mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông, các dịch vụ du lịch đường sông theo hướng hiện đại, thẩm mỹ nhưng bảo tồn được đặc trưng văn hóa địa phương. T3 + S2: Cải thiện chất lượng môi trường du lịch, xây dựng các kịch bản phát triển du lịch đường sông nhằm thích ứng sự bất lợi của thời tiết và bối cảnh biến đổi khí hậu. | T2 + W2: Đa dạng hóa dịch vụ giải trí, đề cao các sản phẩm mang tính đặc trưng của Đà Nẵng, đồng thời phải đảm bảo tính thẩm mỹ, hiện đại, và an toàn. T3 + W3: Ứng dụng công nghệ hiện đại, các chính sách bảo vệ môi trường chặt chẽ trong khai thác du lịch đường sông. |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượt Khách Du Lịch Đến Thành Phố Đà Nẵng Giai Đoạn 2010 - 2020
- Doanh Thu Du Lịch Và Du Lịch Đường Sông Của Thành Phố Đà Nẵng, 2010 - 2020
- Quản Lý Và Điều Hành Hoạt Động Du Lịch Đường Sông
- Định Hướng Liên Kết Phát Triển Du Lịch Đường Sông
- Giải Pháp Về Nguồn Vốn Đầu Tư Du Lịch Đường Sông
- Giải Pháp Quy Hoach Tổng Thể Phát Triển Du Lịch Đường Sông
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020 đã có sự thay đổi đáng kể để thực hiện mục tiêu đưa DLĐS trở thành sản phẩm DL chủ lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của tổng hợp nhiều nhân tố khác nhau, đó là: vị trí địa lý, khí hậu, đặc điểm thủy văn, tài nguyên DLĐS, CSHT, phát triển kinh tế và an ninh, an toàn xã hội, chính sách phát triển DLĐS và sự tham gia của cộng đồng địa phương. Mỗi nhân tố có vai trò và mức độ ảnh hưởng khác nhau tới sự phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.
Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng cho thấy mỗi sông có mức độ thuận lợi khác nhau cho phát triển DLĐS. Sông Hàn có tiềm năng phát triển DLĐS rất thuận lợi và rất hấp dẫn, sông Cổ Cò và sông Cu Đê có tiềm năng phát triển DLĐS thuận lợi và hấp dẫn, trong khi đó sông Cẩm Lệ và sông Tuý Loan lại có tiềm ít thuận lợi và ít hấp dẫn.
Thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2020 đã đạt được một số thành tựu nhất định. TP đã đưa vào khai thác một số sản phẩm DLĐS trên tuyến sông Hàn, số lượng khách và doanh thu, chi tiêu bình quân khách DLĐS ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn chưa cao. Về đánh giá của khách DLĐS nghiên cứu điển hình ở tuyến sông Hàn cho thấy sự hài lòng của khách DL bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là độ hấp dẫn, năng lực đáp ứng, độ an toàn, phương tiện hữu hình và độ tin cậy. Đánh giá chung về sự hài lòng của du khách đối với DLĐS đạt mức độ khá tốt. Các CSVCKT và nguồn nhân lực DLĐS, quản lý và điều hành hoạt động DLĐS mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư và đạt được một số thành tựu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020 là cơ sở quan trọng để luận án xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển DLĐS theo định hướng hiệu quả và bền vững.
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Định hướng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
3.1.1. Cơ sở khoa học của định hướng
Xây dựng định hướng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng, luận án dựa trên cơ sở chủ yếu là các văn bản của Nhà nước, TP. Đà Nẵng về phát triển DL nói chung và những nội dung gắn liền với phát triển DLĐS nói riêng. Đồng thời, việc xây dựng định hướng, giải pháp phát triển DLĐS còn căn cứ vào kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, tiềm năng, thực trạng phát triển DLĐS của TP. Đà Nẵng và thông qua khảo sát thực tế.
3.1.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đưa ra những định hướng chung cho phát triển của ngành DL Việt Nam, đó là cơ sở quan trọng để xây dựng các định hướng cho phát triển DL của TP. Đà Nẵng nói chung và phát triển DLĐS nói riêng. Một số nội dung quan trọng của bản Chiến lược thể hiện quan điểm phát triển DL của Việt Nam như sau:
(i). “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành, các lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại;
(ii). Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng an ninh;
(iii). Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc;
(iv). Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
(v). Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam”
Như vậy, với quan điểm trên của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cho thấy vai trò quan trọng của ngành DL trong cơ cấu kinh tế hiện đại của Việt Nam, cũng như việc phát triển DL phải gắn liền với các ngành kinh tế, đảm bảo tính bền vững, chuyên nghiệp, phát huy được lợi thế của mỗi địa phương về tài nguyên và xây đựng sản phẩm DL đặc sắc, mang tính cạnh tranh cao. Đó là cơ sở để TP. Đà Nẵng xây dựng chính sách, chiến lược phát triển DLĐS cũng như các loại hình DL khác.
3.1.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Đối với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng dựa trên Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đưa ra một số nội dung quan trọng mang tính định hướng cho phát triển DL và DLĐS của TP. Đà Nẵng như sau:
(i). “Tập trung phát triển du lịch Vùng có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để bảo đảm sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao;
(ii). Mục tiêu đến năm 2020 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Vùng”.
Điều này cho thấy rằng DL là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng của Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và mỗi địa phương của vùng, việc phát triển DL cần phải tạo ra sản phẩm DL có tính thương hiệu và tính cạnh tranh cao.
Bên cạnh đó, bản Quy hoạch cũng đề cập đến nội dung liên quan về phát triển DLĐS dựa trên hệ thống tuyến nội vùng hình thành và khai thác các tuyến DL chuyên đề trong đó có tuyến DLĐS, điều này cho thấy loại hình DL cũng là một trong những lợi thế, có thể xây dựng thành sản phẩm DL đặc trưng của vùng.
Như vậy, với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là kim chỉ nam cho việc xây dựng các định hướng cho phát triển DL và DLĐS của TP. Đà Nẵng.
3.1.1.3. Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045
Trong Quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: Mục tiêu phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm KT - XH lớn của
quốc gia về DL và vươn tầm khu vực Đông Nam Á. Định hướng phát triển DL Đà Nẵng gắn liền với đa dạng các loại hình DL và gắn liền với loại hình DLĐS (Thủ tướng Chính phủ, 2021). Việc Chính phủ đưa loại hình DLĐS trở thành một phần trong định hướng phát triển DL của TP. Đà Nẵng cho thấy vai trò quan trọng của loại hình DL này đối với TP. Đà Nẵng cũng như sự quan tâm của chính quyền đối với phát triển DLĐS trong chiến lược phát triển của TP. Cụ thể, bản quy hoạch đã đưa ra hệ thống định hướng các chính sách cụ thể để phát triển DLĐS như sau:
(i). “Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường sông, xây dựng tuyến đường thủy nội địa qua sông Hàn, sông Túy Loan, sông Cu Đê, sông Cổ Cò, quanh đảo Sơn Trà;
(ii). Quy hoạch, xây dựng các bến tàu phục phát triển du lịch;
(iii). Xác định trục không gian cảnh quan hai bên bờ sông Hàn, sông Cu Đê là hành lang đi bộ chính của thành phố;
(iv). Đối với việc tổ chức không gian mặt nước trên các sông đã xác định một số vùng đệm thoát lũ ven sông kết hợp hình thành các hành lang xanh, công viên tuyến tính trên sông Cu Đê, sông Hàn, sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ, sông Vĩnh Điện;
Nâng cấp hệ thống cửa sông Cu Đê và sông Hàn và tiến hành nạo vét sông Cu Đê, sông Cổ Cò nhằm nâng cao khả năng thoát lũ và khai thác du lịch”
Với những định hướng trong Quy hoạch chung của TP. Đà Nẵng liên quan đến phát triển DLĐS là cơ sở quan trọng có vai trò chỉ đạo, nền tảng để xây dựng CSHT và CSVCKT DLĐS, quy hoạch không gian, cảnh quan đô thị gắn với phát triển DLĐS và các vấn đề để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng gắn liền với phát triển bền vững.
3.1.1.4. Đề án cơ cấu lại ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể của Chính phủ, TP. Đà Nẵng xem đó là căn cứ để xây dựng và phát triển KT - XH của địa phương. Theo đó, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, tổ chức lãnh thổ kinh tế của TP được xây dựng, định hướng cho phù hợp. TP. Đà Nẵng đã ban hành Đề án cơ cấu lại ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đây được coi là văn bản quan trọng cho việc xây dựng, đề xuất các định hướng, giải pháp phát triển DLĐS trong thời gian tới.
Trong Đề án cơ cấu lại ngành du lịch TP. Đà Nẵng tiếp tục khẳng định quan điểm về phát triển DL của TP trong thời gian tới như sau:
(i). “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
(ii). Phát huy đầy đủ lợi thế so sánh, các nguồn lực phát triển du lịch cùng với việc khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển du lịch nhằm xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến du lịch, dịch vụ hàng đầu, tầm khu vực, thành phố sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế;
(iii). Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, phát huy vai trò trung tâm của hệ thống doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của cộng đồng, tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc tạo ra chuổi giá trị sản phẩm du lịch có sự khác biệt về tính sáng tạo, hấp dẫn và chất lượng;
(iv). Phát triển du lịch gắn liền với hình ảnh thành phố trẻ năng động, văn minh đồng thời bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng an ninh; Phát huy vai trò hạt nhân và cửa ngõ du lịch vùng kinh tế động lực, trọng điểm miền Trung”.
Đối với phát triển DLĐS Đề án đưa ra một số định hướng cụ thể như sau:
Thứ nhất: “Tăng tỷ trọng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là cảng du lịch biển và cảng du lịch đường sông;
Thứ hai: Xây dựng cảng du lịch đường sông cùng với việc nâng cấp cầu cảng hiện có để đẩy mạnh du lịch dọc sông Hàn, biển đảo Đà Nẵng và kết nối du lịch Đà Nẵng với Hội An - Quảng Nam bằng đường sông;
Thứ ba: Xây dựng bến du tàu và hình thành đội tàu hiện đại, chất lượng cao, tập trung đầu tư cảng Thuận Phước, cảng Sông Hàn, cảng Sông Thu và các bến du thuyền đã quy hoạch để phát triển du lịch”.
Theo các định hướng trên, TP. Đà Nẵng xác định đầu tư tái cơ cấu ngành DL, phát triển DLĐS thông qua việc tăng cường đầu tư cho CSHT và CSVCKT DLĐS như cảng, cầu cảng, bến tàu, đội tàu; quy hoạch hệ thống bến tàu; tăng cường kết nối giữa loại hình DLĐS với DL biển đảo cũng như tăng cường kết nối giữa TP. Đà Nẵng với các địa phương, đặc biệt là TP. Hội An (Quảng Nam). Với những định hướng cụ thể này đã tạo điều kiện cho việc phát triển DLĐS của thành phố.
3.1.1.5. Kế hoạch khôi phục hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn bình thường mới
Để khôi phục ngành DL và thích ứng với phát triển DL trong giai đoạn bình thường mới, TP. Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch khôi phục hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn bình thường mới với các nội dung: Triển khai đón và phục vụ khách; Chuẩn bị các điều kiện hoạt động du lịch trở lại; Chuẩn bị và triển khai kế hoạch xúc tiến thị trường, truyền thông điểm đến; Hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động ngành du lịch; Chuẩn bị sản phẩm, dịch vụ mới; Chuẩn bị và triển khai các sự kiện, chương trình thu hút khách phù hợp với tình hình dịch Covid-19; Đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch; Đảm bảo môi trường du lịch (UBND TP. Đà Nẵng, 2021).
Đối với DLĐS bản Kế hoạch cũng xây dựng một số định hướng cụ thể cho việc khôi phục hoạt động và phát triển DLĐS như sau:
(i). “Đề nghị các đơn vị kinh doanh du lịch đường thủy nội địa rà soát, củng cố lại đội tàu du lịch; thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật, độ an toàn của phương tiện tàu thuyền khi phục vụ khách du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ; trang bị phòng chống dịch Covid-19.
(ii). Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa và quy hoạch, đầu tư xây dựng các cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố, bổ sung các vị trí xây dựng bến thủy nội địa đảm bảo công năng tiếp nhận đa dạng các loại tàu du lịch, du thuyền dưới 30 chỗ, thuyền buồm, tàu thủy lưu trú du lịch trên các tuyến sông Hàn - cầu Trần Thị Lý, khu vực quanh Bán đảo Sơn Trà.
(iii). Xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy nội địa tại Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(iv). Tổ chức thí điểm dịch vụ trải nghiệm du ngoạn thuyền buồm trên sông Hàn. (v). Xây dựng và triển khai Đề án Phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan
đến du thuyền trên địa bàn thành phố.
(vi). Đầu tư nâng cấp Cảng Sông Hàn thành cảng du thuyền chuyên dụng phục vụ du lịch; Đầu tư xây dựng bến Du thuyền tích hợp vào dự án tuyến Phố đi bộ Bạch Đằng - Cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Hưng Đạo.
(vii). Thực hiện công nhận bến thủy K20, bến thủy CT15 để làm cơ sở triển khai thực hiện công nhận các tuyến đường thủy nội địa Sông Hàn - Ngũ Hành Sơn và tuyến
khu vực bán đảo Sơn Trà (5,5 km) xuất phát từ bến CT15 - Hòn Sụp - Bãi Nam - Bãi Đa - CT15 đưa vào khai thác, phục vụ du khách.
- Đầu tư xây dựng bến đối với 04 vị trí tại khu vực phía Bắc cầu Nam Ô (X1); bến Hầm Vàng (X2); phía Tây dự án Golden Hills mở rộng (X3); khu vực Khe Răm, xã Hòa Bắc (X4). Trong đó, ưu tiên thực hiện trước đối với bến Hầm Vàng (X2) và khu vực Khe Răm, xã Hòa Bắc (X4) để phát triển tuyến DL đường thủy xuất phát từ Bến Hầm Vàng (X2) - Các điểm dừng chân (Miếu Bà, Cây đa bến đò Thủy Tú,...) - Bến Khe Răm (X4)”.
Đối với các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, TP. Đà Nẵng đã cho thấy sự coi trọng, quan tâm đầu tư DLĐS. Đó là những cơ sở quan trọng giúp luận án xây dựng định hướng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng trong thời gian đến. Tuy nhiên, hầu hết các nội dung định hướng cho phát triển DLĐS hiện nay ở TP. Đà Nẵng chủ yếu phụ vụ cho phát triển sản phẩm du thuyền và một số hoạt động giải trí ven sông, trong khi các sản phẩm DLĐS khác thì ít quan tâm và đề cập đến.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
3.1.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đường sông
- Phát triển DLĐS gắn liền với lợi thế về tài nguyên DL của từng con sông để tạo nên sản phẩm DLĐS mang đặc trưng riêng cho mỗi con sông.
- Cần đa dạng hóa sản phẩm DLĐS và mở rộng không gian khai thác nhằm tận dụng hết tiềm năng tài nguyên, vừa mang lại cho khách DLĐS những trải nghiệm khác nhau, kéo dài thời gian tham quan và chi tiêu của du khách. Nhưng đồng thời cũng cần xác định được sản phẩm DLĐS chủ lực để vừa đảm bảo được tính đa dạng và đặc thù cho hoạt động DLĐS ở TP. Đà Nẵng.
- Đầu tư, khôi phục, khai thác DL tại các điểm tài nguyên DL ven sông tạo điều kiện liên kết khai thác DLĐS nhằm tạo sản phẩm DLĐS hấp dẫn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ DLĐS theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại nhằm khai thác có hiệu quả DLĐS và làm hài lòng khách du lịch.
(1) Hoạt động du thuyền
+ Du thuyền là sản phẩm DLĐS chủ đạo hiện nay của TP. Đà Nẵng, đây cũng là hoạt động có nhiều tiềm năng, lợi thế để khai thác, do đó cần phải chú trọng đầu tư. Tiếp tục phát triển hoạt động du thuyền trên sông Hàn và mở rộng trên các con sông khác là