Đánh Giá Chung Về Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên


tập trung trong khu vực cấu trúc hình thái dương Kiến An, Đồ Sơn trùng với phân bố phức nếp lồi Kiến An như Núi Voi, Xuân Sơn, Phù Liễn, Kha Lâm, Núi Đối và Đồ Sơn.

Sự phong phú đa dạng về hình thái địa hình Hải Phòng đã tạo ra nhiều cảnh quan địa hình thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch như thể thao núi, tham quan, thắng cảnh, chơi golf...

2.1.2.2. Tài nguyên khí hậu

Hải Phòng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, gần chí tuyến Bắc nên khí hậu Hải Phòng mang đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng miền Bắc và những đặc điểm riêng của vùng thành phố ven biên có nhiều đảo. Tính chất nhiệt đới của khí hậu Hải Phòng thể hiện có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và một mùa đông lạnh ít mưa.

- Mùa hạ nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9: nhiệt độ trung bình đạt trên 25o C. Thời gian này trùng với mùa mưa, có lượng mưa tháng khá ổn định trên 100mm từ tháng 5 đến tháng 10.

- Mùa Đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ trung bình đạt dưới 200C. Đây là đặc điểm riêng của khí hậu miền Bắc nói chung và Hải Phòng nói riêng khác với khí hậu nhiệt đới tiêu chuẩn.

Khí hậu Hải Phòng còn chịu sự chi phối trực tiếp của biển. Biển thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp tới các vùng trong thành phố theo hai chiều hướng có lợi và bất lợi:

- Ảnh hưởng bất lợi thể hiện rõ nhất ở các thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc và mưa lớn...

- Ảnh hưởng có lợi thể hiện ở khả năng điều hòa khí hậu của biển qua tác động của gió biển - đất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Như vậy xét về góc độ đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như các điều kiện thời tiết bất lợi thì hoạt động du lịch ở Hải Phòng


Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - 7

sẽ kém thuận lợi hơn vào các tháng từ tháng 10 đến tháng 12 và từ tháng 3 đến tháng 5.

2.1.2.3. Tài nguyên biển

Vùng biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc tây bắc vịnh Bắc bộ. Các đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển Hải Phòng gắn liền với những đặc điểm chung của vịnh Bắc bộ và biển Đông.

Độ sâu của biển Hải Phòng không lớn. Đường đẳng sâu 2m chạy quanh mũi Đồ Sơn rồi hạ xuống 5m ở cách bờ khá xa. ở đáy biển nơi có các cửa sông đổ ra, do sức xâm thực của dòng chảy nên độ sâu lớn hơn. Ra xa ngoài khơi, đáy biển hạ thấp dần theo độ sâu của vịnh Bắc Bộ, chừng 30 - 40 m. Mặt đáy biển Hải Phòng được cấu tạo bằng thành phần mịn, có nhiều lạch sâu vốn là những lòng sông cũ nay dùng làm luồng lạch ra vào hàng ngày của tàu biển.

Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi. Bờ biển có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Trên đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết (sa thạch) tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng tây bắc - đông nam. Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển; đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng. Dưới chân những đồi đá cát kết có bãi tắm, có nơi nghỉ mát nên thơ và khu an dưỡng có giá trị. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương.

2.1.2.5. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch tự nhiên

Hải Phòng có có vị trí địa lý là tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng quan trọng cho phát triển du lịch, đó là Hải Phòng có bờ biển và được bao bọc bởi các


con sông, có các cửa sông lớn trực tiếp đổ ra biển và nối với các địa phương trong nội địa của vùng Bắc Bộ. Vị trí địa lý của Hải Phòng ở trung tâm của vùng duyên hải Bắc bộ, cửa ngõ chính ra biển của Hà Nội và của vùng Bắc bộ.

Tài nguyên tự nhiên quan trọng thứ hai là địa hình cảnh quan của Hải Phòng gồm đồng bằng ven biển, đồi núi sót trong đất liền, sông hồ, biển, dải đất ven biển, quần thể đảo đá vôi ven biển, các hang động, tùng áng, địa hình lồi lõm về phía biển.

Tài nguyên sinh vật của Hải Phòng tương đối đa dạng và phong phú, nơi tập trung và có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch là vườn quốc gia Cát Bà với 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm ở Việt Nam như Lát Hoa (Chukrasia tabularis), Kim Giao (podocarpus fleuryi)... Hệ động vật ở vườn quốc gia Cát Bà cũng rất đa dạng với 20 loài thú, 69 loài chim, 15 loài bò sát, 11 loài ếch nhái, 105 loài cá, 100 loài thân mềm, 69 loài giáp xác. Đặc biệt ở khu vực phía Đông Nam đảo Cát Bà và vùng đảo Bạch Long Vĩ còn có nhiều loài san hô có giá trị phục vụ du lịch. Tháng 12 năm 2004, Cát Bà đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và điều này được xem là một thuận lợi đối với việc khai thác và bảo vệ những tài nguyên du lịch vô giá của Hải Phòng, phục vụ sự phát triển du lịch không chỉ của Hải Phòng mà còn của vùng duyên hải Đông Bắc.

Nguồn nước của Hải Phòng chủ yếu là nước mặt, lấy từ các hồ và dẫn từ Hải Dương đến. Mặc dù hệ thống sông ngòi chằng chịt nhưng nhiều sông bị nhiễm mặn nên sự thiếu hụt nguồn cấp nước tại chỗ là hạn chế đáng kể ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố. Khu vực hải đảo và ven biển có nhiều tiềm năng phát triển nhưng đồng thời lại cũng là khu vực trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, nên đây cũng là thách thức đối với Hải Phòng.

Khí hậu Hải Phòng nhìn chung thuận lợi hơn cho phát triển du lịch so với các vùng khác ở đồng bằng Bắc Bộ bởi mang những nét chung của vùng đồng bằng miền Bắc, đồng thời lại mang nét riêng của thành phố ven biển có nhiều


đảo. Tuy nhiên khí hậu 2 mùa rõ rệt với mùa đông lạnh, đôi khi có sương muối, mùa hè mưa bão gây úng lụt, xói lở... cũng tạo nên sự bất lợi cho hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch biển, du lịch ngoài trời.

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Hải Phòng là khá đa dạng và phong phú được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa chất - địa hình, khí hậu, thủy hải văn, lớp phủ thực vật và thế giới động vật. Với nguồn tài nguyên này, ở Hải Phòng có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch như sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, tham quan, thắng cảnh...

2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.1.3.1. Các di tích lịch sử văn hóa

Mặc dù là một địa danh mới xuất hiện đến nay trên một thế kỷ, nhưng trong lòng đất, ngoài bờ biển hay trên đất liền, thành phố Hải Phòng đã và đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc cũng như phản ánh những nét riêng của con người Hải Phòng được sản sinh, lưu giữ qua nhiều thế hệ dọc theo chiều dài lịch sử dân tộc. Những di sản văn hóa phong phú đó đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thành phố. Trong đó, ngành du lịch cũng đã tích cực tiếp cận nhằm khai thác phát huy giá trị từ những tinh hoa của văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, thành phố Hải Phòng hiện còn lưu giữ hơn 1000 di tích, bao gồm 537 ngôi chùa, 107 nhà thờ, số còn lại là các đình đền, miếu phủ… Trong đó, có 103 di tích được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia; 165 di tích được Uỷ ban nhân dân thành phố xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Đặc biệt Hải Phòng có quần đảo Cát Bà được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên thế giới và 3 khu danh lam thắng cảnh là vùng non nước Đồ Sơn, danh thắng Tràng Kênh Bạch Đằng, Núi Voi Xuân Sơn, hai làng nghề cổ truyền gồm tạc tượng Đồng Minh, sơn mài Bảo Hà ở huyện Vĩnh Bảo. Như vậy, Hải Phòng là một


trong bảy tỉnh, thành của cả nước có mật độ di tích cao. Các di tích tập trung chủ yếu ở các quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An; huyện Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy.

Hải Phòng cũng là nơi có nhiều di tích được xếp hạng. Tính đến năm 2003 toàn thành phố đã có 89 di tích được công nhận xếp hạng di tích quốc gia. Các di tích này là những tài nguyên đáng quý của Hải Phòng, đa số các di tích lại phân bố trong những khu danh thắng vì thế chúng đều có tiềm năng phục vụ du lịch. Ngoài ra có những di tích tuy không được xếp hạng quốc gia, song dưới góc độ du lịch lại rất hấp dẫn du khách. Hầu hết các di tích của Hải Phòng đều tập trung ở trong phần đất liền, khu vực hải đảo chỉ có một số di tích khảo cổ, quan trọng nhất là di chỉ Cái Bèo ở đảo Cát Bà (di chỉ văn hóa đá mới có niên đại khoảng 6 -7 ngàn năm).

Vùng đất phía Tây Nam thành phố có nhiều di tích, đặc biệt là trên đất Vĩnh Bảo cổ kính - quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - nơi có những ngôi nhà cổ lợp bằng loại ngói mũi hài đặc trưng, những ngôi đình rất tiêu biểu cho phong cách Việt như An Quý, Nhân Mục, Quán Khoái... Chúng không những có giá trị về mặt lịch sử mà còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Về danh thắng ở miền này phải kể đến núi Voi ở huyện An Lão, bên cạnh sông Lạch Tray và đây còn là một địa danh gắn với nhiều huyền thoại về vương triều Mạc, về Phan Bá Vành, về nghĩa quân Cử Bình, về đội du kích Núi Voi nổi tiếng.

Từ phía Nam, chuyển lên phía Bắc, qua cầu Bính là vùng đất Thủy Nguyên giàu đẹp cả về thiên nhiên và nhân văn, mảnh đất gắn liền với sự kiện lịch sử oanh liệt của cả nước là chiến thắng Bạch Đằng. Một số di tích không những có giá trị lịch sử cao mà còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật như đền thờ Trần Quốc Bảo, đình Đổng Lý, đình Kiền Bái..., có di tích vừa có giá trị thắng cảnh, vừa có giá trị lịch sử như hang Vua, nơi tương truyền thờ con trai của vua Hùng...


Đáng chú ý là các di tích này nằm ngay trong khu danh thắng nổi tiếng được mệnh danh là Hạ Long cạn của Hải Phòng cũng có nhiều di tích đáng chú ý, là những điểm tham quan hấp dẫn như đình Hàng Kênh, chùa Dư Hàng, Đền Nghè, Nhà hát thành phố, Bảo tàng Hải Phòng... Nhiều di tích gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng kiên trung của Hải Phòng, gắn với cuộc đời hoạt động của nhiều nhà lãnh đạo cách mạng nước ta như Nguyễn Lương Bằng, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Quốc Việt... Ngoài ra ở khu vực nội thành còn có một số khu phố cổ có giá trị tham quan du lịch như phố Lý Thường Kiệt (phố Ba Ti cũ), Phan Bội Châu (phố Đông Kinh cũ), Quang Trung (phố Chavassicux cũ), 12 cầu cảng dọc sông Tam Bạc, nơi trung tâm thương mại sầm uất dưới thời Pháp thuộc.

Trong phần đất liền Hải Phòng cần phải nhắc đến bản đảo Đồ Sơn, mảnh đất của huyền thoại cả trong quá khứ và hiện tại. Quá khứ có huyền thoại 6 vị tiên công khai lập ra Đồ Sơn, có huyền thoại bà chúa Đế, có chiến thắng huyền thoại ở vùng biển Đại Bàng năm 1788. Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ vùng biển Đồ Sơn là nơi bắt đầu của con đường huyền thoại - Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Bến Nghiêng - nơi tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc Việt Nam, kho xăng hang dơi, đền thờ Lục Vị Tiên Ông Bát Bộ thần Hoàng, đình Ngọc, suối Rồng... Những di tích này có giá trị lịch sử cao, thu hút sự chú ý của nhiều du khách. Đồ Sơn còn có đảo đèn Hòn Dáu - một điểm du lịch cảnh quan hấp dẫn. Một số di tích của Đồ Sơn có sức hấp dẫn du khách rất lớn như Tháp Tường Long nằm trên đỉnh núi, hay đền Bà Đế ẩn hiện dưới chân núi suốt ngày ầm ào tiếng sóng biển.

Có thể nói các di tích lịch sử Hải Phòng có giá trị cao đối với phát triển du lịch, nếu được tổ chức quản lý và khai thác một cách hợp lý để có thể phát huy được giá trị của các tài nguyên quý giá này thì chắc chắn du lịch Hải Phòng sẽ có sức hấp dẫn lớn và sẽ đem lại những đóng góp hiệu quả cho sự phát triển du lịch của thành phố. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và


giao lưu quốc tế hiện nay, di sản văn hóa Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung đã và đang được nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị.

2.1.3.2. Các lễ hội truyền thống

Các lễ hội truyền thống cũng là một tiềm năng du lịch rất quan trọng cần chú ý đầu tư khôi phục và phát triển. Kinh nghiệm cho thấy xu hướng hiện nay là các hình thức sinh hoạt lễ hộit thường thu hút được một số lượng rất đông khách thập phương trong nước cũng như quốc tế, nhất là các lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa hoặc danh thắng.

Toàn thành phố có 252 lễ hội cổ truyền. Trong đó có một lễ hội cấp quốc gia (Hội chọi trâu Đồ Sơn), 1 lễ hội cấp ngành (Lễ hội làng cá đảo Cát Bà), 5 lễ hội cấp vùng, 91 lễ hội cấp xã và 156 lễ hội làng.

Ở Hải Phòng có một số lễ hội quan trọng có thể phát triển nhằm phục vụ du lịch. Những lễ hội mang tính chất lịch sử có hội Đền Nghè ở phố Lê Chân, quận Lê Chân thờ nữ tướng Lê Chân; hội Chùa Vẽ (Hoa Linh Tự) liên quan đến việc Trần Hưng Đạo vẽ bản đồ bằng cách rắc vừng lên bánh đa chuẩn bị cho trận đánh Bạch Đằng rồi phát cho quân sĩ vừa để nắm được kế hoạch vừa để có lương khô ăn, hội đền Dẹo ở trị trấn Núi Đèo thờ Đô úy Thượng Lại Văn Thành... Gần đây còn có một số lễ hội thu hút đông đảo du khách du lịch như lễ hội Núi Voi, lễ hội nghề cá Cát Bà, hội Đền Gắm (Tiên Lãng), hội Đền Phú Xá, hội hát đúm đầu xuân ở Thủy Nguyên...

Các lễ hội dân gian có hội Chọi Trâu ở Đồ Sơn, hội Ghép Đôi ở Cẩm Khê, hội làng Phục Lễ ở Thủy Nguyên, hội pháo đất ở Vĩnh Bảo... Các lễ hội này đều rất độc đáo. Tuy nhiên rất tiếc rằng nhiều lễ hội hiện nay đã bị mai một và dần đi vào quên lãng, đặc biệt là các lễ hội gắn với chiến công thắng giặc ngoại xâm hay một vài lễ hội dân gian độc đáo như hội làng Phục Lễ là ngày lễ của phái đẹp, hoặc ngày hội lễ pháo đất ở Vĩnh Bảo...


Nổi tiếng và được chú ý nhiều hơn cả là hội Chọi Trâu ở Đồ Sơn có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian. Đây là một lễ hội có sức hấp dẫn rất lớn, tuy nhiên trong khi tổ chức lễ hội cũng cần xem xét lại nội dung cho phù hợp với tâm lý khách du lịch hiện nay.

2.1.3.3. Các tài nguyên nhân văn khác

Thành phố Hải Phòng có nhiều công trình kiến trúc đẹp như nhà hát lớn, bảo tàng thành phố, nhiều công trình thể thao, văn hóa, công viên, nhiều biệt thự cổ và các công trình công nghiệp là đối tượng cho khách du lịch tìm hiểu, tham quan.

Là vùng đất biển nên Hải Phòng có những món ăn đặc sản biển nổi tiếng như cua biển rang muối, nước mắm Cát Hải, mực ống, tu hài Cát Bà...

Về sinh hoạt văn hóa dân gian phải kể đến hát đúm, hát ca trù, múa rối nước...

Hải Phòng cũng là đất của nghề dệt thảm, thêu ren tạc tượng, sơn mài nổi tiếng. Những sản phẩm nổi danh đã gắn liền với các địa danh như: thảm len Hàng Kênh, dệt vải Cổ Am, điêu khắc Đồng Minh, thủy tinh Kiến An... là những vốn quý của Hải Phòng phục vụ cho phát triển du lịch.

Phong tục tập quán của người Hải Phòng, truyền thống của người Hải Phòng, nét đặc trưng văn hóa của vùng biển cũng là nguồn tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

2.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.4.1. Dân cư

Dân số của Hải Phòng theo số liệu thống kê dân số năm 2011 là 1,907,705 người chiếm 2.17 dân số cả nước và 12.88% dân số vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tốc độ tăng dân số hàng năm khoảng 1.09%, mật độ dân số là 1,253 người/km2. Về cơ cấu dân số, tỷ lệ nam nữ của Hải Phòng khá ổn định trong những năm gần đây. Dân số Hải Phòng khá trẻ với 29.4% số dân trong độ tuổi từ 0-14 tuổi chỉ có 7% số dân có tuổi trên 65. Lượng dân vẫn tập trung khá đông

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí