Mô Hình Khoảng Cách Chất Lượng Dịch Vụ Parasuraman Và Cộng Sự 31


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ Parasuraman và cộng sự 31

Hình 2.2. Số lần đến Đà Lạt của du khách 66

Hình 2.3. Phương tiện đến Đà Lạt của du khách 66

Hình 2.4. Mục đích đi du lịch đến Đà Lạt của du khác 67

Hình 2.5. Thời gian đi du lịch của du khách 68

Hình 2.6. Kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt 68

Hình 2.7. Hình thức đi du lịch của du khách 69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Hình 2.8. Lý do chọn đi du lịch homestay tại Đà Lạt 70


Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 3

1. Tính cấp thiết của đề tài


MỞ ĐẦU

Bên cạnh các loại hình du lịch mang thế mạnh của mình như Du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch Mice… thì du lịch homestay là một loại hình du lịch mới và đang phát triển mạnh, hấp dẫn và thu hút đông đảo khách du lịch đến Lâm Đồng.

Loại hình du lịch này giúp con người quay trở về với tự nhiên thoát khỏi cuộc sống bận rộn và những căn phòng đầy ắp tiện nghi để đi, đến và khám phá những vùng đất mới lạ với những nền văn hóa đậm đà bản sắc. Không chỉ dừng lại ở sự gặp gỡ hay tiếp xúc mà khách du lịch còn trải nghiệm bằng cách hòa nhập vào nền văn hóa đó, gắn bó với những con người bản xứ để được làm người bản xứ trong khoảng thời gian của chuyến đi (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).

Cũng như nhiều quốc gia và địa phương khác, khi ngành kinh tế du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì vấn đề phát triển du lịch bền vững luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm nhằm tìm ra các giải pháp phát triển. Và du lịch cộng đồng nói chung, du lịch homestay nói riêng đã và đang là hướng đi mới trong vấn đề phát triển bền vững ngành kinh tế du lịch Lâm Đồng.

Với mong muốn Đà Lạt (Lâm Đồng) trở thành thiên đường homestay, trong những năm gần đây loại hình du lịch homestay phát triển rất mạnh và thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến để tìm hiểu và khám phá cuộc sống của cư dân địa phương. Đến nay loại hình du lịch này cũng đã phát triển rộng không chỉ thành phố Đà Lạt mà ra một số địa phương khác của tỉnh và bước đầu đã thu được những kết quả tốt. Tuy nhiên trong quá trình phát triển loại hình du lịch này ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Sản phẩm và dịch vụ vẫn còn sơ sài, nghèo nàn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Điều kiện cho phát triển loại hình này dù đa dạng nhưng vẫn chưa được khai thác đúng mức, thậm chí còn được thực hiện một cách manh mún tự phát không những nảy sinh những hạn chế về hiệu quả kinh doanh mà còn tác động tiêu cực tới


tài nguyên du lịch của địa phương. Đặc biệt là thông tin về du lịch homestay ở Lâm Đồng đến với khách du lịch còn nghèo nàn và hoạt động quảng bá, xúc tiến cho du lịch homestay còn rời rạc chưa đem lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng phát triển của loại hình du lịch này.

Thực tế hiện nay chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp về phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, vì vậy đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu một cách tổng thể và khoa học về điều kiện phát triển, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay ở thành phố Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung nhằm đánh giá đúng mức để khai thác một cách tối ưu hướng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, văn hóa cho các chủ thể tham gia, đặc biệt là cộng đồng địa phương.

Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên đây, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau trên thế giới cũng như ở Việt Nam:

Trên thế giới

Công trình nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi của Koeman A. (Community Basaed Mountain Tourism, 1998). Công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập đến kinh nghiệm phát triển các loại hình du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi tại một số nước đang phát triển trên thế giới. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến loại hình và sản phẩm du lịch homestay (cùng ở, cùng trải nghiệm và mua sắm hàng hóa tại các điểm đến của dân cư khu vực miền núi).

Tác giả Lashley, C & Morrison, A, (2000) trong “In Search of Hospitality: Theoretical Perspectives and Debates” Và tác giả Wang. Y trong “Customized authenticity begins at home” đã đưa ra một số khái niệm và đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch homestay.

Kang Santran và Aree Tirasatayapitak (2008), “Sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Siem Reap, Campuchia”. Đề tài gồm những mục tiêu chính như sau: (i) Phân tích tình hình tham gia của cộng đồng


trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor; (ii) Phân tích những chính sách phát triển du lịch bền vững của chính phủ Campuchia trong thời gian vừa qua; (iii) Phân tích ảnh hưởng của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Campuchia; (iv) Đề xuất giải pháp cho du lịch có sự tham gia của cộng đồng ở Angkor, Campuchia. Nghiên cứu đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết những mục tiêu trên.

Kanoknon Seubsamarn và Seonghee Cho (2009), “Du lịch tại nhà dân bản xứ ở Thái Lan và sự hài lòng của du khách”, Đại học Missouri. Nghiên cứu này tìm hiểu các động cơ và đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch và điều tra các thuộc tính đáp ứng khách du lịch đến thăm các điểm đến văn hóa. Mục đích của nghiên cứu này là (1) để khám phá hồ sơ nhân khẩu học của khách du lịch đến thăm nhà trọ ở Thái Lan, (2) để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách du lịch của nhà trọ, (3) để điều tra mà thuộc tính đáp ứng các khách du lịch (những người đã chọn homestay), (4) để điều tra các yếu tố động lực ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch. Tại nhà dân ở Thái Lan, du khách được phục vụ như là một địa điểm du lịch văn hóa và di sản. Các số liệu của nghiên cứu này đã được thu thập từ các nhà trọ ở trung tâm của Thái Lan.

Ở Việt Nam

Năm 1970, du lịch homestay dựa vào cộng đồng xuất phát từ du lịch làng bản xuất hiện và khách du lịch tham quan làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách du lịch muốn tham quan hệ sinh thái, núi non mà thường gọi là du lịch sinh thái. Thông thường các chuyến du lịch này khách du lịch cần có sự giúp đỡ như cần có người dẫn đường để khỏi bị lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch cộng đồng homestay.

Đến năm 1995 du lịch homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được khá nhiều người chú ý kể từ khi có chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lần đầu tiên ở TP. HCM.


Năm 1997 du lịch homestay dần phát triển ở nước ta, trải qua hơn một thập kỷ phát triển du lịch homestay đã dần khẳng định được vị thế của mình trong ngành du lịch nước nhà cũng như du lịch quốc tế.

Năm 2002, Việt Nam đón các đoàn khách từ Nhật, Thái Lan và Mỹ du khách từ con tàu Thanh niên Đông Nam Á, và các ngôi nhà cổ gần 100 năm tuổi trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM là nơi được chọn là nơi đón khách du lịch. Và du khách lúc đấy đã có những cảm nhận rất khác biệt về đất nước, con người Việt Nam.

Năm 2006 du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hình được đông đảo lượng khách du lịch tham gia và mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho ngành du lịch nước nhà.

Để định hướng phát triển du lịch có hiệu quả trên cơ sở sử dụng hợp lý các tài nguyên du lịch, phát triển du lịch theo định hướng bền vững, tăng cường thu hút du khách quốc tế, Đảng và Nhà nước, các Bộ và Ngành đã ban hành nhiều văn bản và chính sách mang tính định hướng. Trong số đó, quan trọng là:

Quyết định số 1528/QĐ-TTg (ngày 03/9/2015) của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành Phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là văn bản tạo ra các khung quy định pháp lý để qui hoặc phát triển thành phố Đà Lạt trong tương lai, nhằm khai thác hợp lý các tiềm năng về phát triển du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân” của Tổng cục Du lịch Việt Nam (2006) với nội dung chủ yếu là thu thập, tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch homestay của một số quốc gia và khu vực trên thế giới trên cơ sở đó lựa chọn những điểm phù hợp của mỗi nước để đề xuất, vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

“Tài liệu hướng dẫn vận hành Du lịch lưu trú tại nhà dân” của Tổng cục Du lịch (2013). Được Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, Chương trình Phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) đã biên soạn tài liệu này nhằm nâng cao năng lực cho những người điều hành homestay ở các khu vực nông thôn


xa xôi hẻo lánh ở Việt Nam nhằm tăng cường chuẩn điều hành homestay, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Một số tài liệu của tác giả Nguyễn Thạnh Vượng (2014), sự lựa chọn của du khách đối với du lịch homestay ở Tiền Giang. Đỗ Minh Nguyễn (2017), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay tại thành phố Hội An…

Đề tài luận văn thạc sỹ của học viên cao học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn như: Đề tài “Phát triển du lịch homestay tại xã Việt Hải- Cát Bà” của tác giả Nguyễn Thị Huệ (2012), và “Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015). Trong các đề tài trên các tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay. Đưa ra các điều kiện để phát triển du lịch homestay và đánh giá thực trạng phát triển homestay ở một số địa phương của nước ta. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch homestay ở từng địa phương.

Ở Lâm Đồng

Trong những năm qua, ở Lâm Đồng đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung và trong số đó có những công trình nghiên cứu mà nội dung có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến du lịch homestay, và những vấn đề liên quan đến du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Song, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu sâu và toàn diện về tiềm năng, điều kiện và thực trạng về phát triển du lịch homestay ở tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Thực tế này đòi hỏi cần phải nghiên cứu về loại hình du lịch homestay cho sự phát triển của loại hình du lịch này ở Đà Lạt – Lâm Đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của khoa học và thực tiễn.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt. Đề ra một số giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững.

Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài bao

gồm:


1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển du lịch homestay;

2. Đánh thực trạng phát triển du lịch homestay tại thành phố Đà Lạt;

3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch homestay Lâm đồng;

4. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch homestay tại thành phố Đà Lạt.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu

Xác định điều kiện để phát triển du lịch homestay, thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt. Đà Lạt – Lâm Đồng có các điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nhưng luận văn chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu các hộ gia đình có kinh doanh dịch vụ homestay và khách du lịch homestay.

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu tại phường 1, phường 4, phường 8, phường 10 và xã Tà Nung.

- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu tài liệu và thực địa từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017. Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ yếu từ năm 2010 – 2016.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu:

- Số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp đề tài sử dụng trong phân tích được thu thập trong khoảng (2010 - 2016) từ Cục Thống kê Lâm Đồng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Lâm Đồng; Tổng cục Du lịch; Tổ chức Du lịch thế giới; Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới và một số nghiên cứu trước đó.

- Số liệu sơ cấp

Điều tra khảo sát, thu thập từ du khách và các chuyên gia để thực hiện nghiên cứu định lượng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu


Sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

5.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Căn cứ trên các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa các nghiên cứu khảo sát trước về mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch homestay. Từ đó xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu.

Thực hiện thảo luận nhóm, bao gồm đại điện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng, Đại điện Long’s Homestay Dalat, Co Lien Dalat Homestay và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực du lịch. Xây dựng Mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt” làm mô hình cho Đề tài nghiên cứu.

5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn các du khách nội địa và quốc tế tại các địa điểm du lịch trên địa bàn phường 1, phường 4, phường 8, phường 10 và xã Tà Nung thành phố Đà Lạt. Từ đó sàng lọc các biến quan sát, xác định các thành phần cũng như giá trị, độ tin cậy Cronbach’s Alpha sau đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp với mô hình hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng.

Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thanh đo Likert 5 mức độ đánh giá nhằm đánh giá mức độ quan trọng của cá yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng của du khách trong và ngoài nước.

6. Đóng góp của Luận văn

- Đúc kết được cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay.

- Nêu ra được các điều kiện phát triển, thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt.

7. Cấu trúc của đề tài

Đề tài gồm 3 chương như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022