Bối Cảnh, Quan Điểm, Định Hướng Phát Triển Du Lịch Đà Lạt

Hai là, tổ chức bộ máy và nhân sự về du lịch còn nhiều bất cập.

Số lượng biên chế quản lý ít, năng lực, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực QLNN về du lịch còn nhiều hạn chế, các lớp bồi dưỡng, tập huấn chỉ trang bị kiến thức sơ cấp, chưa liên kết được các cơ sở đào tạo mở các khóa học chuyên ngành về nghiệp vụ du lịch, quản lý, kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp tại thành phố. Nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác QLNN về du lịch còn khó khăn, chưa đồng bộ.

Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch chưa được chú trọng. Chưa khắc phục được những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch trước yêu cầu phát triển ngành hiện nay cũng như tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp. Có một thực tế cho thấy rất rõ, hiện nay chương trình đào tạo tại các trường vẫn còn nặng nề về lý thuyết, chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng thực hành. Hàng năm, lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng ngay được yêu cầu công việc, phần lớn phải đào tạo lại. Thêm nữa lực lượng QLNN về du lịch còn rất mỏng, hiệu quả công tác quản lý chưa cao. Ngoài ra, số lượng hướng dẫn viên tại các điểm du lịch trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, số hướng dẫn viên du lịch sử dụng các ngoại ngữ hiếm như Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thái Lan... còn rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Không giống với các ngành khác, đặc thù của ngành du lịch là tính liên ngành và tính xã hội cao. Lao động ngành này cần được đào tạo không chỉ về chuyên môn du lịch mà còn phải hiểu biết nhiều chuyên môn khác như: văn hoá, ngoại ngữ, kinh tế. Đào tạo một nhân viên du lịch không chỉ là dạy cho họ kỹ năng nghề mà còn rèn lối sống, trang bị các kiến thức văn hoá cần thiết. Cơ cấu lao động trong ngành du lịch chưa hợp lý, thiếu lao động có năng lực quản trị khách sạn, nhà hàng, lữ hành.

Ba là, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa theo kịp sự phát triển của ngành và tiềm năng, thế mạnh của Đà Lạt.

Các lễ hội du lịch hàng năm còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa thực sự mang

lại sự hài lòng cho du khách khi đến tham quan. Du lịch Đà Lạt đã có nhiều hình thức quảng bá được dư luận hoan nghênh. Tuy nhiên, hiệu quả không như mong muốn. Các hình thức còn mang tính quảng bá hình ảnh, chưa có được mô hình gắn kết giữa Đà Lạt với các doanh nghiệp, giữa khách trong nước và ngoài nước. Chưa có các biện pháp để các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ ở Đà Lạt quan tâm đến hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Việc xây dựng thương hiệu và nâng cao nhận thức về các điểm du lịch khác vẫn còn rất thấp. Phần lớn những thông tin về du lịch trên trực tuyến và các ấn phẩm đều ít nói đến các địa danh khác ngoài Langbiang, Hồ Tuyền Lâm, Vườn hoa Đà Lạt. Sự thiếu hiểu biết về những điểm du lịch hấp dẫn thay thế khác, ngoài việc tham quan các khu vực trên, qua các phương tiện trên mạng Internet và các ấn phẩm thông tin đã gây cản trở sự phát triển mang tính toàn cầu đối với các ngành công nghiệp du lịch của Đà Lạt.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch và việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, của cộng đồng dân cư về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế, xã hội, mặc dù được chính quyền địa phương từ thành phố đến cơ sở thực hiện khá tích cực, song hiệu quả còn thấp, cải thiện chưa nhiều, hình thức nội dung chưa phong phú, nhiều chủ trương, chính sách mặc dù đã công bố nhưng một số địa phương vẫn chưa nắm sâu sát, công tác phổ biến, tuyên truyền chậm trễ.

Bốn là, hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch nhiều nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Công tác xử lý sau kiểm tra, thanh tra còn mang tính hình thức từng lúc, từng nơi chưa dứt khoát, còn để kéo dài, việc tố cáo, khiếu nại trong lĩnh vực du lịch còn diễn biến phức tạp. Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động đối với các doanh nghiệp còn những khó khăn nhất định, bởi nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không mở văn phòng, không có địa chỉ cụ thể nên không nắm được số lượng doanh nghiệp thực hoạt động là bao nhiêu. Việc kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh, ăn uống, lưu trú tuy được đẩy mạnh nhưng hiệu quả chưa cao. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống với mức giá quá cao vẫn hoạt động, gây ra những hậu quả không hay cho ngành du lịch của thành phố.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan QLNN về du lịch còn chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thông thoáng.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 11

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động QLNN về du lịch ở các địa phương. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. QLNN trong lĩnh vực du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thứ hai, chính sách QLNN về du lịch của địa phương cấp huyện còn nhiều bất cập.

Một số cơ chế, chính sách về du lịch, thủ tục hành chính liên quan đến du lịch chậm được nghiên cứu, giải quyết hoặc triển khai chậm; chưa thường xuyên kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng, triển khai thực hiện các quy hoạch, chiến lược, đề án; chính sách ưu tiên nhằm phát triển du lịch chưa được ban hành cụ thể do đó làm cho công tác phát triển du lịch gặp phải nhiều khó khăn cần phải giải quyết…

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác quy hoạch và chính sách phát triển du lịch Đà Lạt vẫn theo kiểu cũ, chưa phù hợp với yêu cầu

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố mới chú trọng việc phát triển du lịch tại vùng lõi của Đà Lạt, các vùng phụ cận chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Mối quan hệ phối hợp trong quản lý quy hoạch du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành trong thành phố, các địa phương có mặt thiếu chặt chẽ, đồng bộ.

Thứ hai, công tác tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo nhân sự chưa được quan tâm đúng mức.

Bộ máy QLNN về du lịch hiệu lực quản lý chưa cao, nhất là ở cấp xã. Quyền hạn, trách nhiệm cũng như lợi ích của các cấp, ngành trong việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch vào điều kiện cụ thể của địa phương cũng như trong việc ban hành cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và

trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ. Sự phối kết hợp trong quản lý hoạt động du lịch giữa các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thực sự chặt chẽ trong khi đó lại chưa phân định một cách rõ ràng trách nhiệm và lợi ích của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong quản lý các hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch.

Trình độ của đội ngũ CBCC trong ngành du lịch còn nhiều bất cập. Cán bộ quản lý kiêm nhiệm, làm trái ngành nghề còn nhiều. Công tác quản lý cán bộ, quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ QLNN về du lịch của thành phố, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, tuy có được quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, các chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ cán bộ, chính sách thu hút nhân tài chậm được ban hành hoặc chưa được chú trong thực hiện. Việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn chắp vá, thiếu hệ thống. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ.

Thứ ba, hoạt động quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch chưa được chú trọng quan tâm đầu tư đầy đủ.

Sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; hình thức quảng bá kém hấp dẫn, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp. Công tác tạo sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin du lịch chưa được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư phát triển.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch và việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, của cộng đồng dân cư về vai trò của du lịch có hình thức nội dung chưa phong phú, nhiều chủ trương chính sách mặc chưa rõ ràng, tuyên truyền chậm trễ.

Thứ tư, thiếu sự phối, kết hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra..

Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan QLNN liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, phối kết hợp quản lý cho các cơ quan QLNN về du lịch chưa toàn diện, chặt chẽ, chưa theo kịp với thực tế phát sinh. Việc xử lý các vi phạm trong công tác QLNN về du lịch còn mang

nặng tính hình thức hoặc có xử lý bằng nhiều biện pháp nhưng chưa mang lại hiệu quả nhất định. Sự buông lỏng trong kiểm tra tại các cơ sở và việc hoạt động chỉ dừng ở mức nhắc nhở không đủ sức răn đe và việc vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch vẫn tiếp diễn. Nhưng vi phạm trên chưa được chấn chỉnh đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với du lịch tại địa phương.

Tiểu kết Chương 2


Trong nội dung Chương 2, Luận văn đã tập trung làm rõ thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, cụ thể Luận văn đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ các nội dung sau:

- Thứ nhất, luận văn đã khái quát giới thiệu về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt.

- Thứ hai, luận văn đã trình bày và phân tích thực trạng hoạt động du lịch của thành phố Đà Lạt giai đoạn 2014 – 2018.

- Thứ ba, luận văn sử dụng lý thuyết ở Chương 1 để phân tích thực trạng hoạt động QLNN về du lịch tại thành phố Đà Lạt, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Nhìn chung, công tác QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã có những chuyển biến tích cực, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, công tác QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Do đó, để nâng cao hiệu quả QLNN về du lịch trong thời gian tới, đòi hỏi UBND thành phố Đà Lạt cần đưa ra phương hướng và các giải pháp hiệu quả để thực hiện.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG


3.1. Bối cảnh, quan điểm, định hướng phát triển du lịch Đà Lạt

3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch hiện nay

Bối cảnh phát triển du lịch hiện nay có tác động lớn đến QLNN về du lịch nói chung và QLNN về du lịch trên địa bàn TP. Đà Lạt nói riêng, cụ thể:

Một là, Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trong hội nhập quốc tế, hoạt động du lịch sẽ chịu tác động của sự di chuyển du khách quốc tế (đặc biệt trong cộng đồng ASEAN) giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Nguồn khách quốc tế gia tăng, tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế và hoạt động văn hóa được giao thoa. Đồng thời, hội nhập quốc tế tạo cơ hội có được hệ thống chính sách hỗ trợ có hiệu quả cho phát triển du lịch và những loại hình du lịch mới.

Hội nhập quốc tế sẽ làm lượng du khách gia tăng từ nhiều nước với nhiều mục đích du lịch khác nhau. Chẳng hạn nhiều du khách đi du lịch để tìm hiểu về văn hóa địa phương và dành thời gian với gia đình họ khi đi du lịch, trong khi những thành viên gia đình có thể có những sở thích khác nhau như người lớn tuổi thích một hành trình thoải mái hơn, những người trẻ thích những chuyến du ngoạn phiêu lưu hơn; hoặc du khách đi du lịch với nhiều chuyến đi lặp lại đến cùng một quốc gia hoặc các điểm đến vì họ đã quen thuộc với văn hóa địa phương, ngôn ngữ, và họ đã trở lại địa danh đó nhiều hơn; hoặc du khách thích mạo hiểm hơn và rất vui khi khám phá thế giới một mình hoặc với một nhóm bạn bè.

Nhu cầu du lịch gia tăng làm cho các hình thức du lịch và tour du lịch gia tăng. Ngày nay, các công ty bắt đầu cho phép nhân viên kết hợp những cuộc vui chơi giải trí vào công việc; dân du lịch chuyên nghiệp quan tâm tới những trải nghiệm phiêu lưu hơn như những môn thể thao mạo hiểm (nhảy dù, vượt thác, băng qua rừng, leo núi), lựa chọn một quốc gia, điểm du lịch xa lạ ít người biết tới; hoặc du khách không chú trọng mua sắm hàng hóa chất liệu đắt tiền nữa, thay vào

đó, họ quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm trong chuyến đi như thưởng thức ẩm thực địa phương, trải nghiệm hành trình và ngắm cảnh, trải nghiệm cuộc sống ở những con phố náo nhiệt, gặp một người bạn mới tại quán bar xinh xắn, chụp ảnh, tận hưởng từng khoảnh khắc của kỳ nghỉ.

Bên cạnh đó, trong hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia các tổ chức và Hiệp ước khu vực, thế giới, gia nhập vào thị trường du lịch quốc tế như WTO, các FTA thế hệ mới, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, do đó, phải tuân thủ các cam kết, chuẩn mực quốc tế. Chẳng hạn, Cộng đồng Kinh tế ASEAN thừa nhận lẫn nhau về văn bằng của người lao động, về nghề du lịch (MRA-TP), và cho phép chuyển dịch việc làm của người lao động du lịch lành nghề giữa các quốc gia thành viên, đồng thời, công nhận các kỹ năng, văn bằng của người lao động du lịch từ các quốc gia thành viên khác trong ASEAN theo tiêu chuẩn chung. Do đó, người lao động Việt Nam phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để đáp ứng tiêu chuẩn này.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của hội nhập quốc tế thì đó là những tác động tiêu cực. Những hiện tượng tiêu cực nảy sinh và ngày càng gia tăng chẳng hạn hiện tượng tour 0 đồng, mại dâm, tội phạm quốc tế, văn hóa truyền thống địa phương thay đổi (hành vi ứng xử của người dân địa phương thay đổi), ảnh hưởng môi trường cảnh quan, đời sống dân cư.

Do đó, trong QLNN về du lịch cần phải nắm bắt được các vấn đề trên để từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả, hạn chế những mặt tiêu cực và thúc đẩy mặt tích cực để phát triển hoạt động du lịch của địa phương.

Hai là, trên thế giới, xu hướng chủ đạo là phát triển du lịch theo hướng bền vững và có trách nhiệm.

Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và cũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển của Việt Nam. Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các thế hệ tương lai. Quá trình phát triển phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên môi trường và bền vững về văn hóa xã hội. Bên cạnh đó, du lịch có trách nhiệm nhằm tạo ra những trải nghiệm tích cực cho du khách, dân cư địa phương nâng cao nhận thức về môi trường và

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023