Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Homestay Ở Hòa Bình


phải nằm trong khuôn viên đẹp, không khí trong lành, không có tiếng ồn, có kiến trúc đặc thù phù hợp với kiến trúc của vùng. Nhà nghỉ cần có trang trí nội thất dễ chịu, hài hòa, tinh tế.

Để trở thành thành viên của Hiệp hội, các chủ nhà nghỉ phải thực hiện 06 quy định do Hiệp hội đề ra. “Ngoài ra, các chủ nhà nghỉ có quyền xin đề nghị hỗ trợ kinh phí 01 lần trong thời gian 10 năm ngay cả khi thay đổi chủ nhà nghỉ và số tiền hỗ trợ không vượt quá 30% tổng số tiền thực hiện. Tổng cục Du lịch vùng Wallonie quy định khi các chủ nhà nghỉ có khách cho thuê, chủ nhà đóng thuế 30% số tiền cho thuê phòng. Số tiền đóng góp này được địa phương sử dụng cho công tác quản lý, xúc tiến, quảng bá, bảo vệ môi trường, an ninh, hỗ trợ xây dựng…” (Tổng Cục du lịch, 2006).

Chính sách quy hoạch phát triển: Vùng Wallonie - Bỉ cũng quy hoạch phát triển du lịch ở nhà dân theo các chủ đề về câu cá, hoạt động khám phá thiên nhiên và đua ngựa, khám phá hệ động vật, thực vật, khám phá cuộc sống nông thôn. Du khách cũng có thể được sống hoà mình với thiên nhiên, tham gia các hoạt động lao động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch lương thực như lúa mỳ, khoai tây, cà chua và tìm hiểu cách thức sản xuất, công nghệ bảo quản, chế biến… Đặc biệt, đối với những người ham mê hoạt động dã ngoại, đi ngựa là hoạt động khá hấp dẫn đối với những người này khi lựa chọn nhà nghỉ tại nhà dân (Tổng Cục du lịch, 2006).

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển về du lịch homestay ở Việt Nam

Việt Nam có rất nhiều các điểm tham quan nổi tiếng mang tầm quốc gia và quốc tế, vì thế du khách đến với Việt Nam sẽ được ngắm nhìn các điể du lịch tự nhiên và tìm hiểu các nét đẹp văn hóa tại các điểm du lịch nhân văn vô cùng độc đáo mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng được thiên nhiên ban tặng các điểm tài nguyên tự nhiên và nhân văn của Viêt Nam có thể kể đến nư: SaPa, Vịnh Hạ Long, du lịch sông nước miền Tây, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Cồng chiêng Tây Nguyên…

1.4.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Lào Cai

Hoạt động du lịch homestay ở Lào Cai chủ yếu phát triển ở Sa Pa với hình thức sơ khai được bắt đầu hình thành vào năm 1997 và hai bản đầu tiên áp dụng mô


hình này là bản Tả Van Giáy xã Tả Van và bản Dền xã Bản Hồ Bản Dền và bản Tả Van Giáy là hai bản đầu tiên áp dụng mô hình này và hiện nay cũng là hai bản kinh doanh thành công nhất về số lượng cơ sở lưu trú và số lượng khách du lịch tham gia. Nguyên nhân là bản Tả Van Giáy và bản Dền đều nằm trên tuyến du lịch tham quan làng bản hấp dẫn và phổ biến, thu hút một lượng đông đảo khách du lịch nước ngoài. Hai bản lại nằm cách xa thị trấn Sa Pa, nơi tập trung hầu hết cơ sở lưu trú của vùng nên khách du lịch muốn kết nối tour thuận lợi thì phương án hiệu quả nhất là nghỉ qua đêm tại bản. Nguyên nhân thứ hai là do phong tục tập quán của người Giáy (bản Tả Van Giáy) và người Tày (bản Dền) có nhiều yếu tố cởi mở trong việc đón khách hơn người Mông và người Dao. Vì vậy, hai bản này ngày nay vẫn là những bản thành công nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch homestay. Khu vực kinh doanh homestay tại các xã phát triển theo hình dạng cụm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Trên địa bàn toàn huyện Sa Pa đến nay chỉ có năm xã có hoạt động kinh doanh du lịch homestay. Trong mỗi xã thì các hộ dân đăng ký kinh doanh du lịch homestay lại tập trung chủ yếu ở một thôn nhất định. Đó chính là hiệu ứng lan tỏa từ trung tâm, từ một hộ dân kinh doanh du lịch homestay, khi lượng khách quá tải, hộ dân đi trước đã thuyết phục những hộ dân khác cùng kinh doanh để chia sẻ lượng khách nhằm đảm bảo những điều kiện tối ưu và tôn trọng sức chứa cho không gian nhà. Hơn nữa, trong quản lý du lịch homestay, chính quyền địa phương quy định khoanh vùng hoạt động du lịch homestay tại một khu vực trong một xã. Chính quyền đã quy định những điểm khách du lịch được phép lưu trú trên tuyến hành trình tham quan làng bản

Các thành viên trong gia đình ngoài việc đảm bảo và duy trì sản xuất truyền thống cũng tự đảm nhiệm việc kinh doanh và phục vụ khách. Gia đình phục vụ khách chủ yếu là dịch vụ ngủ nghỉ, bên cạnh đó, còn một số dịch vụ khác như ăn uống, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn tham quan làng bản, tắm thuốc…

Chính quyền địa phương quản lý về mặt hành chính, tiếp nhận đơn đăng ký kinh doanh của các hộ dân, sau đó thẩm định, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ cấp phép kinh doanh cho chủ nhà. Chính quyền địa phương cũng tiến hành kiểm tra và giám sát thường xuyên những điều kiện như vệ sinh, an toàn thực phẩm và tình hình hoạt


động kinh doanh nhằm đảm bảo một môi trường kinh doanh hợp pháp, lành mạnh (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013).

1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Hòa Bình

Du lịch homestay ở Hòa Bình bắt đầu nhen nhóm từ năm 1962 – 1963 tại bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Nhưng đến khoảng năm 1994 mới chính thức hình thành, xác định rõ giá trị kinh tế của du lịch. Từ chỗ phát triển tự phát đến nay du lịch homestay ở Mai Châu đã phát triển khá mạnh. Mỗi hộ có thể tiếp đón từ 15 – 30 khách du lịch cùng lúc. Hộ gia đinh kinh doanh du lịch homestay đều có các trang thiết bị tiện nghi phục vụ lưu trú mang bản sắc văn hóa dân tộc. Các dịch vụ ăn ngủ, xem các tiết mục văn nghệ dân tộc, vui chơi giải trí do người dân tại điểm du lịch phục vụ.

Về lao động, phòng nghiệp vụ du lịch (thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với phòng văn hóa thông tin Mai Châu mở các lớp tập huấn về du lịch cho các chủ hộ kinh doanh du lịch homestay. Kết quả đào tạo bước đầu có những tín hiệu vui: 15,19% lao động trực tiếp có bằng Trung Cấp, Cao Đẳng du lịch; 22,78% lao động trực tiếp có chứng nhận nâng cao nhận thức về du lịch. Về đầu tư, huyện Mai Châu đã xây dựng các đề án quản lí và phát triển du lịch, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến đầu tư vào du lịch Mai Châu. Giai đoạn 2001 – 2010, huyện Mai Châu đã đầu tư từ ngân sách và tiếp nhận vốn đầu tư tư nhân phát triển du lịch với tổng số tiền là 62,8 tỷ đồng.

Do những tác động nói trên năm 2010, doanh thu từ du lịch homestay ở Mai Châu tăng gấp 4,85 lần năm 2005. Đa phần khách du lịch nội địa đến Mai Châu đều cho rằng yếu tố hấp dẫn nhất để du lịch tại bản Lác là cộng đồng dân cư giàu bản sắc, sau đó mới kể đến các yếu tố như đêm giao lưu văn nghệ nồng ấm, đời sống thường nhật của người dân, phong cảnh đẹp, thức ăn ngon, khí hậu dễ chịu. Đối với du khách nước ngoài thì đánh giá cao yếu tố cộng đồng dân cư giàu bản sắc, đời sống thường nhật của người dân, thức ăn ngon, rồi mới đến các yếu tố khác.


Như vậy có thể thấy du lịch homestay đã góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, tạo thêm cơ hội việc làm thông qua đa dạng hóa các hoạt động du lịch để tăng thu nhập (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013).

1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch homestay ở Đà

Lạt


1.4.3.1. Bài học về cơ chế, chính sách quy hoạch và tổ chức quản lý

Khi phát triển loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng cần có các

nghiên cứu cơ bản về từng địa phương trong kế hoạch phát triển của tỉnh. Đánh giá toàn diện tài nguyên du lịch có liên quan đến việc phát triển loại hình du lịch homestay: mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch; các yếu tố về an toàn, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường; điều kiện hạ tầng; khả năng tiếp cận điểm đến; khả năng phát triển; hiệu quả kinh tế xã hội. Trên cơ sở đánh giá đó có thể lượng hóa tài nguyên theo thang bậc tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển du lịch homestay.

Hoàn thiện quy hoạch du lịch homestay cho từng địa phương và tăng cường quản lý để thực hiện các quy hoạch đã được phê chuẩn, tránh tình trạng làm cho du lịch homestay kém tính bền vững.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch homestay, mở các lớp cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch homestay

1.4.3.2. Bài học về chính sách đầu tư và hỗ trợ phát triển

Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật để phục vụ du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng. Để các vùng có điều kiện phát triển du lịch homestay được tiếp cận dễ dàng và có đầy đủ điều kiện sẵn sàng phục vụ du khách. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ về vốn để người dân có cơ hội cải tạo nhà cửa và đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ nhu cầu khách tham gia hoạt động homestay tại gia đình.

1.4.3.3. Bài học về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực du lịch


Mở các lớp đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm về quản lý và kinh doanh dịch vụ homestay, nâng cao kiến thức và kỹ năng phục vụ, kỹ năng giao tiếp…. cho người dân tại các địa phương có phát triển loại hình du lịch homestay.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, phổ biến kiến thức về du lịch homestay. Các doanh nghiệp lữ hành khi xây dựng các chương trình du lịch homestay cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của các địa phương có tài nguyên du lịch và có mối liên hệ chặt chẽ khác trong hệ thống du lịch là chính quyền, cư dân các địa phương và khách du lịch.

1.4.3.4. Bài học về nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Để đảm bảo việc phát triển du lịch homestay mang tính bền vững và góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch homestay, việc thực hiện chính sách mỗi địa phương một sản phẩm. Để đảm bảo sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến với mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tránh sự nhàm chán.

Đưa ra các tiêu chí đánh giá và quản lý sản phẩm du lịch homestay ở các địa phương để đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch. Đồng thời đưa ra bảng giá cụ thể về các dịch vụ và sản phẩm lưu trú tại nhà dân. Quản lý các hộ kinh doanh homestay chặt chẽ theo các tiêu chí đánh giá để bảo bảo du khách được phục vụ nhiệt tình chu đáo, không bị chặt chém khi tham gia homestay ở Đà Lạt

1.4.3.5. Bài học về xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch

Tăng cường mở rộng thị trường và tuyên truyền quảng bá cho các sản phẩm du lịch homestay, và các hộ gia đình đang kinh doanh homestay tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

1.5. Tổng quan các nghiên cứu về du lịch homestay

1.5.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Các nghiên cứu về du lịch homestay trong nước tập trung vào những vấn đề

sau”:

Đánh giá các nhân tố ảnh hường đến mức độ hài lòng cùa cộng đồng đối với

phát triển du lịch homestay tại địa phương như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.


Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng là “Lợi ích vật chất và tinh thần”, “Vốn xã hội”, “Dịch vụ tiện ích công”, “Môi trường và sức khỏe”, “Chính quyền địa phương”. Trong đó, “Lợi ích vật chất và tinh thần” là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hài lòng của cộng đồng đối với sự phát triển của du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL.

Hay nghiên cứu cứ tác giả Đỗ Minh Nguyễn (2017), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay tại thành phố Hội An. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay tại thành phố Hội An từ đó làm cơ sở hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách trong thời gian tới. Các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ homestay bao gồm: (1) Sự tin tưởng; (2) Sự đáp ứng; (3) Sự đảm bảo; (4) Sự cảm thông; (5) Sự hữu hình.

Nguyễn Thạnh Vượng (2014), sự lựa chọn của du khách đối với du lịch homestay ở Tiền Giang. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay ở tỉnh Tiền Giang. Các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với dịch vụ du lịch homestay bao gồm: (1) An ninh trật tự; (2) An toàn; (3) Dễ tiếp cận; (4) Chất lượng phục vụ; (5) Quản lý homestay; (6) Cơ sở vật chất; (7) Môi trường của homestay.


Mai Ngọc Khương và Pham Dac Luan (2015), Factors Affecting Tourist’s Satisfaction towards Nam Cat Tien National Park, Viet Nam – A Mediation Analysis of Perceived Value. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức cũng như là sự hài lòng của du khách đối với vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của du khách bao gồm: giá cả, sinh thái và cảnh quan, bầu không khí tự nhiên và môi trường xã hội.

Đánh giá tổng quan tài liệu

Thông qua việc lược khảo các tài liệu trong và ngoài nước, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay ở Đà Lạt bao gồm 04 nhân tố bao gồm: (1) Tài nguyên du lịch; (2) Dịch vụ du lịch homestay; (3) Vấn đề an toàn, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường; (4) Mức hợp lý của chi phí thông qua việc phỏng vấn trực tiếp du khách trên địa bàn Đà Lạt. Sau đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng như: hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA) và cuối cùng là phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay ở Đà Lạt.

1.5.2. Điểm mới của đề tài

Đề tài đi tìm hiểu và hệ thống hóa những điều kiện để phát triển loài hình du lịch homestay; Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch homestay nói chung và cụ thể phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt nói riêng; Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch này ở trong và ngoài nước để rút ra kinh nghiệm cho Đà Lạt – Lâm Đồng; Đề xuất mô hình cho loại hình du lịch homestay phù hợp với địa phương.

1.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.6.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu

1.6.1.1. Mô hình lý thuyết

a) Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1985)


Parasuraman và cộng sự (1985) cho rằng: “Chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi (kỳ vọng) của khách hàng và nhận thức (cảm nhận) của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ”.

Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận – Giá trị kỳ vọng

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình 5 khoảng cách về chất lượng dịch vụ:


Nguồn Parasuraman và cộng sự 1985 Hình 1 1 Mô hình khoảng cách chất lượng 2

Nguồn: Parasuraman và cộng sự (1985)


Hình 1.1. Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ Parasuraman và cộng sự Khoảng cách 1 (GAP 1) là giữa sự mong đợi thật sự của khách hàng và nhận

thức của nhà quản lý về dịch vụ cung cấp. Nếu khoảng cách này lớn tức là nhà quản lí không biết khách hàng mong đợi gì. Hiểu khách hàng mong đợi gì là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng đối với một doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí