Định Hướng Liên Kết Phát Triển Du Lịch Đường Sông


sông Cu Đê, sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan nhưng phải gắn liền với đặc điểm về tài nguyên DL và lợi thế riêng của mỗi con sông. Cần có sự liên kết khai thác du thuyền giữa các tuyến sông với nhau, bao gồm: giữa tuyến sông Hàn - sông Cổ Cò, sông Hàn - sông Cẩm Lệ hoặc sông Hàn - sông Cẩm Lệ - sông Túy Loan và liên kết khai thác du thuyền giữa TP. Đà Nẵng và Quảng Nam trong khai thác sông Cổ Cò.

+ Đa dạng hóa cách thức khai thác du thuyền, không đơn thuần chỉ là du thuyền ngắm cảnh như các tuyến du thuyền trên sông Hàn hiện nay đang khai thác mà cần liên kết khai thác với tài nguyên DL dọc bờ sông để tạo nên những tuyến DLĐS đặc sắc.

+ Cần linh động trong việc tổ chức bán vé tham gia du thuyền. Đối với tuyến du thuyền ngắm cảnh có thể bán vé theo tour cố định; Đối với sản phẩm du thuyền kết hợp tham quan các điểm DL dọc bờ sông cần linh hoạt trong việc bán các gói vé để du khách có thể tự do lên xuống tàu tại các điểm DL để tham quan. Do đó cần thiết phải điều chỉnh loại vé phù hợp với nhu cầu của khách với các loại vé theo nhiều giờ khác nhau như 3 giờ, 24 giờ hay vé nhiều ngày để khách DL có thể chủ động thực hiện việc tham quan điểm DL, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả khai thác DLĐS và sự thuận tiện và sự hài lòng cho khách DL khi tham gia.

+ Phải có sự đầu tư các CSVCKT theo hướng hiện đại, an toàn và kết hợp các dịch vụ cung ứng khác nhau như: tàu thuyền phải sử dụng công nghệ hiện đại có độ an toàn cao với các công nghệ lại thông minh, nhưng cũng có sự định hình thẩm mỹ và mẫu mã riêng để tạo điểm nhấn và hình ảnh riêng cho du thuyền ở Đà Nẵng; nên xây dựng logo riêng cho loại hình DLĐS và phổ biến logo trên các hoạt động và dịch vụ DLĐS; đa dạng hóa hoạt động giải trí trên tàu; nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống với thực đơn ẩm thực phong phú trên cơ sở chủ đạo là các món ăn truyền thống địa phương và món ăn gắn liền với sông nước, đồng thời phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quy định.

(2) Hoạt động chèo thuyền:

+ Chèo thuyền là hoạt động DLĐS mang tính giải trí và thể thao, do đó để khai thác hoạt động này cũng cần phải thỏa mãn các yếu tố về chất lượng nước, không gian, cảnh quan và mật độ của phương tiện trên sông. Ở khu vực mà chất lượng nước thấp, phương tiện hoạt động nhiều thì hạn chế khả năng khai thác hoạt động DL này.


+ Để khai thác hoạt động chèo thuyền trên các tuyến sông cần phải có cần quy hoạch rõ ràng về ranh giới, phân luồng hoạt động cũng như đầu tư các CSHT và CSVCKT liên quan như bến bãi, thuyền, các dụng cụ khác, cũng như đội ngũ giám sát quản lý để đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia.

(3) Tắm sông và các hoạt động giải trí, thể thao khác trên sông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

+ Hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nước sông, không gian và cảnh quan hai bên bờ sông. Kết quả khảo sát và đánh giá chất lượng nước cho thấy, phần thượng nguồn sông Cu Đê có chất lượng nước sông sạch, nước trong, địa thế và phong cảnh rất đẹp thích hợp cho việc triển khai hoạt động tắm sông và kết hợp với một số hoạt động thể thao, giải trí và trò chơi mạo hiểm trên sông…

+ Để khai thác hoạt động tắm sông và các hoạt động giải trí, thể thao khác trên sông bên cạnh đầu tư CSHT và CSVCKT, dịch vụ thì cần phải chú trọng vấn đề bảo môi trường sông, xử lý chất thải từ hoạt động DL này đến môi trường sông nước.

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 17

(4) Đi xe đạp, đi bộ dọc bờ sông kết hợp tham quan các điểm du lịch ven sông

+ Đối với hoạt động đi xe đạp và đi bộ dọc bờ sông để thưởng thức không gian và kết hợp tham quan các điểm DL ven sông cần được mở rộng khai thác trên tất cả các tuyến sông để khách DL vừa đạp xe, đi bộ ngắm cảnh, tận hưởng không gian, cảnh quan hai bên bờ sông có thể kết hợp tham quan các điểm DL và khám phá văn hóa địa phương dọc bờ sông.

+ Hoạt động DL này cần được khuyến khích và phát triển trên tất cả các con sông vì nó đảm bảo được tính bền vững trong khai thác DL nhưng không làm mất đi sự hấp dẫn của hoạt động du lịch đường sông.

+ Để khai thác hoạt động đi bộ, đi xe đạp dọc sông để thưởng thức không gian và kết hợp tham quan các điểm DL ven sông cần phải đầu tư hệ thống đường bộ dọc các sông, đồng thời phải xây dựng các trạm, bãi gửi – cho thuê xe tự động để khách DL chủ động trong việc sử dụng và trải nghiệm.

(5) Hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sông

+ Cần mở rộng các hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sông. Đối với sông Hàn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, giải trí đang có. Trên các sông khác cần xây dựng chủ đề cho các hoạt động ven sông ở từng con sông theo từng tuần hoặc tháng, các hoạt động cần bám sát đặc điểm về tài nguyên DL ven sông.


+ Để khách DL chủ động trong việc nắm bắt thông tin, cần cập nhật liên tục trên các trang web của Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, trang mạng xã hội như Facebook, tiktok…, các quầy thông tin dịch vụ DLĐS, dịch vụ DL. Đồng thời, cần phải cập nhật thường xuyên các chủ đề về các hoạt động văn hóa giải trí ven sông cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ DL để họ cập nhật khai thác vào các sản phẩm cung ứng của mình.

(6) Nghỉ dưỡng, ăn uống ven sông

+ Môi trường ven sông thích hợp cho việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng, cơ sở ăn uống ven sông. Tuy nhiên, cần hạn chế xây dựng cơ sở nghỉ dưỡng trên sông hoặc ven sông để tránh làm tổn hại đến sinh thái con sông. Ở một số khu vực có thể đầu tư khai thác, nhưng cần đảm bảo việc kiểm soát tốt việc bảo vệ cũng như xả thải ra con sông.

+ Một trong những hình thức rất được ưa chuộng hiện nay là hoạt động cắm trại ven sông có thể đưa vào khai thác ở một số khu vực dọc các tuyến sông. Tuy nhiên yêu cầu bắt buộc là cần có khoảng đất trống đủ lớn ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có CSVCKT và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

3.1.2.2. Định hướng liên kết phát triển du lịch đường sông

- Việc liên kết phát triển DLĐS là định hướng nhằm khai thác hiệu quả DL, tạo ra những tour, tuyến DL hấp dẫn, thu hút du khách. Định hướng liên kết phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng bao gồm việc liên kết liên vùng ở những lãnh thổ con sông chảy qua (với tỉnh Quảng Nam và giữa con sông với nhau) và liên kết khai thác giữa loại hình DLĐS với các loại hình DL khác.

- Đối với định hướng liên kết liên vùng giữa các con sông với nhau và giữa TP. Đà Nẵng với các địa phương có con sông chảy qua, ngoại trừ hệ thống sông Cu Đê nằm ở phía Bắc, thì các sông còn lại đều thuộc hệ thống sông Vu Gia Đà Nẵng. Các sông này đều hợp lưu và phân lưu tại khu vực ngã ba sông Cái. Hơn nữa, tuyến sông Hàn nằm ở hạ lưu, chảy qua trung tâm TP, do đó có nhiều tiềm năng trong việc liên kết các tuyến DLĐS giữa sông Hàn với sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan và sông Cổ Cò để xây dựng thành tuyến du thuyền và tuyến đi xe đạp dọc bờ sông. Ngoài ra, việc liên kết khai thác DLĐS trên dòng sông Cổ Cò giữa TP. Đà Nẵng và TP. Hội An (Quảng Nam) cũng là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển DLĐS nhằm tạo ra sản phẩm DL đặc sắc, hấp dẫn du khách giữa hai TP. Tuy nhiên, để có thể khai thác DLĐS thì cần


phải tái khơi thông sông Cổ Cò và có sự đầu tư về CSHT, CSVCKT của DLĐS cũng như đạt thỏa thuận trong chia sẻ quyền lợi giữa các bên để có thể khai thác hiệu quả và phát triển bền vững.

- Thành phố Đà Nẵng rất phong phú và đa dạng các loại hình DL, các điểm DL lại phân bố nhiều dọc các con sông, do đó định hướng liên kết khai thác giữa DLĐS với các loại hình DL khác cần được chú trọng nhằm tạo nên các chương trình DL hấp dẫn, do đó cần phải đầu tư tốt về xây dựng sản phẩm DL dọc các sông, đầu tư CSHT, CSVCKT của DLĐS cũng như các hoạt động về quảng bá và truyền thông. Đồng thời, cần thu hút, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong việc liên kết, khai thác.

3.1.2.3. Định hướng thị trường khách du lịch đường sông

- Hiện nay, trong cơ cấu thị trường khách DLĐS ở TP. Đà Nẵng có sự mất cân đối giữa các thị trường khách DLĐS trong nước và quốc tế, cũng như giữa các thị trường khách DLĐS quốc tế với nhau. Do đó, cần có định hướng phát triển thị trường để tạo nên sự đa dạng tránh sự phụ thuộc vào một vài thị trường khách DL. Đối với phát triển thị trường khách DLĐS ở TP. Đà Nẵng cần xác định thị trường khách chính của TP. Đà Nẵng phải gồm cả thị trường khách DL quốc tế và khách DL nội địa, trong đó có sự điều chỉnh tỷ lệ khách từ các thị trường, đồng thời tăng tỷ lệ khách có khả năng chi trả cao cho các dịch vụ DLĐS cao cấp.

- Thị trường khách DL quốc tế: Cần đa dạng hóa thị trường khách quốc tế, hạn chế phụ thuộc vào một số thị trường. Tiếp tục duy trì thị trường khách DL đến từ Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tăng cường tỷ lệ khách của thị trường tiềm năng ASEAN như Thái Lan, Singapo, Malaysia,... và thị trường khách DL xa từ châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương, trong đó chú trọng thu hút khách từ các thị trường: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Úc... và một số thị trường tiềm năng mới nổi mới mà Việt Nam thiết lập quan hệ như Israel, Ấn Độ.

- Thị trường khách DL nội địa: Mặc dù khách DL nội địa chiếm chủ yếu thị phần khách DL của TP. Đà Nẵng, nhưng thị phần khách DLĐS nội địa chỉ chiếm 10 %. Do đó, cần phải tăng thị trường khách DLĐS nội địa và xác định đây là thị trường khách trọng điểm. Trong cơ cấu khách DLĐS nội địa thị trường khách trọng điểm là người dân TP. Đà Nẵng, khách nội địa từ các TP lớn có đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng như TP.


Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và các thị trường lân cận thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

3.1.2.4. Định hướng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông

Tập trung đầu tư có trọng điểm hướng tới hoàn thiện hệ thống CSHT và CSVCKT DLĐ theo hướng hiện đại, chất lượng cao, đặc biệt khu vực thượng nguồn sông Cu Đê, sông Túy Loan, hạ nguồn sông Cổ Cỏ.

- Bến tàu: Nâng cấp bến tàu DL đang có, quy hoạch, xây dựng thêm bến mới. Vị trí các bến được đặt ở khu vực gần với điểm, cụm điểm DL để liên kết khai thác. Bến tàu phải đảm bảo độ an toàn theo quy chuẩn bến tàu thuyền của Bộ giao thông Vận tải. Về mặt không gian cảnh quan phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, đặc trưng cho ĐLĐS của TP. Đà Nẵng nhưng đồng thời phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, an toàn. Tại các bến tàu cần xây dựng kèm nhà chờ, bãi đỗ xe, khu mua vé tự động, khu vệ sinh công cộng và các dịch vụ giải trí, ăn uống để đáp ứng đa dạng nhu cầu của du khách và khai thác hiệu quả DL.

Trên sông Hàn cần nâng cấp và tạo mỹ quan cho các bến tàu có chất lượng còn thấp như bến Sông Thu, bến Sông Hàn, đưa cảng Sông Hàn thành cảng chính phục vụ khách DL. Bên cạnh đó, cần xây dựng thêm bến chính ở khu vực ngã ba sông Cái để phân phối khách về các sông, nhằm giải quyết tình trạng quá tải khách DL tại bến cảng Sông Hàn và mùa cao điểm như hiện nay. Trên sông Cổ Cò hoàn thiện bến tàu tại các khu bến K20 để đưa vào khai thác DL, xây dựng thêm bến mới tại khu vực chùa Quan Thế Âm để tham quan cụm điểm DL Danh thắng Ngũ Hành Sơn - Chùa Quan Thế Âm

- Làng Đá Non Nước. Trên sông Cẩm Lệ xây dựng khu bến tại vị trí trước khu vực làng rau La Hường để kết hợp khai thác DL tại làng rau La Hường, làng Khô mè Mẹ Liễu và khu DL sinh thái Vườn Chuối, bến tại vị trí làng Phong Lệ để tham quan Di tích làng Phong Lệ. Trên sông Túy Loan tiếp tục hoàn thiện CSHT và CSVCKT tại bến Túy Loan và bến Thái Lai để đưa vào khai thác DL. Trên sông Cu Đê xây dựng bến tàu tại vị phía Bắc sông Cu Đê tham quan làng Thủy Tú, tại khu Bến Hầm vàng, Khu vực Khe Răm.

- Đội tàu: Cần đầu tư đội tàu DL theo hướng đa dạng hóa kích thước với tàu công suất lớn trên 50 khách và các loại tàu nhỏ để phân khúc thị trường khách DL. Trang bị đội tàu đảm bảo an toàn theo quy chuẩn của Bộ giao thông Vận tải, nhưng cũng phải đảm bảo tính hiện đại, tiện nghi, nhận diện và thẩm mỹ. Đối với đội tàu kết hợp giữa


giao thông công cộng và khai thác DL ngoài đảm bảo yếu tố an toàn cần phải có tốc độ chạy nhanh. Trên tàu phải có khu vệ sinh, khu phục vụ đồ ăn thức uống, giải trí, trang bị thiết bị y tế và dụng cụ đảm bảo an toàn cần thiết. Riêng với những tàu lớn cần đa dạng thêm các dịch vụ trên tàu như tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, không gian hội họp, sự kiện, lưu trú… Cần thiết xây dựng đội tàu hiện đại có thiết kế mang tính nhận diện đặc trưng, có logo riêng cho DLĐS ở Đà Nẵng. Trên sông Hàn và sông Cu Đê gồm phân khúc tàu lớn trên 50 khách và tàu nhỏ trên dưới 30 khách. Trên sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan, sông Cổ Cò chủ yếu tàu trên dưới 30 khách. Đối với tàu trên 50 khách cần có phân khúc khách bằng chất lượng của các dịch vụ cao cấp.

- Đường đi bộ, xe đạp dọc bờ sông và hệ thống giao thông đường bộ kết nối với bờ sông: Xây dựng đường đi bộ, đi xe đạp sát dọc sát hai bên bờ sông ở tất cả các sông, kích thước và chất lượng đường phải đảm bảo tính an toàn, nhưng không gây thiệt hại cho bờ sông. Đối với sông chảy qua khu vực đô thị, làng mạc cần kiến tạo cảnh quan, vệ sinh ven bờ sông, xây dựng một số công trình văn hóa, công viên cây xanh dọc bờ sông để tạo điểm nhấn. Ở những khu vực bờ sông bị sạt lở cần phải gia cố bằng đê kè để bảo vệ bờ hoặc phục hồi cảnh quan tự nhiên cho bờ sông. Đối với con sông chảy qua khu vực tự nhiên cần tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên và hệ sinh thái của con sông, cần có biện pháp bảo vệ, cải tạo ven bờ, hạn chế tác động làm thay đổi hệ sinh thái ven bờ.

Đối với hệ thống giao thông đường bộ kết nối với bờ các con sông cần cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông đường bộ hiện có. Đầu tư xây mới thêm nhiều tuyến giao thông kết nối từ trung tâm TP đến bờ sông và các điểm DL dọc sông trên sông Cổ Cò, sông Cu Đê, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan.

- Trạm dừng chân dọc bờ sông: Xây dựng một một số trạm dừng chân dọc bờ sông Cổ Cò, sông Cu Đê, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan với đầy đủ các dịch vụ: Cơ sở ăn uống ven sông hoặc trên sông, cơ sở lưu trú (có thể có), điểm cho thuê – trả xe đạp tự động, bãi đỗ xe, quầy thông tin dịch vụ… để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, di chuyển, trải nghiệm du khách.

- Bãi đỗ xe: Hầu hết khách DL tiếp cận các điểm DLĐS và các bến tàu bằng đường bộ, vì vậy nhu cầu về đỗ xe là rất cao. Trong khi, hiện tại mới chỉ có 1 bãi đỗ xe cho DLĐS ở hạ lưu sông Hàn. Vì vậy, vào mùa cao điểm trong kinh doanh DL thường


bị quá tải. Do đo, cần phải đầu tư xây dựng một số bãi đỗ xe dọc sông ở khu vực bến tàu hoặc điểm DLĐS để đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Cơ sở lưu trú và cơ sở ăn uống du lịch đường sông: Đối với phát triển DLĐS cần phải hạn chế việc xây dựng các cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, nhà hàng trên sông hoặc cạnh bờ sông để tránh việc làm tổn thương hệ sinh thái và cảnh quan của sông ngòi. Do đó, đối với cơ sở lưu trú và cơ sở ăn uống có thể khai thác dịch vụ lưu trú (trên tàu lớn), ăn uống tại các tàu DL hoặc tận dụng cơ sở lưu trú và ăn uống phục vụ DL chung của TP. Đà Nẵng hoặc phục vụ tại các trạm dừng chân dọc bờ sông. Đối với một số khu vực có thể xem xét xây dựng một số cơ sở ven sông.

- Hệ thống các biển báo, chỉ dẫn và một số chướng ngại vật trên sông: Xây mới hoặc nâng cấp các biển báo, chỉ dẫn để đảm bảo an toàn khi khai thác DLĐS. Đối với những cây cầu có chiều cao tĩnh không thấp thì cần phải nâng gầm cầu lên để giúp tàu thuyền có thể lưu thông đặc biệt là những cây cầu có chiều cao tĩnh không thấp dưới 3,5 m trên sông Cổ Cò, sông Cu Đê, sông Túy Loan. Nạo vét lòng sông, quản lý nghiêm ngặt hoạt động khai thác cát trên sông Cẩm Lệ, khơi thông sông Cổ Cò đoạn chảy từ TP. Đà Nẵng về TP. Hội An để phục vụ khai thác tuyến DLĐS liên tỉnh, phá vỡ đập nối giữa bờ sông với Đảo Nổi để tàu thuyền lưu thông thuận lợi.

3.1.2.5. Định hướng nguồn nhân lực

- Để nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển DLĐS cần phải đánh giá nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực của DLĐS hiện tại và trong tương lai để có dữ liệu cho việc phân luồng trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đáp ứng kịp thời cho phát triển DLĐS. Tổ chức triển khai bộ 10 tiêu chí chuẩn chuyên nghiệp trong hoạt động DL và phục vụ khách DL vào trong hoạt động khai thác DLĐS một cách triệt để.

- Sở Du lịch và cần phối hợp với các cơ sở đào tạo DL, cơ sở đào tạo nghề nghiệp ở trên địa bàn TP. Đà Nẵng như Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Sư phạm, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Đại học Đông Á, Cao đẳng nghề Du lịch,… đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ DLĐS theo hướng chuẩn hóa nguồn nhân lực. Đặc biệt, chú trọng triển khai việc đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ DL cho đội ngũ thuyền viên, nhân viên, cộng đồng địa phương tham gia vào các khâu trong khai thác DLĐS nhằm đáp ứng yêu cầu trong phát triển DLĐS. Trong đó, đặc biệt chú ý đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kĩ năng về công tác đảm bảo an


toàn đường sông, cứu hộ và vận hành các loại tàu, cầu cảng, bến tàu hiện đại, bao gồm: Kỹ năng phục vụ, những quy định trong hoạt động DL, DLĐS, kỹ năng cấp cứu người bị đuối nước, công tác đảm bảo an ninh và an toàn cho du khách, kỹ năng giao tiếp trong DL, ngoại ngữ, quy định mới của pháp luật về DL, văn hóa ứng xử, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường,... Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nhân lực DLĐS phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

- Chuẩn hóa và quản lý nguồn nhân lực DL, DLĐS theo Bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp du lịch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và Bộ tiêu chí Chuẩn chuyên nghiệp trong phục vụ khách du lịch đối với xe vận chuyển và tàu du lịch tại thành phố Đà Nẵng một cách triệt để và có chế tài xử lý đối với cá nhân, doanh nghiệp vi phạm.

- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp sử dụng lao động với cơ sở đào tạo DL, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành uy tín trên địa bàn TP như Viettravel; Saigon Tourist;…

- Bên cạnh đó, nên học hỏi, vận dụng linh hoạt mô hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực DLĐS ở một số quốc gia phát triển DLĐS ở châu Âu (Đức, Pháp...) châu Á (Trung Quốc, Thái Lan...) về kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp, tiêu chí đánh giá, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển DLĐS cho Đà Nẵng.

3.2. Giải pháp phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Giải pháp cơ chế chính sách gắn với phát triển du lịch đường sông

- Lí do lựa chọn giải pháp

Trong phát triển DĐSL việc hoàn thiện cơ chế chính sách đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh mở rộng thị trường và sản phẩm DLĐS. Chính sách DL càng thông thoáng, bám sát thực tiễn sẽ thu hút sự tham gia các bên, tạo nội lực cho sự phát triển DLĐS. Đồng thời hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách là cơ sở chế tài cho việc quản lý và khai thác DLĐS hiệu quả.

- Giải pháp thực hiện

Rà soát lại các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển DLĐS, bám sát thực tiễn để có đề xuất chính sách phù hợp đến từng cấp liên quan. Công khai các văn bản pháp luật, biểu mẫu liên quan lên các website của các đơn vị chủ trì.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2024