Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Homestay


cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia mà còn là điều kiện cần thiết để phát triển du lịch của một quốc gia.

Du lịch homestay với đặc điểm thường được tổ chức khai thác và phát triển ở những vùng sâu, vùng xa, vùng thiên nhiên còn hoang sơ vì vậy mà hệ thống giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì là cầu nối đưa du khách đến để tham gia trải nghiệm hoạt động du lịch homestay ở những nơi này.

1.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm toàn bộ hệ thống trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và điều kiện lao động do các đơn vị kinh doanh du lịch đầu tư mua sắm và xây dựng, được sử dụng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Sự tiện nghi, hiện đại của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Việc đầu tư đầy đủ, có chất lượng cũng như bố trí, quy hoạch hợp lý hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong các cơ sở lưu trú sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch tiêu dùng dịch vụ hiệu quả nhất, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh du lịch.

Trong du lịch homestay thì cơ sở lưu trú của khách du lịch chính là nhà ở và toàn bộ các trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt của người dân bản địa. Nhà ở và các trang thiết bị không đòi hỏi phải sang trọng, tiện nghi nhưng phải đảm bảo vệ sinh và đặc biệt là phải mang đặc trưng tộc người thể hiện sự khác biệt với những nét phong tục tập quán, tông giáo tín ngưỡng riêng, thường được xây dựng, trang trí bằng các sản vật mang tính đia phương…. Mỗi một kiểu nhà của một tộc người, một vùng miền lại thể hiện quan niệm sống, tính cách, phong tục của tộc người đó. Vì vậy, đó vừa là cơ sở lưu trú lại vừa là tài nguyên du lịch quý giá cho hoạt động du lịch homestay.

1.2.8. Nguồn nhân lực

Ngành du lịch mặc dù có liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, mang tính chất khác nhau. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch được hiểu là lực lượng nhân lực tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm nguồn nhân lực trực tiếp và nhân lự gián tiếp. Nhân lực du lịch trực tiếp là những người làm việc


trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. Nhân lực gián tiếp là các nhân lực làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch như văn hóa, hài qua, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễn thông, cộng đồng dân cư…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Do đó, nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, lao động nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có thể phân thành 3 nhóm sau:

- Nhóm 1: Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nước về du lịch

Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt - 5

- Nhóm 2: Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch

- Nhóm 3: Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch.

Mỗi nhóm lao động đều có vai trò, đặc trưng riêng biệt để phục vụ cho tính chất công việc của mình. Du lịch là ngành dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào thái độ phục vụ của người lao động vì vậy du lịch luôn sử dụng yếu tố chiều sâu của lao động. Do đó, nhân lực của ngành du lịch phải được lựa chọn và đào tạo bài bản về chuyên môn tại các trường lớp, tại các cơ sở kinh doanh du lịch. Vai trò quản lý của bộ phận quản lý Nhà nước về du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển ngành du lịch và quản lý ngành du lịch. Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của một quốc gia được chú trọng cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.

Đối với du lịch homestay nguồn nhân lực lao động chính là chủ nhà và các thành viên trong gia đình. Họ là những người phục vụ không chuyên nghiệp. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh và phục vụ du lịch homestay còn nhiều hạn chế. Song họ lại là những người mến khách, cần cù yêu lao động. Và với đặc trưng văn hóa dân tộc họ là điển hình cho một di sản văn hóa bản địa mà không cần lời thuyết minh thì giá trị di sản vẫn được thể hiện dưới con mắt khám phá của khách du lịch. Để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch homestay thì chính sách hỗ trợ cho việc đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ là vấn đề cần được quan tâm (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).

1.2.9. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch


Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được coi là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.

Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch bao gồm: Hoạt động ấn hành ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch. Hoạt động quảng cáo du lịch. Hoạt động quan hệ công chúng. Hoạt động xúc tiến bán. Hoạt động hội chợ - triển lãm du lịch. Hoạt động marketing trên mạng internet và website. Những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thường là những tác nhân hình thành nhu cầu du lịch. Hiệu ứng xúc tiến quảng bá, quảng cáo du lịch định hướng cho việc hình thành cầu du lịch, thôi thúc con người đi du lịch lần đầu và tái hình thành nhu cầu du lịch đối với sản phẩm du lịch cụ thể.

Dựa trên những đặc điểm cơ bản của du lịch homestay thì những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch không thể thiếu trong việc phát triển loại hình du lịch này. Du lịch homestay thường được tổ chức tại những khu vực khó khăn về phát triển kinh tế, vùng sâu vùng xa… vì vậy thông tin đến du khách còn khá nghèo nàn. Khách du lịch chưa biết đến sự phát triển của loại hình du lịch này ở những nơi xa xôi đó. Vì vậy việc tuyên truyền quảng bá có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua các ấn phẩm, các thông tin trên mạng internet giúp du khách tìm thấy được những thông tin về loại hình du lịch này, từ đó làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch homestay

1.3.1. Yếu tố về tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển tiềm năng du lịch của một khu vực, một quốc gia hay một địa phương. Điều 6 điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, thủy văn và tài nguyên nước, hệ động, thực vật…

-Vị trí địa lý của một vùng, quốc gia hay đại phương có tác động rất lớn đến sự phát triển du lịch. Một quốc gia, vùng lãnh thổ, điểm du lịch nằm ở khu vực kinh tế phát triển, có điều kiện giao thông thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp là điều kiện lý tưởng thu hút khách du lịch. Ngược lại, với một vị trí không thuận lợi sẽ hạn chế lượng khách du lịch.

- Địa hình: là hình dạng cấu tạo của bề mặt trái đất, với các dạng hình thái


khác nhau, đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng về phong cảnh có ý nghĩa quang trọng trong việc thu hút khách du lịch. Trong hoạt động du lịch, các khu vực có địa hình đa dạng, độc đáo, khác lạ có sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch. Sự hấp dẫn về địa hình trong du lịch đến từ một số dạng hình thái cơ bản: địa hình đồi, núi có phong cảnh đẹp, đại hình karst và hang động, địa hình bờ biển.

Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách. Địa hình đồi núi và là nơi tập trung tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ các nền văn hóa của các dân tộc anh em. Một vùng đồi núi với hệ thống hồ, sông, suối, thác ghềnh chằng chịt, những thung lũng rộng lớn … đầy ắp những sản vật chính là nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ để chế biến những món ăn độc đáo góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch.

- Khí hậu: là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành nhu cầu du lịch cũng như tác động đến việc quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách. Khí hậu tác động tới du lịch ở hai phương diện: Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch; Một trong những yếu tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch .

1.3.2. Yếu tố về an ninh chính trị, kinh tế - xã hội

- Sự ổn định chính trị quốc gia:

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới thamquan.

Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình” Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Nền chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế.

Từ những biểu hiện trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an ninh


chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch. Với nền chính trị ổn định, hòa bình không chiến tranh xung đột sẽ đảm bảo cho việc thu hút khách du lịch. Thực tế cho thấy, ở những quốc gia có nền chính trị ổn định, hòa bình thường thu hút đông đảo khách du lịch vì những nơi này họ cảm thấy yên tâm hơn, an toàn hơn cho tính mạng và tài sản của họ. Ngược lại, ở những nơi có chính trị không ổn định thì du lịch không phát triển được.

Du lịch homestay “du khách sẽ ăn, ngủ, vui chơi và học hỏi tại nhà người dân, nơi mà du khách đến trú trong thời gian tạm gác tất cả cho chuyến du lịch”, vậy sự ổn định về chính trị, môi trường thân thiện là yếu tố mà du khách quyết định lựa chọn loại hình du lịch này.

- Sự phát triển kinh tế của quốc gia:

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển ngành kinh tế du lịch. Theo các chuyên gia của Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch.

Khả năng phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn vào thực trạng cũng như tình hình phát triển kinh tế của quốc gia đó. Một nền kinh tế phát triển sẽ là tiền đề để cho sự hình thành và ra đời của ngành du lịch địa phương.

Tóm lại, phát triển loại hình du lịch cộng đồng nói chung và du lịch homestay nói riêng nhằm mục đích để phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.

1.3.3. Yếu tố văn hóa, lịch sử

Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Đại bộ


phận tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày khách đến).

Các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc là một trong những nơi thu hút khách du lịch. Gắn với nó là loại hình du lịch khám phá, tìm hiểu về đời sống nơi cư trú của cư dân bản địa, các di tích lịch sử, du lịch hành hương, tham gia lễ hội,…

Đối với loại hình du lịch homestay, sự hấp dẫn muốn tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán , nơi cư trú của cư dân địa phương, các di tích lịch sử chính là yếu tố quyết định thu hút khách và cũng ảnh hưởng đến việc hình thành mùa vụ trong hoạt hoạt động kinh doanh du lịch.

1.3.4. Yếu tố về môi trường

Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực tiếp sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm. Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường.

Khách của loại hình du lịch homestay, thường có nhu cầu tham quan làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, Thông thường các chuyến du lịch này được tổ chức tại các vùng rừng núi còn mang tính tự nhiên, hoang dã, hệ sinh thái đa dạng, địa điểm hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lại thưa thớt dân cư, các điều kiện sinh hoạt, đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối với khách tham quan, những lúc như vậy khách du lịch cần có sự giúp đỡ như cần có người dẫn đường để khỏi bị lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… đã được người bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ. Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch


cộng đồng homestay. Việc thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của khách.

1.3.5. Năng lực của người làm du lịch homestay

Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch, bởi nó tác động quyết định trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển ngành du lịch. Các doanh nghiệp du lịch có phát triển kinh doanh được hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên của mình. Thực tế trong thời gian gần đây, ngành du lịch của có tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao (33,3%), nguyên nhân do: Nhiều cán bộ quản lý, lao động có tay nghề chuyên môn cao đến tuổi nghỉ hưu, trong khi lực lượng kế thừa chưa đủ lượng và chất để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện nay. Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ lệ lao động thuyên chuyển công tác từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khá cao.

Vì vậy, để tránh tình trạng thiếu lao động cho ngành du lịch nói chung và du lịch phục vụ loại hình du lịch homestay, các cấp, ngành được giao nhiệm vụ cũng như các doanh nghiệp du lịch cần có chiến lược bền vững về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo hướng ngày càng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động nhằm đón đầu các dự án đầu tư du lịch và hạn chế sự dịch chuyển lao động trong ngành.

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia trên thế

giới


1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Malaysia

Malaysia là đất nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia là nước đã triển

khai một chương trình du lich ở nhà dân “homestay in Malaysia”, đạt được kết quả khả quan và là một điểm đến của du lịch homestay trong khu vực. Những chính sách và phương thức tổ chức du lịch homestay của Malaysia sẽ là kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển:


Chính sách quản lý: Để quản lý du lịch homestay, Malaysia đã tiến hành các bước thống nhất. Tất cả quá trình triển khai đều được xây dựng trên cơ sở chiến lược. Để quản lý một cách hiệu quả, Malaysia đã thành lập các cơ quan chuyên trách, mỗi cơ quan phụ trách các mảng công việc khác nhau (Lê Thị Hiền, 2008).

Chính sách phát triển: Bộ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch và Ủy ban kế hoạch kinh tế quốc gia Malaysia đã thành lập Hiệp hội du lịch homestay nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các hộ kinh doanh và cấp giấy chứng nhận cho những hộ gia đình có dịch vụ homestay, triển khai các chương trình quảng bá… Hơn nữa, Malaysia còn áp dụng những chính sách khuyến khích và lấy chương trình du lịch homestay ở Desa Muni làm mô hình điểm thành công và từ đó nhân rộng ra các địa phương khác trong cả nước. Ngoài những chính sách ưu đãi để phát triển loại hình du lịch này, chính phủ khuyến khích những người dân tham gia chương trình trực tiếp quảng bá tại nước ngoài, ban hành nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào phát triển du lịch ở nhà dân (Lê Thị Hiền, 2008).

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: Malaysia đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho những người tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động du lịch homestay. Vì vậy, công tác này được triển khai ở nhiều mức độ khác nhau và tập trung vào những đối tượng: Đào tạo người đào tạo (giảng viên, cán bộ quản lý), Đào tạo cho những người cung cấp sản phẩm du lịch homestay… (Tổng Cục du lịch, 2006).

1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Vùng Wallonie -Bỉ

Chính sách quản lý chất lượng: Bỉ cũng là một nước ở Châu Âu phát triển về hoạt động du lịch ở nhà dân. Tổng cục Du lịch vùng Wallonie - Bỉ đã ban hành các chính sách như điều kiện cấp biển hiệu nhà nghỉ của vùng, điều kiện gia nhập Hiệp hội nhà nghỉ trong dân của vùng và các chính sách hỗ trợ các chủ nhà nghỉ. Những chính sách này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển hệ thống nhà nghỉ trong dân tại vùng Wallonie. Trước tiên, để có thể được cấp biển hiệu nhà nghỉ Wallonie, các nhà nghỉ phải thực hiện đầy đủ 03 điều kiện do Tổng cục Du lịch vùng Wallonie quy định như: 1.Giấy chứng nhận là thành viên; 2. Hình thức đón tiếp tại nhà nghỉ vùng Wallonie; 3. Chất lượng nhà nghỉ vùng Wallonie. Nhà nghỉ

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí