Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Du Lịch Ở Quảng Nam.


làng nghề. Khi các làng nghề đã có thương hiệu trên thị trường sẽ tạo nên sức mạnh giúp giải quyết được một lượng lớn lao động thu nhập thấp ở nông thôn có việc làm ổn định, tăng thu nhập. Đây cũng là hướng đi góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướng xây dựng hình ảnh nông thôn mới.

Phát triển ngành nghề truyền thống gắn với du lịch cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho làng nghề bảo tồn và phát triển. Đây là vấn đề đặt ra cho nhiều ngành, nhiều cấp. Một vài hình ảnh mà Công ty Du lịch Hương Giang, Công ty Lữ hành Hương Giang khi xây dựng tour du lịch sinh thái làng quê đã nối kết được với sự phát triển của nghề truyền thống, nó khơi dậy trong người dân những suy nghĩ mới về nghề nghiệp của mình.

Những thành quả trong hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như hiệu quả kinh doanh... vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; tính bền vững chưa cao, sản phẩm làng nghề còn đơn điệu, chưa mang tính cạnh tranh… Đó là những vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chiến lược phải suy nghĩ, tìm hướng phát triển để khai thác tốt nhất thế mạnh dịch vụ - du lịch của Thừa Thiên Huế. Làng nghề gắn với du lịch phải được xem là dự án phát triển trong tầm nhìn chiến lược phát triển du lịch tổng thể của tỉnh để thế mạnh này không chỉ là những nhà hàng, khách sạn, lăng tẩm trên địa bàn thành phố Huế mà nó được mở rộng ra về các làng nghề, đô thị mới ở các huyện, thị xã; làm phong phú địa chỉ tham quan du lịch, hấp dẫn du khách bốn phương.

1.2.1.3. Phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Quảng Nam.

Quảng Nam hiện có 61 làng nghề, đa dạng về quy mô và loại nghề truyền thống. Những làng nghề này sau khi khôi phục hoạt động khá tốt còn trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.


Làng rau Trà Quế (thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) là một trường hợp điển hình. Cũng những công việc hàng ngày như cuốc đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau… nhưng ngoài thu hoạch sản phẩm, nhà vườn ở đây còn có nguồn thu đáng kể từ du lịch. Từ năm 2003, khi tour "Một ngày làm cư dân phố cổ" ra đời, nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, đã đến thăm Trà Quế và trực tiếp tham gia việc trồng rau với các nhà vườn.

Tại làng gốm Thanh Hà, nằm bên bờ sông Thu Bồn, thuộc xã Cẩm Hà, cách phố cổ Hội An khoảng 2 km về hướng Tây, người dân nơi đây đã mở ra các dịch vụ như hướng dẫn du khách cách làm gốm từ khâu nhào đất sét, nặn hình thù đến cách nung sao cho có màu bóng đẹp không bị cháy, bị chai... Du khách đến đây, ngoài việc tha hồ lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm độc đáo, còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này. Gốm Thanh Hà được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, sản phẩm chủ yếu là đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh,... Điểm đặc biệt của sản phẩm gốm Thanh Hà là nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác.

Làng đúc đồng Phước Kiều thuộc xã Điện Phương huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đây là một làng nghề truyền thống đã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước với các sản phẩm bằng đồng phục vụ trong các dịp tế lễ, hội hè như chuông, chiêng, kiểng, mõ, phèng la; các vật dụng thông thường trong đời sống như lư hương, chân đèn, nồi niêu, xoong chảo, chén bát và cả các loại binh khí cổ như gươm, dao, giáo, mác...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Một số làng nghề khác như làng nghề dệt Mã Châu, làng dệt chiếu cói Bàn Thạch cũng khá nổi tiếng. Để duy trì được các làng nghề này, ngoài việc gắng giữ nét độc đáo truyền thống của làng nghề mình, người dân và chính


Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội - 7

quyền địa phương còn phải luôn tạo ra những sản phẩm mới mẻ, dịch vụ đa dạng để có thể thu hút được du khách, đang nỗ lực trong việc tiếp cận với khách du lịch nhằm tạo thêm nguồn thu cho người dân làng nghề, điều mà các làng nghề như làng rau Trà Quế, gốm Thanh Hà đã làm rất hiệu quả.

1.2.2. Kinh nghiệm rút ra đối với Hà Nội.

Thứ nhất, đa số các tỉnh, thành phố trong cả nước trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình đều chú trọng phát triển làng nghề truyền thống gắn với các ngành kinh tế, đặc biệt là với du lịch. Coi đây là một trong những nội dung kinh tế quan trọng nhằm phát huy lợi thế so sánh của địa phương. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều địa phương ưu tiên trong chính sách kinh tế, xã hội. Những lợi ích to lớn của việc phát triển làng nghề gắn với du lịch không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa của đại phương.

Thứ hai, Các địa phương trong cả nước đã đề cao vai trò của Nhà nước/cơ quan quản lý trong việc đề ra các chính sách, các cơ chế, giải pháp phù hợp cho sự phát triển của làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Chính quyền các cấp đã điều hành, quản lý, khuyến khích giúp đỡ, hỗ trợ sự phát triển của làng nghề, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, qua đó giúp cho các làng nghề truyền thống gắn kết tốt hơn đối với du lịch, mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho các làng nghề truyền thống.

Thứ ba, Các địa phương đã làm tốt việc phân loại những làng nghề truyền thống có nguy cơ bị đào thải, những làng nghề có khả năng tồn tại và phát triển gắn kết tốt với du lịch để có quyết sách phù hợp. Qua đó, đã làm tốt được công tác dự báo, quy hoạch và thúc đẩy đầu tư vào những làng nghề truyền thống, đa dạng hóa sản xuất trong làng nghề; tập trung phát triển


những làng nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn. Tổ chức tốt các hội chợ, triển lãm, trưng bày... kết hợp làng nghề với các tour du lịch, phối hợp với các ban ngành để tìm giải pháp đầu ra cho sản phẩm làng nghề.

Thứ tư, Một số tỉnh, thành phố trong cả nước đã làm tốt công tác thông tin, giới thiệu về làng nghề truyền thống, nét đặc sắc về văn hóa, lịch sử, di sản... nơi gắn với làng nghề. Việc đưa thông tin tới du khách thông qua nhiều hình thức khác nhau: thông qua chương trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm, liên kết phát triển những ngành nghề mới.

Thứ năm, Tập trung, đột phá khâu thiết kế sản phẩm. Coi đó là chiến lược cạnh tranh bền vững, tạo ra được sự khác biệt với các sản phẩm nước ngoài, thu hút khách nước ngoài. Chú trọng đào tạo thế hệ lao động, hướng dẫn viên cho làng nghề; đào tạo các nhà thiết kế trong hệ thống giáo dục. Phối hợp giữa cơ sở đào tạo ngành mỹ thuật với nghề sản xuất truyền thống, với người làm du lịch làng nghề.

Thứ sáu, Làm tốt công tác bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; tôn tạo, trung tu các công trình văn hóa, lễ hội, di tích lịch sử làng nghề. Xây dựng phòng trưng bày, bảo tàng nghề và làng nghề, gặp gỡ nghệ nhân.


Chương 2‌

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH Ở HÀ NỘI.

(Khảo cứu qua hai làng nghề: Làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng)


2.1. Điều kiện, chính sách, đặc điểm làng nghề của Hà Nội trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn du lịch.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách của Hà Nội trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước, nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Qua thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là thành phố đứng thứ hai về dân số với 6.870.200 người (2011). Với diện tích 3.328,9 km², mật độ dân số 2064/người/km2, Hà Nội gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành, 22 thị trấn và 555 xã, phường. [23, tr.100] Cùng với


Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, Hà Nội là một trong bốn trung tâm kinh tế hàng đầu của cả quốc gia. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn. Hà Nội đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 17 tháng 6 năm 1999. Năm 2000, thành phố Hà Nội được công nhận danh hiệu "Thủ đô anh hùng". Năm 2010, thành phố Hà Nội bước vào 1.000 năm tuổi với đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.

* Về địa hình Hà Nội

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Ngoài ra, Hà Nội còn cách thành phố cảng Hải Phòng 120km (đi qua Hưng Yên, Hải Dương). Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008, thành phố có diện tích 3.328,89 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281m, Gia Dê 707m, Chân Chim 462m, Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là dạng địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm.


Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ đầm ( dấu vết của các lòng sông cổ). Riêng các bậc thềm chỉ có phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao trong dạng địa hình đồng bằng của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn.

* Về thổ nhưỡng, sinh vật

Phần lớn đất đai của Hà Nội là nhóm đất phù sa của các hệ thống sông Hồng và sông Cầu bồi đắp. Đây là loại đất trồng trọt tối với đặc tính ít chua đến trung tính, độ pH từ 6-7, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng khá phong phú, thành phần cơ giới thích hợp với nhiều loại cây trồng. Nhóm đất phù sa này phân bố đều khắp ở các huyện, chiếm hầu hết diện tích của các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm.

Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, cho năng suất cây trồng thấp.

Nhóm đất đồi núi tập trung ở huyện Sóc Sơn, bị xói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị chặt phá, tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi sạn, tầng mùn như không còn, đất chua, độ pH thường dưới 4, nghèo chất dinh dưỡng.

Các loại thực vật tự nhiên chỉ còn ở dạng thứ sinh, tập trung ở huyện Sóc Sơn. Hiện nay ở đây còn khoảng hơn 6.700 ha đất dùng trong lâm nghiệp đang được gấp rút trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc để khôi phục thảm thực vật rừng, bảo vệ môi sinh. Do có rừng, gần đây đã thấy xuất hiện trở lịa nhiều loại chim ăn ngũ cốc, các loài gặm nhấm và thú rừng vốn có rất nhiều trước đây.

Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý, có giá trị và nổi


tiếng trong cả nước. Đáng chú ý là các huyện ngoại thành đã hình thành nên các vành đai rau xanh, vành đai thực phẩm tươi sống phục vụ cho yêu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và dành một phần để xuất khẩu.

* Khí hậu Hà Nội

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng cận nhiệt đới ấm, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa/năm. Khí hậu Hà Nội có sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch

Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa và xã hội của cả nước, là vùng đô thị lớn nhất; là địa phương có trình độ phát triển cao về đội ngũ nhân lực, tiềm lực khoa học công nghệ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại (khoảng 36-38%) so với cả nước (khoảng 20%). Hà Nội là điểm hội tụ của 3 quy hoạch phát triển quan trọng cấp quốc gia. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kỳ 1996 - 2010 (Theo Quyết định số 747/QĐ-TTg ngày 11/9/1997); Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1996 - 2010 (Theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 23/8/1997); Quy hoạch không gian đô thị Thành phố Hà Nội (Theo Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 20/6/1998)

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2022