Tình Hình Hoạt Động Của Các Tuyến Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố


mạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch trong đó nổi trội là tài nguyên tự nhiên để xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với loại hình du lịch sinh thái bên cạnh việc bảo tồn và phục hồi các lễ hội truyền thống, tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn hóa với nhiều chủ đề độc đáo, hấp dẫn. Nhiều sản phẩm du lịch mới được xây dựng đưa vào khai thác như các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với chủ đề khảo cứu đồng quê, du lịch trang trại, nhà vườn; một số sản phẩm du lịch có giá trị độc đáo như tuyến du lịch nội thành tham quan các đình chùa nổi tiếng của thành phố như đình Hàng Kênh, chùa Dư Hàng, đền Nghè; tuyến du lịch “du khảo đồng quê” từ Kiến An - An Lão - Vĩnh Bảo - Tiên Lãng... được nghiên cứu phát triển đã tăng sức thu hút khách du lịch, thúc đẩy sự hấp dẫn của du lịch Hải Phòng trong khu vực và trên cả nước.

Những cảnh quan, sản phẩm làng nghề, nghệ thuật văn hóa truyền thống đặc thù của miền quê Vĩnh Bảo đã gây được nhiều ấn tượng đẹp cho du khách, thậm chí cả những du khách du lịch khó tính như Pháp, Anh, Mỹ, Italia... Các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Hải Phòng cũng đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách với nhiều chủng loại phong phú, được chế tác từ những nghệ nhân giàu kinh nghiệm của Hải Phòng, tuy nhiên mẫu mã còn hạn chế, chưa có những sản phẩm đặc thù.

2.2.2.3. Tình hình hoạt động của các tuyến du lịch trên địa bàn thành phố

Trên địa bàn thành phố hiện nay có 6 tuyến du lịch: Hải Phòng - Cát Bà, Hải Phòng - Đồ Sơn, Nội thành - Thuỷ Nguyên, tuyến Du khảo đồng quê, tuyến Đồ Sơn - Kiến Thuỵ - Tiên Lãng và tuyến du lịch nội thành. Các tuyến du lịch chủ yếu khai thác 3 loại hình du lịch: sinh thái biển; văn hoá và khảo cứu nông thôn; tham quan thành phố (city tour).

- Tuyến du lịch sinh thái biển (2 tuyến): Tuyến Hải Phòng - Cát Bà có thể đi bằng đường bộ (qua hai phà Đình Vũ - Cát Hải và Bến Gót - Cái Viềng), đường biển đi tầu cao tốc từ Bến Bính, Hải Phòng - Cát Bà hoặc đi theo hình thức liên vận xe ôtô và tầu. Tuyến Hải Phòng - Đồ Sơn đi bằng đường bộ. Đây


là các tuyến du lịch chủ lực, được khai thác mạnh nhất của du lịch Hải Phòng. Số lượt khách du lịch đến Đồ Sơn và Cát Bà ước chiếm 2/3 tổng số lượt khách du lịch tới Hải Phòng.

Tuy nhiên, hai tuyến du lịch này mang tính mùa vụ rõ rệt. Vào mùa du lịch (mùa hè), lượng du khách quốc tế và trong nước đến rất đông, đặc biệt vào những ngày cuối tuần tại Cát Bà và Đồ Sơn, kéo theo các hệ quả là quá tải phòng ở, giá dịch vụ tăng vọt... Nhưng vào mùa đông, số lượng khách đến giảm mạnh, doanh thu giảm sút. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục tính kinh doanh mùa vụ, không xây dựng được kế hoạch dài hạn, kéo theo sức hút của đầu tư du lịch giảm.

- Tuyến du lịch văn hoá và khảo cứu nông thôn (3 tuyến): tuyến Du khảo đồng quê, tuyến Đồ Sơn - Kiến Thuỵ - Tiên Lãng, Nội thành - Thuỷ Nguyên.

Các tuyến du lịch này đã được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng và triển khai tua mẫu. Tuyến Du khảo đồng quê được xây dựng từ năm 2000, gồm các điểm tham quan: Đồi thiên văn, Kiến An - Núi Voi, An Lão - Miếu Bảo Hà, Đình Nhân Mục, Khu di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo - Đền Gắm, Khu Suối khoáng nóng, Tiên Lãng.

Tuyến Đồ Sơn - Kiến Thuỵ - Tiên Lãng được xây dựng từ năm 2007, gồm các điểm tham quan: Bến tầu không số, Đồi Vạn Hoa, Đồ Sơn - Chùa Trà Phương, Đền Mõ, Kiến Thuỵ - Đền Gắm, Khu Suối khoáng nóng, Tiên Lãng.

Tuyến Nội thành - Thuỷ Nguyên được xây dựng từ năm 2008, gồm các điểm tham quan tại Thuỷ Nguyên: Làng cau Cao nhân - Đình Kiền Bái - Đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc - Khu sông Giá - Khu quần thể danh thắng và di tích Tràng Kênh, Bạch Đằng.

Trong 3 tuyến du lịch này chỉ có tuyến Du khảo đồng quê và tuyến Nội thành - Thuỷ Nguyên là được các công ty lữ hành khai thác và thường xuyên được du khách đến tham quan. Các công ty khai thác hiệu quả hai tuyến du lịch là Công ty TNHH Tân Hồng, TP.Hồ Chí Minh, Công ty OSC Việt Nam và Công ty CP Du lịch Hải Phong. Còn lại chủ yếu là do các đoàn khách tự tổ chức.


Điểm đến được nhiều du khách thăm quan nhất là Khu di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã thu hút được nhiều đối tượng khách đến du lịch tâm linh. Năm 2009, khu di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đón được 150,000 lượt khách, và 6 tháng đầu năm 2010 đã đón được 149,000 lượt khách. Điểm thăm quan Miếu Bảo Hà, Đồng Minh và điểm Múa rối nước và đình Nhân Hòa hiện nay đang được các khách sạn lớn của Hà Nội và một số công ty lữ hành như Mê Kông, Việt tour, Sài gòn tourist, Bến Thành tourist… khai thác phục vụ cho khách du lịch quốc tế.

- Tuyến Du lịch nội thành (City tour) được triển khai từ năm 2006, gồm các điểm tham quan: Bảo tàng - Nhà hát thành phố - Quán hoa - Tượng đài nữ tướng Lê Chân - Đền Nghè - Chùa Hàng - Đình Kênh: Đây là tuyến du lịch hấp dẫn và đã được các hãng lữ hành của Hải Phòng cũng như các tỉnh, thành phố bạn khai thác, trung bình mỗi ngày có khoảng 60 - 80 du khách (chủ yếu là khách quốc tế của các công ty lữ hành quốc tế của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc khai thác tuyến du lịch này còn nhiều bất cập do một số điểm tham quan còn chưa hấp dẫn nên các hãng lữ hành bỏ điểm tham quan, một số điểm không có kế hoạch mở cửa thường xuyên, không có thuyết minh viên, không đủ chỗ để xe nhất là xe du lịch lớn…

- Kết quả kinh doanh: Theo số liệu thống kê, doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và lưu trú có chiều hướng tăng về giá trị tuyệt đối nhưng chưa rõ rệt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm có xu hướng giảm, còn 4% vào năm 2009 (do tác động của khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu) và năm 2010 tăng 5%. Doanh thu trung bình trên 1 khách ở mức 340,000đ, tương đối thấp so với mức bình quân chung của cả nước.

Có thể nhận thấy, việc phát triển loại hình, sản phẩm du lịch, các tour và tuyến du lịch đã khai thác được lợi thế tài nguyên du lịch, vị trí địa - kinh tế - chính trị của Hải Phòng. Tuy nhiên, loại hình và sản phẩm du lịch thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch, chính vì vậy du lịch Hải


Phòng chưa thực sự thu hút khách du lịch quốc tế và thời gian lưu lại của khách chưa đạt mức như một số trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

2.2.3. Tình hình đầu tư phát triển du lịch tại Hải Phòng

Trong những năm gần đây, nhận thức của các ngành, các cấp và của nhân dân về phát triển du lịch đã được nâng cao. Nguồn lợi kinh tế mà ngành du lịch đem lại cho các ngành kinh tế khác là hết sức to lớn và rõ nét hơn. Nó không chỉ là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo nó mà còn có sức lan tỏa hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Nhận thức rõ vai trò to lớn nguồn lợi kinh tế mà ngành du lịch mang lại, các cấp chính quyền địa phương có tài nguyên du lịch đều chọn hướng lấy du lịch làm ngành mũi nhọn cho địa phương mình. Ngoài lợi ích về kinh tế, ngành du lịch còn mang lại cho nhân dân nhiều lợi ích khác về mặt xã hội như: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, hạ tầng được đầu tư, bảo vệ được cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa... Chính vì thế, thời gian qua, các cấp chính quyền của thành phố đã rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển du lịch thành một động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác.

2.2.3.1. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách

Trong giai đoạn từ 2006-2009, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách là 430,859 tỷ đồng với 15 hạng mục dự án. Trong đó, 9 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, 5 dự án đang triển khai và 1 dự án chưa triển khai (Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề - quảng bá du lịch) do chưa có địa điểm. Dự án đường xuyên đảo Cát Bà (Cái Viềng - Mốc Trắng) được điều chỉnh tăng vốn đầu tư.

Phân theo năm giải ngân vốn ngân sách, năm 2006 có 06 dự án với tổng vốn đầu tư 189,401 tỉ đồng, năm 2007 có 05 dự án với tổng vốn đầu tư 57,633 tỉ đồng, năm 2008 có 03 dự án với tổng vốn đầu tư 93,389 tỉ đồng, năm 2009 có 01 dự án với tổng vốn đầu tư 90,436 tỉ đồng.


Bảng 2.5. Các dự án xây dựng hạ tầng thuộc nguồn vốn ngân sách

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Stt

Tên dự án

Địa điểm

Tổng vốn

đầu tư

Năm thực

hiện

1.

Đường du lịch Gia Luận -Vườn

quốc gia-Thị trấn Cát Bà

Huyện Cát

Hải

87,498

2006-2007

2.

Xử lý nước thải, nạo vét vụng

Tùng Dinh

Huyện Cát

Hải

24,534

2006-2007

3.

Đường vào khu di tích Nguyễn

Bỉnh Khiêm

Huyện Vĩnh

Bảo

13,063

2006

4.

Trung tâm giới thiệu SP làng nghề-

quảng bá du lịch


4,000

2007

5.

Đường du lịch Gia Luận-vườn

quốc gia Cát bà

Huyện Cát

Hải

22,064

2007

6.

Cấp nước sạch thị trấn Cát bà giai

đoạn I

Huyện Cát

Hải

33,900

2006

7.

Thăm dò cấp nước sạch Thị trấn

Cát Bà giai đoạn II

Huyện Cát

Hải

7,675

2006-2009

8.

Mở rộng đường xuyên đảo Cát bà

đoạn Mốc trắng- ngã 3 Hiền Hào

Huyện Cát

Hải

22,064

2007-2009

9.

Nâng cấp, mở rộng đường giao

thông từ ngã 3 Hiền Hào qua vườn quốc gia đến Thị trấn Cát Bà

Huyện Cát Hải


90,436


2009

10.

Đường xuyên đảo Cát bà (Cái

Viềng-Mốc trắng)

Huyện Cát

Hải

57,194

2008-2009

11.

Đường vào khu di tích LS chùa

Thái, Trấn Dương, VB

Huyện Vĩnh

Bảo

7,083

2007

12.

Đường du lịch du khảo đồng quê

Vĩnh Bảo

Huyện Vĩnh

Bảo

22,731

2006

13.

Xây dựng Công viên Bến Nghiêng

- Khu II, Đồ Sơn

Quận Đồ Sơn

2,422

2007

14.

Cải tạo chợ Hàng - quận Lê Chân

Lê Chân

6,896

2008 - 2009

15.

Mở rộng đường từ Nhà nghỉ Bộ

Xây dựng-Bến Nghiêng

Đồ Sơn

29,299

2008 - 2010


Tổng cộng


430,859


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - 10

Nguồn: - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng


Các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách chủ yếu tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng tại 4 địa bàn trọng điểm du lịch (huyện Cát Hải, huyện Vĩnh Bảo, quận Đồ Sơn và quận Lê Chân). Trong đó, các hạng mục kết cấu hạ tầng quan trọng đã được quan tâm đầu tư, gồm: xây dựng đường du lịch, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước thải tại huyện Cát Hải, đường du lịch du khảo đồng quê tại huyện Vĩnh Bảo, xây dựng công viên Bến Nghiêng và mở rộng đường từ bến xe khu II tới Bến Nghiêng tại quận Đồ Sơn, cải tạo Chợ Hàng tại quận Lê Chân.

Việc quan tâm đầu tư của Thành phố đã tạo ra diện mạo mới, tăng sức hấp dẫn môi trường đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch trên địa bàn thành phố nhất là ở nội thành Hải Phòng và hai trọng điểm du lịch Cát Bà và Đồ Sơn.

2.2.3.2. Các dự án đầu tư trong nước

Từ năm 2006 đến nay có 36 dự án được UBND thành phố phê duyệt với tổng vốn đầu tư 19.487,767 tỉ đồng và 173,5 triệu USD. Trong đó:

+ 05 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 141,616 tỷ đồng, đầu tư vào các lĩnh vực: khách sạn, khu dịch vụ du lịch, khu thể thao giải trí, khu du lịch nghỉ dưỡng và bến phà du lịch;

+ 22 dự án đang triển khai với tổng vốn đầu tư 18.556,496 tỷ đồng, lĩnh vực đầu tư chủ yếu: khách sạn (cao nhất là 4 sao), khu du lịch sinh thái, xây dựng bến tàu khách du lịch, nhà hàng ăn uống, sân golf quốc tế... Trong đó, có 10 dự án không hoàn thành theo tiến độ cam kết, chiếm 45.45% số dự án đang thực hiện. Địa bàn đầu tư tập trung tại: huyện Cát Hải (6 dự án), quận Đồ Sơn (5 dự án), quận Hải An (4 dự án), huyện An Dương (2 dự án), quận Hồng Bàng (3 dự án), huyện Kiến Thụy (1 dự án) và huyện An Lão (1 dự án);

+ 03 dự án chưa triển khai với tổng vốn đầu tư 302,560 tỷ đồng và 50 triệu USD, xây dựng các khu du lịch và nhà nghỉ cuối tuần. Các dự án này đều đã được phê duyệt từ 1 - 3 năm trở lại đây nhưng chưa triển khai xây dựng.


Nhìn chung, các dự án đều tập trung vào các trọng điểm du lịch của Thành phố và các quận, huyện có nhiều tiềm năng về du lịch. Các dự án đang triển khai nêu trên có số vốn đầu tư tương đối lớn trong ngành du lịch thành phố, đảm bảo trong thời gian tới sẽ có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng ngành du lịch nói riêng và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố nói chung. Trong số các dự án đang triển khai đáng chú ý có nhiều dự án có vốn đầu tư lớn trên 200 tỷ đồng như Dự án xây dựng Khu dịch vụ và vui chơi giải trí Kinh Thành của Công ty Cổ phần Kinh Thành (699,306 tỷ đồng), Dự án Xây dựng Trung tâm Thương mại đa chức năng Hải Phòng PLAZA của Công ty cổ phần Thương mại Hải Phòng PLAZA (251 tỷ đồng)…

2.2.3.3. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Từ năm 2007 đến nay đã thu hút 06 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 730,25 triệu USD, tăng 3 dự án và 192% vốn đầu từ so với giai đoạn 2001 - 2006, trong đó:

+ 02 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 2,25 triệu USD (Dự án kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, nội địa của Công ty TNHH Du lịch Chào buổi sáng và Dự án kinh doanh dịch vụ khách sạn và nhà hàng ăn uống của Công ty TNHH Phú Phát Hồng Nghiệp);

+ 02 dự án đang triển khai với tổng vốn đầu tư 602 triệu USD (Dự án xây dựng sân golf quốc tế 27 hố của Công ty TNHH MIBAEK và Dự án khu vui chơi giải trí Vạn Sơn, khách sạn 5 sao và 02 trung tâm hội nghị tiêu chuẩn quốc tế của Công ty TNHH Sen Xanh);

+ 02 dự án đang hoàn thiện thủ tục hồ sơ (Dự án xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cho thuê, kinh doanh nhà hàng ăn uống của Công ty TNHH một thành viên quốc tế Đông Thăng Hải Phòng và Dự án kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí của Công ty TNHH tập đoàn phát triển bất động sản Thành Công).


Bảng 2.6. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch Hải Phòng

Đơn vị tính: Triệu USD



TT


Tên Công ty


Nhà đầu tư

Hình thức đầu tư


Tổng vốn đầu tư

Năm cấp phép

Thời gian hoạt

động

1.

Công ty TNHH Du

lịch chào buổi sáng

Nga

Liên

doanh

1,25

2007

32 năm

2.

Công ty TNHH Phu

Phát Hồng Nghiệp

Đài Loan

Liên

doanh

1

2007

50 năm


3.

Công ty TNHH Mibaek

Tập đoàn Mibaek

(Hàn Quốc)

100% vốn

nước ngoài

582

(GĐI 27,3;

GĐII 555)


2007


50 năm


4.

Công ty TNHH Sen Xanh

Tập đoàn Accura -

Singapore

100% vốn nước

ngoài


20


2007


50 năm


5.

Công ty TNHH một thành viên Quốc tế Đông Thăng Hải

Phòng


Hong Kong

100% vốn nước ngoài


26


2008


50 năm


6.

Công ty TNHH Tập đoàn phát triển bất động sản Thành

Công


Mỹ

100% vốn nước ngoài


100


2008


50 năm

Tổng cộng

730,25



Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng

Ngoài ra, đã huy động được hàng trăm tỷ đồng trong xã hội đầu tư vào các phương tiện vận chuyển; xây dựng, phục dựng, tôn tạo các di tích văn hoá, lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng, thu hút, hấp dẫn khách tham quan du lịch đến thành phố như: Đình Kiền Bái, Đình Hàng Kênh, Đình Khinh Giao, Từ Lương Xâm, Đền Nghè, Đền Gắm, Tháp Tường Long, Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc, Khu di tích Danh nhân Văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm,..

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí