“Cởi tục chè thường pha nước tuyết Tim thanh trong vắn tịn chè mai”
+ Thị trường tiêu thụ khá rộng
Các làng nghề ở nước ta hiện nay đã có một thị trường tương đối phong phú đa dạng bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, với nhiều loại đối tượng tiêu dùng. Do sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, thu nhập người dân tăng cao, sức mua lớn, tạo điều kiện cho thị trường nội địa phát triển. Hơn nữa đường lối kinh tế đối ngoại đa phương hoá đa dạng hoá của Đảng, sự hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới đã mở ra thị trường xuất khẩu khá trộng lớn ở khắp các châu lục, đặc biệt là thị trường Bắc Mỹ, Tây Âu và châu Á. Sự phát triển của du lịch nhất là du lịch làng nghề đã đem đến cho các làng nghề cơ hội phát triển mới, trong đó triển vọng nhất là khả năng giới thiệu nguồn hàng, quảng bá sản phẩm cho các đối tượng khách thương gia đi du lịch kết hợp tìm kiếm cơ hội đầu tư
1.1.5. Du lịch làng nghề
a. Khái niệm về du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch dựa vào việc khai thác các giá trị văn hoá truyền thống, các kỹ năng nghề nghiệp thể hiện trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để phục vụ du khách
Những làng nghề có sức hấp dẫn và thu hút được khách du lịch là bởi:
- Thứ nhất, làng có nghề truyền thống với giá trị đặc sắc, tinh túy của các sản phẩm nghề thủ công nổi tiếng từ bao đời nay. Trong lịch sử hình thành nghề một thời hưng thịnh đã từng là nguồn sinh kế chính của địa phương (làng) và lan tỏa gần xa, lưu truyền nhiều đời. Những sản phẩm thủ công truyền thống được người tiêu dùng mến mộ có tiếng tăm một thời. Đến nay sản phẩm ấy vẫn đầy ắp giá trị tinh túy và du khách có thể tiếp cận, cảm nhận, mua dùng hay lưu niệm.
- Thứ hai, không gian văn hóa làng nghề trở thành hấp dẫn khi cuộc sống của người dân ngày càng văn minh phản chiếu bề dày lịch sử phát triển và lối sống, nếp sinh hoạt, tập tục... gắn với đời sống sản xuất, tiêu thụ và niềm tự hào về những sản phẩm nghề thủ công của làng; không gian cảnh quan, trật tự, an toàn xã hội và môi
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 1
- Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 2
- Quan Niệm, Phân Loại Và Đặc Trưng Của Làng Nghề
- Vai Trò Của Làng Nghề Đối Với Hoạt Động Du Lịch
- Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Thái Nguyên
- Khái Quát Về Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Thái Nguyên:
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
trường sống xanh, sạch, đẹp tạo nên vẻ đẹp riêng có và sự huyền bí của làng thôi thúc người ta tìm hiểu ngọn ngành về những giá trị ẩn chứa trong không gian văn hóa toàn thể của làng mà một cá nhân, gia đình, dòng họ hay doanh nghiệp đơn thuần không thể tạo dựng được.
- Thứ ba, nghệ nhân là yếu tố quyết định đến sự lưu truyền nghề và làm sáng tỏ giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của nghề và sản phẩm nghề truyền thống. Tổ nghề và các thế hệ nghệ nhân tạo dựng lên văn hóa nghề và kho báu nghề đồng thời truyền đạt cho các thế hệ sau và du khách.
- Thứ tư, những giá trị di sản gắn với làng và nghề: lễ hội làng nghề hàng năm trở thành truyền thống; truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với lịch sử hình thành và phát triển của nghề; những di tích, dấu ấn gắn với con người, nghệ nhân, địa danh, lễ hội... tất cả những giá trị ấy đã kết tinh thành động lực cuốn hút du khách đến tìm hiểu và trải nghiệm thực tế.
- Thứ năm, sự kết nối giữa làng nghề với các điểm hấp dẫn khác lân cận bổ khuyết cho làng nghề làm tăng mức độ hấp dẫn cho làng nghề
Du lịch làng nghề là một loại hình còn mới nên không phải bất kỳ làng nghề nào cũng đón được khách du lịch, cũng trở thành làng nghề du lịch
Khái niệm du lịch làng nghề theo cách hiểu thông thường, đó là loại hình du lịch thuộc nhóm các loại hình được phân loại theo môi trường tài nguyên. Vấn đề đặt ra là làng nghề thuộc loại môi trường tài nguyên du lịch nào, xác định rõ được vấn đề này thì chúng ta sẽ biết được du lịch làng nghề thuộc loại hình du lịch nào.
Nhìn từ góc độ du lịch thì làng nghề có mấy điểm chú ý như sau:
+ Làng nghề thuộc khu vực nông thôn, thôn quê
+ Làng nghề với nét nổi trội là tài nguyên nhân văn, với những tinh hoa công nghệ truyền thống, những di tích lịch sử văn hoá như miếu thờ tổ nghề, đình, chùa, đền … những cảnh quan hài hoà giữa vẻ đẹp tự nhiên và nhân văn, những phong tục tập quán, sinh hoạt lễ hội. Điều đáng nói là tài nguyên nhân văn làng nghề thường mang sắc thái đặc thù bởi truyền thống công nghệ mà làng đang nắm giữ. Bởi thế khác với các loại hình du lịch khác thì có những chuyến du khảo đồng quê thông
thường, đến với mỗi làng nghề, du khách có thể phát hiện thêm những điều mới mẻ trên hành trình du lịch của mình.
Đến với làng nghề cũng là đến với một cảnh quan thiên nhiên như bến nước, dòng sông, bờ bãi, núi đồi.
Đối với những người sống ở đô thị hiện đại, đến với làng nghề cũng là đến với một môi trường sinh thái, mà ở đó cuộc sống được cảm nhận như chậm lại, tâm hồn trở nên thư thái hơn. Khung cảnh và nhịp sống thôn quê giúp cho du khách cân bằng lại trạng thái tinh thần của mình.
Như vậy du lịch làng nghề thể hiện tính chất của ít nhất ba loại hình du lịch:
- Du lịch nông thôn
- Du lịch văn hoá
- Du lịch sinh thái
Qua đó có thể thấy du lịch làng nghề là một loại hình du lịch sinh thái nhân văn được tiến hành tại các làng nghề tiêu biểu, mà ở đó còn lưu giữ tương đối nguyên vẹn những di sản văn hoá làng xã truyền thống, đặc biệt là truyền thống công nghệ cổ, thông qua những nghệ nhân tài giỏi. Đến với mỗi làng nghề, du khách sẽ được khám phá và thẩm nhận những giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, vừa độc đáo, mang tính đặc thù địa phương. Ngoài sự chứng kiến tận mắt những thao tác công nghệ do các thợ thủ công thực hiện, du khách có thể được tìm hiểu sâu thêm về truyền thống công nghệ ở các nghệ nhân, có thể mua đồ lưu niệm là những sản phẩm công nghệ với giá cả phải chăng. Có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh, đồng thời đó cũng là dịp để du khách lấy lại sự cân bằng về tinh thần sau những bức xúc, căng thẳng do nếp sống công nghiệp và cuộc sống đô thị gây ra. Thông qua chuyến viếng thăm làng quê, du khách sẽ thu lượm được nhiều nhất những giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống, và có thể hiểu sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam
b, Mục đích của du lịch làng nghề
Chúng ta biết rằng môi trường văn hoá làng nghề cũng chính là khung cảnh làng quê với cây đa, giếng nước, sân đình… các hoạt động lễ hội và hoạt động
phường hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Làng nghề là một môi trường văn hoá – kinh tế - xã hội và công nghệ lâu đời, nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sản phẩm mang bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo cho cả dân tộc Việt Nam.
Qua nghiên cứu cũng như từ thực tế, để hình thành làng nghề du lịch, cần thiết phải có hai yếu tố.
+ Thứ nhất, sản phẩm làng nghề du lịch phải phong phú và độc đáo, thể hiện được tính sáng tạo nghệ thuật và tài hoa của người thợ, ẩn chứa trong đó những nét đặc thù của văn hoá bản địa.
+ Thứ hai, làng nghề phải bảo tồn được những nét văn hoá mang bản sắc riêng có của mình. Đối với mỗi làng nghề truyền thống, du lịch làng nghề là một cơ hội lớn để giữ làng và giữ nghề
- Hoạt động du lịch dựa vào sự đa dạng của các sản phẩm thủ công truyền thống để thu hút du khách. Ngược lại, các làng nghề cũng được hỗ trợ lại trong việc bảo tồn các giá trị của các sản phẩm đó từ hoạt động du lịch. Các nguồn thu từ hoạt động du lịch nếu được sử dụng đúng mục đích, có thể duy trì sự phát triển của các làng nghề, chi phí cho việc phục hồi, tôn tạo các làng nghề
- Du lịch còn góp phần quảng bá sản phẩm của các làng nghề, từ đó mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm này được phổ biến rộng rãi ra bên ngoài, những giá trị truyền thống của địa phương cũng theo đó mà được biết đến ở nhiều nơi
- Sự phát triển du lịch tại các làng nghề đưa tới sự xuất hiện của rất nhiều du khách từ khắp mọi nơi đến thăm quan. Do đó mà mối liên hệ giữa du khách và người dân địa phương được thiết lập theo hướng tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt sự ngăn cách, khác biệt giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội
Như vậy sự phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống đang tạo ra sức hấp dẫn riêng, tạo ra những tiêu điểm thu hút du khách, từ đó thúc đẩy du lịch phát triển. Sự phát triển của hoạt động du lịch mở ra những cơ hội để các làng nghề tiếp thị hình ảnh, tiếp thị sản phẩm của mình, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.
c. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của làng nghề
Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch văn hoá: “Du lịch văn hoá là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hoá – kinh tế - xã hội” (ICOMOS)
Du lịch văn hoá là một hoạt động du lịch lấy tính văn hoá làm mục đích và xuyên suốt. Bởi thế, du lịch văn hoá mang các đặc điểm:
- Du lịch văn hoá mang tính nhận thức: Sản phẩm du lịch văn hoá ngoài phần dịch vụ, còn một phần là những di sản văn hoá vật thể cũng như phi vật thể. Những di sản này hàm chứa nhiều thông tin về văn hoá, lịch sử, thẩm mỹ, nghệ thuật.
- Du lịch văn hoá có thị trường khách lựa chọn: Khách lựa chọn du lịch văn hoá thường đã xác định mục đích chuyến đi của mình nhằm tìm hiểu về văn hoá nơi mình đến. Thông thường, đối tượng khách này cũng có những kiến thức xã hội nhất định
- Du lịch văn hoá giúp bảo tồn và phát huy giá trị nền văn hoá truyền thống: Để phát triển được du lịch văn hoá, điều quan trọng là phải bảo tồn được những giá trị văn hoá mang đậm bản sắc riêng của dân tộc, chỉ có như thế mới thu hút được du khách.
- Du lịch văn hoá là nhịp cầu trao đổi văn hoá giữa các dân tộc : Những tri thức văn hoá thu nhận được từ các sản phẩm du lịch văn hoá sẽ góp phần làm lan toả những giá trị văn hoá của quốc gia, thẩm thấu vào nền văn hoá khác.
Đối với các làng nghề hiện nay, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các làng nghề cần được quan tâm đúng mức. Phát triển du lịch là yêu cầu tự nhiên nhằm phát huy giá trị các làng nghề. Tuy nhiên phát triển du lịch cần tuân thủ những nguyên tắc về bảo tồn. Giá trị các làng nghề là vĩnh hằng và không bao giờ cũ. Việc nghiên cứu phát triển những sản phẩm du lịch mới tại các khu vực có làng nghề là cần thiết nhằm làm tăng thêm giá trị cho các làng nghề, làm đa dạng hoá các hoạt động du lịch tại những nơi này, có thể mang lại lợi ích nhiều mặt cho bản thân làng nghề và cho cộng đồng dân cư.
1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội và hoạt động du lịch
1.2.1.Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội
- Tiểu thủ công nghiệp của làng nghề là tiền đề xây dựng nền đại công nghiệp
Trong quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp (TTCN) làng nghề thủ công là thành phần chủ yếu của công nghiệp nông thôn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc
Ngày nay nước ta đang thực hiện triển khai chiến lược CNH-HĐH nền kinh tế, theo đó các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn – đặc biệt là nghề TTCN càng giữ vị trí quan trọng, bởi vì: TTCN có thể kết hợp với đại công nghiệp để sản xuất ra lượng sản phẩm lớn cho nhu cầu của xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của đời sống trong nền kinh tế thị trường, có khả năng thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập quốc dân và ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, TTCN còn làm tiền đề xây dựng nền đại công nghiệp, hỗ trợ đại công nghiệp phát triển. Ngành TTCN chỉ cần ít vốn nhưng thu lãi nhanh, có sức sống linh hoạt nên có khả năng chuyển hướng sản xuất nhanh khi có thị trường biến động và tăng nguồn hàng xuất khẩu và thu ngoại tệ cho nhà nước. Làng nghề và sản phẩm làng nghề đang bước vào thời kỳ phát triển mới và từng bước hội nhập quốc tế với vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp địa phương là:
+ Cung cấp nơi làm việc.
+ Tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
+ Phát triển nông thôn.
+ Hiện đại hóa kinh tế nông thôn.
Theo phương thức “Hiện đại hóa công nghiệp truyền thống” và “truyền thống hóa công nghệ hiện đại” nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chất lượng sản phẩm thủ công truyền thống, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới.
- Phát triển ngành nghề thủ công với công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn
Làng nghề và sản phẩm có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ có hàm lượng văn hóa nghệ thuật cao, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc đang là yếu tố cơ bản đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. Làng nghề là một bộ phận kinh tế - văn hóa – xã hội quan trọng của khu vực kinh tế nông thôn. Vì vậy HĐH nông thôn được coi là điểm ưu tiên hàng đầu trong chính sách quốc gia về phát triển nông nghiệp và công nghiệp vừa và nhỏ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2001-2010.
Trong công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn, các làng nghề không chỉ là nơi diễn ra các quá trình tạo ra sản phẩm mà còn là nơi tổ chức các hoạt động theo ngành nghề truyền thống lâu đời của từng dòng họ. Là nơi hội tụ các yếu tố văn hóa – kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm các kỹ nghệ truyền thống, kiến thức và kỹ năng được hoàn thiện và truyền lại cho nhiều thế hệ. Nhiều làng nghề truyền thống có đền thờ các vị tổ nghề, thành hoàng làng có công dạy nghề cho dân. Làng nghề là nòng cốt phát triển công nghiệp địa phương và giữ vai trò phát triển văn hóa cộng đồng, phát triển du lịch, góp phần hình thành các đô thị nhỏ kết hợp văn hóa làng xã với văn minh hiện đại, tạo nét riêng của bộ mặt nông thôn Việt Nam
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo
Theo thống kê hàng năm, ở nước ta hiện nay khu vực nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Đóng góp của khu vực này cho GDP cả nước chỉ chiếm 20%. Với hơn 10 triệu lao động không có việc làm và số người chưa đến tuổi lao động ở khu vực nông thôn đã tạo ra những yếu tố không bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện đó ngành nông nghiệp, một mình không thể tạo ra các cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động thất nghiệp thuộc khu vực này. Do đó, việc tạo ra cơ hội việc làm ở nông thôn phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của ngành phi nông nghiệp ở nông thôn. Nói cách khác là, sự phát triển các làng nghề thủ công đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo việc làm, giải quyết lao động dư
thừa ở nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Qua khảo sát thực tế tại các làng nghề trong vùng cho thấy: Hoạt động của mỗi ngành, nghề thủ công thường kéo theo sự xuất hiện những dịch vụ khác tạo thêm việc làm mới, thu hút thêm lao động, Làng nghề chè Hồng Thái (Tân Cương), có tới 100% số hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh chè, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 150 tấn chè búp khô, giải quyết việc làm ổn định cho trên 320 lao động tại địa phương còn giải quyết thêm hơn 50 lao động từ các địa phương khác... đã hình thành những hộ chuyên làm dịch vụ cung ứng (trồng và chăm sóc chè, cung cấp phân bón, nhiên liệu hoặc tiền thu sản phẩm…)
- Tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Phát triển sản phẩm phi nông nghiệp của làng nghề đóng vai trò đáng kể cho nền kinh tế nói chung và cho từng địa phương. Sản phẩm của làng nghề là nhân tố quan trọng góp phần phát triển hàng hóa nông thôn. Sự phát triển của các làng nghề có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH nông thôn và đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, mang tính tự túc tự cấp và hình thành nền sản xuất hàng hóa với năng suất cao đồng thời với phát triển các doanh nghiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo cơ sở tiếp cận với các doanh nghiệp lớn và nền đại công nghiệp. Trên cơ sở đó, các hoạt động xúc tiến thương mại trong đó có mặt hàng thủ công truyền thống đã tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng thu từ nông nghiệp, tăng nguồn thu từ TTCN và dịch vụ trong khu vực nông nghiệp và nông thôn, tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy tiến trình CNH-HĐH đất nước.
Việc phát triển nghề thủ công, làng nghề truyền thống gắn liền với bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái và tham gia tích cực vào xây dựng cộng đồng làng xã nông thôn giàu đẹp, tiến bộ, văn minh, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, làm nền tảng cho phát triển du lịch làng nghề.