Tổng Quan Về Du Lịch Homestay _ Trình Bày Lý Luận Chung Về Du Lịch Homestay Và Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Homestay Ở Một Số Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ


Chương 1: Tổng quan về du lịch homestay_ Trình bày lý luận chung về du lịch homestay và kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ và các các điạ phương của Việt Nam để từ đó rút ra các bài học kinh

nghiê cho việc phát triển du lich homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng; Trình bày cơ

sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu, các phương pháp sử dụng trong quá nghiên cứu và dựa vào kết quả điều tra, đánh giá để phân tích thực trạng loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng.

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt _ Trình bày tổng quan về du lịch Lâm Đồng, sơ lược về quá trình phát triển loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt _ Trình bày chiến lược, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng. Dựa vào thực trạng và kết quả nghiên cứu điều tra sơ cấp đề xuất giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY

1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò du lịch homestay

1.1.1. Khái niệm du lịch homestay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Thuật ngữ “Homestay” xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến. Năm 1980, đã xuất hiện những slogan ấn tượng như: “Open your home to the world and the world become your home” - (Hãy mở cánh cửa nhà bạn ra với thế giới và thế giới sẽ trở thành ngôi nhà của bạn). Hoặc “Become part of my family” - (Hãy là thành viên của gia đình chúng tôi nhé).

Khái niệm du lịch homestay là một khái niệm mới. Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, khái niệm này vẫn đang trong quá trình tranh luận để đi đến thống nhất vì nó đã và đang được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau như “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở nhà dân”.

Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 4

Trong lĩnh vực du lịch, một số ý kiến cho rằng du lịch homestay chỉ đơn giản là một phương thức lưu trú, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng đó là tên gọi của loại hình du lịch. Loại hình du lịch homestay, nghĩa là mục đích chính trong chuyến đi của khách du lịch là được ở nhà dân bản địa để thông qua đó tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phương. Nhà dân không chỉ là cơ sở lưu trú mà trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn và độc đáo.

Theo tác giả Thompson cho rằng, Du lịch homestay là việc du khách tham gia vào đời sống gia đình của người dân bản xứ thông qua việc học tập, du lịch, tham quan, tìm hiểu văn hóa…. Đặc biệt, theo hình thức này, du khách sẽ được “cùng ăn, cùng ở và cùng làm‟ với chủ nhà cũng như luôn được xem như là người nhà (Thompson,1998).

Theo ông Haji Sahariman Hamdan - Chủ tịch Hiệp hội Homestay Malaysia:

“Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với


người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó”.

Theo khái niệm của Tổng cục du lịch Việt Nam: Homestay là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khách theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.

Trong phạm vi luận văn, tác giả đã chọn lọc và đưa ra khái niệm du lịch homestay dưới góc độ và tên gọi cho một loại hình du lịch. Khái niệm homestay có thể được hiểu như sau: Du lịch homestay là một loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Thông qua loại hình du lịch này du khách được trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân bản địa cùng sinh hoạt và lao động sản xuất với người dân bản địa nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá các giá trị văn hóa bản địa.

1.1.2. Đặc trưng cơ bản của du lịch homestay

- Du lịch homestay là loại hình du lịch phát triển dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và đặc biệt là văn hóa bản địa, thông qua đó du lịch homestay góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương.

- Du lịch homestay thường được hình thành ở những vùng không đủ điều kiện để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, hay quán ăn phục vụ nhu cầu khách du lịch. Và các khu vực có tài nguyên hoang dã đang bị hủy hoại cần phải bảo tồn, hay các khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng, có những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa tộc người.

- Du lịch homestay là loại hình du lịch mà khách du lịch được bố trí đến ở tại nhà người dân và du khách được cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt và lao động sản xuất với người dân bản địa. Du khách sẽ được tự khám phá nét đẹp của thiên nhiên và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa. Cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa địa phương này giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống.

- Du lịch homestay với phương thức hoạt động kinh doanh mà cộng đồng dân cư là người cung cấp chính các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Khi đi du


lịch homestay khách du lịch sẽ được hòa mình vào cuộc sống của cư dân bản địa với các dịch vụ du lịch được cung cấp bởi chính những người dân nơi đây (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).

1.1.3. Vai trò của du lịch homestay

1.1.3.1. Vai trò của du lịch homestay với việc phát triển kinh tế

Du lịch là một trong những ngành kinh tế, Du lịch tạo ra rất nhiều việc làm cho người dân địa phương, hạn chế việc di dân từ nông thôn đến thành phố lớn; giải quyết việc làm cho những đối tượng có nhiều thời gian rảnh rỗi sau khi hoàn thành mùa, vụ ở nông thôn.

Du lịch homestay với đặc điểm thường được tổ chức và phát triển ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ, nơi mà các giá trị văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, gìn giữ trong cộng đồng địa phương, nơi mà chưa có điều kiện xây dựng các khu lưu trú nhà hàng, khách sạn. Khách du lịch được bố trí vào nghỉ trong nhà dân được xây dựng chủ yếu bằng những vật liệu địa phương; tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ do chủ nhà cung ứng.

Du lịch homestay không chỉ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho chủ nhà mà còn đem lại thu nhập cho những người dân khác với những dịch vụ bổ sung phục vụ khách du lịch. Việc chia sẻ lợi nhuận này đem lại sự công bằng cho dân cư địa phương. Những thu nhập mà du lịch mang lại đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).

1.1.3.2. Vai trò của du lịch homestay đối với đời sống văn hóa – xã hội

Môi trường văn hóa – xã hội chứa đựng những tinh hoa ngàn đời để lại của các thế hệ đi trước, những nét độc đáo về phong tục tập quán, những nét kiến trúc đặc trưng… tất cả đều có sức hút mạnh mẽ với những người không phải là dân cư bản địa, những người đến từ các nền văn hóa khác nhau, khiến họ phải say mê tìm hiểu, chiêm nghiệm thông qua các chuyến đi du lịch.

Khác với khách của các loại hình du lịch khác, khách du lich homestay được “cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt” với chủ nhà. Do vậy khoảng cách giữa khách và chủ nhà trở nên gần gũi, gắn bó. Khách du lịch có cơ hội được khám phá và trải


nghiệm văn hóa bản địa, đồng thời trong quá trình đón khách chủ nhà cũng được tiếp cận và học hỏi được những nét văn hóa của khách du lịch.

Khách du lịch đến từ nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nên sẽ mang nhiều nét văn hóa khác nhau. Do đó, cộng đồng địa phương trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch không chỉ được giao lưu về văn hóa mà còn được tiếp cận cuộc sống văn minh, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ khách du lịch. Nhưng bên cạnh đó, cũng có một số những tiêu cực như tệ nạn xã hội, mai một giá trị văn hóa truyền thống… thông qua hoạt động này (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).

1.1.3.3. Vai trò của du lịch homestay đối với tài nguyên du lịch, môi trường

Theo Pirojnik, du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Vì hoạt động du lịch chủ yếu là các hoạt động ngoài nơi cư trú của du khách như tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm, giải trí, nghỉ dưỡng…

Tỉnh Lâm Đồng khẳng định “tập trung các nguồn lực để xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh”. Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt của ngành kinh tế du lịch có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên, làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị hủy hoại.

Ngoài ra quá trình toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng, cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho truyền thống văn hóa xã hội bản sắc văn hóa bị mai một dần, những phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn bao đời có nguy cơ biến mất (Nguyễn Quốc Nghi và Phạm Lê Hồng Nhung, 2011).

Với những lý do nêu trên thì việc xây dựng và phát triển những loại hình du lịch mang tính bền vững một yêu cầu cấp thiết. Và sự ra đời của các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch homestay chính là hướng đi mới của ngành du lịch trong việc vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo tính bền vững cho tài nguyên du lịch.

1.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay

1.2.1. Điều kiện về cầu du lich

Một trong những yếu tố quan trọng để biến nhu cầu hàng hóa, dịch vụ nói chung trở thành thực tế là khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Riêng trong


lĩnh vực du lịch yếu tố khả năng thanh toán của du khách, thời gian rỗi và trình độ dân trí là những yếu tố quyết định, là tiền đề cho sự phát triển du lịch.

Khách du lịch đi du lịch với nhiều động cơ khác nhau: Động cơ nghỉ ngơi đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận gần gũi với thiên nhiên, thay đổi môi trường sống; Đi du lịch với mục đích thể thao; văn hóa giáo dục. Động cơ nghề nghiệp đi du lịch với mục đích tìm hiểu cơ hội kinh doanh kết hợp giải trí; thăm viếng ngoại giao; công tác…

Xu hướng khách du lịch hướng tới những hoạt động với những giá trị trải nghiệm mới được hình thành trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính hoang sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi) thay vì coi trọng điểm đến như trước đây.

Xu hướng thay đổi tính chất nhu cầu du lịch là cơ hội lớn cho sự phát triển của loại hình du lịch homestay. Du lịch homestay đã đáp ứng được nhu cầu thích được trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia đình tại nhà của họ nhằm tìm hiểu về cộng đồng và phong cách sống của người dân địa phương cũng như nâng cao hiểu biết về điều kiện tự nhiên và những nét văn hóa đặc sắc thông qua các hộ gia đình đó. Thông qua đó góp phần nâng cao ý thức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống (Lê Thị Thanh Hiền, 2008).

1.2.2. Điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội

An toàn là một trong những nhu cầu hàng đầu và quan trọng của con người trong cuộc sống. Trong hoạt động du lịch đòi hỏi an toàn về tính mạng tài sản, sức khỏe và tinh thần lại càng trở nên cấp thiết hơn vì khách du lịch đến những vùng xa lạ với nơi ở quen thuộc của mình. Khi đi du lịch, khách du lịch luôn có xu hướng chọn điểm đến an toàn và ổn định. Vì vậy, điều kiện về an ninh chính trị và an toàn xã hội được coi là một trong những điều kiện bắt buộc phải có và vô cùng quan trọng để các quốc gia, các vùng, địa phương có thể phát triển du lịch.

Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình, họ cảm thấy được yên ổn, tính mạng được coi trọng (Trần Đức Thanh, 2005).


Loại hình du lịch homestay, du khách không chỉ đến để tham quan, khám phá giá trị tài nguyên thiên nhiên mà còn tham gia vào trực tiếp vào việc hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày với người dân địa phương vì vậy mà môi trường chính trị ổn định, xã hội an toàn là yếu tố tiên quyết đảm bảo rằng du khách được an toàn trong khi tham gia lưu trú tại nhà dân.

1.2.3. Điều kiện kinh tế

Là một bộ phận của nền kinh tế nên sự phát triển của du lịch bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của nền kinh tế. Du lịch phát triển đóng góp vào sự phát triển kinh tế nói chung, ngược lại nền kinh tế phát triển lại là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Cụ thể, sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với du lịch. Cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của hoạt động du lịch. Một số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến gỗ cung ứng vật tư cho du lịch. Sự phát triển của ngành giao thông vận tải phát triển ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch cả về số lượng và chất lượng. Đảm bảo vận chuyển được nhiều hành khách đến các khu du lịch, điểm du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới và đảm bảo cho du khách được an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.

Du lịch homestay là loại hình du lịch không đòi hỏi sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế như một số loại hình du lịch khác. Nhưng để phát triển được du lịch homestay cũng cần phải đảm bảo một số điều kiện kinh tế như: việc vận chuyển hành khách, cung cấp một số thực phẩm và hàng hóa mà người dân bản địa không thể sản xuất được (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).

1.2.4. Chính sách phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch quốc gia có vai trò “kim chỉ nam” dẫn đường cho hoạt động phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương trong từng giai đoạn nhất định. Mỗi một quốc gia, do tầm quan trọng và trình độ phát triển của ngành du lịch trong nền kinh tế khác nhau sẽ có các biện pháp và chiến lược phát triển khác nhau. Chính sách phát triển du lịch chung ở phạm vi khu vực và thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch của một quốc gia.


Để phát triển du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng luôn đòi hỏi các cơ quan quản lý phải đưa ra được chính sách phù hợp để định hướng du lịch homestay phát triển theo hướng thúc đẩy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, khai thác tối ưu các giá trị tài nguyên du lịch và đem lại lợi nhuận tối uu cho tất cả các chủ thể tham gia (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).

1.2.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch

Một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển du lịch, được coi là điều kiện cơ bản để phát triển các loại hình du lịch, cấu thành nên sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch chính là tài nguyên du lịch. Theo Luật Du lịch(2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Như vậy có thể thấy tài nguyên du lịch được chia thành 2 nhóm cơ bản là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Loại hình du lịch homestay, khách du lịch muốn được tự do khám phá thiên nhiên và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa. Vì vậy, để phát triển du lịch homestay phải biết khai thác các giá trị đặc sắc của tài nguyên du lịch tự nhiên và những yếu tố khác biệt của giá trị văn hóa bản địa để tạo nên nhiều sản phẩm du lịch với độ hấp dẫn và chất lượng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh và lôi kéo du khách tham gia loại hình du lịch này.

1.2.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm toàn bộ hệ thống giao thông vận tải (đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường thủy…), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng… Đây là hệ thống vật chất kỹ thuật do Nhà nước quy hoạch, xây dựng nhằm phát triển các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và phục vụ đời sống cộng đồng nói chung.

Trong du lịch, để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách du lịch, ngành du lịch địa phương và các doanh nghiệp tất yếu cần có sự hỗ trợ của hệ thống

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí