hoạt động chèo thuyền trên các sông ở TP. Đà Nẵng đều do nhu cầu tự phát của du khách, vậy nên, hiện nay chưa có quy định về khu vực hoặc luồng tuyến dành riêng cho hoạt động này, do đó dễ gây nhiều rủi ro nguy hiểm. Vì vậy, cơ quan chức năng chuyên trách cần phải có quy hoạch, đầu tư CSHT và CSVCKT, khoanh vùng, xây dựng tuyến để khai thác hiệu quả hoạt động DL này và đảm bảo sự an toàn cho người tham gia.
+ Hoạt động DLĐS kết hợp khác đã được đưa vào khai thác ở thượng nguồn sông Cu Đê, nhiều địa điểm DL đã được người dân địa phương xây dựng, khai thác một số sản phẩm DLĐS như lưu trú kết hợp tắm sông, trải nghiệm, khám phá văn hóa cộng đồng Cơ Tu, cắm trại qua đêm kết hợp các hoạt động giải trí, thưởng thức cảnh quan ven sông, hoạt động ăn uống, thưởng thức không gian, chụp hình… ven sông rất được khách DL ưa chuộng nhưng những sản phẩm DLĐS này đều tự phát và vướng mắc phải những vi phạm pháp luật. Trên các sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan hiện nay rất ít hoặc hầu như chưa khai thác sản phẩm DLĐS, chỉ có xuất hiện hoạt động câu cá của người dân địa phương.
- Để đánh giá khách quan về thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng, luận án khảo sát một số doanh nghiệp kinh doanh DL trên địa bàn TP (phụ lục 3). Kết quả cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp này đều đưa một số sản phẩm DLĐS như du thuyền và hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sông Hàn vào các chương trình DL của mình với mức độ khai thác “Rất thường xuyên”. Về chất lượng của hoạt động DLĐS đạt mức “Hấp dẫn”. Theo các chuyên gia, khả năng cạnh tranh của DLĐS với các loại hình DL khác của TP. Đà Nẵng được đánh giá ở mức “Cao” và “Rất cao”. Tuy nhiên, khi đánh giá chung về thực trạng khai thác của DLĐS ở TP. Đà Nẵng thì các doanh nghiệp đều cho rằng, thực trạng khai thác hiện nay nay chỉ đạt ở mức “Trung bình”. Một số chuyên gia nhận định “Du lịch đường sông còn bó hẹp về sản phẩm du lịch và phạm vi khai thác, hay nói đúng hơn là chỉ chú trọng cho hoạt động du thuyền và một số hoạt động văn hóa nghệ thuật ở ven sông Hàn mà bỏ lỡ nhiều sản phẩm du lịch đường sông hấp dẫn khác”, “các hoạt động giải trí trên thuyền ít chủ đề lựa chọn”, “việc cập nhật các chương trình văn hóa, giải trí đối với doanh nghiệp còn hạn chế”. Với những kết quả trên cho thấy để phát triển DLĐS trở thành sản phẩm DL chủ lực, thì cần phải đa dạng hóa sản phẩm DLĐS cũng như mở rộng địa bàn khai thác và tạo nên được đặc thù về sản phẩm DLĐS của TP. Đà Nẵng.
2.3.2. Theo chỉ tiêu ngành du lịch
2.3.2.1. Khách du lịch đường sông
* Lượt khách du lịch đường sông
- Về lượt khách DL của TP. Đà Nẵng: TP. Đà Nẵng là một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam, do đó lượng khách DL đến ngày càng tăng. Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020, tổng lượng khách DL đến TP không ngừng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2000 đến năm 2019, khách DL đã tăng từ 1.790 nghìn lượt khách tăng lên thành 9.658 nghìn lượt khách, tăng 5,4 lần, trong đó từ năm 2016 trở đi khách DL có xu hướng tăng nhanh hơn do TP đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Về tăng trưởng theo cơ cấu khách DL thì khách DL quốc tế có sự gia tăng mạnh mẽ hơn, từ 291 nghìn lượt khách tăng lên thành 4.370 nghìn lượt khách, tăng 15 lần. Khách DL nội địa có sự tăng nhẹ từ 1.499 nghìn lượt khách lên 5.288 nghìn lượt, tăng 3,5 lần. Dịch Covid 19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền KT - XH làm suy giảm lượng khách DL đến TP. Đà Nẵng một cách nghiêm trọng, cụ thể, năm 2020 tổng khách DL của TP giảm hơn 3,1 lần, xuống còn 3.121 nghìn lượt khách và đến năm 2021 giảm 8,3 lần, xuống còn 1.170 nghìn lượt khách so với năm 2019. Trong đó, lượng khách DL quốc tế đặc biệt giảm mạnh, năm 2020 giảm xuống còn 850 nghìn lượt khách, giảm 5,1 lần so với năm 2019.
Bảng 2.5. Số lượt khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020
Đơn vị: nghìn lượt khách
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Khách du lịch quốc tế | 291 | 403 | 409 | 595 | 531 | 679 | 1.030 | 2.014 | 3.412 | 4.370 | 850 |
Khách du lịch nội địa | 1.499 | 2.228 | 2.161 | 2.348 | 2.928 | 3.066 | 3.445 | 4.151 | 4.406 | 5.288 | 2.271 |
Tổng | 1.790 | 2.631 | 2.570 | 2.943 | 3.459 | 3.745 | 4.475 | 6.165 | 7.818 | 9.658 | 3.121 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Phát Triển Du Lịch Đường Sông
- Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Địa Phương Trong Du Lịch Đường Sông
- Điểm Trung Bình Đánh Giá Tổng Hợp Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Đường Sông Của Các Tuyến Sông
- Doanh Thu Du Lịch Và Du Lịch Đường Sông Của Thành Phố Đà Nẵng, 2010 - 2020
- Quản Lý Và Điều Hành Hoạt Động Du Lịch Đường Sông
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Đường Sông Ở Thành Phố Đà Nẵng
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
(Nguồn: Niên giám thống kê TP. Đà Nẵng, 2012, 2016, 2020)
- Về lượt khách DLĐS của TP. Đà Nẵng: Trong giai đoạn 2010 - 2020 quy mô khách DLĐS ở TP. Đà Nẵng có nhiều sự thay đổi và có thể phân thành 2 giai đoạn là giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể:
+ Giai đoạn từ đầu 2010 - 2015: “du lịch đường sông chậm phát triển” (UBND TP. Đà Nẵng, 2017) do đó, lượng khách DLĐS tăng chậm hơn, trong vòng 5 năm chỉ
tăng từ 100 nghìn lượt khách lên 197,3 nghìn lượt khách tương ứng tăng gần 2 lần. Trong đó, từ năm 2010 đến 2012 lượng khách DL lại suy giảm từ 100 nghìn lượt khách xuống còn 80 nghìn lượt khách. Nguyên nhân về sự suy giảm khách DLĐS là do đây là giai đoạn mới đưa vào khai thác DLĐS do đó, số lượng tàu và bến tàu còn ít, tàu chủ yếu hoán cải từ tàu đánh bắt cá, sản phẩm DL còn kém hấp dẫn vì vậy chưa tạo được sức hút với khách DL và các doanh nghiệp kinh doanh DL. Từ cuối năm 2014, UBND TP. Đà Nẵng ban hành Quyết định số 48/QĐ-UBND Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển cầu tàu du lịch tại các điểm đến và tàu du lịch trong tuyến du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và kêu gọi nhà đầu tư đổi mới hệ thống tàu DL nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong phát triển DLĐS. Chính vì vậy, từ năm 2013 đến năm 2015 hoạt động DLĐS có sự đầu tư hơn, vì vậy lượng khách DLĐS cũng có sự tăng nhẹ từ 173 nghìn lượt khách lên 173,3 nghìn lượt khách.
Hình 2.3. Lượt khách du lịch đường sông thành phố Đà Nẵng, 2010 - 2020
(Nguồn: UBND TP. Đà Nẵng, 2020; Sở Du lịch TP. Đà Nẵng 2021)
+ Giai đoạn từ năm 2016 - 2020: Đây là giai đoạn hoạt động DLĐS được đầu tư phát triển, vì vậy mà lượng khách DLĐS ở TP. Đà Nẵng có sự tăng trưởng nhanh, nhất là từ năm 2016 đến năm 2019 lượt khách DLĐS đã tăng từ 197,3 nghìn lượt khách lên 726,5 nghìn lượt khách, tương ứng tăng 3,7 lần so với năm 2016. Trong giai đoạn này, TP. Đà Nẵng xác định DLĐS là loại hình DL đặc trưng của TP. và từng bước biến DLĐS trở thành sản phẩm DL chủ lực. Đặc biệt, sau vụ chìm tàu Thảo Vân 2 năm 2016, TP.
Đà Nẵng đã có sự chuyển mình trong việc đầu tư về CSHT, CSVCKT cho DLĐS, các tàu mới thay thế cho các tàu hoán cải từ tàu đánh cá, các hoạt động giải trí trên tàu, trên bờ sông được chú trọng đã thu hút được khách DL. Nhiều công trình kiến trúc mới với thiết kế ấn tượng ven sông được khánh thành như Tượng cá chép hóa rồng, Tòa nhà trung tâm hành chính, Cảng sông Hàn, Cầu tàu tình yêu, Phố đi bộ Bạch Đằng… đã tạo điểm nhấn cảnh quan và thu hút khách DL cũng như các doanh nghiệp kinh doanh DLĐS đưa vào khai thác. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 lượt khách DLĐS có sự suy giảm mạnh, lượng khách DLĐS giảm xuống còn 163 nghìn lượt khách, giảm 4,5 lần so với năm 2019.
+ Mặc dù lượt khách DLĐS đã có sự tăng trưởng cao qua các năm, nhưng so sánh lượt khách DLĐS với tổng lượt khách DL của toàn TP. Đà Nẵng thì tỷ lệ khách DLĐS vẫn chiếm tỷ trọng còn khá thấp, năm 2010 khách DLĐS chỉ chiếm 5,6 % tổng lượng khách DL toàn TP. Đà Nẵng, đến năm 2019 tăng lên thành 7,5 % tổng lượng khách toàn TP, năm 2020 chỉ còn 5,2 %.
- Về cơ cấu thị trường khách DLĐS có sự bất cân xứng giữa thị trường khách DLĐS nội địa và khách DLĐS quốc tế. Khi mới đưa vào khai thác DLĐS giai đoạn 2010 - 2015 thì thị trường khách chủ yếu là khách DL nội địa. Nhưng giai đoạn sau từ năm 2016 - 2020 thì có sự thay đổi, hầu hết lượng khách DLĐS là khách DL quốc tế, chiếm hơn 90 % tổng số lượt khách DLĐS, trong khi khách DLĐS nội địa chỉ chiếm 10
% tổng số lượt khách. Điều này cho thấy, hiện nay thị trường khách DL nội địa còn nhiều tiềm năng to lớn để khai thác. Bên cạnh đó, ở thị trường khách DLĐS quốc tế cũng có sự chênh lệch rất lớn từ các nguồn thị trường khách. Đa số khách DLĐS quốc tế là khách đến từ thị trường Đông Bắc Á (Trung Quốc và Hàn Quốc) với 85 % tổng số khách DLĐS, trong khi thị trường khách DLĐS quốc tế từ nước khác chỉ chiếm 5 % tổng số khách. Vì vậy, cần có chính sách điều chỉnh thu hút nguồn khách quốc tế từ các thị trường khác tham gia, đặc biệt thị trường khu vực Đông Nam Á, Bắc Mỹ, châu Âu.
* Chi tiêu bình quân của khách du lịch đường sông
- Do hạn chế về số liệu doanh thu DLĐS, do đó các số liệu về chi tiêu bình quân khách DLĐS chỉ được tính toán trong giai đoạn 2016 - 2020. Nhìn chung chi tiêu bình quân khách DL của TP. Đà Nẵng có sự biến động, trong đó từ năm 2016 đến năm 2019 chi tiêu bình quân khách DL có xu hướng giảm từ 1312,4 nghìn đồng/khách xuống còn
896.5 nghìn đồng/khách. Từ năm 2019 đến năm 2020 chi tiêu bình quân khách DL có xu hướng tăng từ 896,5 nghìn đồng/khách lên 1296,1 nghìn đồng/khách.
- So với chi tiêu bình quân khách DL toàn TP. Đà Nẵng, thì chi tiêu bình quân khách DLĐS lại có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể từ năm 2016 đến năm 2018 chi tiêu bình quân khách khách DLĐS có sự tăng nhẹ từ 400,4 nghìn đồng/khách lên 588,3 nghìn đồng/khách. Từ năm 2018 đến năm 2020 tăng lên thành 1098.2 nghìn đồng/khách. Điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực về chất, sự đầu tư cho DLĐS của TP. Đà Nẵng bước đầu mạng lại hiệu quả tích cực.
Hình 2.4. Chi tiêu bình quân khách du lịch đường sông thành phố Đà Nẵng, 2016 - 2020
(Nguồn: Xử lý từ UBND TP. Đà Nẵng, 2020; Sở Du lịch TP. Đà Nẵng 2021)
Mặc dù có sự tăng trưởng mức chi tiêu bình quân khách DLĐS nhưng so sánh với chi tiêu bình quân khách DL chung của TP. Đà Nẵng vẫn còn thấp. Cụ thể năm 2016 mức chi tiêu bình quân khách DLĐS chỉ bằng 30 % so với chi tiêu bình quân khách DL toàn TP. Đà Nẵng, năm 2020 đã tăng lên bằng 84,7 % so với trung bình chung của toàn TP, nhưng kết quả này vẫn còn thấp. Điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động DLĐS vẫn chưa cao, chưa thỏa mãn được nhu cầu để khách DL sẵn sàng rút hầu bao chi trả tiền. Do đó, việc đầu tư phát triển DLĐS cần phải có sự chú trọng cả về độ sâu chất lượng, nâng cao chất lượng dịch vụ làm hài lòng khách DL để họ kéo dài thời gian tham gia, chi trả và trải nghiệm các sản phẩm DLĐS hơn nữa.
* Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
- Khái quát mẫu nghiên cứu
Kết quả thu thập dữ liệu và tiến hành kiểm định 432 phiếu hợp lệ, phân tích mô tả về mẫu, được thể hiện trong (phụ lục 9).
Trong tổng số 432 du khách thì tỉ lệ du khách nam và nữ là gần bằng nhau với nam với 199 du khách, chiếm 46,1 % và nữ là 214 du khách, chiếm 49,5 %, 19 du khách còn lại, chiếm tỷ lệ 4,4 % không cung cấp thông tin giới tính. Tỷ lệ nam và nữ của mẫu nghiên cứu gần như nhau đảm bảo tính đại diện quan điểm của từng giới.
Về độ tuổi, phần lớn du khách có độ tuổi từ 26 đến 40 với 178 du khách, chiếm 44,7 % và từ 18 đến 25, chiếm 41,2 %. Các du khách trong độ tuổi từ 41 đến 55, dưới 18 tuổi và trên 55 tuổi tương ứng với 44, 9, 8 du khách, chiếm tương ứng 10,2 %; 2,1 % và 1,9 %. Với tỷ lệ khách chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi chiếm 96,1 %, thì du khách hoàn toàn có sự hiểu biết về vấn đề nghiên cứu.
Về tình trạng hôn nhân, du khách độc thân chiếm 54,9 % và đã kết hôn chiếm
45.1 %. Tỉ lệ này cho thấy sự cân bằng về tình trạng hôn nhân của mẫu khảo sát.
Liên quan đến thu nhập, kết quả cho thấy du khách có thu nhập 10 đến 25 triệu chiếm tỉ trọng cao nhất với 39,8 %. Các du khách có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đứng vị trí thứ 2 với 18,4 %. Tương ứng với các vị trí tiếp theo là các du khách có mức thu nhập dưới 5 triệu, không có và trên 25 triệu, cụ thể có 17,1 % số du khách có mức thu nhập dưới 5 triệu; 14,1 % không có và 10,6 % có mức thu nhập trên 25 triệu.
Có 244 du khách mới viếng thăm TP. Đà Nẵng lần đầu tiên (56,5 %), 135 du khách là lần thứ 2 và 53 du khách từ 2 lần trở lên.
Việc tiếp cận thông tin điểm đến được chuyển tải đến du khách qua nhiều hình thức, phương tiện khác nhau. Đối với DLĐS những kênh thông tin như: internet, truyền hình, báo chí, tạp chí, doanh nghiệp, đại lý kinh doanh hay từ người thân bạn bè,... cung cấp thông tin quan trọng cho khách hàng và tác động mạnh mẽ đến hành vi lựa chọn điểm đến của họ. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, nguồn tiếp cận thông tin chính của khách DL về hoạt động DLĐS chủ yếu là qua các thông tin từ doanh nghiệp, đại lý kinh doanh dịch vụ DL với 42,8 %, tiếp theo là internet chiếm 31,9 %. Các nguồn cung cấp thông
tin như người thân, bạn bè hay truyền hình, báo chí, tạp chí chiếm lần lượt là 12,7 % và 12, 5 %.
- Kết quả đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
Kết quả mô hình được thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Kết quả phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu
Hệ số chưa chuẩn hóa | Hệ số chuẩn hóa | T | Mức ý nghĩa | Chỉ số đa cộng tuyến | |||
B | Sai số chuẩn | Β | Độ chấp nhận | Hệ số phóng đại | |||
Hằng số | - 0,105 | 0,180 | - 0,582 | 0,561 | - 0,105 | ||
Phương tiện hữu hình (PTHH) | 0,137 | 0,030 | 0,151 | 4,510 | 0,000 | 0,397 | 0,137 |
Độ tin cậy (DTC) | 0,141 | 0,035 | 0,148 | 4,075 | 0,000 | 0,452 | 0,141 |
Năng lực đáp ứng (SDU) | 0,207 | 0,030 | 0,228 | 6,838 | 0,000 | 0,435 | 0,207 |
Độ an toàn (DAT) | 0,187 | 0,032 | 0,209 | 5,936 | 0,000 | 0,477 | 0,187 |
Độ hấp dẫn (DHD) | 0,375 | 0,033 | 0,415 | 11,467 | 0,000 | 0,657 | 0,375 |
(Nguồn: Tác giả luận án) Cụ thể, các giả thuyết đề xuất đều được chấp nhận. Theo đó, cả 5 yếu tố bao gồm phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đáp ứng, độ an toàn và độ hấp dẫn có mối quan hệ tương quan cùng chiều đối với sự hài lòng của khách DL đối với DLĐS ở TP. Đà Nẵng.
Phương trình hồi quy tuyến tính theo hệ số hồi quy chuẩn hóa như sau:
HL=0,415 x DHD+ 0,228x SDU + 0,209 x DAT + 0,151 x PTHH + 0,148 x DTC+
Các yếu tố Độ hấp dẫn, sự đáp ứng, độ an toàn, phương tiện hữu hình và độ tin cậy có hệ số tương ứng là 0,415; 0,228; 0,209; 0,151 và 0,148 và quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của khách DL đối với DLĐS. Điều này tương ứng với mức độ ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách DL về DLĐS theo thứ tự giảm dần. Đồng thời, các hệ số tương ứng của từng nhân tố cũng cho thấy sự thay đổi (tăng/giảm) lên của sự hài lòng khi có sự biến thiên (tăng/giảm) của các yếu tố, cụ thể:
+ Khi du khách đánh giá tiêu chí “Độ hấp dẫn” tăng thêm 1 điểm thì sự hài lòng với hoạt động DLĐS ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,415 điểm.
+ Khi du khách đánh giá tiêu chí “Sự đáp ứng” tăng thêm 1 điểm thì sự hài lòng với hoạt động DLĐS ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,228 điểm.
+ Khi du khách đánh giá tiêu chí “Độ an toàn” tăng thêm 1 điểm thì sự hài lòng với hoạt động DLĐS ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,209 điểm.
+ Khi du khách đánh giá tiêu chí “Phương tiện hữu hình” tăng thêm 1 điểm thì sự hài lòng với hoạt động DLĐS ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,151 điểm.
+ Khi du khách đánh giá tiêu chí “Độ tin cậy” tăng thêm 1 điểm thì sự hài lòng với hoạt động DLĐS ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,148 điểm.
Vai trò của các yếu tố với sự hài lòng của khách DL với DLĐS ở TP. Đà Nẵng theo tỉ lệ phần trăm (%) được thể hiện như sau:
Bảng 2.7. Vai trò của các yếu tố với sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
Hệ số chuẩn hóa | Tổng hệ số chuẩn hóa | Mức độ ảnh hưởng (%) | |
Độ hấp hẫn | 0,415 | 1,151 | 36,1 % |
Năng lực đáp ứng | 0,228 | 19,8 % | |
Độ an toan | 0,209 | 18,1 % | |
Phương tiện hữu hình | 0,151 | 13,1 % | |
Độ tin cậy | 0,148 | 12,9 % |
(Nguồn: Tác giả luận án)
Kết quả từ bảng 2.7 cho thấy, “Độ hấp dẫn” được đánh giá ảnh hưởng mạnh nhất đối với sự hài lòng của khách DL về DLĐS ở TP. Đà Nẵng đạt 36,1 %. “Sự đáp ứng” được đánh giá vị trí thứ hai với 19,8 %. Các yếu tố khác có mức độ đánh giá theo thứ tự giảm dần là “Độ an toàn”, “Phương tiện hữu hình” và “Độ tin cậy” tương ứng với 18,1
%; 13,1 % và 12,9 %. Vậy nên, để đáp ứng tốt sự hài lòng của khách DL đối với DLĐS ở TP. Đà Nẵng thì cần phải chú trọng đến tất cả các yếu tố trên, trong đó nên ưu tiên chú trọng thực hiện các biện pháp theo thứ tự ưu tiên từ yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách DL cao tới yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp.