Một Số Các Sự Kiện Xúc Tiến Du Lịch Của Đà Nẵng Năm 2012 - 2017


với thành phố. Đồng thời, việc Đà Nẵng nhận một loạt các giải thưởng danh giá như lọt vào “Top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á năm 2013” do Smart Travel Asia bình chọn, khách sạn Intercontinental DaNang trở thành “Khu nghỉ dưỡng mới sang trọng nhất”, “Sân golf tốt nhất Việt Nam 2012-2013”, “Điểm đến hàng đầu Châu Á về sự kiện và lễ hội” do Tổ chức Du lịch thế giới World Travel Awards bình chọn năm 2016... cũng đã thúc đẩy gia tăng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng ngày càng nhiều hơn và thu hút nhiều dự án đầu tư du lịch.

Song song đó, tăng cường xúc tiến, quảng bá vẻ đẹp thành phố Đà Nẵng, phát triển cơ sở dữ liệu ảnh du lịch Đà Nẵng nhằm phục vụ công tác quảng bá hình ảnh thành phố tới du khách trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh tổ chức thành công những sự kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế đưa du lịch Đà Nẵng vươn ra thế giới với quy mô lớn và chuyên nghiệp như các sự kiện được liệt kê ở Bảng 1.4

Bảng 1.2. Một số các sự kiện xúc tiến du lịch của Đà Nẵng năm 2012 - 2017


STT

Các sự kiện

Năm 2012 - 2017

1

Tuần lễ cấp cao APEC 2017

6 - 11/11/2017

2

Hội chợ Nghỉ dưỡng biển và MICE – BMTM 2016

24-26/6/2016

3

Cuộc thi Maraton quốc tế Đà Nẵng

2015

4

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 (DIFF 2017)

với chủ đề “Tỏa sáng Ngũ Hành Sơn”

30/4-24/6/2017

5

Cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper

Race

2015-2016

6

Hội chợ Du lịch quốc tế về nghỉ dưỡng biển và hội

nghị, hội thảo (MICE)

2016

7

Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á - ABG5

2016

8

Cuộc thi dù bay Quốc tế Đà Nẵng

2012

9

“Hội thi Đầu bếp giỏi 2013 – Giao lưu ẩm thực Quốc

tế”

2013

10

Hội nghị du lịch golf châu Á

(Asia Golf Tourism Convention - AGTC)

7-13/5/2017

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.



11

Hội chợ IT&CMA Băng Cốc, Thái Lan

27-29/9/2016

12

Hội chợ CITM Thượng Hải

13 – 15/11/2016

13

Hội chợ PATA 2016 tại Indonexia

07-09/9/2016

14

Hội chợ ITF Đài Loan 2016

07 – 10/11/2016

15

Chương trình phát động thị trường tại Kazakhstan và

Uzbekistan

26-29/9/2016

16

Hội chợ ITB Singapore

18-22/10/2016

17

Hội chợ Du lịch quốc tế World Travel Market (WTM)

2016 tại London, Vương quốc Anh

07-09/11/2016

18

Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Sydney,

Úc

04-09/9/2016.

19

Phối hợp với Hãng Air Asia đón đoàn Famtrip và

Presstrip

8/2016

20

Tổ chức Lễ trao giải du lịch quốc tế khu vực châu Á và

Úc tại Đà Nẵng 2016

15/10/2016

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, (2017) Trong hoạt động du lịch ứng dụng công nghệ thông tin mạng internet khá tốt. Ngoài website của các doanh nghiệp dịch vụ và lữ hành, các chuyên trang về du lịch của Sở VHTTDL, Trung tâm Xúc tiến du lịch, hiện nay mạng internet đang dần trở thành kênh tiếp thị chủ yếu được hầu hết các doanh nghiệp du lịch lựa chọn để quảng bá sản phẩm du lịch, nhiều đơn vị còn đưa ra các trang du lịch theo mùa, tư vấn miễn phí, các thông tin khuyến mãi, các hoạt động du lịch của Đà Nẵng. Ngày 01/02/2013, Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm Hỗ trợ du khách Đà Nẵng và Quầy thông tin du lịch miễn phí thứ 2 tại Ga đến quốc tế chính thức được đưa vào hoạt động vào ngày 05/03/2014. Với sự nỗ lực của ngành du lịch thành phố nhằm phục vụ tốt hơn cho du khách đến với Đà Nẵng, góp phần làm cho Đà Nẵng trở thành điểm đến an toàn, thân thiện. Ngành du lịch Đà Nẵng đã thực hiện khá thành công chương trình kích cầu du lịch, tổ chức thêm sự kiện, giảm giá nhưng phải đảm bảo chất lượng. Luôn chú trọng đầu tư


nghiên cứu các sản phẩm du lịch mới, có chất lượng, xây dựng nhiều chương trình du lịch Mice hấp dẫn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… khuyến khích doanh nghiệp thường xuyên đầu tư để làm mới sản phẩm du li ch của mình để tạo dựng thương hiệu nhằm thu hút, giữ chân du khách… Tăng cường liên kết, hợp tác chặt chẽ trong việc trao đổi nguồn khách với các tỉnh thành trong và ngoài nước, hỗ trợ lẫn nhau góp phần đưa hình ảnh du lịch địa phương trở thành điểm đến hấp dẫn nhất ở khu vực miền Trung và trong khu vực quốc tế. Tổ chức và tham gia các đoàn Famtrip, Presstrip để tìm hiểu các sản phẩm du lịch, quảng bá điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đà Nẵng đang chú trọng đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch nước ngoài thông qua các đường bay trực tiếp như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và các khách du lịch qua tuyến hành lang kinh tế Đông, Tây, hướng tới thị trường Bắc Âu và mở rộng sang Châu Mỹ (Từ Ánh Nguyệt, 2015)

1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Du lịch Nhật Bản từ một nước có thị trường gửi khách du lịch đến các nước trên thế giới, thời gian gần đây đang cố gắng thu hút khách để trở thành nước nhận khách du lịch từ các nước. Du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành hàng đầu của chiến lược tăng trưởng của Nhật Bản và góp phần to lớn hướng Nhật Bản thành một quốc gia du lịch. Theo số liệu thống kê được công bố của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản (JNTO) số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản trong năm 2012 là khoảng 8.370.000 lượt. Đồng thời, có sự gia tăng đột biến bởi các chính sách kích cầu phù hợp thị hiếu, lượng du khách đến đã tăng cao đạt khoảng 10 triệu lượt khách năm 2013. Nhật Bản tuy diện tích nhỏ nhưng sở hữu nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng, cùng với nền văn hóa ẩm thực đa dạng và đẹp mắt, tinh tế, hấp dẫn khách du lịch nhất là khách du lịch quốc tế. Du lịch Nhật bản đã có những chương trình xúc tiến, quảng bá thúc đẩy tăng trưởng hoạt động du lịch như đưa ra kế hoạch mở rộng các cơ sở kinh doanh du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra các khu du lịch hấp dẫn được ưa chuộng khách du lịch trong và ngoài nước nhằm xây dựng thương hiệu du lịch của Nhật Bản. Thực hiện chương trình thu hút khách du lịch thông qua chương trình khuyến mãi “Ghé thăm Nhật Bản tất cả


Nhật Bản”. Trong năm 2013, để thúc đẩy du lịch Nhật Bản đã lấy chủ đề "Từ phục hồi đầy đủ chuyến bay". Đẩy mạnh phát triển trong lĩnh vực du lịch Mice phục vụ hội nghị quốc tế, thiết kế các tour du lịch theo cải cách thời gian phù hợp với yêu cầu của du khách, xây dựng một khuôn khổ du lịch nước ngoài bằng cách thúc đẩy du lịch cá nhân và đa dạng hóa các nguồn du lịch, tăng cường mối liên kết giữa các công ty du lịch Nhật Bản với các công ty du lịch nước ngoài, mở rộng mối quan hệ ngoại giao. Bên cạnh đó, việc nới lòng thị thực, miễn thị thực nhập cảnh đối với các quốc gia Đông Nam Á, miễn thị thực cho công dân lưu trú ngắn hạn từ Hàn Quốc, Đài Loan và 64 quốc gia và lãnh thổ khách với mục đích đến tham quan Nhật Bản. Đó là lý do khiến Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Indonesia nằm trong tốp đầu các nước có tốc độ gia tăng du khách đến Nhật Bản. Năm 2013, Việt Nam có

80.000 du khách đến Nhật Bản, trong khi Indonesia có 140.000 du khách và Philippines là 110.000 du khách. Đến năm 2016, Nhật Bản đề ra mục tiêu phấn đấu đón được 18 triệu du khách quốc tế đến, với doanh thu du lịch đạt 30 ngàn tỷ yên cùng với chính sách mới cho mục tiêu này là tăng cường “sự hài lòng của khách du lịch”, tăng 50% số lượng các hội nghị quốc tế trở thành một nước hội nghị ở Châu Á. (Từ Ánh Nguyệt, 2015).

1.3.3 Bài học kinh nghiệm

Tập trung, nâng cao công tác quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến du lịch. Chú trọng đầu tư, mở rộng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch riêng biệt, độc đáo. Đẩy mạnh và xây dựng sự nhận biết của khách về thương hiệu điểm đến cho thấy thương hiệu du lịch rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập. Kết hợp chặt chẽ với các hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch với các hoạt động giao lưu văn hóa, tôn tạo gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường du lịch an toàn, thân thiện. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động xúc tiến du lịch tập trung vào các thị trường mục tiêu lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch ra thị trường khu vực và quốc tế để thu hút du khách quốc tế những vẫn chú trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch nội địa.


Tiểu kết chương 1

Trong chương này luận văn trình bày những vấn đề cơ bản cơ sở lý luận về hoạt động chiêu thị nói chung và hoạt động chiêu thị trong du lịch nói riêng. Trong đó, quy trình xúc tiến hoạt động chiêu thị và các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch được nêu rò là cơ sở để phân tích thực trạng cho hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch tỉnh Phú Yên từ giai đoạn 2011 - 2016.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ (PROMOTION) ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN

2011 - 2016

2.1. Khái quát chung về điểm đến du lịch tỉnh Phú Yên

2.1.1. Tài nguyên du lịch

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý 12o3910‟‟ đến 13o4520‟‟ vĩ độ Bắc, 108o4040‟‟ đến 109o2747‟‟ Kinh độ Đông, nằm giữa hai dãy đèo lớn của đất nước là đèo Cù Mông ở phía Bắc và đèo Cả ở phía Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên là 5.060,70 km2 với địa hình khá đa dạng gồm đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ. Nằm cách thủ đô Hà Nội 1.160 km, TP Đà Nẵng 406 km về phía Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 561 km về phía Nam. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, nhiệt độ trung bình năm 26,5oC, lượng mưa trung bình năm 1.500 - 3.000 mm, số giờ nắng bình quân năm 2.450 giờ, độ ẩm trung bình trên 80%.

2.1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch biển, đảo

Phú Yên có bờ biển dài 189 km chạy từ Cù Mông đến Vũng Rô. Đây là bờ biển đẹp và có cấu trúc khá đặc biệt so với bờ biển các tỉnh ven biển miền Trung với nhiều nơi khúc khủy, quanh co, núi biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm, bãi biển mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ kỳ thú. Nét đẹp chung của hầu hết các bãi tắm ở Phú Yên là có sự kết hợp giữa núi non và biển cả tạo nên phong cảnh “sơn thủy hữu tình”. Trong đó, đầm Cù Mông với diện tích 2.655 ha. Đầm Ô Loan, thắng cảnh quốc gia, diện tích khoảng 1.570 ha, với đặc sản nổi tiếng như sò huyết, của huỳnh đế, hàu, rau câu... Vịnh Vũng Rô với diện tích 1.640 ha, gắn liền với di tích lịch sử quốc gia huyền thoại những Tàu không số và đường Hồ Chí Minh trên biển. Vịnh Xuân Đài là một vịnh đẹp gắn liền nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến vùng đất Phú Yên cũng như của cả nước. Vịnh có diện tích mặt nước khoảng 13.000 ha, chiều dài bờ vịnh khoảng 50km với hệ sinh thái biển rừng đa dạng, phong phú.


Vũng Lắm trong vịnh Xuân Đài là thương cảng của Phú yên trong quá khứ, nơi diễn ra sự kiện ngoại giao đầu tiên Việt Nam - Hoa Kỳ vào năm 1832. Đặc biệt là danh thắng gành Đá Dĩa nổi tiếng bởi hiện tượng địa chất hết sức độc đáo, kỳ lạ có một không hai ở Việt Nam. Bãi Môn - Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh) điểm cực Đông trên đất liền, nơi đón ánh bình minh đầu tiên của Tổ quốc. Một số bãi tắm tiêu biểu như: bãi Bàng, bãi Bàu, bãi Rạng, bãi Xuân Hải, bãi Nồm, bãi Tràm, bãi Từ Nham, bãi Ôm, bãi Xép, bãi Long thủy, bãi Tuy Hòa, bãi Gốc...

Hình 2 1 Gành Đá Dĩa và Bãi Xép tỉnh Phú Yên Nguồn SVHTTDL tỉnh Phú Yên 2016 1

Hình 2.1. Gành Đá Dĩa và Bãi Xép tỉnh Phú Yên

Nguồn: SVHTTDL tỉnh Phú Yên, (2016)

Tài nguyên du lịch núi và cao nguyên

Là địa phương có địa hình núi đá - chứa đựng những tiềm năng lớn về hang động, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tham quan nghiên cứu khoa học. Ở khu vực các núi đá ven biển Phú Yên theo số liệu điều tra mới nhất thì hiện đã phát hiện khoảng 34 hang lớn nhỏ. Tổng thể núi Phú Yên có độ cao 300m - 700m và được phân bố ở khắp nơi, ngoại trừ một vài đỉnh núi cao vượt quá 1.000m nằm ở phía Tây huyện Đồng Xuân, Tây Nam huyện Tây Hòa, phía Nam huyện Sông Hinh. Hiện nay, chưa có hang động nào đưa vào khai thác du lịch.



Hình 2 2 Núi Đá Bia tỉnh Phú Yên Nguồn SVHTTDL tỉnh Phú Yên 2016 Tài nguyên du 2

Hình 2.2. Núi Đá Bia tỉnh Phú Yên

Nguồn: SVHTTDL tỉnh Phú Yên, (2016)

Tài nguyên du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên trên địa bàn Phú Yên có khu bảo tồn tự nhiên Kroong Trai là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen động thực vật, bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học. Ngọc Lãng - tên gọi của một ngôi làng cổ trên vùng đất hạ lưu dòng song Ba và là vùng đất màu mỡ phù sa, nơi giao lưu của hai dòng sông Chùa và sông Ba trước khi đổ ra biển Đà Rằng. Làng rau thuộc xã Bình Ngọc với diện tích đất pha cát màu mỡ trên 42 ha đất có thêm 20 ha trồng rau và trồng hoa. Cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 3km, nơi đây là vùng đất màu mỡ, chất chứa đầy phù sa, quanh năm đón nắng và gió biển. Theo quyết định số 971/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại làng rau Ngọc Lãng - xã Bình Ngọc” hình thành sản phẩm du lịch cộng đồng tại làng rau Ngọc Lãng nhằm từng bước hình thành điểm đến, khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch và đa dạng các sản phẩm du lịch cộng đồng để thu hút khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú tại Phú Yên.

Tài nguyên du lịch hang động, sông, suối, hồ thác

Là một tỉnh có nhiều núi do đó hang, gộp, hốc nhiều và phân bổ khắp các huyện trong tỉnh. Phú Yên có các nguồn nước khoáng nóng: Phú Sen, Lạc Sanh, Trà Ô, Triêm Đức với nhiệt độ từ 50 - 70oC rất thích hợp phát triển du lịch chữa bệnh, phục hồi sức khỏe và nghỉ dưỡng. Phú Yên có trên 50 con sông lớn nhỏ, các sông đều ngắn và dốc, chảy ra biển. Đây cũng là nguồn để phát triền du lịch. Ngoài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022