Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hợp Tác Giữa Các Bên Liên Quan Trong Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Theo Hướng Bền Vững Tại Huyện Lâm Hà


kiểm soát các hoạt động du lịch. Đặc biệt đối với du lịch mạo hiểm đang là sản phẩm thế mạnh và rất đặc trưng của huyện, các công ty du lịch mạo hiểm luôn nhận được sự hỗ trợ rất kịp thời từ các phòng ban ở huyện để tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm một cách hiệu quả và an toàn nhất. Đồng thời, đại diện công ty du lịch mạo hiểm cũng cho biết những góp từ phía công ty cũng được CQĐP rất tiếp thu để hoàn thiện Quy định tạm thời về kinh doanh du lịch mạo hiểm tại địa phương:

Bên Sở hay tổ chức lấy ý kiến các công ty du lịch mạo hiểm, luật du lịch mạo hiểm. Tỉnh Lâm đồng là tỉnh đầu tiên ban hành quy định tạm thời. Ban đầu Sở họ cũng không hiểu du lịch mạo hiểm là như thế nào, nên họ rất tiếp thu. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 35 tuổi, Lâm Hà)

Kết quả này cho thấy sự phối hợp giữa CQĐP cấp tỉnh, cấp huyện với các công ty du lịch mạo hiểm rất chặt chẽ từ trong quản lý, tổ chức thực hiện và báo cáo hàng ngày.

Với lĩnh vực du lịch nông nghiệp, sự phối hợp giữa CQĐP cấp tỉnh, huyện với nhà nghiên cứu du lịch qua các đề tài, dự án đã đóng góp bộ tiêu chí nhà vườn du lịch. Kết quả nghiên cứu đề tài đã được chuyển giao và được hoàn thiện thành quy chuẩn của

―Điểm du lịch canh nông‖ và ―Tuyến du lịch canh nông‖ để cơ quan quản lý du lịch địa phương có cơ sở để thẩm định các điểm và tuyến du lịch canh nông chuẩn của tỉnh nhằm chuẩn hóa chất lượng các điểm và tuyến du lịch nông nghiệp. Qua các vai trò này cho thấy thúc đẩy HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững là cần thiết tại một điểm đến vùng nông thôn.

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững tại huyện Lâm Hà

4.3.1. Các nhân tố thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan

Dữ liệu được tổng hợp và mã hóa từ phỏng vấn các bên liên quan thể hiện tần xuất lặp lại của các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa họ. Nhân tố thông tin và nhân tố giao tiếp có quan hệ ràng buộc nhau nên được xem xét đưa vào cùng một nhân tố là thông tin và giao tiếp. Do đó, các nhân tố thúc đẩy hợp tác đã được mã hóa tại Lâm Hà, bao gồm:

4.3.1.1. Nhân tố thông tin và giao tiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Kết quả phỏng vấn thể hiện rõ nhất nhân tố thông tin và giao tiếp thúc đẩy hợp tác trong khu vực tư. Theo đó, trong quan hệ đối tác, đại diện một số doanh nghiệp tại chỗ đã khẳng định:


Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lâm Đồng - 12

Thông tin và giao tiếp rất rõ ràng, thuận lợi, thường thì bên mình làm việc với đối tác qua email. Tất cả giao dịch qua email, đặt cọc. Thuận tiện lắm... (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 39 tuổi, Lâm Hà).

Người đại diện doanh nghiệp ở nông thôn đã cho thấy giao tiếp rõ ràng và thuận lợi giúp thúc đẩy trao đổi thông tin, đồng thời cũng giúp nâng cao hợp tác hiệu quả. Qua quan sát những đoàn khách đến tham quan tại doanh nghiệp sản xuất trà này đã cho thấy doanh nghiệp này sắp xếp nhân viên hướng dẫn và thuyết minh tham quan vườn trà và nhà máy trà, trực tiếp pha chế trà cho khách thưởng thức. Hình thức giao tiếp rất mộc mạc và giản dị nhưng đều tạo ra cho khách các trải nghiệm thú vị.

Về thông tin liên lạc, hiện nay được tiếp cận qua nhiều kênh và cũng là thông tin được nhiều người trả lời đề cập. Đối với doanh nghiệp tại chỗ thì luôn duy trì giao tiếp như là một nghĩa vụ phải làm để duy trì sự tương tác, mối quan hệ thân thiết và lâu dài:

Thường xuyên duy trì, thường xuyên tổ chức giao tiếp, lâu lâu tổ chức họp mặt gắn kết thêm, chẳng hạn năm mới, có thêm đối tác mới. Có duy trì giao tiếp như thế mới gắn kết lâu dài được. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 26 tuổi, Lâm Hà).

Đối tác của em em làm việc một tuần đến hai, ba lần, tương tác thường xuyên, khi mình cần họ phải giúp em, khi họ cần em phải giúp lại, kiểu như vậy. (Chủ nhà hàng, 44 tuổi, nam, Lâm Hà).

Để mối quan hệ tồn tại lâu dài, doanh nghiệp duy trì giao tiếp, tương tác qua lại giữa các bên thì các doanh nghiệp thường tổ chức các buổi họp mặt, trích phần trăm hoa hồng hợp lý, hỗ trợ qua lại lẫn nhau để củng cố mối quan hệ và cùng hỗ trợ nhau phát triển. Kết quả phỏng vấn cũng hàm ý sự tương tác thường xuyên, có đi có lại giúp họ trở thành đối tác thân thiết trên cơ sở duy trì tình cảm, sự giúp đỡ lẫn nhau. Sự hỗ trợ lẫn nhau là thành phần quan trọng cho hợp tác thành công giữa doanh nghiệp tại chỗ với các DNDL.

Một DNDL tại Đà Lạt còn bổ sung thêm sự khác nhau giữa hình thức giao tiếp để kết nối đối tác kinh doanh trước đây so với hiện nay nhờ công nghệ kỹ thuật số:

Ví dụ doanh nghiệp tụi em phát triển kênh kết nối không phải theo hướng offline tức là đi ngoại giao, ăn nhậu nhiều mà theo hướng kênh kết nối online, sử dụng công nghệ web, những trang mạng xã hội youtube, thì rõ ràng là sử dụng digital kết nối trực tiếp với khách hàng và đối tác và tạo thành sự cộng hưởng. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 33 tuổi, Đà Lạt)


Như vậy có thể thấy, các kênh thông tin và giao tiếp được đề nghị ở đây là giao tiếp gián tiếp với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại với đối tác, đồng thời tạo ra sự gắn kết với nhau trong công việc. Tiếp đến là các nông hộ, doanh nghiệp tại chỗ này không có nhiều cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với các đối tác và khách hàng. Bởi lẽ đối tác và khách hàng của họ không ở tại địa phương, khoảng cách xa nên kết nối qua các phương tiện hiện đại là thuận tiện nhất.

Kết quả phỏng vấn đại diện doanh nghiệp trồng và chế biến trà cho thấy đối tác liên kết tổ chức các tour du lịch thường xuyên tại nhà vườn, qua sự tương tác thường xuyên, giờ họ đã như những người bạn thân thiết. Và chính yếu tố này lại giúp họ củng cố niềm tin và duy trì hợp tác lâu dài. Phản hồi của đại diện doanh nghiệp cũng cho thấy mục đích của kết nối với đối tác là để tiếp nhận thông tin tư vấn từ các DNDL nhằm thiết kế các sản phẩm du lịch có chất lượng tốt nhất.

Khi bọn em làm nội dung về tour bọn em cũng kết nối với các công ty du lịch để họ tư vấn xây dựng chương trình. Về chuyên môn người ta vẫn hơn. (Giám đốc doanh nghiệp, nữ, 30 tuổi, Lâm Hà).

Xét về yếu tố quản lý Nhà nước, sự phối hợp giữa CQĐP và các doanh nghiệp ở nông thôn trong công tác quản lý cũng rất chặt chẽ. CQĐP duy trì các tương tác từ trên xuống với các doanh nghiệp. Chính vì thế thông tin báo cáo từ các doanh nghiệp gửi đến CQĐP được cập nhật thường xuyên và đầy đủ:

… các công ty lữ hành tổ chức du lịch thể thao mạo hiểm họ gửi thông tin hàng ngày khách đi ở trên email cho em hết để nắm thông tin, bên em và bên công an, về phía địa phương xã Đạ Đờn nắm cùng một lúc luôn, thống nhất với nhau rất là nghiêm túc. Các công ty ở đây cũng vậy, tụi em nhiều khi cần gấp thì gọi qua điện thoại họ cũng cung cấp hết sức thuận lợi. (CQĐP, nữ, 40 tuổi, Lâm Hà).

Tổ chức chương trình du lịch mạo hiểm có sự khác biệt với các chương trình du lịch khác là tính rủi ro cao, nên với Quy định tạm thời về điều kiện kinh doanh du lịch mạo hiểm đã được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành với những điều kiện cụ thể như điều kiện về nhân lực, địa điểm tổ chức, loại hình mạo hiểm, an ninh an toàn,…đã giúp các DNDL tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm đạt chất lượng tốt nhất. Đồng thời, có sự phối hợp thường xuyên giữa các công ty du lịch mạo hiểm với các liên quan thuộc khu vực công như bên công an, CQĐP cấp xã (địa điểm tổ chức), phòng Văn hóa thông tin huyện để nắm bắt kịp thời thông tin phục vụ cho công tác quản lý và xử lý rủi ro.


Như vậy, nhân tố thông tin và giao tiếp là nhân tố rất quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp, giữa CQĐP và doanh nghiệp trong PTDLNT theo hướng bền vững tại huyện Lâm Hà bởi vì thông qua nhân tố này giúp các chủ thể có điều kiện để tương tác, trao đổi nguồn lực, phối hợp nhằm thúc đẩy hợp tác hiệu quả.

4.3.1.2. Nhân tố lợi ích

Đây là nhân tố nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong quan hệ HTCBLQ. Lợi ích là nhân tố động lực thúc đẩy quan hệ HTCBLQ và có vai trò quan trọng đối với PTDLNT theo hướng bền vững. Rõ ràng là các nông hộ đã nhận thấy các tác động tích cực mang lại từ sự kết nối, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Sự liên kết này không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cho các nông hộ, doanh nghiệp mà còn góp phần quảng bá các tài nguyên nhà vườn của các nông hộ và quảng bá điểm đến:

Kết hợp với các tour du lịch đến thăm làng nghề tằm tơ thì rất thuận lợi vì đây ngay theo tuyến 725, gần Đà Lạt, cần có những chế tài giữa tour với nông hộ rõ ràng thì lợi ích chắc chắn là thành công, nông dân rất thuận lợi sản xuất tại vườn tại nhà, chủ yếu là tài chính. Đối với bà con trồng dâu nuôi tằm, không có chuỗi bà con vẫn làm nhưng có chuỗi có nguồn gốc rõ ràng, việc làm nhiều hơn, gia tăng thu nhập, tăng giá trị cho bà con vì chất lượng, trách nhiệm cao hơn, bài bản hơnTăng thu nhập đời sống cho bà con nông dân, tăng giá trị sản phẩm. (Chủ tịch hội nông dân, nam, 44 tuổi, Lâm Hà).

Về lợi ích vật chất, khi kết nối và tổ chức hoạt động du lịch giúp gia tăng việc làm và thu nhập cho các nông hộ thông qua ―xuất khẩu tại chỗ‖ các nông sản, thu phí, vé tham quan, chính sách hoa hồng đồng thời quảng bá sản phẩm du lịch được nhiều hơn. Dữ liệu cũng hàm ý về nhận thức của người dân được nâng cao về chất lượng nông sản đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Đặc biệt, phỏng vấn đại diện doanh nghiệp trồng và chế biến trà về những lợi ích gia tăng từ khi kết nối với đối tác là các DNDL, kết quả nhận được câu trả lời khá thú vị:

Khi bên em chưa đón khách du lịch doanh thu thấp hơn, nhưng từ khi đón khách du lịch, kết nối với các công ty du lịch tại Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh và một số nơi khác thì sản phẩm du lịch được quảng bá nhiều hơn, doanh thu cao hơn rõ rệt. (Giám đốc doanh nghiệp, nữ, 30 tuổi, Lâm Hà).

Khi so sánh doanh thu trước và sau khi đón khách của doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp đã rất vui mừng cho biết:

Doanh thu vượt hẳn hơn ấy chị. Với lại nhiều người biết tới sản phẩm trà Olong của Long Đỉnh nhiều hơn. (Giám đốc doanh nghiệp, nữ, 30 tuổi, Lâm Hà).


Hợp tác giữa các bên liên quan giúp mình tiêu thụ sản phẩm, mang lại nguồn khách và lợi nhuận. Đồng thời cũng giúp mình mở rộng đối tác. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 39 tuổi, Lâm Hà).

Như vậy, hợp tác mang về lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp và nông hộ. Doanh thu cao hơn là do sự kết nối chặt chẽ với các DNDL thông qua cam kết thỏa thuận hợp tác trong việc cung cấp sản phẩm du lịch và nguồn khách. Do đó, doanh nghiệp đã có thêm nguồn thu từ bán vé tham quan, bán được nhiều sản phẩm tại chỗ hơn (đồ ăn, uống, bán trà tại doanh nghiệp, homestay, nông sản...) đồng thời quảng bá được cả các sản phẩm trà và sản phẩm du lịch. Cũng vậy, đại diện DNDL tại Đà Lạt đã khẳng định quan hệ đối tác với các nông hộ và doanh nghiệp ở nông thôn chỉ diễn ra khi doanh nghiệp họ thấy có lợi. Quan điểm này rất thực tế bởi DNDL được sở hữu bởi tư nhân, mục tiêu kinh doanh là tối đa lợi nhuận nên nếu lợi ích không đạt được thì họ sẽ cân nhắc để kết nối. Điều này càng khẳng định lợi ích là động lực quan trọng thúc đẩy HTCBLQ để đạt được sự bền vững về kinh tế cho mục đích lâu dài:

Doanh nghiệp có lợi sẽ làm, nếu không lợi nhuận không làm. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 35 tuổi, Đà Lạt).

Xét về quan hệ giữa CQĐP và các bên khác, đại diện Sở VH, TT & DL cho rằng, lợi ích đều được chia sẻ cho các bên khi tham gia hợp tác và duy trì lợi ích cũng đồng nghĩa với duy trì được mối quan hệ bền vững:

Các bên đều có lợi ích, địa phương như ngôi nhà du lịch, bao gồm CQĐP, người dân, DNDL và khách du lịch. Mỗi bên liên quan đều có lợi ích riêng. Hợp tác du lịch sẽ duy trì được lợi ích riêng của mỗi chủ thể và thúc đẩy sự bền vững và mối quan hệ lâu dài (Đại diện Sở VH, TT &DL, nam, 46 tuổi, Đà Lạt).

Lợi ích mang lại không chỉ là lợi ích vật chất mà bao gồm cả lợi ích về tinh thần. Sự tương tác qua hoạt động du lịch đã mang lại giá trị văn hóa tinh thần cho người dân, giúp cho người nông dân có niềm tự hào, sự hào hứng với nghề trồng dâu nuôi tằm, đồng thời thúc đẩy lợi ích kinh tế cho người dân:

Lợi ích tinh thần đúng là có, tự hào khách du lịch đến, quảng bá được một phần hình ảnh bà con hiện nay, điều kiện phát triển kinh tế bà con vui hơn, tập trung nhiều hơn. (CQĐP, nam, 56 tuổi, Lâm Hà).

Như vậy có thể thấy nhân tố lợi ích là nhân tố chính, nhân tố động lực quan trọng trong hợp tác giữa các chủ thể và đặc biệt tại điểm đến nông thôn thì nhân tố này được các chủ thể nhận thức rất rõ vì gia tăng giá trị, cải thiện kinh tế các nông


hộ, giúp quảng bá sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy sáng kiến, đổi mới sản phẩm, dịch vụ và quan hệ giữa các đối tác được mở rộng. Lợi ích đạt được từ trong mối quan hệ đối tác cả trong PTDL và nông nghiệp là điều kiện quan trọng thúc đẩy HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững tại địa phương.

4.3.1.3. Nhân tố niềm tin

Thiếu niềm tin thì khó có thể xây dựng, thúc đẩy được sự tương tác giữa các bên liên quan. Nhân tố niềm tin hầu như hiện diện trong tất cả các mối quan hệ hợp tác và có duy trì niềm tin dài hạn thì HTCBLQ mới tồn tại lâu dài được. Niềm tin giúp hợp tác chặt chẽ và củng cố các quan hệ đối tác bền vững. Theo đại diện một số DNDL thì sự tin tưởng trong các quan hệ đối tác còn liên quan đến hiệu quả mà mối quan hệ đó mang lại, đồng thời từ đó sẽ thúc đẩy niềm tin trong hợp tác. Điều này cần có quá trình hợp tác để các bên có thể hiểu nhau và gia tăng niềm tin cho hợp tác:

Mức độ tin tưởng cao vì mình đề nghị hợp tác với các bên đó thì những bên được đề nghị cũng có năng lực để tạo ra giá trị cộng hưởng. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 33 tuổi, Đà Lạt).

Có sự tin tưởng cao với đối tác vì nếu không tin tưởng họ mình không kết nối các chương trình tour được thời gian dài như bây giờ. Mình làm tour đã lâu rồi, cả chục năm rồi, nếu đối tác một lần làm gì đó mất niềm tin thì mình sẽ không hợp tác nữa. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 35 tuổi, Đà Lạt).

Mục đích DNDL là khi kết nối, họ phải tìm được đối tác mà họ có sự tin tưởng vào năng lực vì liên quan trực tiếp hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của DNDL. Yếu tố niềm tin ở đây còn liên quan đến sự cam kết. Nếu có niềm tin sẽ có các cam kết thỏa thuận hợp tác lâu dài. Còn đối với CQĐP thì ban đầu các doanh nghiệp ở nông thôn chưa nhận thức đầy đủ quy trình làm việc của CQĐP nên họ thiếu niềm tin vào CQĐP, bởi họ nghĩ CQĐP đang gây phiền hà. Điều này xuất phát công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của CQĐP đối với các bên khác chưa được thường xuyên và đầy đủ, hoặc người thực thi quyền lực đang xây dựng một rào chắn, một khoảng cách vô hình để người dân khó tiếp cận. Nhưng sau khi họ đã được giải thích, nhận thức được vấn đề, hiểu rõ về những quy định của Nhà nước thì họ rất tin tưởng và phối hợp tốt với CQĐP:

Ngay lúc đầu họ chưa nhận thức được tại sao thủ tục phải thế này, phải thế kia, họ chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của nó là phải chấp hành theo quy định của Nhà nước, họ cũng cảm thấy hơi bực bội, mình hơi phiền hà khó khăn, chúng tôi cũng xuống từng cơ sở giải thích theo quy định của Nhà nước là


phải theo đúng quy trình thì họ rất hợp tác. Bây giờ giữa Nhà nước và các DNDL phối hợp rất là tốt, không có khó khăn gì hết…. Lẽ ra người ta cần mình thì người ta phải chủ động liên hệ với cơ quan Nhà nước để được hướng dẫn. Hầu như chưa bao giờ doanh nghiệp nào có liên hệ với cơ quan quản lý Nhà nước để được hướng dẫn, đặc biệt DNDL mà khi cơ quan Nhà nước tổ chức đi kiểm tra và phát hiện sai phạm xử lý khi đó người ta mới biết mình vi phạm, cái này rất hạn chế chỗ này, hầu như có khoảng cách gì đấy hoặc trong suy nghĩ người ta vẫn nghĩ rằng, vẫn biết rằng cơ quan Nhà nước đang làm việc mà không biết rằng cơ quan Nhà nước đang định hướng cho họ thực hiện quy định của pháp luật. Cái này hạn chế. (CQĐP, nữ, 40 tuổi, Lâm Hà).

Kết quả còn chỉ ra niềm tin còn liên quan đến thông tin và giao tiếp giữa doanh nghiệp và CQĐP. Nếu công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật được thực hiện thường xuyên hơn thì khoảng cách giao tiếp sẽ rút ngắn lại và niềm tin sẽ được tăng lên. Như vậy, kết quả cho thấy niềm tin giữa các đối tác càng cao thì hợp tác càng được thúc đẩy và niềm tin là thành phần thiết yếu để xây dựng quan hệ HTCBLQ được lâu dài.

4.3.1.4. Nhân tố cam kết

Cam kết là hình thức trên cơ sở thỏa thuận và thống nhất các nghĩa vụ, điều khoản cần thực hiện. Cam kết có thể thỏa thuận bằng miệng và thỏa thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, thỏa thuận bằng miệng thiếu cơ chế hợp pháp, tính ràng buộc và dễ dẫn đến rủi ro cao nếu không có niềm tin vững chắc. Khi phỏng vấn đại diện một doanh nghiệp tại chỗ về các mối quan hệ với đối tác du lịch, câu trả lời trên cũng nhận được sự đồng thuận của một số cơ sở:

Đa số chưa có, chủ yếu cam kết thỏa thuận bằng miệng, không ký kết hoàn toàn bằng văn bản 100% được. Mà chủ yếu trao đổi với đối tác về cung cấp sản phẩm du lịch, giá bán, thời điểm cung cấp thôi (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 26 tuổi, Lâm Hà).

Qua quan sát điểm dừng chân này thu hút nhiều khách du lịch, đặc biệt khách easy rider, khách quốc tế theo tuyến từ Đà Lạt đến Nam Ban. Đặc trưng của điểm dừng chân này là nuôi động vật (dế, chồn, cá sấu, đà điểu,…), chế biến món ăn từ dế và nấu rượu theo phương pháp truyền thống. Thời điểm tác giả đi phỏng vấn đã gặp nhiều đoàn khách quốc tế vào tham quan tại đây. Lượng khách đến điểm dừng chân này do hướng dẫn viên easy rider đưa đến, bản thân doanh nghiệp chưa có hình thức cam kết thỏa thuận nào đối với đối tác DNDL. Chính vì không có cam kết thỏa thuận nên lợi ích của điểm dừng chân này hầu như rất ít, phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu mua


sắm của du khách. Còn đối với đại diện doanh nghiệp trồng và chế biến trà thì cho rằng quan hệ đối tác dựa trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hợp tác rõ ràng:

Thường qua email có hợp đồng. Kết hợp với công ty du lịch lâu dài có hợp đồng thỏa thuận có quy định cam kết lẫn nhau. Vì thế nên cũng hạn chế được rủi ro nếu có sự cố xảy ra. (Giám đốc doanh nghiệp, nữ, 30 tuổi, Lâm Hà).

Ngược lại, khi được hỏi về quan hệ đối tác giữa DNDL tại Đà Lạt với các nông hộ có đón khách du lịch tham quan tại huyện Lâm Hà thì sự tương tác cũng rất lỏng lẻo trên cơ sở tự nguyện, không có cam kết thỏa thuận:

Cam kết vẫn có nhưng không mang tính thường xuyên, chỉ phát sinh khi khách có yêu cầu. Cam kết mang tính chất tự nguyện có lợi cả đôi bên. (CQĐP, nam, 33 tuổi, Đà Lạt).

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy hầu như diễn ra quan hệ đối tác không thường xuyên, chỉ khi có nguồn khách thì quan hệ đối tác mới được thực hiện. Nhiều nông hộ cũng không có những quy định cụ thể để bảo vệ tài nguyên nhà vườn và cam kết về PTBV. Đứng trên góc độ quản lý, CQĐP luôn hỗ trợ quản lý lưu trú, quản lý tour, tuyến, điểm du lịch trên cơ sở đó tiến hành các thủ tục hành chính, liên kết các cơ quan liên ngành để thực hiện cam kết các hoạt động của các nông hộ, doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững của điểm đến. Điều này có nghĩa CQĐP duy trì tương tác theo chiều dọc từ trên xuống, phối hợp để thực hiện quản lý các hoạt động du lịch tại địa phương. Từ đó trách nhiệm của các nông hộ được nâng cao, doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch và nâng cao được hình ảnh điểm đến. Đây là cơ sở quan trọng để thực hành du lịch bền vững tại địa phương.

Trong hồ sơ ban đầu về việc cấp phép xây dựng hình ảnh, kinh doanh hoạt động du lịch kể cả nhà ở, nhà nghỉ cho khách, việc thuê, các điểm tour, tuyến đều có hết, kể cả bên thể thao mạo hiểm chúng tôi càng chặt chẽ hơn nữa, phối hợp với cả các cơ quan chức năng của tỉnh luôn, chứ không phải là của Sở VH, TT & DL nữa làm rất là chặt chẽ, ban hành quy định, yêu cầu ký cam kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, nhà vườn. Phối hợp với Trung tâm y tế là làm hợp đồng cam kết an ninh trật tự, cứu hộ cứu nạn rất là kĩ. (CQĐP, nữ, 40 tuổi, Lâm Hà).

Bên cạnh đó, khi được hỏi cam kết ảnh hưởng đến quá trình hợp tác như thế nào thì đại diện một số doanh nghiệp ở nông thôn khẳng định cam kết rất quan trọng vì nó liên quan đến điều khoản, trách nhiệm, nghĩa vụ, các hoạt động tham gia và lợi ích của họ. Và khi được hỏi trong các quan hệ đối tác có cam kết về thực hành du lịch bền vững không thì phần nhiều câu trả lời đã đề cập chỉ cam kết về giá bán, số lượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023