Công Tác Phát Triển Đội Ngũ Doanh Nghiệp, Doanh Nhân; Xây Dựng Hệ Thống Liên Kết Các Doanh Nghiệp Trong Và Ngoài Thành Phố


phát triển hai loại hình này nhằm khai thác tốt tài nguyên du lịch của thành phố. Trong 10 năm qua, Hải Phòng đã triển khai tốt công tác này, vì vậy khu vực Cát Bà đã thu hút được nhiều nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển đảo. Ở Đồ Sơn du lịch quan, nghỉ dưỡng, tắm biển cũng phát triển mạnh. Những quận huyện khác cũng có sự đầu tư phát triển du lịch tốt như Kiến An, Hải An, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Như vậy là định hướng phát triển phù hợp và điều hành đầu tư phát triển đạt được mục tiêu đặt ra.

Xây dựng Đề án điều tra các yếu tố cơ bản tác động đến môi trường tại khu du lịch Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà; Đề án xây dựng mô hình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

Thành phố đã đầu tư hệ thống giao thông, cấp, thoát nước bảo vệ môi trường đô thị và môi trường biển; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân, chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ việc thu gom rác thải, bảo vệ rừng, thú hoang và sinh vật trên đảo, dưới lòng biển tại Đồ Sơn và Cát Bà - Khu Dự trữ sinh quyển thế giới; xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm quy định về bảo vệ môi trường; khuyến khích trồng và bảo vệ rừng, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.

Chỉ đạo Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch kết phối hợp với chính quyền địa phương, các khu du lịch chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác xây dựng môi trường xã hội - nhân văn, phòng ngừa tuyên truyền và xâm nhập của văn hoá phẩm đồi truỵ làm tổn hại thuần phong mỹ tục; tập trung đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá; khôi phục, nâng tầm các lễ hội truyền thống như: Chọi Trâu, Đảo Dấu, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Núi Voi, Làng cá Cát Bà,… tạo nhiều điểm du lịch văn hoá, tâm linh hấp dẫn du khách.

Giải tỏa các công trình tạm bợ, xây dựng không theo quy hoạch tại Khu du lịch Đồ Sơn; vận động tháo dỡ các lồng bè nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường tại Cát Bà; cùng với tập trung chỉnh trang đô thị, bổ sung vườn hoa,


thảm cỏ, cây xanh, làm chuyển biến rõ nét bộ mặt Khu đô thị Đồ Sơn, Cát Bà và dải trung tâm thành phố.

Bước đầu đã quản lý và giám được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành. Việc tăng cường thanh tra, chấn chỉnh, chặt chẽ trong cấp phép các phương tiện vận chuyển khách du lịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải tự nâng cấp, đầu tư mới các phương tiện ô tô, tàu thuyền phục vụ du lịch, đảm bảo an toàn cho du khách, ngăn ngừa, hạn chế các tai nạn. Hàng năm, tiến hành nhiều đợt kiểm tra điều kiện hoạt động các phương tiện thủy tham gia hoạt động du lịch tại khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà theo Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 01/10/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tổ chức thường kỳ kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Du lịch và vệ sinh môi trường tại các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp vận chuyển khách và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Qua kiểm tra cho thấy các sai phạm, tồn tại chủ yếu là: cơ sở lưu trú không thông báo thời điểm hoạt động và đăng ký xếp hạng theo quy định, chưa chấp hành tốt việc khai báo khách lưu trú và sử dụng lao động chưa qua đào tạo; quảng cáo sai sự thật; được cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa nhưng lại tổ chức cho khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài; hướng dẫn viên không có thẻ hướng dẫn khách quốc tế, thuyết minh viên điểm chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

2.2.6.2. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ thành phố đến quận, huyện đã được sắp xếp, kiện toàn, củng cố; bước đầu tạo được sự thống nhất và phối hợp tốt hơn giữa ngành Du lịch với ngành Văn hoá, Thể thao và các ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức có liên quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đang từng bước được hoàn thiện và nâng cao hiệu lực như tinh giản biên chế, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ đảm nhận các vị trí chủ chốt đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập. Cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh liên quan


Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - 12

đến khách du lịch, xây dựng quy chế ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch và đầu tư vào du lịch. Cụ thể như sau:

- Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành các Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo thành phố về du lịch; kiện toàn Ban Chỉ đạo thành phố về du lịch; do một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban, lãnh đạo Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch làm Thường trực, thành viên là các sở, ban, ngành, địa phương; xây dựng Quy chế hoạch động của Ban Chỉ đạo và Chương trình công tác hàng năm, nhằm giúp thành phố chỉ đạo, điều hành chung về hoạt động du lịch.

- Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính Phủ, Uỷ ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 544/QĐ-UBND ngày 04/4/2008 về việc hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch với Sở Văn hoá Thông tin thành Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02 của Thành uỷ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2006 - 2010 theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong ngành du lịch. Thành lập Trung tâm thông tin du lịch nhằm cung cấp rộng rãi thông tin du lịch nói chung đến du khách và nhân dân.

- Chỉ đạo Hiệp hội Du lịch Hải Phòng kiện toàn bộ máy, thành lập Chi hội lữ hành, Chi hội đầu bếp, triển khai thành lập Chi hội khách sạn, Câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch,… bước đầu thực hiện vai trò quy tụ, vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên. Tăng cường mối quan hệ với các hiệp hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn thành phố, cả nước và quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác, hỗ trợ, nâng cao vị thế của hội và quảng bá du lịch. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch điều tiết các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố, tạo sự bình đẳng, tăng cường hợp tác trong hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thành viên.

- Tạo thương hiệu cho du lịch Hải Phòng, du lịch Cát Bà qua việc đề nghị và đã được UNESCO công nhận Cát Bà là Khu dự trữ sinh quyển thế giới và Di


sản thiên nhiên thế giới vừa giúp cho phát triển vừa làm tốt công tác bảo tồn, giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường. Đây có thể nói là một trong những thành công lớn trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về du lịch, tạo tiền đề để du lịch Hải Phòng phát triển nhanh và bền vững trong những giai đoạn tới.

2.2.7. Công tác phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân; xây dựng hệ thống liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố

Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Đánh giá thực trạng về năng lực, quy mô, trình độ công nghệ,... của các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở lưu trú và kinh doanh lữ hành từ đó đưa ra các giải pháp quản lý hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng hoạt động. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, lao động cho ngành du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Xử lý nghiêm những đơn vị và cá nhân hành nghề không đúng quy định.

Xây dựng doanh nghiệp lữ hành đủ năng lực vươn ra thị trường quốc tế, làm nòng cốt trong việc quảng bá Du lịch Hải Phòng sâu rộng trên trường quốc tế.

Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức nghiệp vụ: Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch; Lớp tập huấn về công tác quản lý và nghiệp vụ du lịch cho hàng trăm người là giám đốc, các chủ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng trên địa bàn thành phố; Lớp hướng dẫn viên giỏi. Tổ chức huấn luyện và đưa các khách sạn tham gia các cuộc thi về nghiệp vụ du lịch như: Hội thi chế biến món ăn, Hội thi Lễ tân khách sạn ngành du lịch, Hội thi chế biến món ăn các dân tộc, Hội thi Trang phục và nghiệp vụ phục vụ nhà hàng, khách sạn nhằm quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.

Phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch, các Trường Du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ quản lý và trưởng các bộ phận trong khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng; Lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử và giới thiệu sản phẩm du lịch nhằm tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch.


Tiếp tục tăng cường sự liên kết phối hợp giữa các khách sạn, nhà hàng, các công ty lữ hành thông qua các Hiệp hội Du lịch (Hải Phòng, Đồ Sơn, Cát Bà), các hiệp hội nghề nghiệp liên quan để xây dựng, giới thiệu các tua du lịch, các chương trình quảng bá và giới thiệu hình ảnh Hải Phòng, hình thành các sản phẩm du lịch mới.‌

Chỉ đạo các ngành liên quan, các doanh nghiệp du lịch phối hợp giữa các doanh nghiệp trong, ngoài thành phố và quốc tế tham dự các cuộc liên hoan, hội thi, hội chợ thường niên, các chương trình, sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch, festival nhằm tăng cường sự liên kết của các doanh nghiệp.

Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2006 - 2010, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân du lịch thành phố (48 doanh nghiệp hoạt động lữ hành và 301 cơ sở hoạt động lưu trú) đã tăng về số lượng, quy mô và loại hình như du lịch thể thao, mạo hiểm, chữa bệnh.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Thành tựu

Trong bối cảnh đất nước mở cửa, du lịch là một ngành kinh tế non trẻ và đang dần từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong tiến trình hội nhập, quan điểm phát triển cho ngành du lịch của thành phố Hải Phòng nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế; phát huy truyền thống dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích văn hóa lịch sử - văn hóa, cảnh quan, môi trường...; phát huy mọi nguồn lực, mọi ngành cùng phát triển du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, song song với việc mở rộng, gia tăng nguồn khách quốc tế; phát triển du lịch gắn liền với việc mở rộng giao lưu, hợp tác khu vực.


Thực tế phát triển du lịch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2000 - 2011 cho thấy quan điểm và mục tiêu trên là phù hợp với chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của Đảng, Nhà nước ta, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế xã hội của thành phố đầu thế kỷ XXI. Chính vì vậy, du lịch Hải Phòng đã phát huy tổng hợp mọi nguồn lực, mọi ngành nghề... liên tục phát triển với vai trò là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, trở thành một bộ phận quan trọng của du lịch vùng Duyên hải Đông Bắc, vùng đồng bằng sồng Hồng nói riêng và du lịch cả nước nói chung. Du lịch đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế và xã hội như: góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tăng cường cơ sở vật chất cho thành phố, nâng cao trình độ dân trí và nhận thức cộng đồng đối với du lịch, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. Với hệ thống quan điểm phát triển phù hợp, du lịch Hải Phòng đã có những bước đi vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Du lịch Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nhưng quy mô còn nhỏ bé, chiếm trên 3% GDP của Thành phố, tăng trưởng chậm và đặt ra những thách thức trong phát triển bền vững ngành du lịch thành phố trong thời gian tới.

Nếu chỉ xét riêng giai đoạn 2006 -2011, Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của ngành du lịch bình quân đạt 15.74%, luôn đạt tốc độ tăng trưởng đề ra, hàng năm đón trên dưới 4 triệu lượt khách. Tuy nhiên nếu xét về cả giai đoạn 2001 - 2011, tổng lượng khách và thu nhập du lịch có kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của du lịch Hải Phòng, mức tăng trưởng thấp hơn một số địa phương du lịch lớn trong nước. Các tồn tại chính có thể thấy như sau:

Một số chỉ tiêu chưa đạt so với dự báo (lượng khách, thu nhập du lịch, số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch...). Công tác


xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư du lịch và xúc tiến quảng bá du lịch chưa thật hiệu quả, chưa thu hút được các nhà đầu tư vào các lĩnh vực Hải Phòng đang cần (thiếu khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí...). Môi trường kinh doanh du lịch và đầu tư còn nhiều bất cập. Công tác lập quy hoạch phát triển du lịch còn chậm, quản lý quy hoạch còn yếu.

Đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế, chưa có nhiều cơ sở du lịch được đầu tư có quy mô lớn và hiện đại để khơi dậy các tiềm năng phát triển cũng như tạo đà cho phát triển du lịch trong những năm tiếp theo. Việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch thiếu đồng bộ và còn nặng về thủ tục hành chính. Việc thẩm định dự án đầu tư, phối kết hợp với các Sở, ngành hữu quan để trình Ủy ban Nhân dân thành phố cấp phép đầu tư còn nhiều bất cập, còn nhiều khâu, thủ tục rườm rà, tốn kém thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Công tác phối hợp kiểm tra, giám sát sau đầu tư và trong quá trình thực hiện dự án còn yếu. Trên địa bàn thời gian qua, thu hút nhiều nhà đầu tư với những dự án phát triển du lịch liên tiếp được cấp phép, tuy nhiên theo đánh giá của các sở, ngành chức năng như Kế hoạch - Đầu tư; Tài nguyên Môi trường, Văn hóa Thể thao và Du lịch, các dự án đầu tư còn manh mún, nhiều dự án chậm hoặc không triển khai. Tại hai trọng điểm du lịch Đồ Sơn và Cát Bà, đầu tư còn manh mún, chắp vá, chưa khai thác tốt lợi thế du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, du lịch - văn hóa, chưa hướng mạnh vào mục tiêu trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, đạt đẳng cấp quốc tế.

Kết cấu hạ tầng du lịch còn yếu kém, thiếu đồng bộ, không đủ điều kiện tổ chức tổ chức các hội nghị, sự kiện lớn và các hoạt động du lịch lớn ở cấp tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; chưa có nhiều cơ sở lưu trú cao cấp, trong đó đặc biệt chưa có khách sạn 5 sao. Còn ít những khu vui chơi giải trí tổng hợp, cao cấp hiện đại, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động du lịch, vui chơi giải trí còn nghèo nàn và thiếu sức hấp dẫn. Chưa khai thác tốt lợi thế về cửa ngõ đường biển của các tỉnh phía Bắc, hệ thống giao thông đường bộ và cảng hàng không. Một số


tuyến đường dẫn đến khu, điểm du lịch đã xuống cấp nhưng chậm được tu bổ, cải tạo, nâng cấp. Phương tiện vận chuyển khách du lịch còn ít và chất lượng kém; dụng cụ, thiết bị cứu hộ, cứu nạn còn nhiều hạn chế. Đường giao thông dẫn đến một số trung tâm, điểm tham quan du lịch ở khu vực nội thành, tuyến đường Hải Phòng - Đình Vũ, Cát Bà cùng với hệ thống phương tiện vận chuyển qua biển còn bất cập, chưa đầu tư đồng bộ và đúng mức; Sân bay Cát Bi chưa được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế; chưa có bến tàu du lịch nội địa và quốc tế được đầu tư đồng bộ và hợp chuẩn, tàu khách quốc tế phải cập bến chung với cầu tàu hàng làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chất lượng phục vụ du khách, do đó rất ít tàu khách quốc tế đến Hải Phòng.

Các hệ thống biển báo, chỉ báo, hướng dẫn, bản đồ, sơ đồ du lịch còn sơ sài, nhiều nơi không có. Chưa có các trung tâm cung cấp thông tin du lịch (kiosk, mạng internet…). Các nội dung giới thiệu danh lam, thắng cảnh chưa đạt yêu cầu, chưa có các thuyết minh viên tại một số điểm đến.

Công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch còn hạn chế. Hệ thống nước thải, xử lý chất thải tại một số khu, điểm du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa chú trọng bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch bền vững.

Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến lược dài hạn và các chương trình hành động cụ thể, chất lượng thấp, hình thức quảng bá chưa phong phú, kinh phí quảng bá biết chưa tạo được chyển biến rõ rệt trong nhận thức và quảng bá hình ảnh du lịch, chưa có bộ nhận diện thương hiệu (brand identity), video clip quảng cáo và ấn phẩm (tờ rơi, bản đồ du lịch, brochure…) còn nghèo nàn.

Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Không có các đợt khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thị trường du lịch Hải Phòng một cách quy mô và chuyên nghiệp, chưa có chiến lược marketing dài hạn. Hàng năm, chưa tổ chức được các đợt khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thị trường

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí