Giải Pháp Về Khai Thác Dịch Vụ Làng Nghề, Đa Dạng Hóa Sản Phẩm Làng Nghề, Dịch Vụ Du Lịch Làng Nghề, Tiêu Thụ Sản Phẩm Làng Nghề.


- Hà Nội - làng sơn mài Hạ Thái - làng tiện gỗ Nhị Khê - làng thêu Quất Động- làng điêu khắc Nhân Hiền.

3.2.2.3. Giải pháp về khai thác dịch vụ làng nghề, đa dạng hóa sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch làng nghề, tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Các làng nghề cần tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng, mỹ thuật hơn, đa dạng hơn. Phát triển các tuyến du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa các dân tộc, coi đây là cơ hội để du lịch làng nghề thể hiện rõ sắc thái văn hóa của làng nghề gắn với sinh thái, với ẩm thực dân gian, với các tiện nghi lưu trú, vui chơi giải trí. Chú trọng các sản phẩm là hàng lưu niệm với những kiểu dáng, mẫu mã hấp dẫn hơn.

Mở mang các hoạt động dịch vụ. Tổ chức các dịch vụ do dân làng tham gia như dịch vụ hướng dẫn viên bản địa, xây dựng các nhà nghỉ cộng đồng, phòng nghỉ đảm bảo yêu cầu vệ sinh, sạch đẹp tại các gia đình, tổ chức các dịch vụ ăn uống giới thiệu văn hóa ẩm thực... Đây là những hoạt động giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch làng nghề, tạo thuận lợi cho du khách và từ đó, tăng thêm tính hấp dẫn của điểm du lịch làng nghề. Cần tạo thuận lợi cho du khách trong việc đi lại. Việc quảng bá, giới thiệu các làng nghề truyền thống; các tour du lịch làng nghề cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn. Chú trọng sắp xếp các điểm du lịch, nhất là tổ chức lại các hàng quán dịch vụ bán hàng lưu niệm hoặc ăn uống, khắc phục tệ nạn chèo kéo du khách mua hàng lưu niệm hoặc hương hoa, vàng mã tại các đình chùa, di tích lịch sử...

Xây dựng đội ngũ nhân lực. Trước hết, đó là đội ngũ những người quản lý du lịch làng nghề: họ cần có tầm nhìn cũng như những kiến thức mới về du lịch làng nghề; say mê với công việc, luôn đổi mới, không chịu dừng lại ở


những cách làm cũ, sáo mòn (đang khá phổ biến ở nhiều tổ chức du lịch làng nghề), mà luôn luôn sáng tạo những sản phẩm mới, cách làm mới hấp dẫn du khách hơn. Việc bồi dưỡng, đào tạo hướng dẫn viên đang rất cần thiết, kể cả về nghiệp vụ và ngoại ngữ, song quan trọng là am hiểu về làng nghề. Chú trọng đào tạo hướng dẫn viên là những con em các làng nghề, là những người tâm huyết, gắn bó với làng nghề, hiểu biết sâu sắc những vấn đề cần giới thiệu với du khách.

3.2.2.4. Giải pháp về công tác thông tin thị trường, liên kết, quảng bá làng nghề gắn với du lịch.

Thị trường là sản phẩm của quá trình phân công lao động xã hội và sự xã hội hóa sản xuất. Quá trình sản xuất và tái sản xuất không thể diễn ra bình thường nếu không có thị trường. Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa thì thị trường phát triển từ thấp tới cao, dần dần mang tính đồng bộ. Thực trạng làng nghề truyền thống hiện nay ở Hà Nội cho thấy sản xuất lạc hậu, cơ sở hạ tầng bất cập, hệ thống thị trường chưa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

đồng bộ ở trình độ thấp. Để xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ là cả quá trình lâu dài, đòi hỏi có sự nỗ lực từ các cấp tỉnh, huyện và chính từ bản thân các làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt cần có sự chỉ đạo của nhà nước.

Trong điều kiện hiện nay duy trì thị trường hiện có, đa dạng hóa mở rộng thị trường mới có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại phát triển của làng nghề truyền thống. Thị trường các làng nghề truyền thống hiện nay còn hạn hẹp chưa khai thác hết khả năng của nó. Đối với

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội - 15


thị trường tiêu dùng nội địa cần củng cố bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực tham gia hội chợ triển lãm để tìm thêm thị trường trong nước. Phục hồi thị trường truyền thống là các bạn hàng

Đông Âu ( Nga, Đức ). Để đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nghề thủ công truyền thống trước phải có sự giúp đỡ của nhà nước, cung cấp thông tin về thị trường thế giới ( nhu cầu, giá cả, thị hiếu ), các thông lệ quốc tế về xuất nhập khẩu hàng hóa, giá cả, tư vấn, xúc tiến thương mại, tạo

điều kiện cho các doanh nghiệp trong làng nghề truyền thống tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp. Lập các văn phòng đại diện chi nhánh ở nước ngoài. Uỷ ban nhân dân tỉnh cần phối hợp với các làng nghề truyền thống tổ chức tọa đàm với tham tán thương mại của nước ta ở các nước, đặc biệt thị trường Hoa Kỳ, thị trường các nước Hồi Giáo ( lụa tơ tằm Vạn Phúc rất hấp dẫn khách du lịch Malaixia, Indonexia...)

Tiến hành điều tra, nghiên cứu phân tích thị trường trong và ngoài nước đối với các sản phẩm dịch vụ làng nghề. Xác định cơ hội cho mỗi nhóm sản phẩm làng nghề gắn với du lịch theo những triển vọng khác nhau. Cần nghiên cứu ưu tiên vào thị trường nào, xác định rõ thị trường mục tiêu, thị trường chiến lược, không nghiêu cứu những thị trường vượt quá khả năng của làng nghề, của doanh nghiệp.

Đối với thị trường nước ngoài, cần phải có chiến lược tổng thể, dựa vào các đại diện thương mại ở nước ngoài, các đơn vị du lịch, lữ hành uy tín làm


đầu mối, mới các chuyên gia nước ngoài giới thiệu, quảng bá hình ảnh của làng nghề.

Đối với thị trường trong nước, coi việc tổ chức và tham gia các hội chợ làng nghề là hoạt động văn hóa - kinh tế thường niên. Quảng bá bằng các phương tiện, mọi cơ hội. Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, các chợ, khu gian hàng, chuỗi các cửa hàng ở mỗi địa phương làng nghề, khu du lịch, bến tầu, sân bay. Tổ chức trung tâm thông tin cung cấp về sản phẩm làng nghề, về du lịch, về văn hóa

Xây dựng các Website, nhập khẩu tài liệu nước ngoài về sản phẩm ngành nghề nông thôn, xây dựng dữ liệu về ngành nghề nông thôn. Hỗ trợ các hội chuyên ngành tiếp cận thông tin thị trường cũng như hoạt động thương mại.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao ý thức và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề, sản phẩm ngành nghề nông thôn. Cần xây dựng được thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đặc biệt là thương hiệu gắn liền với văn hóa và lịch sử.

Hỗ trợ điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước; xây dựng hệ thống thông tin nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ đối với làng nghề, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ thông qua chương trình xúc tiến thương mại, Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Chính quyền các cấp căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để hỗ trợ các cơ sở, ngành nghề nông thôn xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, có chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu. Cần có sự liên kết hơn nữa giữa nhà sản xuất, trung tâm, cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị lữ hành.


3.2.2.5. Giải pháp về tôn tạo, trung tu các công trình, các hoạt động văn hóa, lễ hội, di tích lịch sử làng nghề.

Khôi phục và bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, chú trọng tổ chức các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng theo đúng thời điểm truyền thống, quảng bá du khách.

* Giữ gìn nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa thường ngày: Gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Hà Thành từ lời ăn, tiếng nói, cách ăn mặc, đi đứng, cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh

* Giữ gìn các giá trị tâm linh, tinh thần: Giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của các làng nghề truyền thống như thái đội yêu nghề thể hiện qua việc không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm làng nghề; bên cạnh việc phát triển những sản phẩm truyền thống không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

Giữ gìn những lễ hội truyền thống của các làng nghề gắn với những nghi lễ thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống cùng với những trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Đáng chú ý nhất là khôi phục lại các cuộc thi làm ra các sản phẩm của làng nghề giữa các nghệ nhân trong dịp lễ hội, đây không phải là cuộc thi vui hay cuộc thi giành phần thưởng mà ý nghĩa sâu xa của nó là nhằm nâng cao tay nghề cho người thợ, giữ gìn và phát huy những tinh hoa của sản phẩm truyền thống, nâng cao lòng yêu nghề cho mọi người.

Xây dựng các đội văn nghệ dân gian của làng nghề để phục vụ du khách trong các dịp lễ hội và các hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian khác theo yêu cầu của du khách.

* Giữ gìn những giá trị văn hóa trong sản phẩm truyền thống: Tiến hành gìn giữ, bảo tồn những sản phẩm làng nghề có chất lượng cao, có giá trị, ý nghĩa lịch sử, văn hóa không chỉ với sự phát triển của các làng nghề truyền thống mà còn có cả ý nghĩa đối với sự phát triển của cả dân tộc.


Sản xuất các sản phẩm không chỉ mang ý nghĩa hàng hóa đơn thuần mà còn là một sản phẩm dịch vụ du lịch, chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, của công đồng dân cư, đậm đà bẩn sắc dân tộc.

Bằng kỹ thuật, công nghệ hiện đại và tài năng của các nghệ nhân cần cố gắng khôi phục lại những kỹ thuật sản xuất truyền thống đã hoặc đang có nguy cơ bị thất truyền, vừa có tác dụng bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống vừa là nơi thăm quan thú vị của khách du lịch.

3.2.2.6. Giải pháp về xây dựng phòng trưng bày, bảo tàng nghề và làng nghề, gặp gỡ nghệ nhân.

Việc xây dựng và giới thiệu phòng trưng bày sản phẩm làng nghề là cơ sở để giúp cho du khách trong và ngoài nước có thể chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo, từ tinh xảo đến đơn giản được kết hợp hài hòa giữa giá trị truyền thống văn hóa và kinh tế. Phòng trưng bày chính là điểm nhấn, điểm đến để giúp các đơn vị lữ hành quan tâm, từ đó có thể đưa ra các chương trình phát triển làng nghề truyền thống gắn kết với các tour du lịch. Phòng trưng bày chính là cầu nối giữa các nhà nhập khẩu trên toàn thế giới với các nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tại đây, các nhà nhập khẩu có cơ hội mua những sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá canh tranh nhất.

Tiến hành xây dựng mô hình Bảo tàng hóa di sản văn hóa làng nghề, tức là đưa các di sản văn hóa nguyên gốc, tiêu biểu cùng toàn bộ môi trường sinh thái, nhân văn ở các làng nghề trở thành đối tượng bảo vệ, nghiên cứu, giáo dục, cung cấp dịch vụ văn hóa. Các di sản văn hóa làng nghề truyền thống gồm có: hệ thóng các công trình kiến trúc, hệ thống công cụ sản xuất, các nghệ nhân dân gian, sản phẩm nghề truyền thống, công nghệ và kỹ năng sản xuất mang tính gia truyền của dòng họ, gia đình, các lễ hội, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, cảnh quan sinh thái nhân văn... Tất cả những di sản này sẽ được


quy hoạch, xây dựng trong môi trường làng xã, thành những "bảo tàng sống", trong đó chủ nhân của nó chính là cộng đồng cư dân sở tại.

Mặt khác, nghiên cứu, khảo sát, thiết lập điểm để kết nối các làng nghề, hình thành một Hành trình văn hóa du lịch qua các làng nghề truyền thống. Mô hình này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

Hình thành quỹ hỗ trợ, tiến hành duy trì một số hộ, nhóm hộ tham gia hoạt động trình diễn nghề phục vụ du lịch. Với các nghề phát triển không ổn định, cần sớm hình thành các trung tâm nghiên cứu, cải tiến mẫu mã sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến song song với bảo tồn các công nghệ cổ truyền.

Gặp gỡ nghệ nhân làng nghề cũng là một hoạt động mang lại cho du khách những cảm giác mới. Khách tham quan có thể trò chuyện với nghệ nhân, tìm hiểu quá trình sáng tác của họ, xem họ thao tác. Đáng quý là những sản phẩm "độc bản" mà nghệ nhân có thể bán hoặc tặng cho du khách, kèm theo chữ ký của mình.


KẾT LUẬN


Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở nước ta có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có bước phát triển và ngày càng đóng góp tích cực hơn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng còn phát triển manh mún, tự phát và chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có. Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để làng nghề gắn với du lịch thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa… là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang từng bước hội nhập toàn diện cùng với châu lục và thế giới.

Từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn có thể rút ra được những kết luận sau:

1. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch đang là nhu cầu bức thiết của thực tiễn đặt ra, đòi hỏi các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm, phát triển. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch sẽ góp phần quan trọng vào phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đóng góp hữu hiệu vào công cuộc xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước đang triển khai.

2. Qua nghiên cứu, luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Từ đó chỉ rõ khả năng, lợi ích và những điều kiện, môi trường để phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

3. Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa nên các địa

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 12/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí