Quá Trình Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Đà Lạt


năm 1994 ngành du lịch đã thu hút trên 528 triệu lượt khách, doanh thu 322 tỷ USD. Năm 1995 là 3.400 tỷ USD, tạo ra 211, 7 triệu chỗ làm việc, đóng góp trên 10,9% GDP toàn cầu. Năm 1996 thu hút 595 triệu lượt khách (tăng 77% so với năm 1986), tạo ra giá trị hàng hóa 3.600 tỷ USD, chiếm 10,6% GDP toàn cầu, cung ứng 10% hay 255 triệu việc làm . Dự kiến năm 2010 là 937 triệu du khách (Theo Du lịch bền vững- Nguyễn Đình Hòe- Vũ Văn Hiếu – NXB Đại học quốc gia Hà Nội – 2001 – Tr. 15).

Du lịch - ngành kinh tế không khói này sẽ phát triển rất mạnh nếu công tác bảo vệ môi trường phục vụ du lịch phải là đồng bộ đối với tất cả các ngành, các cấp. Ngành du lịch phải năng động và quan hệ gắn bó với các ngành chức năng nhằm phối hợp tốt vấn đề bảo vệ và phát triển môi trường an toàn.

Chúng ta đã và đang xây dựng được một môi trường hướng tới trong sạch, an toàn thì việc gìn giữ nó lại càng quan trọng. Giữ được môi trường trong sạch phục vụ tốt cho du lịch là tiền đề cho mọi ngành đều phát triển. Du lịch phát triển là nhằm bảo đảm cho sự thỏa mãn của khách hàng đạt đến nhu cầu cần thiết.

Các vấn đề về giá ở, giá ăn uống và đi lại chưa được thống nhất và thường được nâng giá một cách tùy tiện cho nên khách lưu lại Đà lạt thường là rất ít ( trung bình khoảng 2,5 ngày). Giá ở cao, phục vụ yếu kém, môi trường ở các khu du lịch ô nhiễm, không kiểm soát hết được ở những thời điểm các ngày lễ, Tết, ..

Việc đầu tư hạ tầng cơ sở còn thiếu, chưa đồng bộ, tủn mủn, quy mô nhỏ, kinh phí nhỏ giọt, …không làm sáng sủa bộ mặt chung của thành phố.

Ở Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh là những khu du lịch nổi tiếng đã thu hút nhiều du khách: Nha Trang, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Vũng Tàu, Cố đô Huế, Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình),…Đà Lạt được đánh giá là một


trong những nơi du lịch lý tưởng do môi trường tốt, tuy nhiên nhiều yếu tố cũng cần được các cấp chính quyền lưu tâm hơn nữa.

Có thể thấy thành phố Hạ Long là một điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Diện tích rộng khoảng 1.500 m2 nằm ở vùng biển nông. Dân số 1996 là 148.601, 2000 là 160.000 người, dự kiến 2010 có 500.000 người, khả năng thu hút lực lượng lao động lớn. Có hàng ngàn đảo đá vôi lớn nhỏ, trên đó có rất nhiều hang đẹp còn lưu giữ những kỳ tích thiên nhiên hay di tích lịch sử. Du lịch chủ yếu: tham quan các đảo, tắm biển, nghỉ ngơi,…

Tốc độ xây dựng tăng nhanh. Du lịch Hạ Long- Cát Bà có ảnh hưởng lớn đến cán cân khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới thì lượng khách đến Quảng Ninh là 1.000.000 lượt năm 2000 và

2.500.000 lượt năm 2010 thì số lượng ngày khách theo các thời kỳ là:

- 1996: 514.552;

- 2000: 2.500.000;

- 2010: 7.000.000

Đây là một con số không nhỏ.

Nhu cầu vốn dự kiến cho xây dựng và dịch vụ du lịch thời kỳ 1997- 2000 là 3000 tỷ, thời kỳ 2001- 2010 là 23.000 tỷ. Đây cũng là một con số lớn.

(Theo Tuyển ậtp các báo cáo Hội thảo lần thứ hai và ba về Đánh giá tác động môi trường- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – 2000 – Tr.41, tr.47).

Tham khảo tình hình Du lịch ở một số nước trong khu vực:

Thái Lan có diện tích: 514.000 km2 dân số: 60.000.000 người (2002), thu nhập bình quân đầu người 1.630 USD (2001). Nhiệt độ trung bình cụ thể theo 3 mùa rõ rệt nhưng nhìn chung nhiệt độ mùa lạnh nhất là 220 C, và nóng nhất là 290 C, trung bình là 250 C. Thái Lan có đặc điểm cơ bản là đồng bằng, có nhiều loại rừng khác nhau, đa dạng về các loại thú, thực vật cho nhiều loại trái cây.


Còn biển thì đa dạng loại hải sản,… Hàng năm du lịch Thái Lan có khoảng 7 triệu lượt du khách, lợi nhuận đạt khoảng 308 tỉ bạt (tăng bình quân hàng năm là 30%). Thái lan đang cải cách chính sách thu hút khách quốc tế với chiến dịch: “Thái Lan kỳ diệu: Hãy thể nghiệm sự đa dạng nơi đây”, nhằm biến Thái Lan thành “Thủ phủ du lịch của Châu Á”.

Singgapo có diện tích: 692,7 km2 , dân số: 4.452.732 người (2002). Thu nhập bình quân đầu người 24.700 USD (2001). Nhiệt độ trung bình các tháng có sự thay đổi nhưng dao dộng từ 230 C đến 310 C.

Du lịch đa dạng và hiện đại. Khách đến được hệ thống dịch vụ vận chuyển công cộng hiện đại và thuận lợi phục vụ. Các dịch vụ giao thông dẫn khách đi đến các điểm vui chơi giải trí cho khách một cách tự động và thoải mái. Các điểm tham quan ở Singapore nổi tiếng và hiện đại với những công trình đồ sộ, vĩ đại, môi trường du lịch sạch đẹp vào loại bậc nhất thế giới.

Malaysia có diện tích: 329.750 km2 , dân số: 23.092.940 người (2002).

Khí hậu ở đây trung bình dao động từ 240 C đến 340 C, có những cao nguyên giống như Đà lạt, nhiệt độ trung bình từ 20- 250 C.

Du lịch Malyasia nổi tiếng với những đồi núi bạt ngàn, bờ biển dài, rộng và chiếm một phần lớn trong thu nhập chung của quốc dân.

Mức tăng trưởng bình quân: 4,2% (2002) .

(Theo: “ Một vòng quanh các nước”: Thái Lan, Singapore, Malaysia- Trần Vĩnh Bảo – NXB Văn hóa Thông tin -2005 ).

Trong nội dung tổng kết của Tổng cục Du lịch về chương trình tăng cường khai thác nguồn du lịch trên toàn quốc từ 2000 - 2005 đã nêu được một số điều đã làm, chủ yếu là:

Tập trung cao cho việc tháo gỡ tầm vĩ mô về quy mô, tạo cơ hội cho ngành du lịch phát triển. Các cấp chính quyền cùng một số ngành liên quan và các


doanh nghiệp đã có sự quan tâm và có trách nhiệm hơn trong các vấn đề liên quan đến du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế vào ra, xã hội hóa các hoạt động du lịch, phát triển du lịch bền vững. Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm khai thác khách, nguồn vốn, kinh nghiệm, công nghệ cho sự phát triển và gắn với thị trường thế giới trong bước đường là thành viên của WTO - tổ chức thương mại thế giới.

Năm 1972, Liên hiệp quốc đã nêu: “Tài nguyên thiên nhiên của trái đất bao gồm: không khí, thực vật, động vật và đặc biệt là hệ sinh thái thiên nhiên điển hình là phải được bảo vệ an toàn vì quyền lợi của các thế hệ hôm nay và tương lai thông qua công tác quy hoạch và quản lý thích hợp”.

Ở Đà Lạt, rừng đem lại cân bằng sinh thái cho tự nhiên, nó hạn chế các tác hại của thiên tai như: Lũ lụt, gió bão, ngăn chặn sự xói mòn trên đất dốc, điều hòa khí hậu,…Việc chống xói mòn các triền dốc là điều cực kỳ quan trọng của rừng vì Đà Lạt là vùng đồi núi cao, dốc nhiều. Rừng thông ở Đà Lạt cả nguyên sinh và nhân tạo là bộ máy quang hợp có khả năng điều tiết khí hậu, góp phần điều hòa dòng chảy, bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở, mùa màng,…

Bảo vệ môi trường phục vụ du lịch phải là một sự tổng hợp sự kết hợp của tất cả mọi người mọi ngành trong tổ chức xã hội. Môi trường du lịch không chỉ có môi trường trong sạch và cảnh quan mà điều quan trọng nhất là con người biết khai thác lượng khách đến Đà Lạt ngày càng đông.

Cần phải giữ vững các tiêu chuẩn xã hội về bảo vệ môi trường bao quanh, dưới giác độ kinh tế, chẳng khác gì việc tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do vậy phải chú ý đến nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ và tái tạo môi trường.


Du lịch thực chất của vấn đề là bảo đảm và nâng cao sức khoẻ của con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Tùy theo từng mức sống mà con người lại có những nhu cầu khác nhau.

Trong tất cả các nước phát triển kinh tế từ trước tới nay thì khi phát triển kinh tế người ta đều gắn đến đảm bảo sự bền vững của môi trường, làm đòn bẩy cho mọi ngành kinh tế. Việc phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật là tiền đề cho việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên vấn đề khai thác có hiệu quả hay không phụ thuộc vào vấn đề bảo quản môi trường của từng khu vực.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm

Môi trường cần phải được bảo vệ và phát triển cùng với ngành du lịch nhằm nâng cao đời sống và phát triển kinh tế.

*. Ở trong nước phải:

Cần bảo tồn giữ nguyên các vùng có những đặc thù nhằm giữ được tính nguyên thủy của khu vực. Ví dụ như thành phố Đà Lạt với núi đồi nhấp nhô, rừng thông bạt ngàn, các hồ tự nhiên, các thác tự nhiên và hùng vĩ vốn có. Thành phố du lịch Hạ Long với vô số hòn đảo lớn nhỏ nằm trên mặt biển với những bãi san hô trải dài theo bờ biển là những yếu tố có sẵn khác hẳn với nơi khác,…

Duy trì và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa là những điểm đặc biệt của từng khu vực. Ví dụ như ở Đà Lạt có những Dinh thự của Bảo Đại từ lâu là biểu hiện của cuộc sống vua chúa phải được giữ và tôn tạo để không bị phai mờ các dấu ấn của lịch sử, các nhà rông Tây Nguyên có từ lâu đời, nét văn hóa cồng chiêng là nền văn hóa của dân tộc Tây Nguyên cần tôn trọng, bảo quản.

Trồng rừng liên tục và có quy hoạch khai thác hợp lý để đảm bảo cho môi trường luôn sạch, không khí ôn hòa, không bị ô nhiễm.


* Ở nước ngoài:

Quy hoạch khu du lịch, chú ý tự nhiên, không thay đổi cảnh quan của tự nhiên, không làm mất cấu trúc vốn có của tự nhiên. Đảm bảo cho tự nhiên, cảnh quan được duy trì, sử dụng tối thiểu hóa chất sử dụng trong nông nghiệp nhằm đảm bảo môi trường bị ô nhiễm.

Không phát triển các nhà máy gần nơi du lịch nhằm đảm bảo cho môi trường du lịch không bị ô nhiễm do các chất thải từ nhà máy,.…

*. Giữa du lịch và môi trường đều có tác động qua lại với nhau và có những tích cực và tiêu cực nhất định.

Tác động của du lịch đối với môi trường:

Tác động tích cực: Lợi ích kinh tế, góp phần bảo tồn di tích, di sản lịch sử - văn hóa :kiến trúc, nghệ thuật, giao lưu trao đổi văn hóa giữa các du khách.

Tác động tiêu cực: Dịch bệnh, gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm, quá tải dân số và mất các tiện nghi môi trường, ảnh hưởng đến văn hoá.

Môi trường có tác động đến du lịch:

Tác động tích cực: Bảo tồn thiên nhiên (khu bảo tồn vườn quốc gia, bảo tồn động vật hoang dã,...,); Tăng cường chất lượng môi trường (làm sạch môi trường :không khí, rác thải, nước đất,.., cải thiện môi trường); Cải thiện hạ tầng cơ sở; Tăng cường hiểu biết của cộng đồng.

Tác động tiêu cực: Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước; Nước thải; Rác thải; Ô nhiễm khí; Ô nhiễm tiếng ồn; Ô nhiễm phong cảnh.


Chương 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT THỜI GIAN QUA


2.1. Thực trạng môi trường thành phố Đà Lạt.

2.1.1. Quá trình phát triển của thành phố Đà lạt.

Đà Lạt được hình thành từ năm 1893 do bác sĩ A.Yersin phát hiện và đề nghị xây dựng thành nơi nghỉ mát (thời kỳ Pháp thuộc). Sau đó toàn quyền Pháp tại Đông Dương P. Doumer quyết định xây dựng Đà Lạt làm nơi nghỉ mát của người Pháp tại Đông Dương. Từ năm 1923, Đà Lạt được chọn làm nơi Thủ phủ Đông Dương và được chọn làm nơi đặt trụ sở Toàn quyền Đông Dương (1942- 1945) là nơi trụ sở Quốc trưởng Bảo Đại, trụ sở Tòa công sứ tỉnh Lâm Viên, Nha địa dư quốc gia, Viện Paster,…

Thời kỳ Mỹ - ngụy (1945-1975), Đà Lạt được phát triển là trung tâm các cơ quan quan trọng Nhà nước và quân đội: Viện nghiên cứu hạt nhân, Trường võ bị quốc gia, Trường Tham mưu liên quân, Trường Chiến tranh chính trị, Trường cảnh sát dã chiến, Sân bay quân sự (CamLy), Giáo hoàng học viện, Viện đại học (nay là Trường đại học Đà Lạt).

Từ năm 1977 Đà Lạt là thành phố trực thuộc Trung ương loại III. Năm 1999, Đà Lạt được công nhận là Đô thị loại II. Hiện nay, chính quyền địa phương đang tích cực hoàn tất các đề án để đề nghị Chính phủ công nhận là Thành phố loại I- thành phố trực thuộc Trung ương. Nói như vậy có nghĩa là Đà


Lạt trên bước đường phát triển về quy mô và chất lượng sánh vai được với các thành phố quan trọng của Trung ương, là nơi hấp dẫn cho các nhà đầu tư về kinh tế, du lịch, là điểm sáng của quốc gia và khu vực.

Hiện nay, chính quyền Tỉnh và Thành phố Đà Lạt đang nỗ lực, tập trung đầu tư vào các hạng mục, dự án để cải thiện môi trường ngày một tốt hơn nhằm đưa Đà Lạt ngày càng phát triển, xứng tầm với một thành phố có tầm cỡ quốc gia và thế giới.

2.1.2. Quá trình phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt

Đà Lạt được thiên nhiên ưu đãi cho một khí hậu lý tưởng: nhiệt độ quanh năm dao động từ 18 – 220C. Mát quanh năm là đặc trưng của thành phố Đà Lạt. Quanh thành phố là những đồi núi nhấp nhô, những ngôi nhà, biệt thự lấp ló dưới rặng thông lúc ẩn, lúc hiện với rải rác là những hồ nước trong xanh dưới màn sương mờ ảo sáng sớm hoặc về đêm trông như một bức tranh thủy mặc.

Ở Đà Lạt, môi trường tự nhiên có rừng thông là đặc thù so với cả nước. Rừng ở đây bạt ngàn có từ lâu đời và được mọc ở tất cả các ngọn núi, con đường, khe suối, quanh hồ và phủ kín bề mặt của khu vực. Rừng có tác dụng điều tiết nguồn nước chảy do những trận mưa lớn kéo dài. Rừng điều tiết khí hậu và rừng đảm bảo giữ độ ẩm cho đất đai ở mọi nơi và là nơi giữ cho nhiệt độ tự nhiên một cách lý tưởng. Rừng có thể cản phá các trận mưa lũ quét. Rừng có tác dụng làm cho môi trường trong sạch về khí hậu, nhiệt độ, cảnh quan,….

Do ưu điểm trên, lượng khách đến Đà Lạt cơ bản tăng dần theo từng năm.

Bảng 2.1: SỐ LIỆU DU KHÁCH ĐẾN ĐÀ LẠT QUA CÁC NĂM


Năm

Tổng số lượt khách đến ( người)

Khách quốc tế (người)

1985

129.700

3.254

1990

151.634

4.683

1995

417.500

59.466

1998

406.766

56.451

1999

501.459

62.451

2000

750.711

65.125

2001

883.189

68.289

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 3

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí