Nhìn chung, nghiên cứu về DLNT trên thế giới tập trung vào làm rõ khái niệm, vai trò, nguyên tắc của PTDLNT trong các bối cảnh khác nhau (Wilson và cộng sự, 2001; Darău và cộng sự, 2010; Su, 2011) hoặc PTDLNT bền vững (Blancas và cộng sự, 2011) để khẳng định tầm quan trọng của PTDLNT đối với sự phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế quốc gia. Hơn nữa, các nghiên cứu về DLNT ở trong nước vẫn còn ít được nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào tiềm năng của PTDLNT. Do đó, nghiên cứu về DLNT vẫn còn nhiều khuyết thiếu ở nước ta.
2.1.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch nông thôn bền vững
2.1.2.1. Phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững
Phát triển bền vững: Sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil vào tháng 6 năm 1992 (Rio-
92) xác định 27 nguyên tắc cơ bản của PTBV và 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs). Trong tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (9/2000, New York, Mỹ) đạt được nhiều kết quả sau 15 năm thực hiện và từ 2016 được thay thế bằng 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể về PTBV (SDGs) cho 15 năm tiếp theo (2016 - 2030) như là Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 (The 2030 Agenda for Sustainable Development) (Đỗ Phú Hải, 2018). Tại Chương trình Nghị sự 21, PTBV đã trở thành chiến lược phát triển trên thế giới. Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 1980) thì: ―Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau‖. Hoặc theo Uỷ ban Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED, 1987) thì ―Phát triển bền vững thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau‖. Khái niệm này mang tính toàn diện hơn và cho thấy tính bền vững.
Mô hình PTBV được đề cập từ những năm 70 của thế kỷ XX, được cấu thành từ sự bền vững của các trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường. Mô hình của ngân hàng thế giới. PTBV được hiểu là sự phát triển kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phối thu nhập, hiệu quả kinh tế của sản xuất cao), mục tiêu xã hội (công bằng dân chủ trong quyền lợi và nghĩa vụ xã hội), mục tiêu sinh thái (báo đảm cân bằng sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng con người). Chương trình nghị sự Agenda 2030 của Liên hợp quốc (UN, 2015) đã đề xuất mô hình PTBV 5P (Five P‘s of Agenda 2030), thể hiện 5 chiều/hợp phần của PTBV: con người (People), hành tinh (Planet), thịnh vượng
(Prosperity), hòa bình (Peace) và hợp tác (Partneship). Mục đích chính của PTBV là để 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường được phát triển một cách đồng đều và hài hòa. Đã có nhiều hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí và cách thức đánh giá được đề xuất cho PTBV. Bộ chỉ tiêu về PTBV của Liên Hiệp Quốc xác định theo các chủ để trên bốn lĩnh vực bao gồm sự bền vững về xã hội, kinh tế, môi trường, và thể chế với 58 chỉ tiêu cụ thể cho từng tiêu chí. Khung chỉ tiêu toàn cầu với 232 chỉ tiêu theo dõi, giám sát các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của Chương trình nghị sự 2030 về PTBV được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc thông qua. PTBV là mục tiêu của nhiều quốc gia, để đạt được PTBV cần thời gian và sự nỗ lực của các bên liên quan.
Phát triển du lịch bền vững: PTBV đang là xu hướng phổ biến bởi những tác động mà ngành du lịch tạo ra. Do đó, cách hiểu về du lịch bền vững được nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu làm rõ. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) năm 1996 thì ―Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai‖. Còn tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: ―Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai‖. Du lịch bền vững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và hỗ trợ cho cuộc sống con người. Điều này cho thấy quản lý tài nguyên theo cách đạt được nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ ở hiện tại và đáp ứng được nhu cầu duy trì hệ sinh thái và đa dạng sinh học, toàn vẹn văn hóa và các hệ thống hỗ trợ cuộc sống. Du lịch bền vững tập trung vào bảo vệ môi trường, các nguồn lực văn hóa, nhấn mạnh đến sự tham gia của người dân địa phương và trách nhiệm của khách du lịch (Wood, 2002).
Có thể bạn quan tâm!
- Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lâm Đồng - 1
- Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lâm Đồng - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Và Cơ Sở Lý Thuyết
- Hợp Tác Giữa Các Bên Liên Quan Và Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Bền Vững
- Phân Biệt Du Lịch Nông Nghiệp Và Du Lịch Nông Thôn
- Nghiên Cứu Lý Thuyết Các Bên Liên Quan (Stakeholder Theory)
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Luật Du lịch (2017) đã làm rõ PTDLBV thông qua khái niệm ―là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai‖.
Nhiều tác giả sử dụng công cụ đánh giá tính bền vững của điểm du lịch. Ko (2003) đã sử dụng thước đo sự bền vững, bản đồ đánh giá, phương pháp chung mô tả và đánh giá hệ sinh thái (AMOEBA) hoặc Huiqin và Linchun (2011) đánh giá qua sức tải môi trường du lịch, dấu chân sinh thái du lịch (Tourism Ecological Footprint), sức
tải sinh thái du lịch (Tourism Ecological Capacity). García-Melón và cộng sự (2012) lại sử dụng kỹ thuật Delphi và phương pháp phân tích mạng lưới (Analytic Network Process). Trong khi đó, Uzun (2015) sử dụng bộ tiêu chí đánh giá du lịch bền vững qua phương pháp phân tích thứ bậc (The analytical hierarchy process - AHP). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu vẫn giữ nguyên quan điểm và sử dụng 3 tiêu chí trụ cột của PTBV để đánh giá mức độ bền vững của tại các điểm du lịch, điều này có thể thấy ở các nghiên cứu của Blancas và cộng sự (2011); Huang và cộng sự (2016).
Năm 1995, WTO đã xuất bản Hướng dẫn thực tiễn về phát triển và sử dụng các chỉ số của du lịch bền vững (WTO, 1995) và đến năm 2005, WTO đã cập nhật và xuất bản Sách hướng dẫn về các chỉ số của PTBV cho điểm đến du lịch (WTO, 2005). Năm 2002, Hội đồng Anh đã đưa ra một bộ tiêu chí dựa trên ba mục tiêu quản lý du lịch bền vững: (1) để bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên và nhân văn; (2) để hỗ trợ các CĐĐP và giá trị văn hóa của họ; và (3) để mang lại lợi ích cho nền kinh tế của các điểm đến du lịch. Theo Hunter (1997) thì mô hình PTDLBV được thiết lập dựa trên các nguyên tắc bảo vệ an toàn các nguồn tài nguyên môi trường du lịch, bao gồm tự nhiên, nhân văn và văn hóa; đáp ứng nhu cầu CĐĐP bằng cách cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống; đáp ứng nhu cầu du lịch và của ngành công nghiệp du lịch, trong khi tiếp tục thu hút khách du lịch. Những nguyên tắc này nhấn mạnh tính ưu việt của đáp ứng nhu cầu người dân địa phương và khách du lịch đồng thời theo đuổi mục tiêu bảo tồn môi trường sống. Nicholas và Thapa (2010) đã đề xuất 11 nguyên tắc cho PTDLBV trong đó nhấn mạnh vào vấn đề về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường với sự tham gia của các bên liên quan trong PTDL. Trong nghiên cứu của mình, Lê Chí Công (2013) đã chỉ ra 24 yếu tố đánh giá khi bàn luận về PTDLBV và không bền vững.
Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu về PTDLBV đều tập trung vào sự bền vững hoặc không bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường (Swarbrooke 1999; Choi và Sirakaya, 2005; Jamrozy, 2008; Nicholas và Thapa, 2010; Lê Chí Công, 2013; Nguyễn Thị Bích Thủy, 2017). Điều này quan trọng để đưa ra những giải pháp khắc phục sự không bền vững trong quá trình PTDL. Bên cạnh đó, một số học giả đã chỉ ra thái độ và nhận thức của người dân địa phương, khách du lịch, sự ủng hộ và sự tham gia của họ cũng được chú trọng cho PTDLBV (Choi và Sirakaya, 2005; Byrd, 2007) hoặc sự tham gia của CQĐP trong công tác hoạch định chính sách cho PTDLBV (Teh và Cabanban, 2007; Dwyer và Edwards, 2010). Đồng thời, các học giả cũng cho rằng để quản lý và PTDLBV yêu cầu có sự tham gia của đối tác du lịch và hợp tác du lịch
(Paskaleva, 2003). Bởi vì hợp tác được khẳng định mang lại lợi ích cho các bên liên quan vì cùng nhau làm việc (Hwang và cộng sự, 2002).
Như vậy, PTDLBV cho một điểm đến có thể thấy tập trung ở 3 yếu tố sau đây:
- Sự bền vững về kinh tế: thu nhập, số lượng việc làm, thu nhập tạo ra cho cộng đồng, tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng vùng miền,…
- Sự bền vững về văn hóa - xã hội: giảm bớt tệ nạn xã hội, cung cấp việc làm, phục hồi các giá trị văn hóa lịch sử, nâng cao nhận thức về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa và di sản,…
- Sự bền vững về môi trường: bảo vệ môi trường sống, các loài động thực vật quý hiếm, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường,…
Đây là cơ sở quan trọng để xác định các tiêu chí cho sự PTDLNT theo hướng bền vững. Để đạt được PTDLBV cần thiết sự nỗ lực không của riêng cá nhân nào mà là của cả tập thể cùng hành động.
2.1.2.2. Tính bền vững trong phát triển du lịch nông thôn
Đối với lĩnh vực DLNT, khái niệm PTDLNT bền vững được tiếp cận dựa trên quan điểm PTBV (Sharpley, 2000; Choi và Sirakaya, 2005) và được chấp nhận rộng rãi cho mục tiêu PTDL (Nicholas và Thapa, 2010). Theo cách tiếp cận của Lane (1994) thì khái niệm DLNT bền vững được tiếp cận với nhiều mục đích và sự bền vững của DLNT phải thể hiện ở sự bền vững về giá trị văn hóa và đặc điểm vùng nông thôn; cảnh quan và môi trường sống; sự bền vững nền kinh tế nông thôn; sự bền vững ngành du lịch trong dài hạn và sự hài lòng về các trải nghiệm du lịch; nâng cao hiểu biết, sự lãnh đạo và tầm nhìn cho các nhà hoạch định chính sách. Nghiên cứu của Lane (1994) cho thấy sự tương đồng về cách tiếp cận PTDLBV với nhiều tác giả ở trên, chỉ khác nhau ở chỗ tác giả nhấn mạnh vào bối cảnh điểm đến du lịch vùng nông thôn. Còn theo Jovanović và Manić (2012) thì PTDLNT bền vững được hiểu là một hoạt động đóng góp rất tích cực vào phát triển kinh tế và xã hội các vùng nông thôn, đồng thời không xâm phạm đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội (dẫn theo Podovac và Tončev, 2012). PTDLNT bền vững chú trọng các tác động du lịch đến vùng nông thôn bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp và sự tham gia của các bên liên quan (Kulscar, 2007; Kayat, 2014). Bên cạnh các tác động tích cực, PTDLNT cũng tạo ra các tác động tiêu cực. CQĐP phải đối phó với nhiều thách thức lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường sống của con người như suy giảm tài nguyên du lịch, quy hoạch thiếu tầm nhìn, thương mại hóa quá mức các giá trị văn hóa, lối sống (Ghaderi và Henderson 2012, Zsarnoczky 2017).
Để xác định tính bền vững của PTDLNT, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ba yếu tố thể hiện tính bền vững, bao gồm tính bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường (Sharpley, 2002; Garau, 2015; Marzo-Navarroa, 2015). Một số nghiên cứu đề xuất thêm yếu tố thể chế như là nhân tố thứ tư của PTBV (Blancas và cộng sự, 2011). Mỗi yếu tố được thiết lập các chỉ tiêu phù hợp nhất để đánh giá và đạt được mục tiêu bền vững. Park và Yoon (2011) nghiên cứu về các chỉ số đánh giá DLNT bền vững đã sử dụng kỹ thuật Delphi và phương pháp phân tích thứ bậc (The analytical hierarchy process - AHP) để đánh giá sự bền vững của DLNT tại Hàn Quốc từ góc độ lập kế hoạch du lịch. Tổng số 33 tiêu chí cho 4 nhân tố được xác định, bao gồm chất lượng dịch vụ (khả năng tiếp cận và sự thuận tiện), hệ thống quản lý, cơ sở vật chất (lưu trú, bãi đậu xe, nhà hàng, hệ thống xử lý rác) và kết quả của PTDLNT (mức độ hài lòng của người dân, của khách du lịch, thu nhập, việc làm, số lượng công ty). Những chỉ số này khác những nghiên cứu từ trước đến nay và được dựa trên chính sách thực tế tại Hàn Quốc. Trong những nhân tố trên, dường như nhân tố xã hội chưa được đánh giá đầy đủ, chính vì thế nghiên cứu chưa đánh giá toàn diện được tính bền vững cho PTDLNT trong bối cảnh tại Hàn Quốc. Partalidou và Lakovidou (2008) đã xác định 17 tiêu chí để đánh giá tiêu chuẩn chất lượng để quản lý DLNT ở Hy Lạp. Chỉ số bền vững được lựa chọn cả tiếp cận từ trên xuống và tiếp cận từ dưới lên. Garau (2015) đã chỉ rõ tính bền vững của PTDLNT qua các tiêu chí đánh giá cụ thể, đó là 1) sự bền vững về môi trường: bảo tồn cảnh quan, môi trường sống, hệ sinh thái; thúc đẩy việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo; giới thiệu hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường; bảo vệ lãnh thổ, 2) sự bền vững về văn hóa - xã hội: nâng cao nhận thức về hàng hóa và dịch vụ, về PTBV, bảo vệ các di sản văn hóa và không gian công cộng; cải thiện sự tham gia; cải thiện mạng lưới quan hệ HTCBLQ và 3) sự bền vững về kinh tế: phát triển thị trường hàng hóa địa phương; thúc đẩy đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo sự thân thiện với môi trường. Tính bền vững này cũng tương thích với các nguyên tắc của PTDLBV.
Tuy nhiên, theo Sharpley (2007) thì dù ở điểm đến nào, DLNT cũng gặp phải một trong những khó khăn, thách thức khá tương đồng nhau:
Các trải nghiệm: khách du lịch tìm kiếm các trải nghiệm ở vùng nông thôn với môi trường tự nhiên và yếu tố truyền thống. Do đó phát triển và quản lý DLNT phải duy trì và nâng cao trải nghiệm cho du khách gắn với bản sắc nông thôn.
Tái sinh/phát triển: tái tạo kinh tế xã hội vùng nông thôn, PTDL theo nhu cầu và tiềm năng vùng nông thôn, nắm bắt cơ hội và khắc phục những hạn chế.
Đảm bảo sự cân bằng: cân bằng giữa nhu cầu DLNT với các nhu cầu khác tại vùng nông thôn, cân bằng nhu cầu, tối ưu các lợi ích giữa các bên liên quan.
Tính bền vững về môi trường: PTDLNT thường chú trọng môi trường vật chất để tạo ra các trải nghiệm DLNT, do đó các chính sách phát triển phải duy trì tính toàn vẹn và sức hấp dẫn của môi trường nông thôn.
Sự tích hợp: kế hoạch PTDLNT cần được tích hợp trong chiến lược phát triển nông thôn và các kế hoạch PTDL cả ở cấp độ địa phương và quốc gia.
Phát triển kinh doanh: các doanh nghiệp DLNT gặp nhiều thách thức như lợi tức đầu tư thấp, không đủ kỹ năng và nguồn lực để tiếp thị, không chú trọng đào tạo và khả năng tương thích với kinh doanh dịch vụ chậm, tính thời vụ và thiếu sự hợp tác với các DNDL nhỏ khác ở địa phương.
PTDLNT bền vững là một cách tiếp cận mang tính toàn diện, phù hợp với bối cảnh vùng nông thôn, không mâu thuẫn với sự phát triển tại nông thôn. Để PTDLNT bền vững cần thiết phải nhận diện được các đặc điểm của vùng nông thôn cho PTDL và cân bằng được các khía cạnh về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường.
2.1.3. Các nghiên cứu về hợp tác giữa các bên liên quan
Nghiên cứu về HTCBLQ là một chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đối với lĩnh vực du lịch nói chung và DLNT nói riêng, các nghiên cứu về HTCBLQ vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ của các nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu của Aas và cộng sự (2005) về HTCBLQ trong mối quan hệ giữa quản lý di sản và PTDL ở Luang Prabang, Lào. Mục đích của nghiên cứu là xem xét sự hợp tác và vai trò quản lý các bên liên quan, sự PTDL di sản cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn di sản và du lịch. Nghiên cứu xem xét một dự án của Chính phủ Na Uy với sự thúc đẩy hợp tác giữa bảo tồn di sản và du lịch thông quan sự tham gia của các bên liên quan. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra năm khía cạnh được khám phá, bao gồm
1) kênh giao tiếp di sản và các nhóm du lịch, 2) tạo ra thu nhập cho bảo tồn và quản lý di sản, 3) thu hút sự tham gia của CĐĐP trong việc ra quyết định, 4) Sự tham gia của CĐĐP trong các hoạt động du lịch và đánh giá các mức độ, và 5) Sự thành công của hợp tác.
Nghiên cứu của Waayers và Newsome (2012) khám phá về bản chất của sự HTCBLQ trong trường hợp du lịch Rùa ở Ningaloo, Tây Úc. Áp dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp, các bên liên quan chính của Nhóm cố vấn Rùa Ningaloo đã được xác định bằng kỹ thuật quả bóng tuyết và nghiên cứu hành động. Khuôn khổ để khám phá bản chất hợp tác được phát triển dựa vào nghiên cứu của Bramwell và Sharrman (1999) và Mandell (1999). Nghiên cứu này khẳng định rằng sự thành công của hợp tác do xây dựng quan hệ đối tác và sự tin tưởng, công nhận sự phụ thuộc lẫn
nhau, xây dựng tầm nhìn tập thể và mục tiêu cũng như cam kết giữa các bên liên quan trong quy trình cấu trúc.
Nghiên cứu của Komppula (2014) về vai trò của các doanh nhân trong phát triển năng lực cạnh tranh điểm đến DLNT. Dữ liệu bao gồm sáu nghiên cứu điển hình và chín cuộc phỏng vấn bán cấu trúc giữa các doanh nhân và nhà quản lý du lịch tại một điểm DLNT ở Phần Lan. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện những thách thức trong phát triển năng lực cạnh tranh điểm đến DLNT, đồng thời kêu gọi sự hợp tác giữa các DNDL nhỏ trong việc tăng cường điểm đến nông thôn. Nếu các doanh nhân không đổi mới, cam kết và chấp nhận rủi ro thí sẽ khó có điểm đến DLNT nào có thể phát triển.
Nghiên cứu của McComb và cộng sự (2016) về HTCBLQ tại điểm đến du lịch nông thôn. Nghiên cứu đã chỉ ra HTCBLQ được coi là rất quan trọng đối với sự thành công của du lịch bền vững. Trong bối cảnh điểm đến DLNT, hợp tác có thể là thuận lợi thúc đẩy giải quyết vấn đề hoặc cản trở sự thành công của điểm đến. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, nếu chỉ cố gắng thực hiện hợp tác là không đủ cho sự thành công của điểm đến DLNT, mà thay vào đó, nhiều thành phần khác nhau cần được kết hợp trong quá trình thực hiện, đặc biệt xây dựng niềm tin giữa các bên liên quan khác nhau.
Nghiên cứu của Jiang và Ritchie (2017) về sự HTCBLQ với bối cảnh thảm họa du lịch và các mối đe dọa du lịch từ cơn bão Marcia ở Queensland, Úc. Nghiên cứu này tập trung vào điều tra: 1) động cơ của các bên liên quan để hợp tác quản lý thiên tai, 2) các yếu tố tạo điều kiện hoặc cản trở việc xây dựng sự HTCBLQ và 3) các yếu tố thành công và thách thức để hợp tác hiệu quả. Kết quả được rút ra từ các cuộc phỏng vấn sâu các bên liên quan chủ chốt đã trực tiếp tham gia vào quản lý thảm họa du lịch. Các động lực để xây dựng sự hợp tác được xác định có liên quan đến nguồn lực và các mối quan hệ. Kinh nghiệm và mối quan hệ trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hợp tác sau một thảm họa. Giao tiếp nhất quán và sự tin tưởng là hai yếu tố chính của sự hợp tác hiệu quả, trong khi nhu cầu cạnh tranh và mối quan hệ kém là những rào cản chính. Kết quả nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn về sự HTCBLQ trong quản lý thảm họa du lịch.
Nghiên cứu của Saito và Ruhanen (2017) về yếu tố quyền lực trong HTCBLQ trong du lịch, những kiểu quyền lực và người nắm giữ quyền lực. HTCBLQ được thừa nhận là một phần quan trọng trong quy hoạch và thực hiện quản lý điểm đến du lịch. Tuy nhiên, không phải các bên liên quan đều có cùng mức độ quyền lực và ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác hoặc ra quyết định, và một số nhóm có thể có quyền lực ảnh hưởng nhiều hơn đến quá trình hợp tác. Nghiên cứu xác định và làm rõ các loại quyền lực khác nhau ảnh hưởng đến HTCBLQ trong việc lập kế hoạch và quản lý điểm đến du lịch và xác định các nhóm bên liên quan nào nắm giữ những quyền lực này. Nghiên cứu
trường hợp được thực hiện và dữ liệu được thu thập từ các nguồn thứ cấp có sẵn công khai. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn loại quyền lực khác nhau, bao gồm quyền lực cưỡng chế, quyền lực hợp pháp, quyền lực quản lý và quyền lực thẩm quyền. Quyền lực cưỡng chế chủ yếu do chính phủ và các cơ quan công quyền nắm giữ trong khi tổ chức quản lý điểm đến và các doanh nghiệp tư nhân sở hữu quyền lực hợp pháp mạnh mẽ. Quyền lực quản lý do Nhà nước, CQĐP, cơ sở giáo dục đại học. Quyền lực thẩm quyền do các công ty tư vấn sở hữu.
Nghiên cứu của Manaf và cộng sự (2018) về chương trình du lịch điển hình từ kinh nghiệm thực tiễn thực hiện DLNT dựa vào cộng đồng tại làng du lịch Nglanggeran, Gunungkidul Regency, Yogyakarta, Indonesia, được đánh giá là thành công và bền vững. Trọng tâm chính của nghiên cứu này là làm thế nào hợp tác và tham gia của các bên liên quan giữa các tổ chức, do CĐĐP, đặc biệt là thanh niên khởi xướng, đã góp phần vào sự bền vững của chương trình. Dữ liệu và thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn sâu, quan sát và nghiên cứu tài liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy CĐĐP có vai trò chính trong thực hiện chương trình, Từ đó, nghiên cứu này đã khẳng định đây là chìa khóa cho sự thành công và bền vững.
Nghiên cứu của Towner (2018) về HTCBLQ trong ngành du lịch lướt sóng tại quần đảo Mentawai ở Indonesia thông qua nghiên cứu khám phá bằng phương pháp phỏng vấn sâu quan điểm của các bên liên quan tại địa phương và chỉ ra rằng mặc dù có sự nhiệt tình tham gia và hợp tác trong việc lập kế hoạch du lịch nhưng sự hợp tác giữa các nhóm liên quan trên thực tế bị hạn chế hoặc phần lớn bị né tránh. Tham nhũng, không tin tưởng vào chính phủ và thiếu một sáng kiến hợp tác có tổ chức được coi là những rào cản lớn đối với sự hợp tác hiệu quả trong ngành du lịch lướt sóng Quần đảo Mentawai.
Nghiên cứu của Wondirad và cộng sự (2020) về HTCBLQ trong PTDL sinh thái bền vững tại miền Nam Ethiopia. Nghiên cứu này đã chỉ ra HTCBLQ là một nhân tố cơ bản cho PTDL sinh thái bền vững. Phương pháp định tính được sử dụng do chủ đề về HTCBLQ còn hạn chế trước đây. Các bên liên quan được phỏng vấn là những người có kinh nghiệm sâu sắc trong lĩnh vực du lịch sinh thái trong vùng và thân thuộc với bối cảnh nghiên cứu. Vì thế các bên liên quan được phỏng vấn bao gồm CQĐP cấp vùng và cấp địa phương, CĐĐP. Các tổ chức du lịch sinh thái tư nhân và tổ chức phi chính phủ. Tổng số 25 bên liên quan tham gia trong cuộc phỏng vấn. Nghiên cứu này dựa vào lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết hợp tác và nguyên tắc bộ ba mấu chốt (Triple Bottom Line) để nghiên cứu về những đóng góp của HTCBLQ cho du lịch sinh thái bền vững. Nghiên cứu đã phát hiện ra sự tương tác và hợp tác kém giữa các bên liên quan du lịch