Vai Trò, Vị Trí Của Du Lịch Việt Nam Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân


Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, hoạt động du lịch dần dần được khôi phục và phát triển. Ngành du lịch bước vào xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ lao động, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Du lịch được mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang, Lâm Đông, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ… , từng bước thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu. Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành du lịch Việt Nam.

Giai đoạn từ 1990 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành du lịch đã khởi sắc, vươn lên đi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất luợng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình. Chỉ thị 46/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế

- xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc”. Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bước được hình thành, thể chế hoá bằng văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lý.

Tháng 11 năm 1992 Tổng cục du lịch được thành lập lại, là cơ quan thuộc Chính phủ. Trong quá trình cải cách hành chính, đến nay bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương có Tổng cục Du lịch, ở địa phương có 15 sở Du lịch , 2 sở Du lịch Thương mại, 46 sở Thương mại - Du lịch và 01 sở Ngoại vụ - Du lịch.

Qua 46 năm hình thành và phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm, các ngành, các cấp phối hợp, giúp đỡ, nhân dân hưởng ứng, bạn bè quốc tế ủng hộ, cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, công nhân viên toàn ngành, du lịch Việt Nam xứng đáng với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.2.2. Vai trò, vị trí của du lịch Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

Ở Việt Nam, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được, bởi vì ngoài việc thoả mãn các nhu cầu về giao lưu tình cảm và trao đổi học tập thì du lịch còn là một


hình thức nghỉ dưõng tích cực, nhằm tái sản xuất sức lao động của nhân dân. Mặt khác, phát triển du lịch quốc tế sẽ làm tăng nhanh nguồn thu nhập ngoại tệ cho địa phương và cho đất nước. Phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tăng cường sự hiểu biết về đất nước và con người, góp phần giáo dục truyền thống của các thế hệ nhân dân đấùt nước.

Du lịch phát triển, nó sẽ là động lực thúc đẩy quá trình kinh doanh của rất nhiều ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào việc thu hút một số lượng lớn lao động giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Do vậy du lịch có vai trò – vị trí hết sức lớn lao và đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

1.2.2.1. Khách du lịch

Nếu như vào năm 1995, Việt Nam thu hút được 1,35 triệu du khách quốc tế và phục vụ cho hơn 6,9 triệu du khách nội địa thì đến năm 2000 đất nước chúng ta đã thu hút 2,14 triệu lượt khách quốc tế và hơn 11,2 triệu du khách nội địa. Từ năm 1990 đến nay lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao 2 con số ( trung bình năm trên 20%). Khách du lịch quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt (năm 2004). Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần, từ 1 triệu lượt (năm 1990) lên 14,5 triệu lượt (năm 2004), năm 2006 là 3,58 triệu lượt khách quốc tế và 14,5 triệu khách nội địa.

Bảng 1.2.3 : Số lượng khách du lịch năm 2000 - 2006


Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Khách quốc tế ( triệu lượt )

2,14

2,33

2,62

2,43

2,93

3,47

3,58

Khách nội địa ( triệu lượt )

11,2

11,7

13,0

13,5

14,5

15,3

16,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 - 3

Nguồn: Tổng cục Thống kê


1.2.2.2. Thu nhập xã hội từ du lịch

Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập, năm 1990 thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2004, con số đó đã là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần. Năm 2005, ngành du lịch đón được khoảng 3,47 triệu lượt khách quốc tế, vượt chỉ tiêu đề ra 7% và tăng 17% so với năm 2004. Năm 2006 khách du lịch nội địa đạt trên 16 triệu lượt người, vượt chỉ tiêu 7% và tăng 11% so với kế hoạch năm 2004. Thu nhập du lịch đạt 30 ngàn tỷ đồng.

1.2.2.3. Hiệu quả kinh tế

Xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho đất nước. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khối ngành dịch vụ và trong tổng thu nhập quốc dân. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai) Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Cửa Lò (Nghệ An), Bình Châu ( Xuyên Mộc- Bà Rịa Vũng Tàu), và một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long…; tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, từng khu vực, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và tạo tiền đề vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền, khu vực trong nước và nước ngoài. Hiện nay, hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 234.000 lao động trực tiếp và khoảng 510.000 lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ.


1.2.2.4. Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

Du lịch đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu văn hóa và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế đồng thời tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Thông qua hoạt động du lịch các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thu hàng hóa, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Các ngành nông nghiệp, thủy sản, giao thông, xây dựng, viễn thông, văn hóa… nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế – xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn. Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khác phát triển. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở

rộng giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vunø g, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục

truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.

Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã tập trung khai thác các thế mạnh của mình như : điều kiện tự nhiên ưu đãi, truyền thống văn hoá lâu đời và nhất là phát triển mạnh du lịch xanh, nhờ vậy chúng ta không chỉ thu hút được một số lượng khách đáng kể mà còn tạo ra được uy tín với du khách quốc tế nhất là nguồn du khách có yêu cầu cao như du khách các nước Nhật, Pháp, Mỹ, Đức, Úc,v.v…

1.2.3. Quan đểm của Việt Nam về phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới

Trong những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà nước xác định là “Một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ” với mục tiêu: “ Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành


trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực” Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ IX và được nâng lên: “ phát triển nhanh du lịch thật sự trở thanh một ngành kinh tế mũi nhọn”. Dự thảo trong văn kiện Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ X (dự thảo Kế họach phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010) xác định: “phát triển du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn”; phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng…để góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ. Trong nhiều năm qua nhiều tỉnh, thành phố đã có kế họach và nghị quyết về phát triển du lịch, xác định vai trò, vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế, đề ra giải pháp và chỉ đạo thực hiện kế họach phát triển du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương mình. Việc nâng cao nhận thức về du lịch và phát triển du lịch đã chuyển hóa thành hành động cụ thể, để huy động ngày càng tăng các nguồn lực và khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch của đất nước cho sự nghiệp phát triển du lịch nước nhà theo hướng bền vững.

1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam

1.2.4.1. Những thuận lợi

Việt Nam có tiềm năng to lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, đó là: có điều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiềâu danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hoá lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc giàu bản sắc dân tộc, nguồn lao động dồi dào, cần cù và thông minh.

Việt Nam còn có nhiều loại hình sản phẩm du lịch phong phú, phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng du khách, có khả năng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Từ đó tăng cường được sức hấp dẫn và thu hút khách đến, lưu chân khách ở dài ngày, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Một số loại hình du lịch đó là:


- Du lịch biển: Việt Nam có ưu thế lớn về biển và bãi biển Vịnh Hạ Long, bãi biển Non nước, Vũng Tàu… biển ở các tỉnh phía Nam và miền Trung có thể thu hút khách từ các nước Tây Âu và miền Bắc cực tới nghỉ đông, tắm biển và tham gia các hoạt động thể thao, như: nhảy dù, lướt ván, đua thuyền… với loại hình du lịch này kết hợp tham quan theo tuyến ngắn (quanh vùng) thì có thể lưu giữ khách nghỉ từ 7-10 ngày trong một chuyến du lịch.

- Du lịch thương mại: Tổ chức cho thương nhân từ các nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, buôn bán ở Việt Nam kết hợp tham quan du lịch, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Loại hình này có thể giữ khách từ 5-7 ngày trong một chương trình.

- Du lịch theo tuyến, tham quan theo tuyến: Là đưa du khách thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, khám phá nét đẹp của văn hoá truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam. Đây là một lợi thế về sản phẩm du lịch của Việt Nam có khả năng thu hút một lượng khách rất lớn.

- Du lịch khám phá, tìm hiểu: Các chương trình du lịch khám phá những nét riêng mới lạ của Việt Nam như: hang động đảo xa, núi cao, bãi chim thú, động thực vật quý hiếm, kênh rạch sông suối, rừng nguyên sinh, các di tích lịch sử trong chiên tranh.

1.2.4.2. Những khó khăn

Trong những năm qua ngành du lịch Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đã có những đổi mới và đang ngày một phát triển. Hiệu qủa kinh tế – xã hội mà du lịch mang lại rât lớn.

Tuy nhiên so với tiềm năng và khả năng của ngành, so với du lịch các nước trong khu vực và trên thế giới thì kết quả đó còn rất khiêm tốn. Nhìn chung, thế mạnh của thị trường du lịch Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng. Do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí tính chất và tác dụng nhiều mặt về kinh tế chính trị, xã hội của hoạt động du lịch, nên công tác quản lý nhà nước nhiều nơi còn bị buông lỏng. Là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao. Vì thế để phát triển, ngành du lịch cần có sự


phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan. Song thực tế cho thấy thời gian qua tuy sự phối hợp liên ngành đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn chưa đồng bộ và còn thiếu chặt chẽ. Bên cạnh đó, hình thức kinh doanh dịch vụ của ngành chưa thực sự phong phú, chất lượng sản phẩm chưa cao, loại hình sản phẩm còn đơn điệu nghèo nàn, thiếu tính đa dạng, chưa thật đặc sắc và hấp dẫn. Từ đó dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường du lịch khu vực và thế giới. Ngoài ra cơ sở hạ tầng du lịch còn yếu kém, cơ sở vật chất chuyên ngành còn thiếu thốn, lạc hậu; nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có giá trị chưa được đầu tư, tu bổ tôn tạo và khai thác. Đội ngũ lao động của ngành thông thạo nghiệp vụ và ngoại ngữ chưa nhiều; có thể nói trình độ năng lực quản ly ùvà chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên du lịch chưa được đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển của ngành. Môi trường du lịch chưa được chú ý giữ gìn đúng mức; từng lúc , từng nơi đã có tác động xấu về trật tự và an toàn xã hội, nhiều tiêu cực xã hội quấy nhiễu cấm đoán hạch sách… gây phiền hà cho khách. Từ đó đã làm giảm sức hấp dẫn và không có khả năng lưu chân khách, số khách du lịch quay trở lại Việt nam lần thứ 2, thứ 3 rất ít, thời gian lưu trú của khách chỉ 3 -5 ngày. Khu vui chơi giả trí ít và nghèo nàn, các dịch vụ phục vụ đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chất lượng sản phẩm chưa cao nên không khuyến khích sự tiêu tiền của du khách, làm hạn chế mức tổng thu ngoại tệ từ du lịch cho xã hội.

Ngoài ra, chất lượng và số lượng, chủng loại các ấn phẩm quảng cáo sản phẩm du lịch còn yếu và thiếu, chưa có sản phẩm quảng cáo chung cho ngành. Mặt khác, do chưa có văn phòng đại diện của ngành cũng như đại diện, chi nhánh các doanh nghiệp ở nước ngoài… dẫn đến trên thế giới hiểu về thị trường du lịch của Việt Nam và Việt Nam hiểu vthị trường du lịch thế giới còn rất hạn chế.

“ Thách thức nhiều hơn cơ hội”, đó là lo lắng chung của nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam trong thời điểm hiện nay, sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO. Những hàng rào bảo hộ doanh nghiệp trong nước sẽ dần dần thu hẹp lại, sự cạnh tranh trở nên găy gắt với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài hùng mạnh. Điều đáng lo ngại nhất là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lữu hành nước ta còn nhiều


hạn chế. Thực tế, nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hội nhập khi cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên nhiều phương diện, nhất là cạnh tranh về sản phẩm du lịch.

Trong tình hình thị trường du lịch nước ta phát triển với tỷ lệ tăng trưởng như những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn chưa đáp ứng được nhu cầu và điều này cũng đem đến thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Gia nhập WTO là tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phát huy lợi thế so sánh ở các thị trường bên ngoài, đồng thời cũng làm mất đi lợi thế so sánh được tạo ra bởi những hàng rào bảo hộ ngay trên nước mình. Đay là một thách thức rất lớn với du lịch Việt Nam.

Trên đây là những vấn đề mà ngành du lịch Việt Nam cần phải khẩn trương khắc phục và kịp thời giải quyết. Có như vậy mới không cản trở việc phát triển du lịch của Việt Nam trong những năm sau này.

Tóm tắt chương 1:

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng kỹ thuật, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin tác động sâu sắc đến cơ cấu kinh tế quốc tế. Du lịch trở thành hiện tượng quốc tế trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mang lại cho thế giới diện mạo mới của thời kỳ toàn cầu hóa. Những ảnh hưởng tích cực của du lịch trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị đã làm cho sự liên kết kinh tế của các quốc gia ngày càng chặt chẽ, thị trường du lịch ngày càng phát triển. Sự bùng nổ các thị trường khách du lịch, nhất là Châu Á- Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, báo hiệu một thị trường tiềm năng đang được khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên thị trường du lịch Châu Á – Thái Bình Dương, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch Việt Nam vẫn còn những nguy cơ đe dọa của sự quá tải, sự xuống cấp các tài nguyên thiên nhiên, các điểm du lịch và các bất ổn về mặt xã hội. Du lịch Châu Á thiếu sự liện kết bền vững và một chiến lược dài hạn để phát triển.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023