Đánh Giá Chung Về Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Thành Phố Đà Lạt‌


Doanh thu từ DLNN của các thương nghiệp đạt 273.279 triệu đồng (64,4%) cao nhất trong các nhóm còn lại. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là doanh thu từ dịch vụ là 46.793 triệu đồng (11,1%), 2 nhóm còn lại chiếm tỷ lệ gần như ngang nhau là khách sạn – nhà hàng đạt 52.970 triệu đồng (12,4%) và du lịch lữ hành là 51.195 triệu đồng (12,1%).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguồn thu các thương nghiệp cao hơn các nhóm khác là do các sản phẩm DLNN đưa ra rất được ưa chuộng, phù hợp với thị hiếu của du khách. Nhóm dịch vụ có nguồn thu chưa cao là do chưa có nhiều dịch vụ để phục vụ du khách, nhân viên du lịch còn thiếu chuyên nghiệp và chưa có sự đồng bộ hóa.

2.4.5. Đánh giá chung về phát triển du lịch nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt‌

* Đánh giá của khách du lịch

- Theo kết quả khảo sát cho thấy, đa số khách du lịch hài lòng khi đến với các điểm DLNN này.

Bảng 2.13. Đánh giá khách của du khách về các điểm DLNN tại Đà Lạt‌


Tiêu chí


Địa điểm

Khách du lịch

Rất thích

Khá thích

Thích

Trung bình

Không thích

Người (phiếu)

Tỷ lệ (%)

Người (phiếu)

Tỷ lệ (%)

Người (phiếu)

Tỷ lệ (%)

Người (phiếu)

Tỷ lệ (%)

Người (phiếu)

Tỷ lệ (%)

Đồi chè Cầu Đất

Quốc tế

1

0,5

1

0,5

1

0,5

0

0

0

0

Nội địa

3

1,5

13

6,5

5

2,5

1

0,5

0

0

Trại Mát

Quốc tế

3

1,5

2

1

4

2

0

0

0

0

Nội địa

10

5

7

3,5

14

7

0

0

0

0

Khu phố Hồ Xuân

Hương

Quốc tế

0

0

2

1

1

0,5

0

0

0

0

Nội địa

5

2,5

16

8

41

20,5

0

0

0

0

Làng Hoa Vạn

Thành

Quốc tế

3

1,5

2

1

5

2,5

0

0

0

0

Nội địa

31

15,5

18

9

11

5,5

0

0

0

0

Tổng

Quốc tế

7

3,5

7

3,5

11

5,5

0

0

0

0

Nội địa

49

24,5

54

27

71

35,5

1

0,5

0

0

Tổng

56

28

61

30,5

82

41

1

0,5

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nguồn: kết quả khảo sát năm 2018


Các địa điểm DLNN được du khách đánh giá là rất thích chiếm 28%, khá thích 30,5, thích 41%, trung bình 0,5% và không có trường hợp không thích. Tỷ lệ rất thích của khách quốc tế là 4,5 % trong khi đó khách nội địa là 24,5%, tỷ lệ khách quốc tế khá thích là 3,5% nhưng khách nội địa lại chiếm 27%, tỷ lệ du khách quốc tế thích là 5,5% và khách nội địa là 35,5%. Như vậy, theo khảo sát ta có thể thấy các địa điểm DLNN được đánh giá rất cao, rất hấp dẫn, có sức hút với du khách.

- Một trong những tiêu chí giúp các địa điểm DLNN giữ chân được khách du lịch là chất lượng và dịch vụ du lịch. Nếu địa điểm du lịch thiếu 2 yếu tố trên sẽ không thu hút được khách du lịch trong thời gian dài, trong khi đó mục đích của chiến lược du lịch là phát triển bền vững.

- Theo khảo sát của tác giả năm 2018, tại các địa điểm du lịch nông nghiệp được du khách đánh giá khá hài lòng về chất lượng và dịch vụ, cụ thể như sau:

Bảng 2.14. Đánh giá của du khách về chất lượng và dịch vụ DLNN‌



Tiêu chí đánh giá


Khách du lịch

Rất tốt

Khá tốt

Tốt

Trung bình

Kém

Người (Phiếu)

Tỷ

lệ (%)

Người (Phiếu)

Tỷ

lệ (%)

Người (Phiếu)

Tỷ lệ (%)

Người (Phiếu)

Tỷ

lệ (%)

Người (Phiếu)

Tỷ

lệ (%)

Sự đa

dạng sản phẩm

Quốc tế

12

6

5

2,5

3

1,5

0

0

0

0

Nội địa

67

33,5

49

24,5

58

29

6

3

0

0

Tổng

79

39,5

54

27

61

30,5

6

3

0

0

Chất lượng sản

phẩm

Quốc tế

2

1

7

3,5

9

4,5

2

1

0

0

Nội địa

34

17

35

17,5

107

53,5

2

1

0

0

Tổng

36

18

42

21

118

59

4

2

0

0

Các dịch vụ (cơ sở vật chất-

kĩ thuật)

Quốc tế

4

2

3

1,5

12

6

1

0,5

0

0

Nội địa

49

24,5

37

18,5

78

39

14

7

2

1

Tổng

53

26,5

40

20

90

45

15

7,5

2

1

Thái độ

phục vụ

Quốc tế

3

1,5

2

1

15

7,5

0

0

0

0

Nội địa

29

14,5

98

49

34

17

17

8,5

2

1



Tiêu chí đánh giá


của nhân viên


Khách du lịch

Rất tốt

Khá tốt

Tốt

Trung bình

Kém

Người (Phiếu)

Tỷ

lệ (%)

Người (Phiếu)

Tỷ

lệ (%)

Người (Phiếu)

Tỷ lệ (%)

Người (Phiếu)

Tỷ

lệ (%)

Người (Phiếu)

Tỷ

lệ (%)












Tổng

32

16

100

50

49

24,5

17

8,5

2

1

Môi

trường

Quốc tế

2

1

2

1

16

8

0

0

0

0

Nội địa

24

12

15

7,5

138

69

2

1

1

0,5

Tổng

26

13

17

8,5

154

77

2

1

1

0,5

Mức độ thân thiện của cộng đồng dân

Quốc tế

15

7,5

8

4

1

0,5

1

0,5

0

0

Nội địa

80

40

70

35

20

10

4

2

1

0,5

Tổng

95

47,5

78

39

21

10,5

5

2,5

1

0,5

Nguồn: kết quả khảo sát năm 2018

Đối với sự đa dạng của sản phẩm, du khách đánh giá cao: rất tốt 39,5%, khá tốt 27% và tốt 30,5%. Tuy nhiên, có 3% du khách đánh giá ở mức độ trung bình, điều này chứng tỏ sản phẩm du lịch vẫn chưa thõa mãn được nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm du lịch bị đánh giá ở mức trung bình 1%, còn lại hầu hết du khách đều cho rằng chất lượng tốt (59%) và rất tốt (18%).

Về dịch vụ và thái độ phục vụ của nhân viên được đánh giá tốt chiếm trên ¾ số phiếu khảo sát. Nhưng vẫn còn tình trạng nhân viên phục vụ chưa chu đáo, thiếu sự nhiệt tình chiếm 1% khiến cho du khách vẫn chưa thực sự hài lòng khi đến du lịch tại các địa điểm này.

Theo kết quả điều tra cho thấy, hầu hết khách du lịch đều đánh giá môi trường tại địa điểm DLNN là trong lành và dễ chịu, rất phù hợp cho việc du lịch. Số khách đánh giá môi trường tốt chiếm 77%, khá tốt 8,5%, rất tốt là 13% và vẫn còn khách đánh giá trung bình là 1% và kém là 0,55%. Tại một số địa điểm du lịch vẫn còn rác thải sinh hoạt chưa kịp thu gom sau khi khách sử dụng xong hoặc một số sản phẩm như thuốc trừ sâu, vỏ bao phân bón,.. chưa được xử lí, nhưng số này chỉ chiếm rất ít.


Nhìn chung, du khách đánh giá cơ sở vật chất – hạ tầng kĩ thuật được cho là rất tốt, giá cả thì rẻ phù hợp với túi tiền của mọi đối tượng và lứa tuổi.Thái độ phục vụ của hướng dẫn viên, nhân viên du lịch thì niềm nở, nhiệt tình, tạo ấn tượng tốt khiến cho du khách rất hài lòng. Điều này khiến cho chuyến đi du lịch của họ tốt hơn mong đợi và vẫn muốn quay lại khi có cơ hội (99,5%).

Ấn tượng của du khách đối với người dân địa phương là vô cùng quan trọng. Vì thế, dân ở đây luôn đón khách với thái độ cởi mở, nhẹ nhàng và mến khách. Đa số du khách đánh giá cộng đồng dân cư địa phương thân thiện, ở mức độ rất tốt 47,5%; khá tốt 39%, tốt 10,5%, chỉ có 2,5% đánh giá ở mức độ trung bình và 0,5% ở mức độ kém.

* Thế mạnh

Địa hình Đà Lạt chủ yếu là núi thấp và cao nguyên, rất thuận lợi cho chăn nuôi, trồng rau, hoa, củ, quả, trồng cây công nghiệp,... để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, nhất là du lịch nông nghiệp. Bên cạnh đó, Đà Lạt còn có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp như: núi rừng, sông, hồ, nương rẫy,.. rất phù hợp với nền nông nghiệp truyền thồng, và cũng là điều kiện để tạo sản phẩm du lịch nông nghiệp tuyệt vời. Đây cũng được coi là một “khu thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao”, thân thiện với môi trường và thiên nhiên.

Thiên nhiên Đà Lạt đã ưu đãi cho người dân nơi đây không chỉ sản phẩm tự nhiên mà còn tạo điều kiện để cho vùng đất này có thể nuôi trồng được những sản vật đặc biệt khác với địa phương khác: a-ti- sô, dâu tây,...

Ở Đà Lạt còn lưu giữ rất nhiều làng nghề gắn liền với truyền thống nông nghiệp như: làng hoa Vạn Thành, làng trồng rau Trại Mát, làng chè Cầu Đất,... ngày càng được du khách quan tâm và đến tham quan hơn. Nơi đây, còn ghi dấu lại rất nhiều truyền thống văn hóa độc đáo của các dân tộc ít người: K’ho, Hoa, Tày, Nùng, Chăm,... giàu tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp gắn liền với nhiều di tích lịch sử văn hóa cần được giữ gìn và phát huy.

Ngoài ra, nơi đây có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng rau và hoa. Việc ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất không những nâng cao chất lượng đầu ra cho sản phẩm mà còn thu hút được nhiều du khách đến tham quan,


tìm hiểu. Đây cũng là cơ hội cho các địa phương khác học hỏi rút kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy du lịch nghiệp phát triển vững mạnh hơn.

* Hạn chế

- Công tác quảng bá DLNN Đà Lạt trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện tại còn mờ nhạt. Đặc biệt là kênh truyền thông qua mạng xã hội, đây là một kênh rất hữu hiệu đối với khách quốc tế, vì đa số họ đi du lịch dựa trên sự quảng bá ở trên internet và những bài review của những người đi trước. Và sự yếu kém trong chiến lược quảng bá du lịch cũng là điểm hạn chế của du lịch Việt Nam nói chung chứ không chỉ của riêng du lịch Đà Lạt hay DLNN nói riêng.

- Địa hình ở một số nơi hiểm trở, cơ sở vật chất hạ tầng xuống cấp làm hạn chế việc khai thác các địa điểm DLNN.

- Việc khai thác các địa điểm DLNN diễn ra một cách tự do, thiếu kế hoạch đồng bộ từ các cấp, ngành từ địa phương.

- Phần lớn các khu, điểm DLNN trên địa bàn tỉnh chỉ tập trung khai thác cảnh quan thiên nhiên phục vụ tham quan dã ngoại, chưa chú trọng đến công tác tôn tạo, đầu tư tạo sản phẩm mới, dẫn đến tình trạng sản phẩm, dịch vụ du lịch đơn điệu, trùng lặp, kém hấp dẫn du khách.

- Các điểm DLNN không tiến hành đầu tư nâng cấp, gây lãng phí nguồn tài nguyên du lịch và ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch của địa phương.

- Quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị hạn chế do các nhà đầu tư lấy đất để xây dựng khu vui chơi giải trí, sân gofl, nhà hàng, khách sạn,..

- Chính quyền chưa thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, vẫn còn gây khó dễ; chưa có quy hoạch cụ thể để phát triển du lịch nông nghiệp, sản phẩm du lịch còn đơn điệu.

- Việc liên kết giữa khu du lịch với công ty lữ hành trong việc thu hút khách còn lỏng lẻo.Trình độ chuyên môn, năng lực, kĩ năng ứng xử giao tiếp trong văn hóa du lịch của nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.


Tiểu kết chương 2‌

Trong những năm gần đây, trên đà phát triển của du lịch của cả nước, du lịch Đà Lạt nói chung và DLNN nói riêng cũng không ngừng phát triển và trưởng thành, góp phần xây dựng nền kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, thành phố Đà Lạt vẫn chưa khai thác hết tiềm năng tài nguyên nông nghiệp để phục vụ du khách.

Chương 2 đã khái quát về thành phố Đà Lạt, các nguồn tài nguyên khai thác cho phát triển du lịch tại đây. Đặc biệt, đánh giá được tiềm năng và thực trạng khai thác loại hình du lịch nông nghiệp tại thành phố. Tuy có nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch nông nghiệp mới này nhưng chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng.

85 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP THÀNH 1

85


Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT‌


3.1. Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt‌

3.1.1. Những căn cứ để xây dựng định hướng và giải pháp phát triển‌

* Định hướng phát triển DLST nói chung và DLNN nói riêng của tổng cục du

lịch

- Phát triển DLST phải đảm bảo hiệu quả kinh tế bền vững theo hướng sử dụng

các dịch vụ hệ sinh thái, chia sẻ lợi ích với cộng đồng.

- Hiệu quả từ các hoạt động phát triển DLST góp phần đóng góp tích cực cho các hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa.

- Phát triển DLST phải tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái đích thực, góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách qua đó gia tăng khách du lịch đến với các điểm du lịch.

- Phát triển DLST phải phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước, trong đó chú ý đến các mô hình mang tính sáng tạo, đột phá góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển DLST.

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp gắn chặt chẽ với quy hoạch du lịch để đảm bảo định hướng phát triển bền vững và hỗ trợ lẫn nhau.

- Tuyên truyền, quảng bá có hiệu quả những mô hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp và nhân rộng những mô hình này trên địa bàn cả nước.

- Cần sự vào cuộc của cả hai ngành Du lịch và Nông nghiệp, cùng với đó là các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp.

- Xây dựng thương hiệu du lịch nông thôn phải gắn với chất lượng dịch vụ và công tác bảo tồn bản sắc văn hóa.

- Cần có những chính sách đặc thù, ưu tiên của Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương khuyến khích loại hình DLNN phát triển.

- Tăng cường liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà quản lí để phát triển DLNN bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023