Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO‌

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------


NGUYỄN THANH VĨNH


PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. HỒ TIẾN DŨNG


Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2007


Tôi tên Nguyễn Thanh Vĩnh, lớp cao học K14 Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn này là của tôi, số liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, các tài liệu sử dụng được công bố công khai. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản luận văn này.

Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Vĩnh


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hồ Tiến Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những góp ý quý báu để tôi hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô khoa Sau đại học trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh trong quãng thời gian học tập đã tận tình truyền đạt, giúp tôi có kiến thức viết luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, bạn bè đã cung cấp tài liệu và trao đổi, góp ý nhiều nội dung bổ ích để tôi hoàn chỉnh luận văn này.

Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Quý Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu của mình, mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn công việc.


TP. HOÀ CHÍ MINH, 2007

Tác giả luận văn NGUYỄN THANH VĨNH

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH

1.1. Giới thiệu về du lịch 4

1.1.1. Khái niệm về du lịch 4

1.1.2. Đặc điểm và định hướng phát triển sản phẩm du lịch 5

1.1.3. Vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân 7

1.2. Khái quát về du lịch Việt Nam 9

1.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam 9

1.2.2. Vai trò, vị trí của du lịch Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân 10

1.2.2.1. Khách du lịch 11

1.2.2.2. Thu nhập xã hội từ du lịch 12

1.2.2.3. Hiệu quả kinh tế 12

1.2.2.4. Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển 13

1.2.3. Quan điểm của du lịch Việt Nam về phát triển du lịch

trong thời kỳ đổi mới 13

1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh

du lịch ở Việt Nam 14

1.2.4.1.Những thuận lợi 14

1.2.4.2.Những khó khăn 15

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 1996 – 2006

2.1.Tiềm năng về tự nhiên, văn hoá – xã hội phát triển du lịch Lâm Đồng 19

2.1.1.Tài nguyên thiên nhiên 19

2.1.2. Tài nguyên nhân văn 19

2.1.3. Tài nguyên về dân số và văn hóa 20

2.2. Vai trò, vị trí du lịch Lâm Đồng 23

2.3. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch Lâm Đồng 24

2.3.1. Cơ sở lưu trú 24

2.3.2. Khu vui chơi giải trí 24

2.3.3. Hệ thống cấp thoát nước 25

2.3.4. Hệ thống cấp điện 25

2.3.5. Hệ thống dịch vụ viễn thông 25

2.3.6. Hệ thống giao thông 25

2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch Lâm Đồng 26

2.4.1. Khách du lịch 26

2.4.1.1. Khách du lịch quốc tế 26

2.4.1.2. Khách du lịch nội địa 27

2.4.1.3. Thời gian lưu trú 27

2.4.1.4. Mức chi tiêu trung bình của khách 28

2.4.2Khai thác tài nguyên du lịch và phát triển loại hình sản phẩm du lịch..29 2.4.2.1. Khai thác tài nguyên du lịch 29

2.4.2.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch 30

2.4.3. Xúc tiến quảng bá du lịch 30

2.4.4. Lao động và đào tạo nguồn nhân lực du lịch 31

2.4.4.1. Lao động ngành du lịch 31

2.4.4.2. Đào tạo nguồn nhân lực 32

2.4.5. Đầu tư và phát triển du lịch 32

2.4.5.1. Đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng du lịch 32

2.4.5.2. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 32

2.4.6. Tổ chức không gian lãnh thổ và kinh doanh du lịch 33

2.4.6.1. Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch 33

2.4.5.2. Tổ chức kinh doanh du lịch 34

2.4.7. Quản lý nhà nước về du lịch 35

2.5. Khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng 35

2.5.1. Khảo sát đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng 35 2.5.1.1. Thiết kế bảng câu hỏi 35

2.5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin 36

2.5.1.3. Phân tích dữ liệu sau khi thu thập 37

2.5.1.4. Kết quả thu thập được từ những thông tin cá nhân 38

2.5.1.5. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố

sản phẩm du lịch 40

2.5.1.6. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của

sản phẩm du lịch 41

2.5.1.7. Đánh giá của du khách về thực trạng của các yếu tố sản phẩm

du lịch Lâm Đồng 42

2.5.1.8. Đánh giá của du khách về thực trạng của các sản phẩm du lịch Lâm Đồng 43

2.5.1.9. So sánh chênh lệc giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch 44

2.5.1.10. So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ trọng và thực trạng các sản phẩm du lịch Lâm Đồng 45

2.5.1.11. Đánh giá độ tin cậy các thang đo 46

2.6. Đánh giá chung về du lịch Lâm Đồng 47

2.6.1. Những thành tựu đạt được 47

2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân 48

2.6.2.1. Hạn chế 48

2.6.2.2. Nguyên nhân 48

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 52

3.1.1. Quan điểm phát triển 52

3.1.2. Một số mục tiêu cụ thể 52

3.1.2.1. Lượng khách du lịch 52

3.1.2.2. Thu nhập từ du lịch 53

3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 53

3.1.2.4. Lao động và việc làm 53

3.1.3. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu 54

3.1.3.1. Khách du lịch 54

3.1.3.2. Thu nhập từ du lịch 55

3.1.3.3. Tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu đầu tư 55

3.1.3.4. Nhu cầu về khách sạn 56

3.1.3.5. Nhu cầu về lao động du lịch 56

3.1.4. Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch 56

3.1.4.1. Vò trí du lòch 56

3.1.4.2. Khả năng cạnh tranh của du lịch Lâm Đồng trên thị trường 57

3.1.4.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng 57

3.1.4.4. Tài nguyên du lịch 57

3.1.5. Phát triển thị trường khách du lịch của Lâm Đồng 58

3.1.5.1. Thị trường trọng điểm 58

3.1.5.2. Thị trường tiềm năng 59

3.1.6. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch 59

3.1.6.1. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ 59

3.1.6.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường 60

3.1.6.3. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch 61

3.1.6.4. Chiến lược về sản phẩm và thị trường 61

3.2. Các giải pháp phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 63

3.2.1. Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch 63

3.2.2. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 64

3.2.3. Giải pháp về công tác xúc tiến quảng bá du lịch 65

3.2.4. Giải pháp nguồn nhân lực du lịch 66

3.2.5. Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư 67

3.2.6. Giải pháp tổ chức quản lý nhà nước về du lịch 70

3.3. Một số kiến nghị 72

3.3.1. Đối với Chính phủ và cơ quan Trung ương 72

3.3.2. Đối với chính quyền địa phương 73

KẾT LUẬN 74


Lời mở đầu

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão vào nửa cuối thế kỷ XX, sự bùng nổ của sự phát triển kinh tế, xu hướng quốc tế hoá và hội nhập, đã đưa thế giới vào một giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức mới. Để tồn tại và phát triển, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cần phải lựa chọn cho mình con đường đi thích hợp, vừa khai thác được các cơ hội đồng thời hạn chế được các nguy cơ đe dọa từ môi trường bên ngoài.

Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó góp phần vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng mối giao lưu hợp tác quốc tế, làm tăng sự hiểu biết, thân thiện và quảng bá nền văn hoá giữa các quốc gia.

Nằm ở phía nam Tây Nguyên, Đà Lạt – Lâm Đồng kề cận với tam giác tăng trưởng kinh tế Tp Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu. Là một vùng đất trù phú, màu mỡ có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế, song cho đến nay Lâm Đồng vẫn là một trong các tỉnh nghèo. Lâm Đồng đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoảng cách chênh lệch khá xa so với các trung tâm kinh tế của cả nước. Tổng sản phẩm tăng chậm, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, đầu tư cho phát triển kinh tế còn hạn chế.

Giữa khả năng phát triển và thực tế còn một khoảng cách khá xa, trên cơ sở nghiên cứu lợi thế của Đà Lạt – Lâm Đồng, chúng tôi cho rằng để thoát ra khỏi nguy cơ tụt hậu, Đà Lạt – Lâm Đồng cần phải đi lên từ thế mạnh là kinh tế du lịch; phải khai thacù có hiệu quả tiềm năng về du lịch; giải phóng sức sản xuất, tạo nên động lực mạnh mẽ cho việc điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện từng bước hiện đại hoá nền kinh tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023