Giải Pháp Quy Hoach Tổng Thể Phát Triển Du Lịch Đường Sông


cho việc khai thác các hoạt động ngắm cảnh, tận hưởng không gian ven sông như du thuyền, đi bộ, xe đạp, các hoạt động văn hóa, sự kiện, giải trí, các hoạt động ăn uống, vui chơi ở ven sông. Do đó, cần thiết kế cảnh quan ven bờ một cách có quy hoạch, hạn chế các công trình tự phát, phá vỡ cảnh quan gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp con sông. Thường xuyên dọn vệ sinh, giám sát chặt chẽ hoạt động xả thải ra sông để hạn chế rác và tránh ô nhiễm sông.

+ Khả năng liên kết với điểm DL dọc sông: Dọc sông Hàn có rất nhiều điểm DL hấp dẫn phân bố dọc hai bên bờ sông tạo điều kiện khai thác sản phẩm du thuyền, đi xe đạp kết hợp tham quan điểm DL. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng CSVCKT DLĐS, đặc biệt các bến tàu, bãi cho thuê – trả xe đạp tự động tại khu vực bờ sông ở gần các điểm DL để kết hợp khai thác.

+ Cơ sở hạ tầng và CSVCKT DLĐS: Hiện sông Hàn có CSHT và CSVCKT tốt, nhưng một số bến tàu và các dịch vụ đi kèm vẫn còn nhiều hạn chế tại bến tàu như bến Cảng Sông Hàn, bến Sông Thu cần phải được nâng cấp. Cần quy hoạch đội tàu theo hướng tàu dịch vụ cao cấp và phục vụ công cộng, tàu kích thước lớn và tàu kích thước nhỏ. Xây dựng thêm bãi đỗ xe tại các bến tàu để tạo thuận tiện cho khách DL và hạn chế tình trạng quá tải về mùa cao điểm.

+ Kích thước sông: Sông Hàn có kích thước sông thuận lợi cho khai thác DLĐS, tuy nhiên ở phía thượng nguồn sông có cầu Nguyễn Văn Trỗi có chiều cao tĩnh không thấp gây hạn chế tàu có trọng tại lớn lưu thông, do đó muốn khai thác các tàu hạng lớn cần nâng chiều cao tĩnh không của cầu.

+ Môi trường sông: Sông Hàn có môi trường sông tốt thuận lợi cho phát triển DLĐS, tuy nhiên môi trường sông không phù hợp cho các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với nước nhiều như tắm sông. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến rác trên sông, đặc biêt khu vực gần các cơ sở ăn uống ven sông để tránh tình trạng xả thải trực tiếp ra sông mà không được xử lý theo quy định gậy nguy cơ ô nhiễm và mất mỹ quan.

+ Khả năng tiếp cận: Con sông nằm ngay ở vị trí trung tâm của TP nên có nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận sông và thu hút khách DL đến và tham gia DLĐS. Việc tiếp cận con sông bằng đường bộ, do đó cần quy hoạch, nâng cấp mạng lưới xe buýt đến dọc bờ sông để giúp khách DL để dàng di chuyển đến con sông và các điểm DL ven sông.


- Tuyến sông hạng II (sông Cổ Cò, sông Cu Đê)

+ Độ hấp dẫn cảnh quan: Các tuyến sông đều có cảnh quan đẹp thuận lợi cho khai thác DLĐS. Sông Cổ Cò mang vẻ đẹp của bức tranh sông núi hữu tình giữa lòng TP với cảnh quan khu vực Ngũ Hành Sơn - Chùa Quan Thế Âm. Sông Cu Đê nổi bật với vẻ đẹp cảnh quan của núi rừng hùng vĩ ở phía thượng nguồn, khu vực này hoạt động lâm nghiệp đang ảnh hưởng đến diện tích và chất lượng rừng, vì vậy cần khôi phục, bảo tồn hệ sinh thái và tài nguyên rừng để tạo cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ. Khu vực trung hạ lưu sông Cu Đê, sông Cổ Cò cần cải tạo cảnh quan ven sông, đặc biệt những khu vực bờ sông bị sạt lỡ cần gia cố hoặc khôi phục bờ sông. Hạn chế xây dựng các công trình ảnh hưởng đến mỹ quan con sông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

+ Khả năng liên kết với điểm DL dọc sông: Các sông đều có trên 5 điểm DL phân bố dọc sông, tạo điều kiện thuận lợi để liên kết khai thác DLĐS. Do đó cần đầu tư xây dựng sản phẩm DL tại các điểm đến, đầu tư dịch vụ, CSVCKT như bến tàu, bãi cho thuê xe đạp tự động tại các điểm DL để tạo điều kiện liên kết khai thác.

+ Cơ sở hạ tầng và CSVCKT DLĐS: CSHT và CSVCKT tại các sông này nhìn chung khá yếu, đặc biệt sự thiếu hụt về hệ thống bến tàu, tàu, đường bộ dọc sông. Trên sông Cổ Cò tại khu vực Di tích lịch sử cách mạng K20 mặc dù đã có bến tàu nhưng bến khá sơ sài, chưa có các dịch vụ đi kèm do đó chưa thể đưa vào khai thác. Vì vậy, cần đầu tư mới, hiện đại về các hạng mục CSHT, CSVCKT và các dịch vụ đi kèm nhằm khai thác DLĐS có hiệu quả và đảm bảo an toàn.

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 19

+ Kích thước sông: Kích thước sông của sông Cổ Cò ở khu vực thuộc quản lý của TP. Đà Nẵng khá thuận lợi cho khai thác các hoạt động DLĐS, tuy nhiên cần khắc phục một số vấn đề như cần phá vỡ đập Đồng Nỏ, Bờ Quan để lưu thông tuyến, đồng thời cần khơi thông, nạo vét, chỉnh trị sông để liên kết khai thác với hạ lưu sông trong tuyến DLĐS giữa Đà Nẵng với tỉnh Quảng Nam. Đối với sông Cu Đê khu vực phía thượng nguồn có độ sâu hạn chế, tuy nhiên khu vực này lại có chất lượng nước sạch, cảnh quan đẹp thích hợp cho các hoạt động tắm sông, chèo thuyền. Còn khu vực hạ lưu có nhiều thuận lợi cho khai thác du thuyền.

+ Môi trường sông: Môi trường các sông đều thuận lợi cho phát triển DLĐS, đặc biệt thượng nguồn sông Cu Đê có môi trường rất tốt. Tuy vậy, cũng cần quản lý chặt


chẽ việc xả, thải ra sông bởi các hoạt động sản xuất và sinh hoạt để tránh làm ô nhiễm nước sông.

+ Khả năng tiếp cận: Khu vực thượng nguồn sông Cu Đê và hạ nguồn sông Cổ Cò việc tiếp cận còn hạn chế. Cần quy hoạch, đầu tư, xây dựng mạng lưới giao thông kết nối đến bờ sông hoặc các điểm DL ven sông, xây dựng tuyến đường giao thông dọc bờ sông để có thể khai thác DLĐS và khách DL dễ dàng tiếp cận.

- Tuyến sông hạng IV (sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan)

+ Độ hấp dẫn cảnh quan: Dọc hai tuyến sông cảnh quan không quá đặc sắc, nhưng vẫn có nét hấp dẫn riêng của cảnh quan làng quê và hoạt động nông nghiệp ven sông. Cần cải tạo cảnh quan ven sông, ở những khu vực bị sạt lỡ cần khôi phục sinh thái ven sông hoặc xây dựng đê, kè bảo vệ. Hạn chế các công trình gây phá vỡ mỹ quan ven sông, thường xuyên vệ sinh môi trường dọc sông để hạn chế tình trạng xả rác ra sông, khu vực bờ sông.

+ Khả năng liên kết với điểm DL dọc sông: Dọc các sông đều có nhiều điểm DL với 2 - 3 loại hình DL có khả năng liên kết khai thác DLĐS, đặc biệt DL làng nghề. Do đó cần đầu tư xây dựng các sản phẩm DL và dịch vụ đi kèm tại các điểm DL và đầu tư các CSVCKT liên quan để tạo điều kiện liên kết khai thác du lịch đường sông.

+ Cơ sở hạ tầng và CSVCKT DLĐS: Dọc tuyến sông đều có sự thiếu hụt nghiêm trọng các CSVCKT DLĐS, cụ thể là các bến tàu và tàu. Mặc dù trên sông Túy Loan đã có 1 bến tàu, nhưng bến tàu rất sơ sài, chưa có các dịch vụ đi kèm nên chưa đưa vào sử dụng khai thác. Do đó cần quy hoạch, đầu tư đội tàu, bến tàu DL và các dịch vụ DL đi kèm để khai thác DLĐS tại các sông.

+ Kích thước sông: Trên các sông có nhiều cây cầu có kích thước nhỏ, chiều cao tĩnh không thấp gây hạn chế lưu thông của tàu thuyền. Do đó, cần nâng chiều cao tĩnh không các tàu tạo điều kiện cho tàu thuyền lưu thông. Riêng sông Túy Loan phía thượng nguồn khá nông và hẹp, do đó cần cải tạo, nạo vét nâng kích thước sông.

+ Môi trường sông: Dọc các sông tập trung nhiều hoạt động nông nghiệp, do đó cần có biện pháp hạn chế chất thải nông nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường sông.

+ Khả năng tiếp cận: Sông Túy Loan nằm khá xa trung tâm do đó việc tiếp cận khá khó khăn. Cần đầu tư hệ thống đường giao thông dọc các sông hoặc mạng lưới giao thông kết nối con sông để việc tiếp cận sông được thuận lợi hơn.


3.2.2.2. Giải pháp quy hoach tổng thể phát triển du lịch đường sông

* Lí do lựa chọn giải pháp

Quy hoạch tổng thể phát triển DLĐS giúp phát huy lợi thế về tài nguyên sông nước và xây dựng đặc trưng về sản phẩm DL cho mỗi con sông tạo nên sự hấp dẫn cho du khách vừa tạo nên các lựa chọn cho doanh nghiệp kinh doanh DL có thể liên kết khai thác DL hiệu quả, đáp ứng đa dạng nhu cầu của du khách.

* Giải pháp thực hiện

Phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng cần dựa vào lợi thế riêng về tài nguyên DL để xây dựng sản phẩm DLĐS phù hợp, khai thác được thế mạnh riêng của mỗi tuyến sông. Để khai thác hết tiềm năng DLĐS cần phải có sự liên kết dọc và liên kết ngang giữa các tuyến sông của TP với nhau, giữa Đà Nẵng với các địa phương có cùng tuyến sông chảy qua, giữa tuyến sông với tài nguyên DL vùng phụ cận. Cụ thể:

(1) Sông Hàn

Sông Hàn xây dựng sản phẩm DLĐS gắn liền với cảnh quan đô thị hiện đại và các điểm DL văn hóa ven sông. Sản phẩm DLĐS chủ yếu cần phát triển đó là: du thuyền (du thuyền ngắm cảnh và du thuyền kết hợp tham quan các điểm DL ven sông), hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sông, đi bộ, đi xe đạp dọc sông ngắm cảnh kết hợp tham quan điểm DL ven sông.

- Đối với hoạt động du thuyền: Phát triển 3 tuyến du thuyền là tuyến du thuyền ngắm cảnh trên sông Hàn (ngày/đêm); tuyến du thuyền ngắm cảnh kết hợp tham quan điểm DL dọc sông Hàn (ngày) và tuyến du thuyền kết hợp với tài nguyên biển.

+ Tuyến 1: Du thuyền ngắm cảnh trên sông Hàn (ngày/đêm): Tiếp tục khai thác theo tuyến du thuyền hiện có của TP. Đà Nẵng với lộ trình dài 4 km từ cảng Sông Hàn

- hạ lưu cầu Trần Thị Lý - thượng lưu cầu Thuận Phước và ngược lại về bến xuất phát. Nội dung tuyến là ngắm cảnh, thưởng thức không gian, dịch vụ ăn uống, văn hóa, giải trí trên tàu.

+ Tuyến 2: Du thuyền ngắm cảnh kết hợp tham quan điểm DL dọc sông Hàn (ngày/đêm): Đây cũng đồng thời là tuyến giao thông đường thủy nội địa đáp ứng nhu cầu di chuyển của khách DL và dân cư tới các điểm dọc con sông. Lộ trình dài khoảng 8 km từ Cảng Sông Hàn - hạ lưu cầu Tiên Sơn - thượng lưu cầu Thuận Phước và ngược lại về bến xuất phát. Dọc tuyến sẽ dừng tại các điểm, cụm điểm DL để khách DL tham


quan, lần lượt bến: Thành Điện Hải - Bảo tàng Đà Nẵng; Chợ Hàn - Nhà thờ Tòa chính; Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng - Công viên APEC; Công viên Châu Á (Asia Park); Cá chép hóa rồng - Cầu tàu tình yêu; Cửa sông.

+ Tuyến 3: Du thuyền ngắm cảnh kết hợp tham quan điểm DL sông Hàn – cửa biển – Bán đảo Sơn Trà: Độ dài tuyến khoảng 8 km với lộ trình: Bến xuất phát từ Cảng Sông Hàn - Cầu Thuận Phước - quanh Bán đảo Sơn Trà và quay ngược về bến xuất phát. Tại bán đảo Sơn Trà tham quan các điểm DL trên bán đảo như: Bãi Tiên Sa, Bãi Cát Vàng, Sủng Cỏ hoặc sử dụng các dịch vụ giải trí hấp dẫn như lặn ngắm san hô, câu cá, cắm trại, tắm biển, thể thao biển… hoặc thưởng thức các dịch vụ ăn uống, lưu trú ở khu vực Khu DL Tiên Sa, khách sạn Tiên Sa Lodge.

- Hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sông: Tiếp tục phát triển các hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sông Hàn với các hoạt động định kỳ và thường niên tại một số địa điểm cố định ven sông Hàn là: sảnh cảnh quan công viên phía Nam, bờ Tây cầu Rồng, sảnh cảnh quan công viên phía Bắc, bờ Đông cầu Sông Hàn, sảnh cảnh quan khu vực bán nguyệt đường Bạch Đằng, sảnh cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Trần Thị Lý, dọc tuyến đường Như Nguyệt, Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo… Tuy nhiên, về nội dung hoạt động cần phải đa dạng nhưng phải có nét đặc trưng riêng và có thể khai thác cả những hoạt động mang âm hưởng văn hóa dân tộc kết hợp hoạt động hiện đại, trẻ trung để thu hút đa dạng nhu cầu của du khách. Kết quả khảo sát doanh nghiệp kinh doanh DL cho thấy, cần phải cập nhật và quảng bá lịch tổ chức các hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sông để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận để xây dựng chương trình DL và khách DL được thông tin.

- Đi bộ, đi xe đạp dọc sông ngắm cảnh kết hợp tham quan điểm DL ven sông: Mặc dù là tuyến sông chảy trong nội thành, sông tuyến sông Hàn lại có nhiều lợi thế về cảnh quan “cuối sông đầu biển” tạo nên không gian vô cùng thoáng đãng, cảnh quan hai bên bờ sông đẹp với các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như những cây cầu, tượng cá chép hóa rồng, vườn tượng APEC với công trình cánh Diều bay… là những điểm nhấn cảnh quan, dọc bờ sông có nhiều điểm DL hấp dẫn là điều kiện thuận lợi để xây dựng tuyến đường đi bộ dọc bờ sông hoặc đi xe đạp để thưởng thức không gian, cảnh quan, kết hợp tham quan điểm DL. Đây là hoạt động DL mới hấp dẫn góp phần bảo vệ môi trường được rất nhiều quốc gia trên thế giới khai thác thành công. Tuy nhiên, bên


cạnh hạ tầng giao thông ven sông, cần đầu tư CSVCKT liên quan như xe đạp, trạm thuê

- trả xe tự động để khách DL, doanh nghiệp kinh doanh DL dễ dàng tiếp cận khai thác.

- Hoạt động ăn uống, giải trí ven sông: Tiếp tục khai thác các cơ sở hiện nay, tuy nhiên cần hạn chế việc xây dựng thêm các cơ sở trên sông. Đồng thời, siết chặt công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở này, đặc biệt vấn để xải thải nước và rác ra sông. Bố trí các quầy hoặc cây bán đồ ăn uống tại các bến tàu dọc bờ sông. Đa dạng và đặc trưng dịch vụ ăn uống trên các tàu du thuyền.

(2) Sông Cu Đê:

Đối với sông Cu Đê phát triển sản phẩm DLĐS gắn liền với vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh quan tự nhiên gắn với hành trình văn hóa các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Cơ Tu Đà Nẵng ở thượng nguồn và văn hóa làng chài ven sông, ven biển ở hạ nguồn sông. Sản phẩm DLĐS chủ yếu là: Du thuyền trên sông, du thuyền kết hợp đi xe đạp dọc bờ sông ngắm cảnh, tham quan khám phá các điểm DL dọc bờ sông, các hoạt động thể thao, giải trí trên sông, chèo thuyền, tắm sông, cắm trại ven sông..

- Đối với hoạt động du thuyền: Phát triển tuyến du thuyền theo hình thức ngắm cảnh, kết hợp tham quan các điểm DL ven sông. Lộ trình từ bến xuất phát ở khu vực phía Bắc cầu Nam Ô (tham quan làng Thủy Tú) - bến Hầm Vàng (tham quan Bến Hầm Vàng) - khu vực Khe Răm (các hoạt động DL tại khu vực Khe Răm - quay về bến xuất phát hoặc kết hợp với hoạt động đi xe đạp dọc bờ sông lên thượng nguồn ở bản Tà Lang

- Giàn Bí để khám phá và trải nghiệm văn hóa người Cơ Tu Đà Nẵng, thưởng thức đặc sản của ẩm thực hoặc tham gia các hoạt động DLĐS khác.

- Đi bộ, đi xe đạp dọc sông ngắm cảnh kết hợp tham quan điểm DL ven sông: Dọc sông Cu Đê từ khu vực cửa sông lên thượng nguồn sông có sự đa dạng về các giá trị cảnh quan và văn hóa ven sông, do đó, khai thác hoạt động đi xe đạp ven sông giúp khách DL vừa thưởng thức cảnh quan vừa trải nghiệm văn hóa dọc con sông. Hoặc khai thác đi xe đạp kết hợp du thuyền từ khu vực Khe Răm lên thượng nguồn con sông hoặc chạy dọc cả con sông.

- Hoạt động chèo thuyền và các hoạt động thể thao, giải trí trên sông: Hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nước sông, không gian và cảnh quan hai bên bờ sông. Trên các tuyến sông của TP. Đà Nẵng thì sông Cu Đê có nhiều tiềm năng, thuận lợi nhất để khai thác các sản phẩm DL này. Đặc biệt từ khu vực Vũng Bọt (từ thượng


nguồn sông Cu Đê đến nơi hợp lưu nhánh sông Bắc và sông Nam) dọc về khu bãi tắm Tuấn Anh có phong cảnh đẹp của núi rừng, nước sông sạch, độ sâu không lớn, phương tiện trên sông rất ít, do đó là điều kiện lý tưởng để hình thành các điểm chèo thuyền, tắm sông với một số hoạt động thể thao, giải trí và trò chơi mạo hiểm trên sông. Đặc biệt, tại khu vực Vũng Bọt có rất nhiều bãi đá tự nhiên rất đẹp.

- Hoạt động ăn uống, nghỉ dưỡng ven sông: Với vẻ đẹp tự nhiên, không gian và cảnh quan hai bên bờ sông thích hợp để xây dựng các cơ sở ăn uống, nghĩ dưỡng ven sông, bãi cắm trại DL, lều DL, nhà ở có phòng cho khách DL thuê (homestay), không nên xây dựng các cơ sở lưu trú trên sông. Đối với các cơ sở dọc theo tuyến đường từ Tà Lang, Giàn Bí đến đèo Mũi Trâu là A Lăng Như Homestay tại thôn Giàn Bí, Heart Organic Farm tại thôn Phù Nam, làng Coco tại thôn Lộc Mỹ, làng Mê tại thôn Nam, Yên Retreat tại thôn Nam Yên đang khai thác hoạt động vui chơi, trải nghiệm, dịch vụ lưu trú ven sông có sức hút lớn đối với khách DL tuy nhiên, các cơ sở này lại có nhiều sai phạm về việc xây dựng trái phép, do đó chính quyền cần đưa ra hướng xử lý hợp lý. Nhưng đồng thời, TP. Đà Nẵng cũng cần quản lý chặt chẽ việc xây dựng tự phát các cơ sở ăn uống, nghỉ dưỡng ven sông của các cá nhân, tổ chức để tránh ảnh hưởng đến cảnh quan ven sông.

(3) Sông Cổ Cò:

Đối với sông Cổ Cò cần xây dựng sản phẩm DLĐS gắn liền với cụm Di tích lịch sử - Tôn giáo thuộc khu vực Ngũ Hành Sơn và tuyến DLĐS giữa TPĐN với TP. Hội An, Quảng Nam. Sản phẩm DL chủ yếu là du thuyền kết hợp tham quan điểm DL, đi xe đạp dọc bờ sông.

- Hoạt động du thuyền: Phát triển tuyến du thuyền kết hợp tham quan điểm tuyến đi TP. Hội An, Quảng Nam. Từ khu vực xuất phát ở phía thượng nguồn cầu Nguyễn Văn Trỗi đến Hội An và quay ngược trở lại. Dọc tuyến sẽ dừng tại các điểm DL là Khu căn cứ cách mạng K20, Cụm điểm DL thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, phố Cổ Hội An. Tuy nhiên để khai thác được tuyến DLĐS này cần liên kết với TP. Hội An trong việc khơi thông sông Cổ Cò để khai thác du lịch.

- Đi bộ, đi xe đạp dọc sông ngắm cảnh kết hợp tham quan điểm DL ven sông: Hoạt động đi xe đạp dọc bờ sông giúp đa dạng hóa phướng thức di chuyển vừa tạo cho khách DL sự trải nghiệm kết hợp tham quan các điểm DL vừa bảo vệ môi trường. Để


khai thác hoạt động này cần xây dựng đường, hệ thống các điểm trạm, khu vực cho thuê xe tự động để khách DL có thể sử dụng.

(4) Sông Cẩm Lệ - Túy Loan

Đối với tuyến sông Cẩm Lệ - Túy Loan cần xây dựng sản phẩm DLĐS gắn liền với làng nghề. Sản phẩm DL chủ yếu là du thuyền hoặc đi xe đạp kết hợp tham quan các làng nghề (làng rau La Hường, làng Khô mè, làng chiếu, làng cổ Túy Loan - nghề làm bánh tráng và nhà cổ Tích Thiện Đường)

- Hoạt động du thuyền: Xây dựng tuyến du thuyền liên kết giữa 2 tuyến sông. Xuất phát từ khu vực hạ lưu sông Cẩm Lệ - nhà cổ Tích Thiện Đường - quay trở lại. Dọc tuyến du thuyền có điểm dừng tại các điểm DL ven sông.

- Đi xe đạp dọc bờ sông: Xây dựng tuyến đường ven sông giúp khách DL trải nghiệm, thưởng thức không gian cảnh quan vừa giúp khách DL kết hợp tham quan các điểm DL ven sông.

- Chèo thuyền: Khu vực từ cầu Đỏ về hạ nguồn có thể quy hoạch một số điểm chèo thuyền cho du khách.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 29/09/2024