du khách. Đây là một vấn đề mang tính hai mặt, vừa giúp bảo tồn các truyền thống văn hóa, nhưng cũng có thể xảy ra mai một về văn hóa trong quá trình thương mại hóa những sản phẩm này. Trong một số trường hợp có thể làm mất dần bản sắc văn hóa dân tộc vì có sự vượt trội hơn của các đặc trưng văn hóa ngoại lai do du khách mang tới so với văn hóa bản địa. Việc di chuyển của du khách từ nhiều quốc gia, nhiều vùng miền khác nhau với những quan hệ xã hội khác nhau dễ gây ra những bất đồng về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, các giá trị đạo đức, phong cách sống và mức độ phát triển… Kết quả là vượt quá sức tải của xã hội và sức tải văn hóa của cộng đồng địa phương. Ngoài ra, sự tổn hại tài nguyên văn hóa có thể do gia tăng sự phá hoại, ăn cắp và di chuyển các loại di sản văn hóa bất hợp pháp.
Như vậy, hội nhập đồng thời đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối với ngành du lịch trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, không phải cứ hội nhập là đương nhiên hưởng đầy đủ tất cả các lợi ích và gánh mọi bất lợi như đã nêu trên. Các lợi ích và bất lợi nhìn chung ở dạng tiềm năng và đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng du lịch một khác, do sự khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển… Việc khai thác được lợi ích đến đâu và hạn chế các bất lợi, thách thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là năng lực của mỗi quốc gia, mỗi vùng thể hiện ở chiến lược, biện pháp hội nhập và việc tổ chức thực hiện.
Tóm lại, trong chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay trên địa bàn thành phố. Chương này có 2 nội dung cơ bản mà tác giả tập trung đề cập, đó là:
- Du lịch và phát triển du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp đa ngành và đã xuất hiện lâu đời ở nhiều nước trên thế giới; nhưng trong thực tế các khái niệm, định nghĩa về du lịch còn khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa về du lịch từ trước đến nay và thực tiễn của du lịch Việt Nam; tác giả cho rằng trong bối cảnh hiện nay, phát triển du lịch là xu hướng tất yếu của một quốc gia, một vùng lãnh thổ (địa phương) hay của doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu và điều kiện phát triển của nó; trong đó vấn đề hàng đầu là lợi ích, hiệu quả của du lịch đem lại cho một quốc gia hoặc một địa phương, vùng lãnh thổ.
- Tác giả đã làm rõ sự tác động qua lại giữa hội nhập quốc tế và phát triển du lịch. Phát triển du lịch góp phần đáng kể thúc đẩy sự hội nhập giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Ngược lại, hội nhập quốc tế đã tạo ra những tác động tích cực, những cơ hội mới cho ngành du lịch, đồng thời cũng đặt ra không ít những bất lợi và thách thức mới.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HẢI PHÒNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các nguồn lực để phát triển du lịch của Hải Phòng
2.1.1. Vị trí của Hải Phòng đối với cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
2.1.1.1. Đối với cả nước
Hải Phòng là thành phố đô thị loại 1 cấp quốc gia, có hệ thống giao thông quan trọng, thuận lợi, giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của vùng và của cả nước.
Trong hệ thống các tuyến, điểm du lịch quốc gia đã hình thành các tuyến du lịch trọng điểm làm động lực phát triển du lịch của các vùng và của cả nước, đó là Hà Nội - Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long; Đà Nẵng - Huế - Lao Bảo; Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt; thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Phú Quốc. Ba hành lang phát triển du lịch nối các đô thị lớn với vùng biển đó là Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Hạ Long; thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. Trong hệ thống các tuyến, điểm du lịch trên, Hải Phòng luôn giữ một vị trí quan trọng, một cực hút và cũng là điểm trung chuyển trên tuyến du lịch quốc gia và và nối với quốc tế. Điều kiện phát triển du lịch của Hải Phòng cả về đường bộ, đường biển, đường hàng không đều hết sức thuận lợi, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống các tuyến, điểm du lịch Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu của ngành và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.1.1.2. Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Hải Phòng là một trong ba cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cũng chính vì được xác định có chức năng quan trọng như vậy nên cùng với thế mạnh về vị trí, điều kiện phát triển nên Hải Phòng đồng thời được
xác định là trung tâm dịch vụ, thương mại và giao dịch quốc tế lớn thứ 2 ở miền Bắc sau Hà Nội, là đầu mối phát luồng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất của cả vùng...
Về du lịch, đối với vùng du lịch Bắc Bộ thì Hải Phòng cũng được xác định là một trong ba hạt nhân để tập trung phát triển mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của cả vùng. Theo quy hoạch tổng thể phát triển của cả vùng du lịch Bắc Bộ thì Hải Phòng có vị trí quan trọng trên một trong hai tuyến du lịch ven biển theo đường bộ quan trọng đó là Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Hạ Long, nối Hạ Long cạn (Ninh Bình) theo đường ven biển đến vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên của thế giới. Tuyến đường này cùng với tuyến đường 5 nối Hà Nội - Hải Phòng là các trục đường bộ quan trọng nối Hải Phòng với các thị trường khách du lịch của cả vùng. Về đường biển, Hải Phòng là địa phương có ưu thế vượt trội để phát triển tuyến du lịch đường biển của vùng Bắc Bộ. Thông qua Hải Phòng, vùng Bắc Bộ không những tiếp cận được với thị trường khách du lịch từ các vùng khác trong cả nước mà còn nối với quốc tế. Về đường không, Hải Phòng có sân bay Cát Bi là sân bay lớn thứ 2 của vùng Bắc Bộ đáp ứng được việc vận chuyển hành khách bằng các máy bay hàng khách lớn. Về đường sắt, Hải Phòng được nối tuyến đường sắt với Hà Nội với khoảng cách không xa (105 km) và như vậy nối liền với các thị trường khách du lịch thông qua vận chuyển đường sắt.
Như vậy, Hải Phòng hội tụ đủ mọi điều kiện để đẩy mạnh phát triển du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung trong những năm tới. Mặt khác trong điều kiện Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định chung phát triển hàng lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và phát triển kinh tế biển Vịnh Bắc Bộ và biển Nam Trung Quốc, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì lại càng có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để nhanh chóng phát triển và hội nhập quốc tế.
2.1.2. Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Hải Phòng là một miền đất trẻ, mới hình thành từ vài nghìn năm trước đây, nhưng một phần lãnh thổ cấu thành từ những tầng đất đá cổ xưa, được tích tụ , nổi cao thành lục địa vào hàng triệu năm trước. Cấu trúc địa chất Hải Phòng rất phức tạp, ảnh hưởng phức tạp tới hình thái địa hình. Lịch sử phát triển tự nhiên của Hải Phòng gắn liền với quá trình phát triển vùng duyên hải Đông Bắc. Về địa chất, đây là đới tiếp xúc giữa miền uốn nếp Việt Trung và vùng trũng Hà Nội, đặc điểm kiến tạo, cấu trúc địa chất, lịch sử phát triển và thành phần nham thạch phức tạp. Về địa lý, Hải Phòng nằm ở vị trí tranh chấp sự thống trị của khối khí xích đạo và cực, ở miền chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, giữa lục địa và biển.
Lãnh thổ Hải Phòng nằm ở miền uốn nếp Việt - Trung và thuộc về hai đơn vị cấu trúc nhỏ hơn là phức nếp lồi Quảng Ninh và võng địa hào Hà Nội ở phía tây nam. Ranh giới giữa hai cấu trúc này là đứt gãy sâu Kiến An, gần trùng với trục sông Văn Úc, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ra phía biển, vòng sát phía ngoài quần đảo Long Châu.
Trong quá trình phát triển địa chất, một số hiện tượng địa động lực hiện đại ở Hải Phòng chi phối sự hình thành và biến đổi vùng đất ở đây bao gồm:
- Hiện tượng Kaster hóa: là kết quả hòa tan các đá vôi Tràng Kênh và Cát Bà dưới tác động tuần hoàn của nước ngầm và nước bề mặt. Ở đảo đá vôi Cát Bà, quá trình này xảy ra mạnh mẽ, phát triển các dạng kaster tự hở trên bề mặt như vách núi tai mèo, sườn đảo dốc đứng, các dạng hình máng, hình phễu, thung lũng kín, các khe tắc... Dưới đáy biển cũng có các hốc ngầm thuộc dạng kaster chôn vùi bị bùn sét lấp đầy. Tiêu biểu cho các dạng kaster là sự có mặt của các hang động. Do sự lắng tụ từ từ theo kiểu nhỏ giọt của bicacbonat canxi từ phần mái xuống nền hang động mà tạo ra các nhũ đá tô thêm vẻ kỳ thú của các “thạch động” này. Cũng có các hang động ngầm nối với nhau bằng các kênh ngầm hẹp
kèm theo các dòng suối khoáng ngầm ở Cát Bà và có thể cả ở tầng đá vôi nằm sâu khoảng 700m dưới mảnh đất Tiên Lãng.
Các hang động là một trong những nguồn lợi du lịch và phục vụ tiềm năng quốc phòng của Hải Phòng còn chưa được khai thác đúng mức. Vì thế cần phải tiến hành nghiên cứu, phân loại và sớm đi vào sử dụng, đặc biệt ở khu du lịch Cát Bà như hang Đá Hoa, hang Hùng Sơn (Quân Y), hang Trung Trang...
- Hiện tượng xói lở: là nét đặc trưng của một vùng đất ven biển mới hình thành nơi còn chịu tương tác giữa quá trình biển và lục địa. Hiện tượng này đang diễn ra mạnh ở bờ biển Cát Hải, Tiên Lãng và mỏm Đông Nam đảo Đình Vũ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của các hoạt động du lịch nói riêng.
- Hiện tượng tích tụ trầm tích: hàng năm các sông thuộc hệ thống sông Thái Bình như sông Chanh, sông Bạch Đằng, sông Cấm, Lạch Tray, Văn Úc... chuyển ra biển Hải Phòng gần 4 triệu tấn vật liệu dưới dạng bùn cát lơ lửng và chất hòa tan. Cùng với hàng trăm ngàn mét khối vật liệu do xói lở bờ biển, lượng phù sa này trở thành nguồn vật liệu cơ bản tham gia vào quá trình tích tụ ở bồn nước Hải Phòng. Hiện tượng này là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến điều kiện vận chuyển đường thủy tới cảng Hải Phòng cũng như vùng nước đục ven biển Đồ Sơn ảnh hưởng đến tắm biển ở hòn đảo này.
Địa hình lục địa và hải đảo của Hải Phòng khá phức tạp. Trong đó vùng núi thấp chia cắt mạnh chiếm 10% diện tích thành phố phân bố ở quần đảo Cát Bà, Long Châu và một số đảo khác trong vịnh Lan Hạ. Vùng đồi chia cắt mạnh chiếm khoảng 5% diện tích thành phố. Các dải đồi chủ yếu tập trung ở phía Bắc huyện Thủy Nguyên, trong phạm vi cấu trúc hình thái dương Hạ Long, trùng với vùng phân bố phức nếp lồi Hạ Long trên sơ đồ phân vùng cấu trúc kiến tạo. Vùng đồng bằng bằng phẳng chiếm 85% diện tích thành phố, trải ra các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Đồ Sơn, Anh Dương, phía Nam huyện Thủy Nguyên và nội thành Hải Phòng. Trên bề mặt đồng bằng có một số đồi núi sót