Tiềm Năng Về Tự Nhiên, Văn Hoá - Xã Hội Phát Triển Du Lịch Lâm Đồng


Định hướng phát triển du lịch Việt nam, trước hết tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, hoàn chỉnh bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác du lịch, quy hoạch tổng thể cả nước, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới có chất lượng đồng thời tạo ra thị trường mới và đa dạng; đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá, tăng cường hợp tác quốc tế, đào tạo đội ngũ, coi trọng sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, tạo ra các tiền đề để phát huy tiềm năng du lịch của các thành phần kinh tế, hoà nhập du lịch Việt Nam vào thị trường du lịch thế giới.


Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2006

2.1. Tiềm năng về tự nhiên, văn hoá - xã hội phát triển du lịch Lâm Đồng

2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên

Tỉnh Lâm Đồng có diện tích rừng tự nhiên là 575.000 ha, chiếm 57,7% diện tích tự nhiên của tỉnh. Rừng lá rộng là 243.000 ha, rừng lá kim 123.700 ha, rừng hỗn giao 97.132 ha, rừng tre nứa thuần chủng 94.760 ha.

Nói đến Lâm Đồng – Đà Lạt, ta nói đến thông, Việt Nam có 11 loài thông thì ở đây có 10 loài. Đặc biệt cây lõa tùng (Bilotum midum) một loài họ tùng của nó được biết đến trong các mẫu hóa thạch. Riêng rừng thông đã chiếm 5.818 ha đất tự nhiên. Rừng Lâm Đồng có khoảng 40 – 50 loài thú, 100 loài chim, nhiều loài côn trùng, bò sát, lưỡng thê. Hệ động vật ở Lâm Đồng mang tính nhiệt đới và cận nhiệt đới rõ rệt.

Thảm thực vật ở Lâm Đồng rất phong phú và đa dạng. Với hơn 3.000 loài thực vật, Lâm Đồng còn nổi tiếng với nghề trồng hoa trở thành nơi cung cấp hoa cho thị trường trong nước và quốc tế. Hoa không chỉ có giá trị kinh tế mà còn là nét đẹp riêng có của Đà Lạt, là niềm tự hào của người dân thành phố. Tháng 12/2004 thành phố Đà Lạt lần đầu tiên trong cả nước tổ chức Festival Hoa, tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng du khách, khi mà trong điều kiện kinh tế thị trường các quan hệ thương mại lấn át các nhu cầu tinh thần.

2.1.2. Tài nguyên nhân văn

Đặc trưng của địa hình Đà Lạt là những hình khối chủ yếu, ổn định, chúng chia cắt không gian một cách mạnh mẽ thành những khu vực riêng biệt, rõ nét tạo nên những chuỗi phong cảnh phong phú, đa dạng. Trong việc xây dựng thành phố trước đây người ta đã tôn trọng nguyên tắc bảo vệ địa hình tự nhiên. Với diện tích rộng lớn bao trùm hẳn một ngọn đồi, các công trình dinh thự là một quần thể kiến trúc với tòa nhà chính đồ sộ, kiêu


hãnh nằm trên điểm cao nhất, bao bọc xung quanh có hệ sân đường ngoạn cảnh, vườn hoa, bồn nước… dẫn dắt công trình hòa nhập vào khung cảnh thiên nhiên. Các dinh thự này màu tươi sáng, ẩn hiện trong các rặng thông dày với màu lá xanh tươi là những điểm nhấn, điểm chấm phá trong bức tranh tổng thể phong cảnh thành phố.

Các công trình nổi tiếng về kiến trúc như biệt điện số 1 là một quần thể được xây dựng hơn 60 ha ở độ cao so với mặt nước biển là 1.550m, là công trình mang dáng dấp kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19. biệt điện số 2 được xây dựng ở độ cao 1.539m trông xuống Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc ở châu Âu (1920 – 1930) do Le Corbusier và Gropius đề xướng. Biệt điện số 3 ở độ cao 1.539m là dinh của Hoàng đế Bảo Đại trước đây, là công trình đồ sộ, hình khối chi tiết, không gian trong và ngoài hòa lẫn vào nhau, tạo thêm uy nghi, bề thế. Đà Lạt có trên 2.000 biệt thự mang nhiều dáng vẻ khác nhau, mang phong cách kiến trúc đa dạng:

- Kiến trúc vùng Normandie phía Tây Bắc nước Pháp

- Kiến trúc vùng Bretagne phía Tây nước Pháp

- Kiến trúc vùng Pays Basque phía Tây Nam nước Pháp

- Kiến trúc vùng Savoie phía Đông Nam nước Pháp

Sự quy tụ văn hóa kiến trúc làm Đà Lạt trở nên thành phố mang trên mình nét đẹp văn hóa độc đáo và sang trọng, tiền đề hết sức quan trọng của loại hình du lịch cao cấp.

Năm 2002 Đà Lạt có 2 công trình được công nhận là di sản kiến trúc quốc gia là Trường CĐSP Đà Lạt và nhà Ga xe lửa Đà Lạt.

2.1.3. Tài nguyên về dân số và văn hoá

Năm 1893, A.Yersin khám phá ra Đà Lạt, theo đề nghị của ông toàn quyền Paul Doumer chọn cao nguyên Langbian là nơi nghỉ dưỡng, với một số ít công chức và 100 người Việt. Qua quá trình phát triển dân số Đà Lạt đầu thế kỷ 20 mới có 1.500 người đến


năm 1975 đã là 86.000 người, đến năm 2004 dân số xấp xỉ 200.000 người, năm 2006 là

230.000 người.

Cùng với cuộc di dân, yếu tố văn hóa bản địa được hình thành và phát triển.

Thành phố Đà Lạt là nơi hội tụ nhiều nguồn dân cư. Nơi đây trước hết là quê hương lâu đời của người Lạch. Người Kinh đến Đà Lạt định cư đồng thời với người Pháp. Đà Lạt là thành phố không những trẻ trong tuổi đời mà còn trẻ trong cá tính. Các luồng dân nhập cư và con cháu của họ mới có một thời gian chưa dài trong quá trình hội nhập, giao thoa giữa các cá tính và bản sắc địa phương.

Trước hết nét văn hóa thể hiện trong y phục kín đáo làm cho người Đà Lạt có một nét trầm tư thanh lịch. Không những trong y phục mà cả trong ăn ở của người Đà Lạt cũng mang dáng vẻ kín đáo.

Văn hóa làng quê Việt Nam từ nhiều miền đất nước đã len lỏi vào Đà Lạt tại những xóm làng không xa khu trung tâm; nếu tôn tạo sẽ trở thành điểm du lịch như ấp Hà Đông, ấp Nghệ Tĩnh, ấp Thái Phiên, Trại Hầm, Trại Mát…

Môi trường xã hội mang tính văn hóa; không có cảnh ồn ào, tất bật của thành phố công nghiệp, bầu không khí bình yên, nhàn nhã rất thích hợp cho nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học. Ven các sườn đồi, đỉnh đồi chùa chiền, tu viện và nhà thờ ở Đà Lạt tạo cho khung cảnh trang nghiêm, thoát tục. Du khách lui tới vãng cảnh, tìm phút giây thanh thản, tan lắng trong tâm hồn.

Cư dân đến Đà Lạt gồm nhiều miền đem đến nhiều luồng văn hoá khác nhau,

giao thoa, chọn lọc thành bản sắc, nhieuà độc đáo.


Người miền Bắc ở Đà Lạt phần lớn là người Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Ở đó họ có truyền thống văn hiến lâu đời với đầy đủ lễ nghi, tập tục, phong cách, lối sống. Ngôn ngữ và phong thái của nhóm dân này mang vẻ chính thống ở một chừng mực nhất định nên có ảnh hưởng khá lớn trong tập thể dân cư thành phố.


Năm 1938 đã hình thành ấp Hà Đông, đến năm 1954 Đà Lạt lại tiếp nhận số lớn người miền Bắc di cư là tư sản, trí thức, tư thương.

Năm 1975 một số cán bộ, chiến sỹ vào công tác và lập nghiệp lâu dài tại đây, tạo nên nhóm cư dân miền Bắc có số lượng tương đối lớn.

Người Trị Thiên vào Đà Lạt mang theo phong tục tập quán chịu ảnh hưởng lễ nghi cung đình Triều Nguyền. Từ cách ăn mặc, bố trí nhà ở đến ma chay, cưới hỏi, hội hè… người Trị Thiên giữ nhiều tập tục hơn các nhóm dân khác. Nhóm người này có tinh thần gia tộc và quê hương mãnh liệt. Họ gắn chặt trong sinh hoạt tế tự các làng đồng hương, giỗ chạp các họ là một hình thức sinh hoạt của hội hương tế. ẢÛnh hưởng của văn hoá Trị Thiên khá mạnh trong nhiều mặt sinh hoạt của thành phố.

Người Nam – Ngãi – Bình vào Đà Lạt rất sớm chủ yếu làm công khai thác tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố. Với truyền thống cần cù, chịu khó và thực tế họ đã tự lực cánh sinh xây dựng cuộc sống mới.

Nhóm dân cư Nghệ Tĩnh tuy chiếm số lượng không lớn, song bản sắc của họ ảnh hưởng trong văn hoá Đà Lạt. Đó là nhóm cư dân có ý chí và nghị lực, nhanh chóng xác định chỗ đứng trong cộng đồng cư dân thành phố.

Nói đến văn hoá Đà Lạt không thể bỏ qua một nhóm dân có ảnh hưởng lớn phong cách người Đà Lạt: người Pháp.

Năm 1893, A.Yersin khám phá ra Đà Lạt; mới chỉ có một vài viên chức Pháp. Đến cuối năm 1947 người Pháp có mặt ở Đà Lạt là 1.897 người trên tổng số 18.513 cư dân thành phố. Năm 1954 người Pháp hiện có ở Đà Lạt còn 1.217 người.

Người Pháp ở Đà Lạt là những công chức, giáo sư nên phong cách sống của họ có ảnh hưởng đến người Đà Lạt. Họ mang từ quê hương đến phong cách trong kiến trúc, các loài rau, hoa của miền hàn đới, cả trong nghi lễ xã giao. Riêng trong phong cách kiến trúc Đà Lạt chịu ảnh hưởng của nhiều địa phương nước Pháp.


Ngày nay sự hiện diện của người Pháp ở Đà Lạt không như trước năm 1954, với quá trình mở cửa, Pháp tài trợ, giúp đỡ đào tạo tiếng Pháp và các ngành khác cho hai trường Đại học Đà Lạt và Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là những tín hiệu cho thấy họ không muốn những yếu tố văn hóa Pháp mất đi ở thành phố mà họ đã khai sinh.

Văn hóa các dân tộc thiểu số là yếu tố hấp dẫn các nhà nghiên cứu và những du khách tới những đòi hỏi khách quan của nhu cầu văn hóa hiện đại muốn trở về nguồn tìm tính nhân văn phương Đông cổ xưa. Đó là nghề dệt vải cổ truyền của người Mạ, dệt cói của người Lạch, đan gùi của người Mạ và người Chil… Nền văn hóa dân gian với truyền thống văn hóa cồng chiêng nếu biết khai thác sẽ hấp dẫn du khách. Du lịch bằng ngựa, “văn hóa” rượu cần cũng góp phần kích thích kỹ thuật chế biến rượu cần và nghề nuôi ngựa phát triển.

2.2. Vai trò, vị trí du lị ch Lâm Đồng

Du lịch Lâm Đồng trong nhiều năm qua đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng. Nhất là giai đọan 2001 – 2006 khu vực kinh tế dịch vụ đã vươn lên mạnh mẽ. Doanh thu tdịch vụ chiếm 12,9% trong tổng GDP toàn tỉnh, riêng ngành du lịch chiếm 31,43% . Doanh thu xã hội từ du lịch có tốc độ tăng trưởng mạnh, trung bình đạt 29,75%.

Bảng 2.2: Doanh thu xã hội từ du lịch của Lâm Đồng 2001 - 2006

Đơn vị tính: Tỷ đồng

DANH MỤC

NĂM

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Doanh thu xã hội

481.8

633.5

920.0

1,215.0

1,405.0

1,663.0

Mức tăng trưởng so với năm trước (%)

35.72

31.49

45.22

32.07

15.64

18.36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 - 4

Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng


2.3. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch Lâm Đồng

2.3.1. Cơ sở lưu trú

Trong giai đoạn 1997 – 2006 ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du khách. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động. Tuy nhiên chất lượng của khách sạn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là du lịch thương mại.


Bảng 2.3.1 :Thực trạng phát triển cở sở lưu trú của Lâm Đồng giai đoạn 1997 -2006


Hạng mục

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng số CSLT

301

273

379

384

400

434

550

679

690

750

Tổng số

phòng

3.574

3.733

4.295

4.482

4.800

5.300

7.000

7.826

8.000

11.000

Nguồn : Sở Thương Mại – Du Lịch Lâm Đồng


Công suất sử dụng phịng khách sạn còn thấp. Năm 2000 chỉ đạt 35%, đến năm 2005 – 2006 đạt khoảng 55%. Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú không đồng đều phụ thuộc khả năng khai thác du lịch từng khu vực. Hiện tại đa số phịng khách sạn tập trung ở TP. Đà Lạt với hơn 8.800 phịng, còn lại rải rác ở thị xã Bảo Lộc (hơn 100 phịng) Đức Trọng ( 75 phịng)…

So sánh thực tế phát triển với chỉ tiêu dự báo của quy hoạch 1996 cho thấy số lượng phịng khách sạn ngành du lịch Lâm Đồng đã có hướng phát triển phù hợp với dự báo của quy hoạch, chênh lệch không đáng kể.

2.3.2. Khu vui chơi giải trí

Toàn tỉnh hiện có 92 khu điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, hồ thác. Riêng địa bàn thành phố Đà Lạt ngành du lịch đã đầu tư và đưa vào khai thác kinh doanh phục vụ du lịch 32 khu, trong đó có 8 khu, điểm là hồ, thác, 2 khu di tích lịch sử; 3 điểm du lịch sinh thái, 11 điểm tham quan vui chơi giải trí…


2.3.3. Hệ thống cấp, thoát nước

Tỉnh Lâm Đồng hiện nay có 5 huyện, thành phố, thị xã được cấp nước sạch. Tỉnh đã nâng cấp hệ thống cấp nước cho thành phĐà Lạt trong khuôn khổ dự án nước sạch của Đan Mạch tài tr, Đây là yếu tố hỗ trợ khá quan trọng cho việc khai thác về phát triển du lịch Lâm Đồng .

Thành phố Đà Lạt đã lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống thoát nước theo tiêu chuẩn quốc tế, công suất 7.500m3 / ngày đêm với công nghệ của Đan Mạch, giảm thiểu tác hại đến môi trường, tạo điều kiện nâng cao giá trị cho sản phẩm du lịch.

2.3.4. Hệ thống cấp điện

Hệ thống cp điện tại Lâm Đồng tương đối ổn định, trong những năm qua đã đầu tư nâng cấp một số tuyến điện trọng điểm, vì vậy việc quá tải, cúp điện ít xảy ra là một thuận lợi cho khách du lịch. Tỉnh đã tăng công suất phát điện của nhà máy thuỷ điện Suối Vàng 4,4MW, nâng cấp khả năng chuyển tải từ nhà máy thuỷ điện Đa Nhim công suất 160MW, Đa Mi 175MW, Hàm Thuận 300MW… Lâm Đồng là tỉnh có nhiều nhà máy thuỷ điện như: Đức Trọng, Lộc Phát và Đại Ninh (đang xây dựng).

2.3.5. Hệ thống dịch vụ viễn thông

Lâm Đồng là một trong những địa phương có mạng bưu chính, viễn thông phát triển nhanh nhất. Theo Tổng Công ty Bưu chính viễn thông là đơn vị đứng thứ 2 cả nước về mật độ điện thoại/tổng số dân và trên địa bàn toàn tỉnh có mạng Internet. Sự phát triển của viễn thông đã góp phần đắc lực phục vụ cho nhu cầu thông tin của khách du lịch. Trong tương lai, với lộ trình giảm giá cước, viễn thông Lâm Đồng sẽ mở ra cơ hội phát triển. Đây thực sự là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch.

2.3.6. Hệ thống giao thông

Toàn tỉnh có chiều dài đường bộ là 1.744 Km, trong đó đường quốc lộ là 317 Km, tỉnh lộ là 390 Km, nội đô là 119 Km, đường cấp huyện là 309 Km, đường chuyên dùng là 117 Km. Mật độ giao thông toàn tỉnh là 0,17 Km/Km2.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023