Quản Lý Và Điều Hành Hoạt Động Du Lịch Đường Sông


3 cơ sở đạt chuẩn 5 sao, 7 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 16 cơ sở đạt 3 sao, 13 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao và 29 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao. Thượng nguồn sông Cu Đê có nhiều cơ sở lưu trú mới như Homestay A Lăng Như, Khu Heart Organic Farm, Khu làng Coco, Khu làng Mê, Khu Yên Retreat là cơ sở lưu trú kết hợp phục vụ khách DL, tuy nhiên các khu DL đều xây dựng trái phép và chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, với sự đa dạng về hạng mục cơ sở lưu trú giúp đáp ứng cho nhu cầu của nhiều đối tượng khách DL khác nhau. Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú phân bố không đồng đều, chỉ yếu phân bố ở khu vực trung tâm TP và dọc hai bên sông Hàn.

- Cơ sở ăn uống phục vụ du lịch đường sông

Cơ sở ăn uống phục vụ DLĐS bao gồm cơ sở ăn uống ở trên sông và cơ sở trên bờ. Ở trên sông bao gồm nhà hàng trên tàu và nhà hàng nổi trên sông. Cơ sở ở ven sông là nhà hàng, nhà hàng trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở ven sông và vùng phụ cận sông đáp ứng nhu cầu ăn uống và thưởng thức ẩm thực của khách DL. Các cơ sở ăn uống phải đạt chuẩn được cấp phép hoạt động của Sở Công thương TP. Đà Nẵng. Hiện nay, TP. Đà Nẵng có 169 nhà hàng, 479 cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn. Cơ sở ăn uống có sự phân bố không đồng đều giữa các quận, huyện. Đối với nhà hàng, chủ yếu tập trung ở quận Hải Châu và Thanh Khê chiếm hơn 67 %, trong khi quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu thì rất ít, chỉ có từ 3 đến 4 nhà hàng. Cơ sở ăn uống đạt chuẩn có sự phân bố khá đồng đều, chiếm nhiều nhất là quận Cẩm Lệ với 199 cơ sở, Thanh Khê là 69 cơ sở, các quận khác dao động từ 22 đến 48 cơ sở (Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, 2019). Các hạng mục ẩm thực phục vụ là đặc sản Đà Nẵng và sự đa dạng ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia…cũng góp phần hỗ trợ, đa dạng trong lựa chọn dịch vụ ăn uống của du khách.

Cơ sở ăn uống trên bờ sông dọc tuyến đường Như Nguyệt, Bạch Đằng, Thăng Long, Lê Văn Duyệt, Chương Dương, Trần Hưng Đạo (sông Hàn), trên khu đảo nổi Cẩm Lệ, khu sinh thái và dã ngoại Khuê Trung (sông Cẩm Lệ) có nhiều cơ sở phục vụ ăn uống với thực đơn đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách DL. Thượng nguồn sông Cu Đê có Homestay A Lăng Như, Khu Heart Organic Farm, Khu làng Coco, Khu làng Mê, Khu Yên Retreat là cơ sở ăn uống ven sông kết hợp lưu trú phục vụ những món ăn đặc sản của người Cơ Tu Đà Nẵng, của núi rừng được khai thác từ sông suối như ốc, tôm, cá được chế biến rất hấp dẫn.


Đối với cơ sở ăn uống trên sông, TP hiện có 2 cơ sở trên sông Hàn là du thuyền DHC - Marina và Cafe Nhà hàng Memory. Du thuyền DHC - Marina là tòa nhà nổi 5 tầng sang trọng được xây dựng mô phỏng hình ảnh siêu du thuyền đẳng cấp bao gồm: sảnh đón khách, khu triển lãm, câu lạc bộ giải trí, nhà hàng, văn phòng, phòng tổ chức sự kiện và Skybar trên tầng cao nhất của du thuyền nhằm phục vụ nhu cầu của du khách. Cafe Nhà hàng Memory có kiến trúc như là chiếc lá nổi trên sông Hàn, mang vẻ đẹp hiện đại như một dấu ấn riêng của TP. Đà Nẵng với sức chứa 350 chỗ đạt tiêu chuẩn 5 sao, gồm khu tầng trệt và khoảng bờ sông được thiết kế dành cho không gian cà phê, điểm tâm, tầng lầu khu quầy bar và 3 phòng VIP với không gian độc đáo trong lòng chiếc lá nổi trên sông Hàn. Thực đơn của nhà hàng đa dạng và cao cấp phù hợp với nhiều đối tượng du khách.

Cơ sở ăn uống trên tàu có các dịch vụ giải khát, ca nhạc, mưa Chăm, múa dân tộc, ăn uống… về cơ bản đáp ứng được nhu cầu du khách (UBND TP. Đà Nẵng, 2019). Đối với tàu phục vụ trên 50 khách như tàu Rồng sông Hàn, tàu Minh Trần và tàu MeryLand cũng đạt chất lượng cao, có khả năng tổ chức các sự kiện ăn uống vừa và nhỏ trên tàu, trong đó tàu MerryLand đạt tiêu chuẩn 3 sao về chất lượng phục vụ. Các tàu có sức chứa dưới 50 khách không có dịch vụ ăn uống nhà hàng, hầu hết chỉ phục vụ nước uống, giải khát cho du khách.

2.3.2.4. Lao động du lịch đường sông

Thành phố Đà Nẵng có quy mô dân số khá lớn, năm 2020 TP. Đà Nẵng có quy mô dân số đạt 1.169,5 nghìn người, lực lượng lao động trên 15 tuổi đạt 586,2 nghìn người chiếm 50,1 % dân số. Về cơ cấu lao động, có sự chênh lệch lớn, chủ yếu lao động hoạt động trong ngành dịch vụ chiếm 64,3 %. Trình độ lao động khá cao với 98 % người lớn trên 15 tuổi biết chữ, trong đó hơn 42,3 % lao động đã qua đào tạo (Cục thống kê TP.Đà Nẵng, 2020). Trên địa bàn TP có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực DL như: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng; Đại học Duy Tân; Đại học Đông Á; Cao đẳng nghề Đà Nẵng; Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng; Cao đẳng Việt - Úc… Nguồn nhân lực được đào tạo từ các cơ sở này góp phần cung ứng, bổ sung lao động trình độ cao cho ngành DL và DLĐS của TP. Đà Nẵng. Tính đến cuối năm 2019, tổng số nhân lực DL tại TP. Đà Nẵng là 50.963 người, tăng gần 1,9 lần so với năm 2016.


Lao động của DLĐS là nhân viên phục vụ trên tàu, lái tàu, thuyền viên, hướng dẫn viên, nhân viên tại các bến bãi, điểm DLĐS và cộng đồng địa phương... Khi mới khai thác, số lượng và chất lượng lao động DLĐS rất hạn chế. “Số lao động trẻ rất ít, đa số là ngư dân, chất lượng nhân viên phục vụ và làm việc trong lĩnh vực này rất ít có chuyên môn nghiệp vụ, không qua trường lớp đào tạo bài bản và từ các ngành nghề khác chuyển đổi đến. Khả năng phục vụ, phong cách và ứng xử không chuyên nghiệp” (Lê Thị Ánh Trinh và cộng sự 2012). Nguyên nhân do công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực DL chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Đội ngũ nhân viên phục vụ chưa được chú trọng bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cũng như thái độ phục vụ đối với khách DL (Cổng thông tin điện tử TP. Đà Nẵng, 2017).

Hiện nay, số liệu thông kê về lao động DLĐS hiện chưa được tách bạch về số lượng lao động, nhưng theo báo cáo của UBND TP. Đà Nẵng “nhân viên trên tàu, lái tàu và thuyền viên đều đã được đào tạo nghiệp vụ theo quy định, trong năm 2017, 2018 Sở Du lịch đã tổ chức 7 lớp đào tạo bồi dưỡng cho 286 người, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn nguồn nhân lực phục vụ du lịch” (UBND TP. Đà Nẵng, 2019).

Năm 2020, Sở Du lịch tiếp tục mở “01 lớp nghiệp vụ du lịch cho thuyền viên, 09 lớp cho HDV, 07 lớp tập huấn chuẩn chuyên nghiệp trong phục vụ khách du lịch, 02 lớp tập huấn kỹ năng phục vụ khách du lịch cho người dân tại các điểm đến du lịch thủy nội địa, 01 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên các quận, huyện, 01 lớp nghiệp vụ lễ tân cho nhân viên các khách sạn, 01 lớp nghiệp vụ buồng phòng và 01 lớp nghiệp vụ sales cho nhân viên khách sạn…”(Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, 2021). Hằng năm, Sở Du lịch Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ DL dành cho đối tượng thuyền viên và nhân viên phụ vụ trên phương tiện vận tải DL thủy nội địa với các nội dung như phổ biến các văn bản liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về du lịch; các văn bản liên quan đến quản lý đường thủy nội địa; bổ sung kỹ năng sơ cấp cứu, cứu hộ cứu nạn trên tàu; kiến thức về lễ tân giao tiếp; quy trình hướng dẫn cho khách khi bước lên tàu; tâm lý khách; sơ lược kỹ năng phục vụ nhà hàng trên tàu… Trong năm 2020 Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cũng đã ban hành bộ tiêu chí Chuẩn chuyên nghiệp trong phục vụ khách du lịch đối với xe vận chuyển và tàu du lịch tại thành phố Đà Nẵng, với các nội dung chính về: Tiêu chuẩn tối thiểu đối với doanh nghiệp trong vận chuyển phục vụ khách du lịch trên tàu; Tiêu chuẩn chung đối với thuyền viên


và nhân viên phục vụ trên tàu vận chuyển khách du lịch; Tiêu chuẩn về tác phong làm việc, thái độ giao tiếp, ứng xử với khách; Tiêu chuẩn về đảm bảo vệ sinh, an toàn và an ninh trong quá trình thực hiện hoạt động vận chuyển khách du lịch; Kỹ năng xử lý một số tình huống thường gặp trong quá trình vận chuyển khách du lịch; Chính sách và đạo đức kinh doanh; Quy trình phục vụ khách của thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện thủy nội địa vận chuyển du lịch. Đây là cơ sở quan trọng cho việc chuẩn hóa đội ngũ và thực hiện kinh doanh DLĐS. Tuy nhiên, thời gian ban hành Bộ tiêu chí này trùng với thời gian mà ngành DL nói chung và DLĐS nói riêng hạn chế hoạt động để chống dịch, do đó kết quả thực hiện thực hiện chưa thể hiện rõ. Mặc dù vậy, có thể thấy lao động DLĐS đã nhận được sự quan tâm và đầu tư của TP. Đà Nẵng.

Mặt khác, qua phỏng vấn chuyên sâu về một số doanh nghiệp kinh doanh DL trên địa bàn TP, hầu hết đều đánh giá chất lượng đội ngũ nhân viên DLĐS ở mức “Khá tốt”. Để phát triển DLĐS các chuyên gia cho rằng “cần phải đào tạo nhân lực du lịch đường sông theo hướng chuyên sâu”, “đội ngũ nhân viên cần chuyên nghiệp hơn trong khâu quản lý, phục vụ và cả trang phục”. Qua đó cho thấy, cần thiết quán triệt thực hiện các nội dung của Bộ tiêu chí Chuẩn chuyên nghiệp trong phục vụ khách DL đối với xe vận chuyển và tàu DL tại TP. Đà Nẵng để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và đáp ứng tốt sự hài lòng của khách du lịch.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DLĐS thì cần phải bổ sung về số lượng nhân lực, bởi vì nguồn nhân lực cho DLĐS vẫn còn ít, đội ngũ lao động hiện có mới chỉ chủ yếu đào tạo cho phục vụ cho khai thác trên DLĐS trên tuyến sông Hàn. Trong tương lai để mở rộng DLĐS trên các tuyến sông khác thì TP. Đà Nẵng cần phải có phương án trong đào tạo, bồi dưỡng quản lý nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng lao động để phát triển DLĐS được tốt và hiệu quả.

2.3.2.5. Quản lý và điều hành hoạt động du lịch đường sông

Khi mới đưa vào khai thác hoạt động DLĐS chịu sự quản lý chung của UBND TP. Đà Nẵng và quản lý trực tiếp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là sở Du lịch) TP. Đà Nẵng. Tuy nhiên, hoạt động quản lý còn chưa hiệu quả “Còn thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; Đội ngũ cán bộ về quản lý và kinh doanh du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước và kinh doanh du


lịch chưa được quan tâm đúng mức” (UBND TP. Đà Nẵng, 2017). Hoạt động quản lý lỏng lẻo làm cho việc đảm bảo an toàn giao thông đường thủy cho du khách thực sự là nỗi lo lớn khi hầu hết chủ tàu có tư tuởng đối phó các cơ quan chức năng hơn là tính đến sự đảm bảo an toàn cho du khách (Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, 2016).

Chính vì vậy, năm 2014, TP. Đà Nẵng ban hành Quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với các nội dung về quản lý hoạt động vận tải hành khách DL đường thủy nội địa trên địa bàn TP. Đà Nẵng, bao gồm: Điều kiện hoạt động của tàu du lịch; Điều kiện đối với người làm việc trên tàu du lịch; Quy định về cảng, bến, vùng neo đậu phục vụ tàu du lịch; Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh, thuyền viên, khách du lịch và các cơ quan chức năng có liên quan đến đường thủy nội địa (UBND TP. Đà Nẵng, 2014). Tiếp đó. UBND TP. Đà Nẵng đã thành lập Cảng vụ Đường thủy nội địa TP. Đà Nẵng trực thuộc Sở Giao thông vận tải, là cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, đồng thời Cảnh sát đường thủy Đà Nẵng điều phối đảm bảo an toàn trật tự giao thông.

Hiện nay hoạt động DLĐS chịu sự quản lý của UBND TP. Đà Nẵng, Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, Cảng vụ Đường thủy nội địa TP. Đà Nẵng trực thuộc Sở Giao thông Vận tải TP. Đà Nẵng và Cảnh sát đường thủy Đà Nẵng. Sở Du lịch có vai trò chỉ đạo và có sự phối hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải trong quản lý và chỉ đạo việc đánh giá, đầu tư xây dựng và khai thác DLĐS. Hiện nay, việc quản lý khai thác DLĐS trên tuyến sông Hàn được triển khai hiệu quả, còn trên nhiều tuyến sông khác, việc quản lý vẫn còn nhiều hạn chế chính vì vậy đã xảy ra một số sai phạm đối với các cơ sở lưu trú, ăn uống giải trí ven sông Cu Đê xây dựng trái phép hoặc chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

2.3.3. Đánh giá chung

* Thành tựu

- Từ khi đưa vào khai thác đến nay, DLĐS ở TP. Đà Nẵng cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. TP đã đưa vào khai thác một số sản phẩm DLĐS dọc tuyến sông Hàn và trên một số con sông khác bước đầu đã tạo được những dấu ấn riêng, thu hút


tham gia từ phía khách DL và sự quan tâm khai thác của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Lượt khách và doanh thu DLĐS không ngừng tăng qua các năm, tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu ngành DL của TP. Đà Nẵng ngày càng lớn. Điều này cho thấy sức hút và khả năng phát triển của loại hình DL này ngày càng cao. Chi tiêu bình quân khách DLĐS có sự tăng trưởng qua các năm. Kết quả đánh giá sự hài lòng của khách DL đối với hoạt động DLĐS được sắp xếp theo mức độ giảm dần là độ hấp dẫn, năng lực đáp ứng, độ an toàn, phương tiện hữu hình và độ tin cậy. Khách DL đã đạt sự hài lòng với mức độ tốt đối với hoạt động DLĐS trên sông Hàn. Mức độ tín nhiệm và ý định quay trở lại tham gia DLĐS khi đến DL ở TP. Đà Nẵng khá cao, Điều này cho thấy sức hút của loại hình DL này trong lòng du khách.

- Phát triển nguồn nhân lực DLĐS đã nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như tăng cường số lượng lao động.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật DLĐS đã được đầu tư đáp ứng nhu cầu của khách DL ở trên tuyến sông Hàn. Trên các sông khác bước đầu đã xây dựng một số bến tàu và cũng đang được quy hoạch, đầu tư xây dựng trong thời gian tới.

- Việc quản lý và điều hành hoạt động DLĐS đã nhận được sự quan tâm của chính quyền tạo điều kiện cho DLĐS phát triển.

* Hạn chế

- Sản phẩm DLĐS hiện nay chưa đa dạng, khu vực khai thác hạn chế, chủ yếu trên tuyến sông Hàn, trong khi các con sông khác có nhiều tiềm năng ít được quan tâm và đầu tư khai thác.

- Lượt khách và doanh thu DLĐS mặc dù tăng trưởng nhanh qua các năm, nhưng tỷ trọng của nó trong ngành DL của TP. Đà Nẵng vẫn chưa cao. Cơ cấu khách DL có sự bất cân đối giữa các thị trường khách. Đa số khách DLĐS là khách DL quốc tế đến từ khu vực Đông Bắc Á gây sự chênh lệch nghiêm trọng về thị trường khách DL. Chi tiêu bình quân khách DLĐS có sự tăng trưởng qua các năm, nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn so với chi tiêu bình quân khách DL của TP. Đà Nẵng.

- Nguồn nhân lực mặc dù đã có sự đầu tư, nhưng số lượng nhân lực chuyên môn cho DLĐS vẫn còn thấp.


- Cơ sở vật chất DLĐS còn thiếu hoặc chưa có ở trên nhiều tuyến sông.

2.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

Dựa trên kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, tiềm năng, thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng, luận án thực hiện phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức về phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng thông qua mô hình SWOT (bảng 2.10). Đây cũng là cơ sở để luận án tiến hành đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

Bảng 2.9. Phân tích ma trận SWOT phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng


SWOT

Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

S1: Du lịch đường sông được định hướng phát triển thành sản phẩm du lịch chủ lực của thành phố Đà Nẵng.

S2: Các chính sách phát triển du lịch ngày càng chú trọng, khuyến khích phát triển du lịch đường sông.

S3: Đặc điểm khí hậu, thủy văn thuận lợi, tài nguyên du lịch đường sông phong phú, hấp dẫn.

S4: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông đã được trang bị và đang quy hoạch mở rộng.

W1: Sản phẩm du lịch đường sông còn hạn chế về cả loại hình và quy mô khai thác.

W2: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông phân bố chủ yếu trên tuyến sông Hàn, các sông khác còn thiếu hoặc chưa có.

W3: Nước sông có nhiều nguy cơ ô nhiễm, sự gia tăng vấn đề môi trường trong bối mở rộng khai thác du lịch đường sông. W4. Nguồn nhân lực du lịch đường sông còn yếu

và thiếu.

Cơ hội (O)

Chiến lược OS

Chiến lược OW

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 15


O1: Phát triển du lịch đường sông đang trở thành xu hướng mới trong phát triển du lịch. O2: Nhu cầu về du lịch đường sông của du khách ngày càng lớn.

O3: Du lịch đường sông có nhiều điều kiện trong kết hợp với các loại hình du lịch khác.

O4: Thành phố Đà Nẵng nằm trong khu vực đón khách và trung chuyển khách của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

O5: Nhu cầu về đi lại và sử dụng phương tiện công cộng ngày càng lớn.

O6: Tiềm năng khách khách du lịch nội địa

O1 + S1 + S2: Hoàn thiện chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển du lịch đường sông.

O2 + S3 + S4: Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đường sông hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu du khách.

O3 + S3 + S4: Liên kết với các loại hình du lịch khác, với các công ty, doanh nghiệp khai thác du lịch để tạo nên các tour, tuyến du lịch liên kết với du lịch đường sông.

O4 + O6 + S1 + S2 + S3 + S4:

Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đường sông nhằm thu hút khách du lịch.

O5 + S3 + S4: Xây dựng tuyến giao thông kết hợp du thuyền.

O1 + O2 + O4 + W1: Đa

dạng hóa sản phẩm du lịch đường sông, mở rộng quy mô khai thác, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đường sông.

O2 + W2: Đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông đồng bộ, hiện đại.

O2 + O3 + W3: Đề cao

công tác bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch đường sông gắn liền với chế tài và cơ quan giám sát thực hiện.

O5 + W2: Đầu tư xây dựng các tuyến du thuyền trên sông, quy hoạch các bến tàu và các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khác để khai thác giao thông kết hợp du

thuyền.

Thách thức (T)

Chiến lược TS

Chiến lược TW

T1: Sự cạnh tranh của các loại hình du lịch khác.

T2: Du khách ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng

T1 + S1 + S2: Xây dựng sản phẩm du lịch đường sông độc đáo mang thương hiệu riêng cho thành phố Đà Nẵng.

T2 + S2 + S4: Đầu tư nâng cao

chất lượng đội ngũ nhân viên,

T1 + W1: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, mở rộng quy mô khai thác du lịch đường sông trên nhiều tuyến sông khác và liên kết

với các loại hình du lịch.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 29/09/2024