Khái Quát Về Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Thái Nguyên:


Chợ Đồn là chợ lớn nhất trong các chợ quê Thái Nguyên, từng được gọi là chợ Đồn Ấp. Chợ lớn thứ hai là chợ Tân Đức (xưa có tên là chợ Đức Lân). Hai chợ này ra đời từ xa xưa, trên đất huyện Phú Bình. Ngoài ra còn có rất nhiều chợ khác rất độc đáo của từng địa phương trung du, miền núi như chợ Thanh Ninh, chợ Đình, chợ Cầu Gô, chợ Lũ Yên, chợ Tân Khánh, chợ Cầu, chợ Đò, chợ Hích… Chợ được họp theo “phiên”, cứ 5 ngày một “phiên”. Tùy theo từng vùng, có thể lấy ngày chẵn hoặc lẻ đầu tháng làm mốc họp chợ. Vào những ngày chợ phiên, du khách sẽ được ngắm những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ của đồng bào dân tộc nơi đây, cùng trao đổi – mua sắm

2.2. Khái quát về thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên:

2.2.1. Số lượng khách du lịch đến Thái Nguyên

Số lượng khách du lịch và đặc điểm về thị trường khách là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển du lịch của một khu, điểm, vùng du lịch hay là một quốc gia. Do những đặc trưng riêng của ngành mà việc nghiên cứu thị trường khách du lịch là khâu quan trọng nhất và không thể thiếu được trong việc nghiên cứu sự phát triển du lịch. Các chỉ tiêu về khách phản ánh mức độ phát triển của điểm du lịch, sức hấp dẫn của điểm du lịch, xu hướng phát triển cũng như có thể kiểm nghiệm được việc phát triển thị trường khách hiện tại đã đúng hướng chưa, có phù hợp với điểm du lịch không…

Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Lượng khách du lịch đến Thái Nguyên trong thời gian qua đều tăng. Năm 2008 có 1.340.000 lượt khách nhưng đến năm 2011 là 1.620.000 lượt; năm 2012 là 1.830.600 lượt, đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 14%, mức tăng trưởng đánh dấu triển vọng mới đối với du lịch Thái Nguyên


Bảng 2.1 : Lượng khách du lịch đến Thái Nguyên từ năm 2008 – 2014



Năm


Tổng lượt khách (người)


Khách du lịch quốc tế


Khách du lịch Nội địa


Lượt khách

Tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước

(%)


Lượt khách

Tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước

(%)

Năm 2008

1.340.000

27.000

8,0

1.313.000

11,7

Năm 2009

1.355.000

31.000

14,8

1.324.000

0,38

Năm 2010

1.596.000

31.380

1,23

1.564.200

18,1

Năm 2011

1.620.000

36.420

16

1.583.580

1,2

Năm 2012

1.830.600

37.000

1,6

1.793.600

13,3

Năm 2013

1.780.000

32.700

1,41

1.747.300

6

Năm 2014

1.802.000

70.000

2

1.732.000

5,95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 7

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay khách quốc tế đến Thái Nguyên còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng gần 2% tổng số khách du lịch hàng năm của tỉnh. Nhưng số khách quốc tế tăng đều qua các năm, nếu năm 2008 đạt 27.000 lượt thì năm 2009 đạt

31.000 lượt đến năm 2014 đạt 70.000 lượt, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2008 - 2014 đạt 8,36%

2.2.2. Thu nhập từ du lịch

Nguồn thu nhập từ du lịch Thái Nguyên bao gồm: Lưu trú và ăn uống; lữ hành; Bán hàng lưu niệm, hàng phổ dụng và các dịch vụ khác (giặt là, tắm hơi, Karaoke..)


Bảng 2.2 : Doanh thu du lịch toàn tỉnh từ 2008 – 2014


Năm

Doanh thu toàn xã

hội về các dịch vụ du lịch (tỉ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Doanh thu

lưu trú du lịch(tỉ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%)

2008

640

12

101

6

2009

800

25

105

5

2010

955

16

110

8,9

2011

1.100

15

115

4,5

2012

1.210

10

127

10,4

2013

1.138

8

135

6

2014

1.265

9

146

5

Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên

Như vậy, số chỉ tiêu kinh tế cơ bản trong hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh có tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn so với năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng thể hiện sự phát triển không đồng đều, đó là tăng nhưng không cao, tăng không đều trong các năm. Năm 2007 là năm du lịch quốc gia Thái Nguyên nhưng đã góp phần cho doanh thu toàn xã hội về du lịch tăng lên 12%, đặc biệt năm 2009 tổng doanh thu du lịch đạt 800 tỉ đồng tăng 25% so với năm trước. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng còn tăng trưởng không cân đối trong năm giữa tổng doanh thu toàn xã hội về du lịch và doanh thu lưu trú du lịch đó là các năm 2009 và 2011. Nếu năm 2011 cùng với sự kiện đặc biệt là tỉnh đã tổ chức thành công Festival Trà Thái Nguyên thì tổng doanh thu toàn xã hội về du lịch tăng 15% so với năm 2010 trong khi đó tốc độ tăng trưởng về doanh thu lưu trú du lịch chỉ đạt 115 tương đương tốc độ tăng trưởng có 4,5%. Năm 2014 tổng doanh thu xã hội về các dịch vụ du lịch đạt 1.265 tỷ đồng. Điều này cho thấy là số đêm khách lưu trú tại Thái Nguyên không nhiều, chủ yếu là khách đi về trong ngày hoặc nghỉ tại tỉnh khác. Ngoài tốc độ tăng trưởng của lượt khách, của doanh thu du lịch thì tốc độ tăng trưởng của số ngày lưu trú của khách du lịch cũng là một trong những chỉ tiêu mà du lịch Thái Nguyên cần xem xét, tính toán và đưa ra giải pháp thích hợp, kịp thời.


2.2.3. Số lượng cơ sở lưu trú

Trong giai đoạn từ 2008 đến nay, cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, số ngày lưu trú thì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cụ thể là cơ sở phục vụ lưu trú cho khách du lịch đã tăng cả về mặt số lượng và chất lượng Năm 2008, toàn tỉnh Thái Nguyên có 105 cơ sở kinh doanh lưu trú (nhà

nghỉ và khách sạn) với 1950 buồng trong đó có 550 buồng ngủ được xếp hạng thì đến năm 2013 tổng số cơ sở kinh doanh lưu trú đã tăng lên 220 với gần 3500 buồng ngủ trong đó gần 1300 buồng ngủ được xếp hạng

Bảng 2.3 : Số lượng cơ sở kinh doanh lưu trú tại tỉnh từ 2008 – 2014


Năm

Tổng số cơ sở

lưu trú

Tổng số buồng

Số buồng được

xếp hạng

2008

105

1950

550

2009

120

2200

750

2010

132

2400

840

2011

161

2744

886

2012

170

3000

1100

2013

220

3500

1300

2014

249

3550

1350

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên

Xét về cơ cấu khách sạn cho thấy năm 2013 toàn tỉnh có 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, gần 20 khách sạn 1 sao và trên 100 nhà nghỉ lưu trú du lịch đã thẩm định theo quy định của Tổng cục Du lịch, một số cơ sở lưu trú du lịch hiện đang tiếp tục thực hiện hướng dẫn và thẩm định theo quy định. Năm 2014 cả tỉnh có 250 cơ sở hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch (trong đó 42 khách sạn từ 1 đến 3 sao: 4 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao, 24 khách sạn 1 sao) ; tổng số phòng nghỉ là 3708, số giường: 5514. Nguyên nhân do tài nguyên du lịch của Thái Nguyên còn ở dưới dạng tiềm năng, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên kém sức thu hút với các nhà đầu tư và khách du lịch.


2.2.5. Lao động du lịch :

Với lượng khách đến Thái Nguyên và cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động kinh doanh du lịch, số lao động cần thiết cho du lịch, năm 1997 mới cần 470 người, trong đó lao động trực tiếp 410 người, đến năm 2000 cần 800 người năm 2005 là

1.200 người và năm 2010 là 1.800 người; đến ngày 31/11/2014 đã tăng lên 2.000 người.Số lượng lao động trong ngành du lịch Thái Nguyên hiện làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, Ban Quản lý di tích lịch sử và danh thắng ATK Định Hóa, Ban Quản lý Khu du lịch Hồ Núi Cốc, phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị xã và thành phố), số còn lại tập trung tại 250 cơ sở hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, các nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. 17 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành với gần 200 lao động; trong đó có 40 hướng dẫn viên du lịch, 30% trình độ đại học, 70% trình độ trung cấp, cao đẳng đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế

Qua điều tra thực tế tại các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, phần lớn cán bộ quản lý kinh doanh chưa được đào tạo chuyên sâu, lao động trình độ phổ thông chiếm 50% (trình độ văn hóa 10/10 hoặc 12/12), lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 30%, còn lại 20% trình độ đại học (chủ yếu được đào tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau). Do đó các đơn vị áp dụng phương thức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ đã sử dụng lao động có trình độ chuyên môn (trung cấp, cao đẳng, đại học về du lịch…) trong quá trình hoạt động kinh doanh, vừa làm việc vừa chuyển tải kiến thức được học, kinh nghiệm công tác cho các lao động phổ thông tại đơn vị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng yêu cầu của khách du lịch; nhưng lao động vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp và trình độ ngoại ngữ còn yếu [11, tr.4]. Khả năng giao tiếp của các nhân viên chỉ đạt trình độ chuyên nghiệp đối với các khách sạn từ 3 sao trở lên. Khả năng giao tiếp tốt đối với nhân viên làm việc từ nhà nghỉ trở lên, trừ ngoại ngữ, nhân viên làm việc tại các khách sạn 2-3 sao mới giao tiếp được bằng ngoại ngữ. Từ đó cho thấy chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn rất nhiều hạn chế , chậm đổi mới, chưa biết cách tự lập


trong công việc và thiếu kỹ năng giao tiếp cơ bản trong hoạt động du lịch nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ cũng như hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh [11, tr.8]

2.2.6. Dịch vụ vui chơi giải trí

Nhìn chung Thái Nguyên có các khu vui chơi giải trí chưa được đầu tư phát triển đồng bộ, mới chỉ ở dạng tiềm năng nên các tiện nghi thể thao, tiện nghi phục vụ du lịch khác vẫn chưa phát triển. Hiện nay, Thái Nguyên mới chỉ có các dịch vụ như Karaoke, Massage trong các cơ sở lưu trú. Còn tiện nghi vui chơi giải trí thể thao để hấp dẫn khách thì chưa có. Thái Nguyên có thể phát triển khu du lịch vườn sinh thái, nhà vườn, khu du lịch Homestay, các trang trại, các khu bán hàng đồ thủ công truyền thống của người dân địa phương nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Thái Nguyên còn thiếu các khu vui chơi giải trí; nếu có thì quy mô còn nhỏ lẻ, cơ sở vật chất chưa phong phú, không thu hút được du khách và hoạt động chưa hiệu quả

Vì vậy việc xây dựng các khu vui chơi giải trí ở Thái Nguyên là yêu cầu bức xúc, việc xây dựng sản phẩm mới không những kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch để tăng doanh thu mà còn đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp dân cư trên địa bàn Thái Nguyên

2.2.7. Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành

Hiện tại hoạt động kinh doanh lữ hành đã có nhiều chuyển hướng chuyển biến tích cực, số lượng doanh nghiệp lữ hành tăng nhanh. Năm 2006 mới chỉ có 5 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đến năm 2012 đã có 15 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Năm 2014 đã tăng lên 17 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 16 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 01 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Khi hoạt động các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về lữ hành, chủ động nghiên cứu, tiếp cận thị trường, tích cực tham gia các hoạt động để quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng doanh nghiệp sau khi đăng ký ngành nghề kinh doanh lữ hành đi vào hoạt động nhưng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định như: Doanh nghiệp lữ


hành nội địa nhưng lại núp bóng kinh doanh chào bán chương trình du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch dẫn khách không có thẻ, đặc biệt là số lượng hướng dẫn viên du lịch quốc tế thông thạo ngoại ngữ còn ít, phải thuê hướng dẫn nơi khác để đưa, đón khách.

Trang thiết bị máy móc, thiết bị văn phòng tại các doanh nghiệp lữ hành nhìn chung tương đối đầy đủ, hiện đại

2.2.8. Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm

Nhìn chung, hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm Thái Nguyên chưa đa dạng về nội dung và hình thức. Các trung tâm mua sắm hàng hóa của Thái Nguyên còn thiếu, chủng loại hàng hóa không phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Những mặt hàng thủ công có giá trị tập trung ở khu buôn bán lớn xen lẫn các mặt hàng không phải xuất xứ trong nước như hàng Trung Quốc có quá nhiều, những mặt hàng nơi đây không phong phú, các mặt hàng của các cửa hàng thường tương tự như nhau không có gì là khác biệt

Các mặt hàng chưa làm nổi rõ nét đặc sắc của “Thủ đô gió ngàn” hay hình ảnh của đất nước Việt Nam

Tại các điểm tham quan không có các khu, các quầy hàng bán hàng lưu niệm được quy hoạch và có sự quản lý…

Trong thời gian tới hy vọng sự phối hợp giữa các cấp các ngành có liên quan chú ý và tạo ra nhiều sản phẩm mang tính đặc thù về đất nước, con người nhằm thu hút khách du lịch tiêu dùng ngày một nhiều.

Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch: Ngoài các dịch vụ chính để phục vụ khách du lịch những dịch vụ du lịch bổ sung khác cũng phát triển rất mạnh như:

- Hệ thống thông tin liên lạc: Internet, Telephone, Fax…

- Dịch vụ hướng dẫn viên thông thạo các điểm du lịch trong địa bàn khách du lịch yêu cầu

- Đại lý bảo hiểm các hãng lớn: Bảo Việt, Bảo Minh, AIG… cho khách du lịch quốc tế, nội địa và hàng hóa…

2.2.10. Nhận xét về du lịch Thái Nguyên


- Thuận lợi: Hoạt động Du lịch Thái Nguyên những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, các chỉ tiêu kinh tế về Du lịch hàng năm đều tăng trưởng. Đặc biệt là nhờ công tác tuyên truyền mà vị thế của tỉnh Thái Nguyên ngày càng được khẳng định để thu hút khách du lịch.

- Tồn tại - Hạn chế:

Là một ngành kinh tế mới được đầu tư phát triển, chất lượng dịch vụ kém; Nhân viên chưa thực sự chuyên nghiệp; Sự hiểu biết về lịch sử, Văn hoá của Dân tộc mình và của địa phương mình còn ít, môi trường chưa thật tốt. Số doanh nghiệp kinh doanh Du lịch lữ hành trên địa bàn còn ít, vốn và năng lực kinh doanh chưa đủ mạnh, Các doanh nghiệp công ty lữ hành còn hoạt động mang tính tự phát, độc lập ít có sự gắn kết, thiếu kinh nghiệm nên chưa tích cực khai thác tạo ra được sản phẩm du lịch đa dạng hấp dẫn mang đặc thù của vùng. Tài nguyên về danh lam thắng cảnh tự nhiên thực sự thu hút khách du lịch chưa được đầu tư khai thác. Các di tích Văn hoá mà du khách quan tâm, đặc biệt là du khách nước ngoài còn ít (Chủ yếu là du lịch lịch sử). Đó là nguyên nhân chưa thu hút khách kéo dài thời gian luư trú tại Thái Nguyên, hiệu quả trong kinh doanh du lịch chưa cao, kết quả hàng năm tuy có tăng trưởng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng Du lịch của một Tỉnh trung tâm vùng Việt Bắc.

Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến về Du lịch Thái Nguyên:

hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành cũng như của toàn xã hội về vai trò, nhiệm vụ của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Du lịch Thái Nguyên được quan tâm đầu tư từ ngân sách nhà nước và kinh phí do các doanh nghiệp cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch địa phương cụ thể:

In tuyên truyền quảng cáo qua tập gấp, làm phim phóng sự truyền hình về Du lịch Thái Nguyên trên VTV: VTV1, VTV2 và VTV4 xuất bản tập san, bản đồ Du lịch Thái Nguyên, dựng biển quảng cáo lớn về Du lịch Thái Nguyên, đĩa CD song ngữ tiếng Anh và tiếng việt về du lịch Thái Nguyên phục vụ công tác tuyên truyền. In, treo hàng ngàn m2 băng jôn tuyên truyền về Du lịch Thái Nguyên trên các trục đ-

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí