Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Công Tác Định Hướng Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Lâm Đồng Trong Thời Gian Qua


tuyển vào các bậc học cao hơn và mong muốn được đi học để nâng cao trình độ thì không được đi học bởi không thuộc diện quy hoạch.

- Vấn đề cử tuyển cũng là vấn đề cần bàn, trong khi tình trạng đào tạo nguồn nhân lực của Lâm Đồng vừa thừa, vừa thiếu. Việc cử tuyển con em các gia đình chính sách, con em vùng ĐBDTTS trong thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với chính sách của Nhà nước, song việc đào tạo và sử dụng lại không gắn với nhau. Hiện nay vẫn còn nhiều sinh viên là con em ĐBDTTS được cử tuyển đi học và tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp từ 4-5 năm nay vẫn chưa được bố trí việc làm. Năm 2005, tỉnh cử tuyển 63 học sinh đi học cao đẳng công nghiệp để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới là cần thiết, song điều đáng quan tâm là: Thứ nhất, cử tuyển vào trường Cao đẳng bán công công nghệ và quản trị doanh nghiệp; Thứ hai, đối tượng cử đi học là học sinh phổ thông thi trượt đại học và cao đẳng, rõ ràng các đối tượng này không phải là đối tượng để thu hút đào tạo nguồn nhân lực, không thuộc diện đối tượng chính sách nhưng tỉnh lại hỗ trợ kinh phí cho học tập và bố trí công tác sau khi học xong; Thứ ba, ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng từ trước đến nay chưa cử tuyển đối tượng nào đi học về nghiệp vụ của ngành này.

- Mất cân đối về quy hoạch và cơ cấu ngành nghề đào tạo để phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm chỉ tập trung vào đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng QLNN, các lĩnh vực đào tạo chuyên sâu và đào đạo sau đại học hầu như không có trong kế hoạch. Hầu hết cán bộ, công chức của tỉnh có nhu cầu đi học chuyên môn đều phải xin đi chứ không có trong quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; mặt khác việc quy hoạch đào tạo cũng chỉ để đạt chuẩn theo quy định.

- Là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng lớn của cả nước, mang tầm cỡ khu vực và thế giới; Lâm Đồng đã nhiều năm xác định ngành du lịch là ngành kinh tế động lực, nhưng thực chất tỉnh chưa có động thái gì về chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành này. Và nhất là hiện nay tỉnh đang xúc tiến đề án nâng cấp thành phố Đà Lạt trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; khi Đà Lạt trở thành thành phố trực thuộc


Trung ương, thì đương nhiên ngành du lịch sẽ chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của thành phố; nhưng hiện nay công tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho lĩnh vực này hầu như còn bỏ ngõ [68].

2.2.3.7. Phương thức điều hành và kiểm tra, kiểm soát

- Trong giai đoạn 2001-2007 đã ban hành gần 700 văn bản các loại có liên quan đến chỉ đạo, điều hành về du lịch, trong đó tập trung vào các lĩnh vực như: xây dựng, điều chỉnh, phê duyệt, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách; xây dựng các quy hoạch, dự án, đề án của một số khu, điểm du lịch trọng điểm để gọi vốn đầu tư hoặc trực tiếp đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; chấn chỉnh và tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng du lịch, chỉnh trang đô thị; xây dựng chiến lược tuyên truyền, quảng bá, thông tin du lịch, giới thiệu về du lịch, lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa lễ hội; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho du lịch; xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư cho du lịch và chiến lược các sản phẩm dịch vụ du lịch; xây dựng đề án về quản lý thuế, giá cả...

- Hàng năm tổ chức các hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, hội doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp đầu tư vào Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, doanh nghiệp chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực du lịch để thông báo tình hình phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của tỉnh, các doanh nghiệp tham gia ý kiến và nêu lên những khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh tổng hợp và chỉ đạo các ngành giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đồng thời chọn lọc ý kiến đóng góp của doanh nghiệp để đưa vào nhiệm vụ, giải pháp quản lý và chỉ đạo, điều hành của tỉnh. Trong chương trình công tác của UBND tỉnh hàng tháng đều bố trí thời gian làm việc trực tiếp với một số doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp có khó khăn để nắm tình hình hoạt động và chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Kể từ đầu năm 2006, vào ngày cuối cùng của mỗi tháng UBND tỉnh đã phân công chủ tịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.


và các phó chủ tịch luân phiên tiếp, làm việc với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư để nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời giải quyết trực tiếp những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 15

- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đây là nhiệm vụ thường xuyên mà các cơ quan QLNN phải thực hiện trong quá trình quản lý, điều hành của mình. Những vấn đề có tính chất nghiêm trọng và cần phải thanh tra toàn diện trong lĩnh vực hoạt động nào đó thì UBND tỉnh trực tiếp thành lập đoàn thanh tra; những vấn đề thuộc về chuyên ngành và mang tính cục bộ thì có văn bản chỉ đạo cho cơ quan chuyên môn lập đoàn thanh tra tổ chức thanh tra và báo cáo kết quả với UBND tỉnh. Các nội dung mà UBND tỉnh quan tâm tập trung thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động du lịch đó là: công tác cổ phần hóa DNNN về du lịch, thực hiện các chính sách về đất đai, quản lý các danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định về thuế, giá cả...

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược quy hoạch, kế hoạch theo quy định tại Nghị định số 144/2005/NĐ-CP ngày 16/11/2005 của Chính phủ. Khi UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các ngành, địa phương, đơn vị đều giao cho một cơ quan chuyên ngành chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao. Nhìn chung sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn và UBND cấp huyện thuộc tỉnh trong thời gian qua đã có những chuyển biến.

- Về tổ chức bộ máy: Sở Du lịch Lâm Đồng được thành lập năm 1993, đến năm 2002 do vai trò QLNN của Sở Thương mại ngày càng thu hẹp do đó Sở Thương mại được sáp nhập vào Sở Du lịch thành Sở Du lịch và Thương mại, trên cơ sở đó sắp xếp lại tổ chức bộ máy và nhân sự theo yêu cầu nhiệm vụ. Đã thành lập Ban chỉ đạo Phát triển du lịch do một Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban với thành viên là giám đốc các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh; Ban chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã phát huy vai trò trong việc quản lý phát triển du lịch tỉnh đúng hướng và cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Hiệp hội Du lịch


tỉnh Lâm Đồng được thành lập tháng 8/2000; Hiệp hội đã thu hút được nhiều thành viên thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động du lịch và chia làm 4 chi hội: chi hội khách sạn, chi hội lữ hành vận chuyển, chi hội danh lam thắng cảnh, chi hội tại thị xã Bảo Lộc. Những hoạt động bước đầu của Hiệp hội như tổ chức các cuộc hội thảo về nâng cao tính tự chủ trong cạnh tranh của các doanh nghiệp, những kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và phát triển của các doanh nghiệp tiêu biểu, tham gia và hoạt động từng bước có hiệu quả; Hiệp hội đã làm cầu nối giữa các cơ quan QLNN và doanh nghiệp, đồng thời giúp cho công tác QLNN về du lịch chấn chỉnh các hoạt động về du lịch như: tình trạng tranh giành khách, cạnh tranh về giá, trốn khách, lậu thuế của các cơ sở lưu trú, tình hình trật tự tại các điểm tham quan thắng cảnh. Thành lập các ban quản lý du lịch để quản lý, thực hiện các thủ tục và xúc tiến đầu tư Khu du lịch hồ Tuyền Lâm và Khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng theo cơ chế "môt chủ quản lý, nhiều nhà đầu tư"; thành lập Trung tâm xúc tiến Du lịch - Thương mại và Đầu tư trực thuộc Sở Du lịch và Thương mại.

Song những hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát:

- Các ngành kinh tế tổng hợp khả năng tham mưu còn hạn chế; sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương, đơn vị chưa thực sự chặt chẽ. Hiện nay, khi giải quyết các công việc có tính liên ngành, thì cơ quan được giao chủ trì không chủ động liên hệ với các cơ quan liên quan; do vậy, hầu như toàn bộ các lĩnh vực công việc UBND tỉnh đều phải có văn bản giao nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp. Mặt khác tính thống nhất trong quản lý thuộc lĩnh vực ngành giữa các cơ quan chuyên môn chưa cao; ví dụ cùng một nội dung nhưng mỗi cơ quan hướng dẫn một cách khác nhau, do đó các doanh nghiệp phải "chạy" nhiều cửa làm tốn kém thời gian, công sức và chi phí. Không có kế hoạch cụ thể về công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp từ đầu năm, thiếu sự phối kết hợp; ví dụ ngành thuế thì thanh, kiểm tra về chấp hành quy định nộp thuế, ngành lao động thì kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động và thực hiện các chính sách đối với người lao động... làm cho doanh nghiệp bị chi phối, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Các cấp chính quyền địa phương như cấp xã, huyện một số nơi cũng tiến hành kiểm tra doanh nghiệp sai quy định. Việc nhũng nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp


của các cơ quan QLNN cũng là vấn đề mà các nhà quản lý cần phải quan tâm có biện pháp chấn chỉnh.

- Công tác quản lý còn nảy sinh nhiều bất cập, nhiều nơi còn bị buông lỏng, thiếu sự quản lý thống nhất, đồng bộ và còn có sự chồng chéo giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ giữa các ngành, các cấp. Nhiều vấn đề còn lẫn lộn, chưa phân định rõ giữa QLNN với quản lý kinh doanh. Việc cải tiến các thủ tục hành chính còn chậm, nhiều cửa, nhiều cấp, gây phiền hà cho doanh nghiệp, nhất là trong việc thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, nhà khách, nhà trọ và vận chuyển khách du lịch, các thủ tục xin xác lập quyền sử dụng nhà, đất, mặt nước và cảnh quan, các thủ tục xin giấy phép tham quan một số thôn buôn vùng ĐBDTTS

2.3. Đánh giá chung thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

từng nội dung của chương 2, luận án đã phân tích thực trạng và rút ra những nhận xét có tính chất đánh giá. Trong phần này, luận án tổng hợp hệ thống hoá những nhận xét trên.

2.3.1. Về những kết quả đạt được trong công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Về những thành công của công tác QLNN về du lịch. Nghị quyết hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5 khóa VIII ngày 21/9/2006 đã nhận định: “Công tác QLNN trên lĩnh vực du lịch được tăng cường, nhiều đề án quy hoạch được triển khai thực hiện, việc bảo tồn những giá trị văn hóa của ĐBDTTS nhằm phục vụ du lịch được quan tâm; cơ chế chính sách thu hút đầu tư được cải thiện”. Những kết quả được khái quát như sau:

- Trong những năm qua, cùng với đà phát triển KT-XH của tỉnh, kinh tế du lịch đã có bước chuyển biến tiến bộ, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực này; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng được tăng cường, đặc biệt là ở thành phố Đà Lạt, qua đó đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách. Khôi phục và phát triển giá trị về văn hoá của các dân tộc trong tỉnh.

- Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch tăng hàng năm góp phần làm tăng tỉ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của tỉnh, tạo tiền đề đưa du lịch từng bước thực sự trở thành ngành kinh tế động lực theo đúng mục tiêu đã được xác định.


- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng. Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng vùng và cả tỉnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo.

- Góp phần tăng nhanh thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, thể hiện là năm 2000 thu ngân sách 406 tỷ đồng, năm 2005 thu ngân sách 1.167 tỷ đồng, năm 2007 là 1.849 tỷ đồng và Lâm Đồng chính thức gia nhập câu lạc bộ thu ngân sách “một nghìn tỷ” năm 2005.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch và góp phần tạo nên diện mạo mới của tỉnh.

- Bộ máy tổ chức quản lý đã từng bước được kiện toàn, hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và ngày càng hoàn thiện tạo môi trường thuận lợi cho công tác quản lý phát triển du lịch.

- Đã tạo lập được những căn cứ quan trọng để các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiến hành lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch chung và thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.

- Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ du lịch đã được cải thiện, ngành du lịch Lâm Đồng đã thực sự khẳng định vị trí, vai trò quan trọng đối với du lịch miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế của QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua

2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế trong công tác định hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua

- Căn cứ để xây dựng chiến lược còn chưa đầy đủ và chuẩn xác. Cụ thể là, còn thiếu vắng các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế; các tài liệu phân tích đối thủ cạnh tranh... Các tài liệu đánh giá lợi thế phát triển chưa cụ


thể, danh mục đầu tư trải rộng, các dự báo, các tiêu chuẩn định mức tính toán chưa thật sát với điều kiện cụ thể của Lâm Đồng, chưa lường hết được các biến động và những khó khăn sẽ nảy sinh.

- Phương pháp xây dựng chủ yếu là dự báo, cân đối. Các lựa chọn mang nhiều yếu tố chủ quan, thiếu các phương pháp khoa học hỗ trợ.

- Xác định nhiều hướng phát triển sản phẩm du lịch, điểm du lịch, cụm du lịch. Nhưng chưa nhận thức đầy đủ hướng nào chính, hướng nào phụ, “trục” phát triển cơ bản của du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng một cách rõ ràng.

- Chưa chú ý đến việc giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng chiến lược phát triển, gắn chiến lược doanh nghiệp với chiến lược của tỉnh.

2.3.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong nhiệm vụ tạo lập môi trường, khuôn khổ pháp lý cho phát triển du lịch ở địa phương

Có mấy vấn đề cần quan tâm đó là:

- Cần có thái độ rõ ràng hơn với sự tham gia phát triển du lịch của các thành phần kinh tế, nhất là các hộ gia đình, các trang trại nhỏ. Thể hiện ở chính sách ưu đãi theo địa bàn, và ngành nghề du lịch cần phát triển (Thí dụ đầu tư cho du lịch sinh thái, cho phát triển vui chơi giải trí); thể hiện trong bố trí quy hoạch và cấp phép xây dựng, cũng như quản lý chất lượng phục vụ, kiểm tra việc thi hành nghĩa vụ nộp thuế và bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Du lịch là ngành kinh tế có khả năng phát triển rất hiệu quả ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng ven biển và vùng núi cao. Tuy nhiên các chính sách ưu đãi của Nhà nước chưa thể hiện rõ: các khu du lịch quy mô lớn chưa được hưởng quy chế quản lý của khu công nghiệp, cơ chế bồi thường giải phóng mặt bằng, cơ chế nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quy định xây dựng khu tái định cư; chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp không khác gì các ngành kinh doanh khác. Quy định ưu đãi địa bàn lại tính theo cấp huyện, trong khi nhiều xã khó khăn lại không được hưởng ưu đãi. Phát triển du lịch ở Lâm Đồng không thể không liên quan đến đất rừng và nghề rừng. Các chính sách liên quan cần cụ thể, rõ ràng hơn.

- Lâm Đồng là một địa phương đã phát triển du lịch nhiều năm, lại trãi qua quá nhiều sự thay đổi của lịch sử và tàn phá của chiến tranh và thời gian. Trong


chiến lược phát triển và các chính sách kinh tế việc khuyến khích đầu tư mới theo quy hoạch là đúng. Tuy nhiên, hệ thống các chính sách, biện pháp, cũng như quy hoạch chưa quan tâm đúng đến đầu tư khôi phục, chỉnh trang, mở rộng các cơ sở, các điểm hiện có theo quan điểm hệ thống với chất lượng cao.

- Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch. Lâm Đồng nói riêng và chính phủ nói chung cho cả nước có thể sử dụng cơ chế quản lý vốn ngân sách theo hướng thị trường được không, và nếu sử dụng cơ chế thị trường thì mở đến đâu và quy định cụ thể như thế nào đang là câu hỏi cần trả lời.

- Tiến độ đầu tư chậm chạp, do những nguyên nhân quan trọng là: Thứ nhất, do giải phóng mặt bằng khó khăn; cơ chế thỏa thuận bồi thường, không có sự can thiệp của Nhà nước có nhiều điểm bất hợp lý, cản trở sự phát triển, phải được xem lại, đặc biệt là với vùng cao, đất lâm nghiệp có rừng. Thứ hai, do nhà đầu tư không thực sự có đủ năng lực tài chính để triển khai thực hiện dự án; trong bối cảnh những năm vừa qua, cũng như trong vài năm tới việc các doanh nghiệp xin dự án sau đó mới tìm giải pháp huy động vốn bằng cách liên doanh, liên kết là vấn đề phổ biến, thậm chí một số doanh nghiệp bỏ ra một ít chi phí để chạy dự án và sau đó tìm mối sang nhượng để kiếm chênh lệch. Thứ ba, thủ tục hành chính trong đầu tư còn quá nhiêu khê, thời gian hoàn thành toàn bộ các thủ tục một dự án để có thể triển khai đầu tư xây dựng được phải mất ít nhất 1 năm (đối với nhà đầu tư thực sự có thiện chí).

2.3.2.3. Những tồn tại hạn chế trong công tác tổ chức, điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Trong điều hành các hoạt động đầu tư, xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều biện pháp tốt, nhưng tiến độ thực hiện các dự án vẫn chậm. Lý do chủ yếu là tỉnh không chủ động nguồn vốn; công tác giải phóng mặt bằng khó khăn; tiến độ quy hoạch chị tiết chậm và đôi khi do các thủ tục hành chính thiếu ăn khớp, hoặc sự thiếu nhiệt tình của chính quyền cấp huyện, cấp xã.

- Trong nhiệm vụ phát triển sản phẩm du lịch Lâm Đồng đã xây dựng được nhiều sản phẩm mới, nhưng quy mô, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng; các sản phẩm đã có lại chưa được đầu tư xứng đáng nên chất lượng chưa cao.

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 26/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí