Hợp Tác Giữa Các Bên Liên Quan Và Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Bền Vững


sinh thái. Đây là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình suy thoái tài nguyên thiên nhiên, cộng đồng bỏ bê do lợi ích mang lại cho các bên liên quan khác ở Nam Ethiopia. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, ở những khu vực xa xôi hoặc hạn chế nguồn lực, việc không trao quyền và cộng đồng không tham gia sẽ làm suy yếu du lịch sinh thái và gây nguy hiểm cho sự tồn tại lâu dài của hệ sinh thái và cộng đồng.

Nghiên cứu của Ma và cộng sự (2020) đã sử dụng nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và quan sát không tham dự về quan hệ hợp tác hoặc đối đầu trong thu hồi đất đai cho PTDLNT, giữa bộ ba mối quan hệ gồm CQĐP, người dân địa phương và các nhà phát triển với tư cách là các bên liên quan thu hồi đất cho PTDLNT. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có sự liên minh giữa CQĐP và nhà phát triển trong quá trình thu hồi đất đai vì lợi ích đan xen còn người dân địa phương không tìm được liên minh chống lại những sự thu hồi này và họ chính là đối tượng dễ bị tổn thương trước sự PTDLNT.

Ở trong nước, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy (2017) đã xác định mối quan hệ hợp tác cho PTDLBV tại điểm đến Đà Nẵng, tập trung vào loại hình du lịch biển mà không phải là DLNT. Để cung cấp trải nghiệm có giá trị, mang lại sự thỏa mãn cho du khách đòi hỏi sự liên kết và phối hợp giữa các bên liên quan trong toàn bộ điểm đến. Sự hợp tác giữa các công ty lữ hành, DNDL và tổ chức khác là yêu cầu của chiến lược PTBV về du lịch cho một khu vực. Nghiên cứu này ứng dụng lý thuyết mạng lưới để nghiên cứu hoạt động liên kết giữa các bên liên quan để PTDLBV, đánh giá mức độ liên kết HTCBLQ và vai trò, vị trí tác nhân trong mạng lưới điểm đến Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ liên kết trong cấu trúc mạng lưới tổng thể điểm đến Đà Nẵng hiện nay ở mức trung bình, các hoạt động liên kết hợp tác chưa đạt mức độ sâu, vẫn còn khá nhiều đối tượng ở ngoài rìa của mạng lưới liên kết yếu kém. Thứ hai, các chỉ số đo lường tính trung tâm đã cho thấy đa số các đối tượng bao gồm lĩnh vực lưu trú, ăn uống, lữ hành và vận chuyển.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2017) tập trung vào bên liên quan về minh bạch và thu hồi đất ở Việt Nam. Quản lý đất đai là lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu tình huống giúp xác định các loại tham nhũng và nhân tố thúc đẩy trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, người dân thường đứng ngoài cuộc đàm phán giữa chính quyền và nhà đầu tư mặc dù các dự án đất đai giữa chính quyền - doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của họ. Tham nhũng nảy sinh thông qua ―liên kết phát triển địa phương‖ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng vì thúc đẩy cạnh tranh không lành mạnh, phân bổ nguồn lực không hiệu quả và tổn hại tới niềm tin vào Nhà nước. Dựa


trên kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các hàm ý chính sách và kiến nghị tập trung vào 1) kiểm soát tham nhũng dựa trên sự cấu kết, 2) thử nghiệm cơ chế

―thiết kế mở‖ đối với các dự án GPP (hợp tác giữa chính quyền - doanh nghiệp), 3) thử nghiệm thiết kế mở, 4) xây dựng chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các dự án GPP và 5) phát triển các doanh nghiệp có trách nhiệm.

Nghiên cứu Huỳnh Ngọc Chung (2016) về sự tham gia của người dân vào chính sách công dưới ảnh hưởng của mạng xã hội. Nghiên cứu đã phân tích từ tình huống điển hình ―cây xanh Hà Nội‖ để phân tích đặc trưng và xu hướng tham gia của người dân vào các vấn đề chính sách công. Kết quả nghiên cứu cho thấy Facebook đã làm thay đổi cơ bản tương tác của người dân - Nhà nước, như một xu thế không thể đảo ngược, người dân tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc thảo luận chính sách công và đồi hỏi sự minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của chính quyền. Kết quả nghiên cứu cũng gợi mở để mở rộng không gian thảo luận cũng như hỗ trợ quá trình chuyển đổi xã hội mở ở Việt Nam tránh sức nén và đổ vỡ không cần thiết trong tiến trình này.

2.1.4. Hợp tác giữa các bên liên quan và phát triển du lịch nông thôn bền vững

HTCBLQ được xem là một công cụ có ý nghĩa quan trọng giúp thúc đẩy PTDLBV tại một điểm đến (Tosun, 1998; Butterfield và cộng sự, 2004; Byrd, 2007) và HTCBLQ là điều kiện cần thiết cho PTDLBV (Quadri-Felitti, 2019). Thực tế thời gian qua, PTDLNT không phải lúc nào cũng thành công. Tosun (1998), Dinis (2011), Ghaderi và Henderson (2012) đã chỉ ra nguyên nhân của sự phát triển không bền vững là do thiếu sự tham gia, thiếu sự hợp tác và thiếu sự đồng thuận về mục tiêu giữa các bên liên quan. Khám phá của Zou và cộng sự (2014) đã chỉ ra mô hình PTDLNT bền vững dựa vào cộng đồng có khác biệt tương đối so với một số nghiên cứu khác, cụ thể là xây dựng chuỗi cung ứng của địa phương, tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà đầu tư bên ngoài cộng đồng và dân chủ trong quá trình ra quyết định. Điểm đến DLNT thiếu nhiều yếu tố cần thiết để phát triển thành công, như hạn chế về dịch vụ không đầy đủ, thiếu cơ sở hạ tầng, khả năng để tiếp cận khó khăn, hạn chế về kiến thức và kỹ năng thích hợp nên không tạo được một hình ảnh tổng thể về điểm đến DLNT (Dolli và Pinfold, 1997; Lebe và Milfelner, 2006; McComb và Boyd, 2017). Tương tự, Wilson và cộng sự (2001) cũng chỉ ra, để điểm đến nông thôn PTDL thành công cần có sản phẩm du lịch trọn gói, lãnh đạo CĐĐP tốt, sự ủng hộ và sự tham gia của CQĐP, nguồn quỹ hiệu quả, xây dựng chiến lược, phối hợp và hợp tác giữa nhà kinh doanh và CQĐP, giữa các doanh nghiệp nông thôn; hỗ trợ thông tin và kỹ thuật để PTDL về quảng bá, khả năng tiếp cận và sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng cho du lịch.


Kayat (2014) khi nghiên cứu về PTDLNT dựa vào cộng đồng bền vững đã cho rằng cần có sự cam kết của các bên liên quan về quyền lợi, trách nhiệm và sự minh bạch trong phối hợp. Nghiên cứu của Ghaderi và Henderson (2012) về PTDLNT tại ngôi làng Hawraman ở Iran đã cho thấy, đối với CĐĐP, họ không được trao quyền và ý kiến không được tiếp thu trong lập chính sách PTDL, thiếu chia sẻ lợi ích và vì vậy những hậu quả tiêu cực đã vượt quá các tác động tích cực cho người dân trong làng. Đối với CQĐP, thiếu quy hoạch, thiếu tầm nhìn, chính sách thiếu minh bạch và các hoạt động quản lý làm cho PTDLNT thiếu hiệu quả (Ghaderi và Henderson, 2012; Haven-Tang và Jones, 2012).

Dolli và Pinfold (1997) đề nghị rằng hợp tác như là một phương tiện để sáng tạo hình ảnh điểm đến và cũng được coi là một trong số phương tiện thúc đẩy PTBV vùng nông thôn (Kulscar, 2007; Kayat, 2014). Hợp tác có thể mang lại lợi ích thiết thực đối với điểm đến DLNT vì nó cung cấp hai lợi thế, cụ thể các bên liên quan tham gia chủ động trong PTDL và hình thức quản lý, từ đó có thể thúc đẩy sự ủng hộ rộng rãi hơn cho sự PTDL (Lankford và Howard, 1994). Hợp tác hiệu quả cũng có thể đóng góp vào việc hạn chế suy giảm tài nguyên tự nhiên. Hợp tác cũng giúp các bên liên quan có ảnh hưởng nhiều hơn và có tiếng nói tốt hơn (Butterfield, Reed và Lemak, 2004). Fong và Lo (2015) khi nghiên cứu về nhận thức của người dân địa phương về mối quan hệ giữa CĐĐP và PTDLNT bền vững đã cho thấy sự tham gia của CĐĐP trong quá trình ra quyết định, trao quyền có tác động tích cực đến PTDLNT bền vững. Hợp tác cũng là phương pháp giúp khai thác các tài nguyên DLNT hiệu quả nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách du lịch. Hợp tác được kỳ vọng phát huy nội lực của các bên liên quan ở từng địa phương (Willson, Fesenmaier và cộng sự, 2011). Như vậy, có thể thấy để PTDLNT bền vững rất cần các bên tham gia và tham gia trong hợp tác PTDL.

Mặc dù tổng quan về hợp tác thường tập trung vào DLCĐ và các bên tham gia, tuy nhiên thực tế thực hiện thành công hợp tác vẫn có những hạn chế nhất định (Fyall và Garrod, 2004; Waayers và cộng sự, 2011). Spyriadis (2002) đã giải thích phần lớn HTCBLQ thực tế đã thất bại vì sự phức tạp của các giai đoạn trong quá trình hợp tác; cụ thể liên quan đến xác định các bên phù hợp; sự tham gia của các bên liên quan và hợp tác hiệu quả.

Như vậy, tiếp cận PTDLNT bền vững vẫn dựa trên xem xét sự bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường và HTCBLQ được đề nghị như một trong số các biện pháp để thúc đẩy PTDLNT bền vững.

Qua tổng quan nghiên cứu về PTDLNT và quan hệ HTCBLQ, tác giả nhận thấy, đối với DLNT các nghiên cứu thường tập trung vào làm rõ thế nào là DLNT, vai trò của PTDLNT đối với sự phát triển kinh tế nông thôn. Nhiều nghiên cứu xác định các tiêu chí đo


lường PTDLNT bền vững. Một số nghiên cứu về quan hệ hợp tác tập trung vào xem xét mối quan hệ giữa hợp tác và quản lý điểm đến, hoặc xem xét một hoặc một vài nhân tố ảnh hưởng như quyền lực, cam kết và đặc biệt hầu hết các nghiên cứu về hợp tác không phải trong lĩnh vực DLNT. Các nghiên cứu tại Việt Nam về DLNT cũng đã được chú ý nghiên cứu, nhưng cơ bản tập trung vào đánh giá tiềm năng thực trạng và giải pháp PTDLNT. Các nghiên cứu về HTCBLQ cũng rất ít ỏi, không giải quyết thỏa đáng và đầy đủ về quan hệ HTCBLQ và không tập trung vào lĩnh vực DLNT. Do đó, từ tổng quan nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu được chỉ ra như sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu về quan hệ HTCBLQ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch di sản, thu hồi đất đai DLNT,... nên chưa có nhiều nghiên cứu về quan hệ HTCBLQ trong lĩnh vực DLNT.

Thứ hai, các nghiên cứu về HTCBLQ mới chỉ xem xét các nhân tố đơn lẻ thúc đẩy và cản trở đến các quan hệ HTCBLQ mà chưa xem xét đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT.

Thứ ba, các yếu tố thúc đẩy hợp tác thành công trong PTDL theo hướng bền vững còn nghiên cứu rất ít ỏi nên chưa xem xét đầy đủ, toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững.

Thứ tư, các nghiên cứu trước chưa nghiên cứu đầy đủ và đề xuất khung nghiên cứu lý thuyết về HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững.

Từ khoảng trống nghiên cứu này, cơ sở lý thuyết được hình thành và trình bày cụ thể ở các nội dung tiếp theo.

2.2. Cơ sở lý thuyết về du lịch nông thôn

2.2.1. Khái niệm du lịch nông thôn

Định nghĩa DLNT khá đa dạng. Định nghĩa đơn giản và dễ hiểu nhất về DLNT là

―du lịch được tạo ra ở vùng nông thôn‖ (OECD, 1994; Frochot, 2005; Ghaderi và Henderson, 2012; Bhattacharjee, 2015). Định nghĩa này không phản ánh được sự đa dạng của các hoạt động DLNT. Hơn nữa cách hiểu vùng nông thôn cũng rất khác nhau giữa các quốc gia. Theo chương trình PTDLNT ở Châu Âu thì vùng nông thôn có đặc điểm điển hình là mật độ dân số thấp với khu định cư nhỏ, các yếu tố tự nhiên, nông trại, rừng chiếm ưu thế. Tuy nhiên, mức độ dân số vùng nông thôn rất khác nhau giữa các nước OECD, ở Úc dân số ít hơn 1000 người, thị trấn ít hơn 5000 người; ở Canada dân

số ít hơn 1000 người và mật độ dân số 400 người/1km2, ở Đan Mạch dân số ít hơn 200

người, ở Pháp thì thị trấn dân số ít hơn 2000 người, nhà ở liền kề, hoặc không quá 200


mét giữa các ngôi nhà (OECD, 1994). Một số nghiên cứu chỉ ra vùng nông thôn bao gồm vùng ngoại vi thành phố và vùng nông thôn (Fatimath, 2015). Như vậy có thể thấy riêng cách tiếp cận vùng nông thôn cũng có khá nhiều khác biệt giữa các quốc gia, ngay cả các quốc gia rất PTDLNT.

Khó có thể tìm thấy một khái niệm phổ quát về DLNT. Đối với mỗi quốc gia, khái niệm DLNT lại khác nhau (Bhattacharjee, 2015). Nghiên cứu của Lane (1994) về DLNT đã khái quát bản chất DLNT như sau: ―DLNT được diễn ra ở những khu vực nông thôn; thiết thực cho nông thôn - hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu của những vùng nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã; có quy mô nông thôn, bao gồm các công trình xây dựng cũng như khu định cư thường nhỏ (thôn, bản); dựa trên đặc điểm là yếu tố truyền thống, phát triển chậm và được tổ chức chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương. Được phát triển và quản lý chủ yếu bởi địa phương phục vụ lợi ích lâu dài của dân cư trong làng xã; với nhiều loại hình, thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi vùng nông thôn‖.

Pedford (1996) đã cho rằng khái niệm về DLNT nên bao gồm giá trị lịch sử sống động của vùng nông thôn như phong tục và văn hóa dân gian, yếu tố truyền thống địa phương và truyền thống gia đình và các giá trị và niềm tin đó tạo nên một di sản chung (được trích trong Wang và cộng sự, 2013). Năm 1986, Ủy ban Châu Âu đã đưa ra khái niệm bằng cách mở rộng cách tiếp cận, theo đó DLNT bao gồm du lịch trang trại hoặc du lịch nông nghiệp, cơ sở lưu trú được cung cấp bởi người nông dân và tất cả các hoạt động du lịch ở vùng nông thôn. Sharpley và Roberts (2004) khi nghiên cứu về DLNT đã kết luận rằng có hai chủ đề được gắn với định nghĩa DLNT. 1) Phải gắn với các hoạt động bền vững và 2) Là một phương tiện phát triển kinh tế nông thôn. Một vài nghiên cứu khi đề cập đến DLNT đã nhấn mạnh đến các trải nghiệm của con người cần thiết gắn với hoạt động nông nghiệp (OECD, 1994; Oppermann, 1996). Trong nhiều trường hợp đặc điểm DLNT còn xem xét đến nền tảng thể chế, cấu trúc của các vùng nông thôn và các khu định cư, đặc điểm địa lý, chính sách hiện có,… Hay có tác giả định nghĩa về DLNT là loại hình du lịch trong đó nguồn tài nguyên vùng nông thôn đáp ứng nhu cầu của cư dân các đô thị với không gian yên tĩnh và các hoạt động giải trí ngoài trời hơn là đơn thuần chỉ có thiên nhiên (OECD, 1994; Canoves và cộng sự, 2004; IIrshad, 2010). DLNT bao gồm các chuyến tham quan vườn quốc gia và công viên, du lịch di sản, các chuyến tham quan danh lam thắng cảnh và thưởng thức cảnh quan nông thôn và hoạt động nông nghiệp. Nhìn chung, vùng nông thôn hấp dẫn nhất đối với khách du lịch thường là vùng ven khu nông nghiệp, dân cư thưa thớt, biệt lập hoặc những vùng cao, miền núi ít được biết đến. DLNT


cung cấp một nguồn thu nhập tăng thêm, đặc biệt là cho phụ nữ. DLNT đóng vai trò quan trọng trong việc giảm dân số vùng nông thôn. Đầu tư DLNT có thể bảo tồn các công trình có giá trị lịch sử và các hoạt động mang tính truyền thống như lễ hội làng có thể được phục hồi thông qua sự quan tâm của khách du lịch.

Darău và cộng sự (2010); Bhattacharjee (2015) đã dựa trên các khái niệm về DLNT và mở rộng khái niệm DLNT như sau: ―DLNT bao gồm rất nhiều hoạt động, phương tiện và dịch vụ được cung cấp bởi người nông dân và người dân nông thôn để thu hút khách du lịch tới vùng nông thôn và tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho họ‖. Nếu chúng ta chấp nhận định nghĩa rộng hơn này, chúng ta có thể nói rằng DLNT không chỉ bao gồm du lịch nông nghiệp, du lịch trang trại mà còn có cơ hội gần gũi với thiên nhiên, bầu không khí nông thôn và các dịch vụ khác, chẳng hạn như lễ hội, giải trí, ẩm thực và bán hàng thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp hoặc sản phẩm khác. Do đó, động cơ của DLNT là gần gũi hơn với thiên nhiên và con người, tìm kiếm tính nguyên bản và xác thực, thưởng thức sự im lặng, trải nghiệm đời sống nông thôn và văn hóa cũng như mong muốn học hỏi, tham gia các hoạt động ngoài trời. Trong định nghĩa của họ, các hoạt động du lịch được thực hiện gần thiên nhiên, cũng như con người trong bất kỳ môi trường nông thôn nào là một phần của DLNT.

Bảng 2.1: Tổng hợp khái niệm du lịch nông thôn


Khái niệm

Tác giả, năm

DLNT không chỉ bao gồm loại hình du lịch trang trại hoặc du lịch nông nghiệp, cơ sở lưu trú được cung cấp bởi người nông dân mà còn là tất cả hoạt động du lịch ở vùng nông thôn.


Ủy ban Châu Âu (1986)


DLNT là du lịch được diễn ra ở vùng nông thôn.

OECD (1994) Frochot

(2005) Ghaderi và

Henderson (2012)

Bhattacharjee (2015)

DLNT được diễn ra ở những vùng nông thôn, thiết thực cho nông thôn - hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu của những vùng nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã; quy mô nông thôn - bao gồm các công trình xây dựng cũng như quy mô khu định cư thường có quy mô nhỏ (thôn, bản).


Lane (1994)

DLNT bao gồm giá trị lịch sử sống động của vùng nông thôn như

Pedford (1996)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lâm Đồng - 5


Khái niệm

Tác giả, năm

phong tục nông thôn và văn hóa dân gian, truyền thống địa phương và truyền thống gia đình và các giá trị và niềm tin đó tạo nên một di sản chung.


1) DLNT gắn với các hoạt động bền vững.

2) DLNT là một phương tiện phát triển kinh vùng nông thôn.


Sharpley và Roberts (2004)

DLNT là loại hình du lịch khai thác các nguồn tài nguyên vùng nông thôn và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiếm không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan

đến thiên nhiên.


OECD (1994); Canoves và cộng sự (2004); IIrshad (2010)

DLNT bao gồm rất nhiều hoạt động, phương tiện và dịch vụ được

cung cấp bởi người nông dân và người dân nông thôn để thu hút khách tới vùng nông thôn và tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho họ.


Darău và cộng sự (2010); Bhattacharjee (2015)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Như vậy, điểm chung của các khái niệm là tập trung vào khai thác các giá trị tài nguyên vùng nông thôn. Xét về tổng quan thì các khái niệm tập trung vào bối cảnh, không gian, tài nguyên du lịch, các loại hình, các hoạt động, đặc điểm và chủ thể như người nông dân và người dân vùng nông thôn. Từ những nghiên cứu trên, cách hiểu về DLNT sau đây được đề xuất trong nghiên cứu này.

DLNT là loại hình du lịch được diễn ra ở vùng nông thôn với đa dạng các chủ thể tham gia khai thác các giá trị đặc thù của tài nguyên nông thôn nhằm tạo ra các sản phẩm DLNT cung cấp cho du khách (lưu trú, vận chuyển, ăn uống, nghỉ dưỡng, tham quan giải trí,…). DLNT đặc biệt chú trọng đến lợi ích của người dân địa phương và gắn liền với PTBV. DLNT có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch khác nhau diễn ra tại vùng nông thôn như du lịch nông nghiệp, du lịch thiên nhiên, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm,….

Cách tiếp cận này giúp tác giả có cái nhìn khách quan về các chủ thể tham gia trong lĩnh vực DLNT, định hướng vai trò của họ, các sản phẩm và dịch vụ họ cung cấp và quan trọng hơn là DLNT gắn kết với PTBV. Khái niệm này cũng làm rõ bản chất của loại hình DLNT diễn ra tại vùng nông thôn. Do đó, cách tiếp cận này được đề xuất cho nghiên cứu của tác giả.

2.2.2. Đặc điểm du lịch nông thôn

Gunn (1988) đã chỉ ra để PTDLNT thành công cần một số điều kiện như sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch; quảng bá du lịch; cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện giải trí (đường bộ, sân bay, tàu, xe buýt); dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ bán lẻ; lòng hiếu khách (trích dẫn trong Wilson và cộng sự, 2001, tr.133). Như vậy, về cơ bản PTDLNT cũng cần tất cả các điều kiện


căn bản giống như PTDL thông thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy DLNT đóng góp quan trọng cho người dân ở địa phương và nền kinh tế địa phương (OECD, 1994; Aref và Gill; 2009; Amir và cộng sự, 2015). Một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Đại học Exeter, Anh thấy rằng hầu hết nông dân kinh doanh DLNT để nâng cao thu nhập và du lịch không cạnh tranh với nông nghiệp trong sử dụng nguồn tài nguyên nông nghiệp và lao động (Fleischer và Pizam, 1997). Đối với khách du lịch nông thôn, họ không chỉ lưu trú và ăn uống mà còn tham gia các hoạt động giải trí và mua sắm tại những cửa hàng ở địa phương. Wang và cộng sự (2013) đã chỉ ra các đặc điểm của DLNT Trung Quốc như sau: ―là loại hình du lịch diễn ra ở khu vực nông thôn; phụ thuộc vào cuộc sống ở làng quê (phong cảnh và hoạt động con người), là những điểm thu hút du lịch trọng điểm; phụ thuộc vào nông nghiệp, bao gồm cả cảnh quan nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp và phong tục tập quán của cộng đồng và cảnh quan nông thôn là sức hấp dẫn cốt lõi của DLNT; mục đích là đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông thôn và PTBV‖. Để làm sáng tỏ hơn đặc điểm DLNT, OECD (1994) đã phân biệt du lịch đô thị và DLNT như sau:

Bảng 2.2: Phân biệt du lịch nông thôn và du lịch đô thị


Du lịch đô thị

Du lịch nông thôn

Ít không gian mở

Rất nhiều không gian mở

Mật độ dân số trên 10.000 người

Mật độ dân số dưới 10.000 người

Môi trường nhân văn

Môi trường tự nhiên

Các hoạt động giải trí trong nhà

Các hoạt động giải trí ngoài trời

Cơ sở hạ tầng tốt

Cơ sở hạ tầng hạn chế

Doanh nghiệp lớn (quốc gia, quốc tế)

Doanh nghiệp địa phương sở hữu

Nhiều thời gian dành cho du lịch

Ít thời gian dành cho du lịch

Không có trang trại, rừng

Có trang trại, rừng

Người lao động sống xa nơi làm việc

Người lao động sống tại nơi làm việc hoặc gần nơi làm việc

Hiếm khi bị ảnh hưởng bởi mùa vụ

Thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mùa vụ

Nhiều khách du lịch

Ít khách du lịch

Quản lý chuyên nghiệp

Quản lý nghiệp dư

Nhiều cao ốc hiện đại

Nhiều nhà cũ, nhà cổ, truyền thống

Phát triển/ tăng trưởng

Bảo tồn/ hạn chế tăng trưởng

Thị trường đa dạng

Thị trường ngách

Nguồn: OECD (1994)

Như vậy, tổng hợp từ những nghiên cứu trên thì DLNT có các đặc điểm sau:

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí