Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Huyện Lạc Dương Tỉnh Lâm Đồng


đời sống vật chất, tinh thần, giúp người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan tự nhiên, những giá trị vật chất và văn hóa truyền thống để phục vụ du lịch.

Dự án này đã giúp 400 người dân địa phương được đào tạo du lịch cộng đồng và hiểu rõ tác động tích cực của du lịch đối với cộng đồng. Hơn 50 người dân của làng trực tiếp làm việc cho dự án và có thu nhập ổn định hơn 3 triệu đồng mỗi tháng. Trong làng đã có 2 khu nhà Homestay với 7 phòng cung cấp dịch vụ ngủ đêm tại làng. 01 lớp học tiếng Anh miễn phí cho trẻ em trong làng hàng năm. Đội văn nghệ của làng được duy trì. Hàng nghìn du khách quốc tế tham quan làng Yên Đức và đánh giá cao cuộc sống và văn hóa truyền thống.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm

Từ những kinh nghiệm về phát triển du lịch của một số quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước cho thấy rằng để một sản phẩm du lịch có tiềm năng thì cần xem xét một số khía cạnh như: Sản phẩm du lịch mới cần phải thu hút được một đối tượng đáng kể khách khám phá, trải nghiệm; Sản phẩm đó có điểm độc đáo, khác biệt; Có tác động đối với kinh tế - xã hội địa phương; Có khả năng phát triển, liên kết với các ngành, các lĩnh vực khác trong tương lai. Những bài học rút ra cho địa bàn huyện Lạc Dương như sau:

Các sản phẩm du lịch cần chú trọng khai thác thế mạnh của địa phương về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa truyền thống, phong tục tập quán độc đáo, và nguồn lực con người với kỹ năng và công nghệ cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; cộng đồng địa phương; liên kết vùng, liên vùng và quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Cần có nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm du lịch trong đó lưu ý tới các tác động đối với kinh tế, sinh kế của người dân địa phương.

Cần thiết phải đào tạo kỹ năng cho cộng đồng làm du lịch địa phương, nâng cao điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1.

Ngày nay, DLCĐ đang được các cấp quản lý, xã hội quan tâm và được xem là loại hình du lịch mà ở đó CĐĐP có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào các lĩnh vực phát triển và quản lý hoạt động du lịch, phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch được giữ cho CĐ. Du lịch cộng đồng với các đặc điểm CĐ là chủ thể của việc sở hữu bảo vệ, khai thác tài nguyên, tham gia vào các hoạt động du lịch và được hưởng những nguồn thu từ du lịch. Các loại hình DLCĐ thực chất là loại hình du lịch sinh thái và văn hóa bền vững, song những người tham gia vào hoạt động du lịch là những người dân sinh sống, định cư tại các điểm du lịch hoặc gần kề các điểm du lịch.

Để thực hiện điều đó, các nguyên tắc phát triển du lịch phải đảm bảo cho sự bền vững tài nguyên môi trường du lịch và nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng nhiều vào phát triển CĐ. Bên cạnh đó, DLCĐ còn tác động mạnh mẽ đến các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Cho nên, các thành viên tham gia hoạt động du lịch như: CĐĐP, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân tài trợ, các tổ chức phi chính phủ và chính phủ, các công ty kinh doanh lữ hành và dịch vụ; KDL phải thực sự liên kết, phối hợp với nhau trong việc thực hiện DLCĐ.

Một số những bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ trong nước: ở Hà Giang, Quảng Ninh; và ngoài nước: Indonesia, Malaysia đã cung cấp những thông tin mang tính thực tế cao trong việc khai thác DLCĐ. Từ những cơ sở thực tiễn trên chỉ ra rằng DLCĐ phát triển tùy theo môi trường chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi vùng miền, mỗi đất nước. Do đó, không có mô hình duy nhất nào phù hợp cho tất cả các quốc gia, các khu vực. Cho nên, việc vận dụng linh hoạt cơ sở lý luận đi đôi với việc học hỏi kinh nghiệm tổ chức DLCĐ trong nước và trên thế giới sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện dần hoạt động DLCĐ tại mỗi địa phương.


Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG

2.1. Khái quát về huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng

Lạc Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt 12km, có diện tích tự nhiên là 130.963,40 ha chiếm 19% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Lạc Dương phía đông giáp huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa), huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận); phía bắc giáp huyện Krông Bông và huyện Lak (tỉnh Đắc Lắc); phía nam giáp thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương; phía Tây giáp huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng).

Huyện Lạc Dương ngày nay, trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng ở Nam Tây Nguyên. Lạc Dương từng là căn cứ của Khu ủy Khu VI (1961-1962) và Tỉnh ủy Tuyên Đức (1961-1965); xã căn cứ đã kiên cường bám trụ và cung cấp nhiều sức người, sức của cho cách mạng. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đồng bào các dân tộc Lạc Dương đã đùm bọc, cưu mang nhiều cán bộ Cách mạng của tỉnh Lâm Đồng, tải đạn, tiếp lương và phục vụ chiến đấu để bảo vệ vùng căn cứ cách mạng, bảo vệ các cơ quan đầu não của Tỉnh. (UBND Huyện Lạc Dương)

Trong lịch sử đấu tranh cải tạo thiên nhiên và chống ngoại xâm, đồng bào các dân tộc ở Lạc Dương luôn luôn phát huy tinh thần cần cù, sáng tạo và đóng góp tích cực cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Năm 1975 sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện Lạc Dương được thành lập. Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 116/CP ngày 14/3/1979, thành lập lại huyện Lạc Dương. Đây là sự kiện quan trọng của nhân dân các dân tộc trong huyện, mở đầu giai đoạn huyện Lạc Dương được hình thành về mặt pháp lý và tích cực chuẩn bị các điều kiện để xây dựng huyện.


Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng Nguồn Nhà xuất bản Bản đồ 1

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng (Nguồn: Nhà xuất bản Bản đồ- Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Hình 2 2 Bản đồ hành chính huyện Lạc Dương Nguồn Nhà xuất bản Bản đồ 2

Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Lạc Dương (Nguồn: Nhà xuất bản Bản đồ- Bộ Tài nguyên và Môi trường)


Sau khi thành lập Huyện Lạc Dương, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước đã được hình thành từ Huyện đến cơ sở. Hiện nay, huyện Lạc Dương có 6 đơn vị hành chính gồm thị trấn Lạc Dương, xã Lát, xã Đạ Sar, Xã Đạ Nhim, xã Đạ Chais, xã Đưng K’Nơh.

Huyện Lạc Dương nằm trên thượng nguồn của 2 con sông lớn là sông Đồng Nai (thuộc lưu vực sông Đồng Nai) ở phía Đông Bắc và Đông Nam và sông K’Rông Nô (thuộc lưu vực sông Mê Kông) ở phía Tây Bắc và Tây Nam. Núi cao hùng vĩ, những khu rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh, hồ Đan Kia- Suối Vàng, núi Lang Biang tạo nên những cảnh đẹp kì vĩ nên thơ với hơn 40 cộng đồng dân tộc thiểu số đậm nét văn hóa và phong tục tập quán, Lạc Dương hứa hẹn nhiều tiềm năng du lịch hấp dẫn du khách.

2.2. Điều kiện tự nhiên

2.2.1. Địa chất, địa mạo

Lạc Dương là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, có 3 dạng địa hình chính: núi cao, đồi núi thấp đến trung bình, thung lũng.

Dạng địa hình núi cao: Khu vực có độ dốc lớn (trên 20oC), có độ cao 1.500- 2.200m so với mực nước biển, chủ yếu có nguồn gốc xâm nhập Jura- creta (granite- dacite...) hoặc trầm tích (phiến sa, phiến sét...) chiếm khoảng 80- 85% đất tự nhiên toàn huyện, hầu hết diện tích ở dạng địa hình này là rừng đầu nguồn nước hệ thống sông Đa Nhim nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Dạng địa hình đồi núi thấp hoặc trung bình: Các dải đồi hoặc núi ít dốc (dưới 20 độ) có độ cao trung bình 1.500m, ở dạng địa hình này, phần lớn có nguồn gốc phun trào Bazan với đất nâu đỏ chiếm 8-10% tổng diện tích đất toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía nam. Khả năng sử dụng tùy thuộc vào độ dốc, tầng dày. Khí hậu và điều kiện có thể chuyển canh cây công nghiệp lâu năm (như cây cà phê...).

Dạng địa hình thung lũng: Diện tích chiếm khoảng 2-3% diện tích đất toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn, có độ cao so với mực nước biển từ 850-1.500m, độ dốc phổ biến từ 3-8 độ, hầu hết diện tích thuộc dạng địa hình


này là các loại đất phù sa và dốc tụ, nguồn nước dồi dào, tạo điều kiện cho việc trồng lúa và hoa màu.

2.2.2. Thổ nhưỡng

Huyện Lạc Dương có 5 nhóm đất chính:

- Nhóm đất Ferali: là loại đất chính ở Lạc Dương có diện tích 102.500 ha chiếm 78,3% diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích là 23.248 ha chiếm 17,8% diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất dốc tụ: Có diện tích 1.710 ha chiếm 1,3% diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất mùn axit trên núi cao: Có diện tích 1.455 ha chiếm 1,1% diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất phù sa sông suối: có diện tích là 1.282 ha chiếm 1% diện tích đất tự nhiên.

2.2.3. Khí hậu

Thời tiết và khí hậu là tài nguyên hết sức quý giá và đặc thù đối với du lịch tại Đà Lạt và vùng phụ cận. Lạc Dương thuộc đới rừng gió mùa á xích đạo với một mùa khô rõ rệt kéo dài. Trong các nhân tố hình thành khí hậu ở đây thì vị trí địa lý và độ cao có vai trò đặc biệt.

Do ở độ cao từ 1.500m đến 1.600m so với mực nước biển nên Lạc Dương có khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 16-22o C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (16,4o C), tháng năm có nhiệt độ trung bình cao nhất (19,70 C), nhiệt độ ổn định qua các mùa trong năm. Biên độ dao động giữa ngày và đêm lớn ( 90C), các tháng mùa khô biên độ nhiệt giảm còn 6-70 C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1.700-1.800mm. Tổng số giờ nắng trong năm là 2.335 giờ, bình quân 6,4 giờ/ngày. Lạc Dương chịu ảnh hưởng của các hướng gió chính là đông bắc và tây nam với tốc độ gió bình quân 2,1-3m/s. Nhìn chung khí hậu Lạc Dương quanh năm ôn hòa, mát mẻ, trong lành, rất thích hợp cho việc phát triển du lịch.


2.2.4. Khoáng sản

Lạc Dương thuộc nhóm huyện không giàu về khoáng sản, các loại khoáng sản chủ đạo của tỉnh Lâm Đồng như: vàng, thiếc, bô xít, đá quý, cao lin, than nâu, đều không có ở huyện Lạc Dương hoặc có (vàng, thiếc) nhưng ở dạng sa khoáng, trữ lượng thấp. Tuy nhiên, có thể khai thác sét, đá, cát làm gạch ngói và vật liệu xây dựng cho nhu cầu xây dựng nông thôn.

2.2.5. Tài nguyên rừng

Rừng huyện Lạc Dương có tính đa dạng sinh học rất cao với thành phần số lượng cá thể các loài rất phong phú:

- Thực vật: Hệ thực vật rừng huyện Lạc Dương điển hình cho kiểu rừng kín thường xuyên mưa ẩm và khá phong phú về chủng loại. Hệ thực vật gồm có 827 loài trong đó có 246 loài cho hoa đẹp và quý, 212 loài cây thuốc, 14 loài cho nhựa, 28 loài cho tinh dầu.

- Động vật: Có 382 loài động vật cư trú, trong đó có 61 loài quý hiếm (25 loài thú, 19 loài chim, 14 loài bò sát, 3 loài lưỡng thể), 10 loài đang bị đe dọa diệt chủng như: bò tót, vượn má hung, gấu, ngựa...Rừng ở đây lưu giữ lượng lớn nguồn gen động vật quý hiếm, có giá trị cao trong việc nghiên cứu khoa học nên cần được chú trọng bảo vệ...

2.3. Điều kiện kinh tế xã hội

2.3.1. Dân cư và lao động

2.3.1.1 Dân cư

Tổng số dân toàn huyện thời điểm tháng 11/2016 là 26.416 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 19.268 người chiếm 72,9% dân số toàn huyện. Các dân tộc thiểu số đang sống trên địa bàn huyện: K’Ho (K’Ho-Cil, K’Ho- Lạch), Chu Ru, Thái, Ê Đê, Nùng, Tày, Hoa, Chăm. Lạc Dương là huyện đa dân tộc, đa tôn giáo. Nhân dân các dân tộc bản địa theo 03 tôn giáo chính là Công giáp, Tin lành và Phật giáo, trong đó đạo Công giáo và Tin lành có trên 17.000 tín đồ, chiếm trên 73% dân số toàn huyện. Hiện có 01 giáo xứ, 02 Họ giáo đồng bào công giáo; 16 Chi hội, Hội thánh và 04 điểm nhóm Tin lành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/08/2022