Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 - 2


Trong chiến lược đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phát triển du lịch cho Lâm Đồng là một yêu cầu bức thiết, nhằm huy động, khai thác mọi nguồn lực và phát huy tiềm năng của Lâm Đồng vào hoạt động du lịch có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm đưa du lịch Lâm Đồng, đặc biệt là Đà Lạt đúng vị trí tương xứng với tiềm năng và tầm vóc của một Trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Đã có một số đề tài nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch Lâm Đồng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến vấn đề xây dựng chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch dài hạn của tỉnh. Theo quan điểm chúng tôi, phát triển du lịch ở Lâm Đồng không chỉ là nhiệm vụ của ngành du lịch, của các nhà quản lý mà phải là nhiệm vụ chung của các ngành và phải được xã hội hoá ở mức độ cao. Chính vì lý do trên, qua tìm hiểu thực trạng du lịch tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi đã chọn đề tài: Phát triển du lịch Lâm Đồng đến Năm 2020” làm luận văn cao học khoa học kinh tế của mình.

Luận văn này chúng tôi muốn góp thêm một cách nhìn, một phương pháp tiếp cận về việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch tại một địa phương giàu tiềm năng về du lịch, xây dựng định hướng chiến lược và các giải pháp phát triển du lịch từ nay đến năm 2020.

Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn; vận dụng có chọn lọc các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế; thông qua việc phân tích các số liệu kinh tế và nghiên cứu tình hình kinh doanh du lịch của Lâm Đồng trong giai đoạn 1997 - 2006.

Luận văn sử dụng hai nguồn dữ liệu cơ bản là thứ cấp và sơ cấp. Nguồn thứ cấp bao gồm: Kế hoạch phát triển ngành du lịch và thương mại Lâm Đồng 5


năm (2006 – 2010), nội dung thông báo 43/KT-NS ngày 29/5/2006 của Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND của tỉnh Lâm Đồng. Các số liệu được thu thập từ các nguồn như: Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viên Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, Cục Thống kê Lâm Đồng, các báo cáo, tổng kết hoạt động du lịch hàng năm của sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, các tạp chí, đặc san du lịch…Nguồn sơ cấp gồm: điều tra phỏng vấn bằng bảng câu hỏi và ý kiến đóng góp của các chuyên gia.

Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính:

Chương I: Lý luận chung về ngành du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


Chương II: Tình hình hoạt động du lịch Lâm Đồng trong giai đoạn 1996 - 2006. Chương III: Các giải pháp phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020

Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 - 2

Mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, sự trao đổi chân tình và cung cấp thông tin, dữ liệu của Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, nhưng vì thời gian hạn hẹp, khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, trong luận văn chưa đề cập hết được các khía cạnh của vấn đề trong xu thế phát triển và hội nhập của ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch Lâm Đồng nói riêng và chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong Quí Thầy, Cô và đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho luận văn được hoàn thiện hơn.


Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH

1.1. Giới thiệu về du lịch

1.1.1. Khái niệm du lịch

Nói tới du lịch người ta thường nghĩ tới việc vui chơi giải trí, tham quan thắng cảnh, các kỳ quan, các di tích văn hoá, di tích lịch sử…, khi điều kiện kinh tế cho phép. Các học giả Trung Quốc trên cơ sở phân tích bản chất và thuộc tính của việc du lịch đã đưa ra định nghĩa như sau: “ Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hòa tất cả các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới”.

Thực ra, khái niệm về du lịch còn rộng hơn nhiều, ngày nay du lịch nó không còn là một thú tiêu khiển đơn thuần nữa mà đã trở thành một hoạt động văn hoá xã hội và kinh tế phát triển, là ngành thu hút ngoại tệ mạnh không qua xuất khẩu. Khi thực hiện du lịch ngoài việc tham quan thắng cảnh, các di tích lịch sử… nó không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa giải trí thưởng ngoạn mà bản thân nó còn mang nội dung học tập, nghiên cứu, trao đổi quan hệ hợp tác…Như vậy du lịch như một hoạt động văn hoá cao cấp, có mối quan hệ nhiều mặt với nền kinh tế, văn hoá – xã hội nhất định và nó càng phong phú hơn trong quá trình quốc tế hoá du lịch và phân công hợp tác lao động quốc tế mạnh mẽ trong giai đoạn toàn cầu hoá như hiện nay.

Du lịch hiện đại đã hình thành vào thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp. Một thời gian dài, nó là đặc quyền của giới thượng lưu, nhưng sự ra đời của một số luật pháp xã hội và sự gia tăng thu nhập đã làm nảy sinh một hiện tượng có tính đại chúng; bước ngot này được ghi nhn vào năm 1936, khi mt Công ước quốc tế về quyền nghỉ phép có lương được ký kết.


Đối với Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh Du lịch Việt Nam công bố ngày 20 tháng 02 năm 1999 như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi lưu trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Thực tế, du lịch ngoài nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng thì du khách ngày nay còn có nhu cầu rất lớn về tìm hiểu, khám phá, học hỏi, trao đổi khi đến những vùng đất mới. Do đó, khái niệm du lịch cũng còn có thể hiểu như sau: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi lưu trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, học tập và tìm hiểu những vùng đất mà họ đặt chân đến trong một thời gian nhất định.

Từ khái niệm du lịch trên chúng ta xác định được nhu cầu của du khách để từ đó chúng ta có những giải pháp thích hợp nhằm tạo ra những thị trường mới, những vùng đất mới, những sản phẩm mới, những khám phá mới, tạo sự thu hút mạnh mẽ đối với du khách.

1.1.2. Đặc điểm và định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Quan điểm kinh tế hiện đại không cho rằng sản phẩm của du lịch, dịch vụ là phi vật chất mà bao gồm sản phẩm phi hình thể và sản phẩm hình thể, hoăïc cả hai vì đây là những sản phẩm, những dịch vụ ( gọi tắt là sản phẩm ) phục vụ cho nhu cầu của con người không phải tại nhà, tại nơi mình sinh sống lâu dài, mà tại một nơi khác, đất nước khác, trong một thời gian nhất định, cho nên sản phẩm du lịch vô cùng phong phú đa dạng, luôn luôn phát triển đổi mới theo nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia và chịu sự ảnh hưởng của quốc tế.

Việc hiểu rõ khái niệm sản phẩm du lịch là khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề kinh tế du lịch. Nó bao gồm : xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của người kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch, nhằm cung cấp cho khách để thỏa mãn nhu cầu họat động du lịch. Hiểu từ góc độ người du lịch


là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.

Sản phẩm du lịch là một khái niệm tổng thể, trong thực tế kinh doanh, một sản phẩm du lịch thường là do các doanh nghiệp và bộ phận du lịch trực thuộc một số ngành nghề độc lập với nhau cung cấp, các doanh nghiệp và bộ phận này căn cứ vào tính chất ngành nghề của mình tự tổ chức dịch vụ đã định xoay quanh thị trường mục tiêu riêng. Mặt khác, nhu cầu của khách là toàn cục, nơi du lịch chỉ thỏa mãn một số nhu cầu của họ như: ăn, ở, đi lại, du ngọan, vui chơi giải trí, mua sắm…Nói cách khác, đối với quần thể du khách, nơi đích tới du lịch chỉ có kết hợp một cách hữu cơ các sản phẩm du lịch đơn lẻ mới có thể tạo ra sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu du khách.

Nghiên cứu, xác định rõ sản phẩm du lịch của mỗi vùng, lãnh thổ, để ưu tiên, kiên trì đầu tư cho những sản phẩm ấy là một công việc hết sức quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của ngành kinh tế du lịch. Vậy sản phẩm du lịch được hiểu :

- Sản phẩm du lịch là loại hàng hóa đặc biệt, sản phẩm du lịch có thuộc tính chung của hàng hóa, tức có hai tầng thuộc tính là giá trị và giá trị sử dung. Sản phẩm du lịch là lọai sản phẩm có tính tổng hợp, ngòai sản phẩm vật chất hữu hình về mặt dịch vụ ăn uống ra, tuyệt đại bộ phận là sản phẩm vô hình và thỏa mãn nhu cầu tinh thần của du khách, do đó so với hàng hóa chung, giá trị sử dung và giá trị của sản phẩm du lịch có một số đặc điểm riêng.

Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình ( hàng hóa ) và yếu tố vô hình (dịch vu) nhằm cung cấp để thỏa mãn cho khách hàng.

- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung. Vì sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình “sản xuất” độc lập, kết quả “ sản xuất” lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm. Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, người


kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng sản phẩm liên quan trong thời gian nhất định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, tổn thất gây nên sẽ không bù đắp được.

- Sản phẩm du lịch có tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: Khác với sản phẩm nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch là lấy du khách tới đích du lịch làm tiền đề. Chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu, họat động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành. Như vậy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch là xảy ra cùng lúc và cùng chỗ.

- Sản phẩm du lịch thường bị mất cân đối do tính thời vụ và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau về chính trị, kinh tế, xã hội và thiên nhiên.

- Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi do rất nhiều yếu tố, do đó phải bán ngay khi có cơ hội.

- Sản phẩm du lịch dễ giao động: Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều yếu tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch thể hiện đặc điểm là dễ giao động.

Từ những đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch đã dẫn đến những đặc điểm của ngành du lịch. Theo đó, du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều quốc gia, trong định hướng phát triển du lịch cần định danh tất cả các sản phẩm ấy và phân loại nó để tìm ra các giải pháp, phân công quản lý và phát triển một cách hợp lý, có hiệu quảû.

1.1.3.Vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân

Năm 1995, theo cơ quan Hạch toán Kinh tế Quốc dân của Liên hiệp Quốc thì tổng thu nhập của ngành du lịch quốc tế và du lịch nội địa của các quốc gia trên toàn thế


giới thì doanh thu của “ngành công nghiệp không khói” này đã đạt tương dương 4.000 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 11% tổng sản phẩm quốc dân toàn cầu. Đặc biệt, với một số quốc gia có ngành du lịch mạnh như Tây Ban Nha thì tỷ lệ trên là 18,9%; thậm chí các nước vùng Caribê là 31,5%.

Du lịch không chỉ là ngành mang đến lợi nhuận cao cho một số nước trên thế giới mà nó còn là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động và tạo ra được nhiều việc làm. Hiện nay, có hơn 220 triệu người lao động trong “ngành công nghiệp không khói” này. Do đó, theo tổ chức du lịch thế giới thì, “Du lịch đã cùng với dầu mỏ và công nghiệp xe hơi trở thành ba trụ cột lớn của nền mậu dịch quốc tế”. Theo dự báo thì trong 10 năm tới, ngành du lịch thế giới sẽ có 338 triệu lao động làm việc để tạo ra khoảng 7.200 tỷ USD.

Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng kỹ thuật, nhất là sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghệ thông tin, tác động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế quốc tế. Theo đà đó, du lịch không còn mang ý nghĩa địa phương, quốc gia mà trở thành hiện tượng quốc tế.

Số liệu sau đây của Tổ chức du lịch thế giới WTO (The World Tourism Organization) cho thấy sự gia tăng hàng năm của khách du lịch và doanh thu từ du lịch liên tục phát triển ( Xem phụ lục 1)

Về du lịch, nếu như vào năm 1995, Việt Nam thu hút được 1 triệu du khách quốc tế và phục vụ cho hơn 3,2 triệu du khách nội địa thì đến năm 2000 đã thu hút được 2,14 triệu lượt khách quốc tế và hơn 11 triệu du khách nội địa. Năm 2004 có 2,93 triệu lượt khách quốc tế và hơn 14,5 triệu khách nội địa. Với số lượt khách như trên, du lịch đã đem lại một nguồn thu nhập là 1,2 tỷ USD. Nếu lấy giá bình quân 150 USD/tấn gạo xuất khẩu thì với doanh thu trên, ngành du lịch đã có doanh thu lớn gấp đôi doanh số của 4 triệu tấn gạo xuất khẩu và nếu so với khoảng 10 tỷ USD xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2006 thì riêng doanh thu du lịch đã chiếm 12%.


Với sự phát triển du lịch là điều kiện tốt cho con người ở những xứ sở, những quốc gia khác nhau, những dân tộc khác nhau trên hành tinh này càng trở nên gần gũi, ngày càng xích lại gần nhau hơn và cùng giúp nhau làm giàu thêm kiến thức cho mỗi con người. Cũng chính du lịch đã giúp cho con người hiểu biết lẫn nhau hơn và cùng kiến tạo vun đắp cho cuộc sống hoà bình, ấm no và hạnh phúc.

Tóm lại, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được của con người, của các dân tộc trong tìm hiểu, khám phá để hưởng thụ và sáng tạo, sự đóng góp của du lịch đã trở nên thật sự rất quan trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế, tạo đòn bẩy cho các ngành kinh tế khác phát triển. Nhu cầu du lịch luôn gắn liền với nhu cầu hiểu biết khám phá, hưởng thụ sáng tạo theo đặc trưng của từng nền văn hoá, trên cơ sở biết đánh thức các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc. Nhận thức đúng đắn về nội dung của phạm trù du lịch là điều cơ bản để định hướng phát triển du lịch.

1.2. Khái quát về du lịch Việt Nam

1.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam có từ lâu đời, nhưng ngành Du lịch Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 09 tháng 7 năm 1960 theo quyết định số 26/CP của Thủ tướng Chính phủ. Trong suốt 46 năm (1960-2006) hình thành và phát triển, ngành du lịch luôn được Đảng và Nhà Nước quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng.

Trong giai đoạn đất nước còn tạm thời bị chia cắt, chiến tranh, (1960-1975), du lịch Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách du lịch vào nước ta theo các Nghị định thư là chính. Ngành du lịch Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an toàn, có chất lượng; một lượng lớn khách của Đảng và Nhà nước, các đoàn chuyên gia các nước Xã hội chủ nghĩa vào giúp Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ là xây dựng chủ nghĩa Xã hội ở Miền Bắc và giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; đồng thời đón tiếp phục vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch, tham quan nghỉ mát của cán bộ, bộ đội và nhân dân.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí