du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lao động (con người) và các yếu tố “tiền” du lịch như nghiên cứu thị trường du lịch, chiến lược kinh doanh du lịch, chiến lược marketing du lịch, xây dựng sản phẩm và cung cấp (bán) sản phẩm cho du khách để thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới WTO, “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành : (i) kết cấu hạ tầng du lịch; (ii) tài nguyên du lịch; và (iii) cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch”
Thực tế cho thấy khái niệm này của WTO là “bao trùm” và thể hiện đầy đủ những gì chứa đựng trong một sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch được cung cấp cho du khách phải có 8 cấu phần thiết yếu: (i) Dịch vụ lưu trú, (ii) Dịch vụ vận chuyển du lịch, (iii) Dịch vụ ăn uống, (iv) Tham quan, thắng cảnh (v) Dịch vụ vui chơi giải trí & nghỉ dưỡng, (vi) Dịch vụ mua sắm. (vii) Chương trình du lịch trọn gói, (viii) các dịch vụ bổ sung khác.
1.1.3. Khái niệm phát triển
Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phúc tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật.
Phát triển là tạo ra cái mới hoặc hoàn thiện, làm thay đổi căn bản cái đã có để có cái tốt hơn, tiến bộ hơn. Cái mới, cái được hoàn thiện (tức phát triển) có thể có hai khía cạnh chính: Phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng. Phát triển còn là tất cả các hoạt động tìm kiếm.
Như vậy, phát triển chỉ sự trưởng thành, lớn hơn về chất và về lượng. Nói cách khác, phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số lượng, làm cho tốt hơn về chất lượng hoặc cả hai.
1.1.4. Quan niệm, phân loại và đặc trưng của làng nghề
1.1.4.1. Quan niệm:
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 1
- Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 2
- Vai Trò Của Làng Nghề Trong Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Và Hoạt Động Du Lịch
- Vai Trò Của Làng Nghề Đối Với Hoạt Động Du Lịch
- Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Thái Nguyên
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nền kinh tế của nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngoài sản xuất nông nghiệp thì nhân dân ta từ rất lâu đời còn có những nghề khác hỗ trợ đắc lực cho đời sống kinh tế, xã hội. Đó là những nghề mang tính sản xuất phi nông nghiệp - nghề phụ, mà thực chất là nghề
thủ công. Lúc đầu những nghề phụ chỉ là hoạt động sản xuất được làm tranh thủ trong thời gian nông nhàn để tạo ra những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Nhưng do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng nên người thợ thủ công cần nâng cao tay nghề, đầu tư nhiều thời gian hơn và họ tách khỏi nghề nông để chuyên tâm làm đồ thủ công. Các hoạt động thủ công cũng dần dần được chuyên môn hoá thành các nghề và được gọi chung là thủ công nghiệp như nghề: mộc, nghề gốm, nghề đúc đồng, nghề dệt…
Theo Từ điển Tiếng Việt, “làng là khối dân cư ở nông thôn, lập thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính cấp thấp nhất thời phong kiến; còn nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội”.
Làng nghề hay làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc làng nghề cổ truyền… thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà tại đó hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề nào đó. Nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng.
Làng nghề là một thiết chế kinh tế – xã hội ở nông thôn, được tạo bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ nghề thủ công, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, văn hoá và xã hội (Trần Minh Yến, 2004).
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, gọi là một làng nghề là làng ấy tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trôi một nghề cổ truyền tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp, có phường có ông trùm, có phó cả… cùng với một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên có một quy trình và công nghệ nhất định, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, trở thành sản phẩm hàng hoá và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô, tiến tới mở rộng ra cả nước, có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
“Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu, dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ…trở thành di sản văn hoá dân gian” [25, tr38-39].
Theo thạc sĩ Bùi Văn Vượng: làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đó không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng là người làm nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hoá cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại quê mình, hay ở làng nghề, phố nghề nơi khác [27, tr.13]
Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn ý thức, tuân thủ những ước chế xã hội và của gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng họ, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề ngay trong đơn vị cư trú, làng xóm truyền thống của họ [27, tr13,14]. Thạc sĩ Bùi Văn Vượng đã đi sâu về vấn đề nghề và quan hệ sản xuất trong làng nghề.
Như vậy đã có một số các quan niệm khác nhau về làng nghề như sau:
- Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu.
- Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, nhưng không nhất thiết toàn bộ dân làng đều làm nghề thủ công. Người thợ thủ công nhiều khi cũng làm nghề nông, nhưng do yêu cầu chuyên môn hoá họ chủ yếu sản xuất hàng thủ công ngay tại làng.
- Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội và có cùng tổ nghề.
- Quan niệm thứ tư: Làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ số lao động và số thu nhập so với nghề nông Nhận rõ vai trò quan trọng của các sản phẩm nghề và làng nghề trong sự
phát triển kinh tế xã hội và vị trí của lĩnh vực phi nông nghiệp, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, các bộ ngành hữu quan đã và đang xây dựng các dự án, nghiên cứu, xác định các tiêu chí chuẩn mực về làng nghề để có kế hoạch đầu tư thoả đáng và hiệu quả hơn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo dự án của Trung tâm nghiên cứu dân số và nguồn lao động thuộc Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, tiêu chí để xác định một làng nghề phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau [7]:
Cơ cấu: Lao động thủ công trong số dân của làng phải đạt tối thiểu 50%, họ phải sống bằng chính lao động thủ công.
Thu nhập bình quân từ nghề phải đạt tối thiểu 50% thu nhập của mỗi hộ gia đình thợ.
Giá trị sản lượng của nghề thủ công trong làng phải chiếm 50% giá trị tổng sản lượng của làng.
Đây là một tiêu chí được xây dựng trong đó các yếu tố cơ bản đã được lượng hoá dựa trên kết quả khảo sát, điều tra thực trạng hoạt động của các làng nghề truyền thống trong không gian nghiên cứu của dự án dưới góc nhìn của ngành kinh tế lao động.
Nhìn nhận dưới góc độ của dự án phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) năm 2004 cho rằng: Làng nghề là làng ở khu vực nông thôn, phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Nguồn thu nhập chính của làng phải được tạo ra từ sản phẩm nghề thủ công.
Phải có hơn 30 % số hộ hoặc số lao động tham gia vào các hoạt động tạo ra sản phẩm thủ công.
Chấp hành các chính sách của chính quyền địa phương.
Những tiêu chí trên về làng nghề thủ công của các nhà kinh tế nhìn chung có sự tương đồng, tuy có sự khác nhau ở một số nội dung vì cách nhìn nhận vấn đề dưới góc độ chuyên môn khác nhau của mỗi ngành. Việc đưa yếu tố vai trò của chính quyền trong giám sát và thực thi các cơ chế chính sách là rất cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo khắc phục những yếu kém của làng nghề, tạo điều kiện để duy trì, phát triển nghề và làng nghề một cách bền vững tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
Như vậy hầu hết các làng nghề đều bắt đầu từ làng nông nghiệp, dựa trên nền tảng nông nghiệp, một hay một số nghề thủ công đã nảy sinh và phát triển, từng bước chiếm vị trí chủ yếu trong cán cân kinh tế của làng
1.1.4.2. Phân loại làng nghề
Sự đa dạng trong các sản phẩm các làng nghề dẫn tới việc phân loại chúng gặp nhiều khó khăn. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà có nhiều cách phân loại những tiêu chí khác nhau.
Tính đến cuối năm 2009 cả nước ta có khoảng 2.790 làng nghề, trong đó có khoảng 240 làng nghề truyền thống. Sản phẩm và phương thức sản xuất của các làng nghề khá phong phú với hàng trăm loại ngành nghề khác nhau. Do đó căn cứ vào mục tiêu và tiêu chí có những cách phân loại làng nghề khác nhau.
Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường phân loại làng nghề như sau:
- Theo thời gian
- Theo ngành sản xuất
- Theo loại hình sản phẩm
- Theo quy mô sản xuất
- Theo quy trình công nghệ
- Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm
- Theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu
- Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.
Mỗi cách phân loại trên có những đặc thù riêng và tuỳ theo mục đích mà có thể lựac chọn cách phân loại phù hợp. Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản
xuất, sản phẩm thị trường, nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm thì nước ta gồm 6 nhóm ngành hoạt động làng nghề:
Một là làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, có số lượng làng nghề lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, với các làng nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến, dong, bún…
Hai là làng nghề dệt, nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng có từ lâu đời, có sản phẩm mang tính lịch sử văn hoá, mang đậm nét địa phương với những sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may…
Ba là làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá, hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Bốn là làng nghề tái chế phế liệu: chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế như tái chế kim loại, giấy, nhựa, vải…
Năm là làng nghề thủ công mỹ nghệ: chiếm tỷ trọng lớn về số lượng (gần 40% tổng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn hoá và đặc điểm địa phương, văn hoá dân tộc, gồm các làng nghề gốm, sành sứ thuỷ tinh mỹ nghệ, chạm khắc đá, chạm mạ vàng bạc, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren.
Sáu là các nhóm ngành khác: gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đan thừng, đóng thuyền, đan vó lưới…những làng nghề này xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương [1]
Như vậy, khái niệm làng nghề, tiêu chí làng nghề, phân loại làng nghề có thể thay đổi theo thời gian cũng như mục đích nghiên cứu.
1.1.4.3. Đặc điểm của làng nghề
* Làng nghề gắn chặt với nông thôn và sản xuất nông nghiệp
Các làng nghề xuất hiện và cùng tồn tại trong từng làng xã ở nông thôn, các ngành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp nhưng không tách dần khỏi
nông thôn. Từ xa xưa, do nhu cầu của sản xuất, sinh hoạt nên người nông dân đã làm nghề thủ công bên cạnh làm ruộng. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển thì thủ công nghiệp tách ra thành ngành độc lập, rồi trở thành ngành sản xuất chính ở một số làng. Ban đầu, người nông dân - thợ thủ công đã làm ra những sản phẩm thủ công để phục vụ trực tiếp nhu cầu sản xuất tiêu dùng của thôn làng mình. Dần dần nghề thủ công ngày càng được mở rộng và hàng loạt nghề thủ công truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Cho đến nay, hầu hết các tỉnh trong cả nước từ Bắc vào Nam đều có làng nghề truyền thống, mặt khác ở trong các làng nghề đại bộ phận các hộ chuyên làm nghề thủ công nghiệp vẫn còn tham gia sản xuất nông nghiệp để tự mình trồng trọt hoặc thuê mướn người làm nông nghiệp cho mình.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp ở các làng nghề đan xen với nhau và tạo nên sắc thái riêng của các làng nghề thủ công truyền thống. Đây là nét đặc trưng mới của nông thôn châu Á, của phương thức sản xuất châu Á.
* Sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ mới trong sản xuất của các làng nghề
Công cụ lao động của thợ thủ công trong các làng nghề hết sức đơn giản thô sơ. Các sản phẩm thủ công truyền thống được làm ra chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo, đức tính cần cù, bộ óc thẩm mỹ sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân.
Ngoài ra các làng nghề còn sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào phục vụ sản xuất. Đó là việc thực hiện cơ khí hóa, điện khí hoá trong sản xuất của các làng nghề. Điều này tạo ra năng suất lao động cao hơn, giải phóng sức lao động cho người thợ thủ công.
* Hình thức tổ chức sản xuất làng nghề
Về quy mô hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có quy mô nhỏ, bình quân mỗi hộ gia đình có số vốn từ vài ba chục đên hàng trăm triệu đồng. Hiện nay ngoài quy mô kinh tế hộ gia đình, các làng nghề còn phát triển các hình thức khác nhau nhưng vẫn mang đậm sắc thái nông thôn, nông nghiệp
như tổ hợp tác, hợp tác xã…đặc biệt với sự phát triển sản xuất mạnh mẽ của các làng nghề đã xuất hiện các hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ ở trình độ cao hơn mang dáng dấp của sản xuất đô thị hoặc các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn.
+ Phân công lao động làng nghề
Hầu hết các làng nghề thủ công đều có các nghệ nhân làm nòng cốt và là bộ phận quan trọng để duy trì và phát triển làng nghề. Với đôi “Bàn tay vàng” của các nghệ nhân đã tạo nên những sản phẩm độc đáo tinh xảo vừa mang giá trị vật chất , vừa mang giá trị nghệ thuật.
Ngày nay sự phân công lao động trong các làng nghề này ngày càng được chuyên môn hoá sâu sắc. Trẻ em, phụ nữ và người già được phân công làm những công việc nhẹ nhàng, những người có tay nghề cao đảm nhiệm những khâu kỹ thuật quan trọng. Bên cạnh những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm thì còn có những người chuyên lo đầu vào, đầu ra cho sản phẩm: sự phân công này thể hiện rất rõ ở những làng nghề có tính tập trung cao.
Hiện nay việc thuê mướn lao động ở các làng nghề đã trở nên rất phổ biến, dẫn đến sự hình thành các thị trường lao động nhộn nhịp. Tuy nhiên lao động làm thuê trẻ thường chỉ được giao những công việc đơn giản theo hướng dẫn của thợ cả, những công đoạn mang tính kỹ thuật kỹ xảo cao thì thường do thợ cả làm.
+ Các sản phẩm có tính mỹ nghệ cao, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc
Mỗi sản phẩm thủ công truyền thống là một tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm của các làng nghề đều là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp thủ công khéo léo, tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật. Các sản phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ, nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước… Các hàng thủ công truyền thống là biểu tượng của bản sắc văn hoá địa phương, văn hoá dân tộc. Sản phẩm chè Thái Nguyên mang sắc thái trà Việt. Câu thơ nôm của Nguyễn Trãi có lẽ là dấu ấn xưa nhất về loại thức uống này và đưa ra một chi tiết đặc sắc về sự biến âm chữ “Trà” là “Chè” [5, tr.9]. Câu thơ đó là: