Điểm Trung Bình Đánh Giá Tổng Hợp Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Đường Sông Của Các Tuyến Sông


Dựa theo kết quả từ bảng 2.3, bảng 2.4 và hình ảnh 2.1 sự phân chia thứ hạng về tiềm năng thuận lợi để phát triển DLĐS của sông ngòi ở TP. Đà Nẵng cho thấy rằng mỗi tuyến sông có những ưu thế và hạn chế riêng cho phát triển DLĐS. Trong đó, xếp hạng I là sông Hàn, hạng II là sông Cổ Cò và sông Cu Đê, hạng IV là sông Cẩm Lệ và sông Tuý Loan.

Hình 2.2. Điểm trung bình đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông của các tuyến sông

(Nguồn: Tác giả luận án)

- Tuyến sông hạng I

Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển DLĐS của các tuyến sông cho thấy tuyến sông Hàn có tiềm năng phát triển DLĐS rất thuận lợi và rất hấp dẫn với điểm đánh giá tổng hợp trung bình ở mức cao, đạt 4,5 điểm. Nhìn chung, tất cả các tiêu chí đánh giá thành phần đều đạt điểm số cao, trong đó tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan, khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông, khả năng tiếp cận có nhiều ưu thế nổi bật và đều đạt mức rất thuận lợi và hấp dẫn. Các tiêu chí còn lại là kích thước sông, môi trường sông và CSHT và CSVCKT DLĐS cũng đều đạt mức thuận lợi và hấp dẫn cho phát triển du lịch đường sông.

- Tuyến sông hạng II

Đối với tuyến sông có tiềm năng thuận lợi và hấp dẫn cho phát triển DLĐS bao gồm sông Cổ Cò và sông Cu Đê với điểm đánh giá tổng hợp trung bình của hai con sông


đều đạt 3,5 điểm. Nhìn chung, đối với tuyến sông hạng II có nhiều ưu thế về tiêu chí độ khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông, môi trường sông, khả năng tiếp cận. Ngược lại, các tuyến sông này lại gặp phải những khó khăn lớn nhất về CSHT và CSVCKT DLĐS, cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

+ Sông Cổ Cò: Kết quả đánh giá tổng hợp cho thấy các tiêu chí khả năng tiếp cận, môi trường sông và khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông đều đạt mức rất thuận lợi và rất hấp dẫn cho phát triển DLĐS, còn những tiêu chí còn lại có sự phân hóa riêng. Tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan được đánh giá ở mức trung bình, còn hai tiêu chí kích thước sông và CSHT và CSVCKT DLĐS chỉ đạt mức ít thuận lợi cho phát triển du lịch đường sông.

+ Sông Cu Đê: Đối với sông Cu Đê các tiêu chí khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông đạt mức rất thuận lợi và hấp dẫn, tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan và môi trường sông đạt mức hấp dẫn và thuận lợi cho phát triển DLĐS. Ngược lại, các tiêu chí về kích thước sông và khả năng tiếp cận chỉ đạt ở mức trung bình, riêng tiêu chí CSHT và CSVCKT DLĐS chỉ đạt mức ít thuận lợi cho phát triển DLĐS do còn nhiều hạn chế.

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 12

- Tuyến sông hạng IV

Đối với tuyến sông hạng IV là tuyến sông có tiềm năng ít thuận lợi và ít hấp dẫn cho phát triển DLĐS, bao gồm có sông Cẩm Lệ và Túy Loan với điểm đánh giá tổng hợp trung bình các tuyến sông lần lượt là 2,6 điểm và 2,3 điểm. Nhìn chung, tuyến sông hạng IV gặp phải những hạn chế lớn về tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan và CSHT và CSVCKT DLĐS, cụ thể:

+ Sông Cẩm Lệ: Các tiêu chí về khả năng tiếp cận và môi trường sông đạt mức rất thuận lợi hoặc thuận lợi cho phát triển DLĐS. Tiêu chí kích thước sông và khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông thì chỉ đạt ở mức trung bình. Ngược lai, con sông lại có nhiều hạn chế về tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan với mức độ ít hấp dẫn và tiêu chí CSHT và CSVCKT DLĐS thì ở mức kém thuận lợi cho phát triển du lịch đường sông.

+ Sông Túy Loan: Nhìn chung các tiêu chí đánh giá ít có sự phân hóa, chỉ có tiêu chí môi trường sông đạt ở mức thuận lợi và tiêu chí khả năng tiếp cận ở mức trung bình còn các tiêu chí còn lại đều chỉ ở mức ít hoặc kém thuận lợi, ít hoặc kém hấp dẫn cho phát triển du lịch đường sông.


2.2.10. Đánh giá chung

* Thuận lợi

- Vị trí địa lý của TP. Đà Nẵng và các con sông đều có nhiều thuận lợi cho phát triển DLĐS. TP. Đà Nẵng nằm ở khu vực trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông Bắc - Nam do đó, đây trở thành nơi trung chuyển, đón tiếp, phục vụ khách DL cho khu vực miền Trung và cả nước. Các sông đều nằm ở vị trí gần hoặc ngay trung tâm của TPĐN nên rất thuận lợi cho du khách có thể tiếp cận sông ngòi. Bên cạnh đó, hệ thống các sông thuộc sông Vu Gia - Đà Nẵng còn được hợp lưu và phân lưu tại ngã ba sông Cái là sông Hàn, sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ - sông Túy Loan tạo điều kiện thuận lợi để liên kết xây dựng tuyến DLĐS giữa các sông với nhau và với TP. Hội An (Quảng Nam) trong việc phát triển DLĐS trên Cổ Cò.

- Thành phố Đà Nẵng có đặc điểm khí hậu và thủy văn thuận lợi với tổng lượng dòng chảy trung bình năm lớn, mặc dù có sự chênh lệch dòng chảy theo mùa nhưng lượng nước vẫn đảm bảo cho hoạt động DL được diễn ra. Chất lượng nước sông tốt, hầu hết các sông đều sạch rác, không có mùi hôi và tùy vào từng con sông để phù hợp cho cho hoạt động du lịch đường sông.

- Dọc hai bên bờ sông có sự đa dạng về cảnh quan và tài nguyên DL, mỗi con sông lại mang những đặc trưng riêng về tài nguyên DL tạo điều kiện thuận lợi để liên kết khai thác thành nhiều sản phẩm DLĐS hấp dẫn riêng cho mỗi con sông. Trên sông Hàn có nhiều lợi thế về tài nguyên DL văn hóa với cảnh quan đô thị hiện đại hai bên bờ sông và những đặc sắc của các công trình kiến trúc và những cây cầu trên sông. Dọc sông Cẩm Lệ - Túy Loan đặc trưng bởi các làng nghề, làng cổ và di tích lịch sử. Dọc sông Cổ Cò là cụm điểm DL tôn giáo, di tích lịch sử hấp dẫn thuộc khu vực Ngũ Hành Sơn, đây là những điểm DL hấp dẫn nhưng cũng đồng thời tạo nên cảnh quan núi sót đẹp bên dòng sông. Dọc sông Cu Đê là tài nguyên DL tự nhiên với cảnh quan núi rừng hùng vĩ và các giá trị văn hóa của người Cơ Tu Đà Nẵng ở thượng nguồn và văn hóa làng chài dọc trung và hạ lưu sông.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển DLĐS bước đầu đã được đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành DL và tạo điều kiện cho phát triển du lịch đường sông.


- Thành phố Đà Nẵng đã có sự quan tâm và ban hành nhiều chiến lược, chính sách quản lý, khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển DLĐS. Các chính sách này từng bước thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả du lịch đường sông.

- Sự phát triển kinh tế và sự ổn định về an ninh, an toàn xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư cho phát triển DLĐS và tăng cường giao lưu, hợp tác, phát triển DL với các tỉnh thành trong nước và quốc tế.

- Cộng đồng địa phương dọc hai bên bờ sông có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc là nguồn tài nguyên DL cho khai thác DLĐS. Cộng đồng địa phương đã tham gia vào các khâu trong phát triển DLĐS và từng bước có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của loại hình DL này.

- Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển DLĐS của các tuyến sông cho thấy mỗi tuyến sông có những ưu thế và hạn chế riêng cho phát triển DLĐS. Trong đó, sông Hàn, sông Cổ Cò và sông Cu Đê có nhiều thuận lợi để phát triển DLĐS hơn so với các con sông khác.

* Khó khăn

- Mặc dù dọc các con sông có tài nguyên DL phong phú với nhiều điểm DL hấp dẫn nhưng hầu hết chưa đưa vào khai thác DLĐS hoặc đã khai thác nhưng chưa tương xứng với lợi thế của mỗi con sông.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển DLĐS ở khu vực thượng nguồn của các sông (trừ sông Hàn) còn hạn chế, hệ thống giao thông kết nối chưa đáp ứng nhu cầu đi lại, tiếp cận các sông.

- Các chiến lược, chính sách phát triển DLĐS của TP. Đà Nẵng chưa có sự dàn trải giữa các sông, chủ yếu tập trung vào phát triển DLĐS trên sông Hàn. Đồng thời, cũng chỉ ưu tiên tập trung vào phát triển hoạt động du thuyền.

- Mặc dù cộng đồng địa phương đã có nhiều đóng góp và tham gia vào các khâu trong phát triển DLĐS nhưng sự tham gia của họ còn mang tính bị động, chưa có khả năng đưa ra các quyết định, lợi ích của họ còn hạn chế, các giá trị văn hóa của họ ít được đưa vào khai thác du lịch.

- Các hình thế khí hậu tiêu cực như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động du lịch đường sông.


- Các hoạt động kinh tế, sản xuất của cư dân địa phương cũng gây nên nhiều nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, cảnh quan ven sông.

2.3. Thực trạng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Theo tuyến sông

Mặc dù DLĐS là loại hình DL mới được khai thác ở TP. Đà Nẵng, nhưng trong giai đoạn 2010 – 2020 cũng đã đạt được một số thành tựu và có thể chia thực trạng phát triển DLĐS làm 2 giai đoạn là giai đoạn 2010 - 2015 và 2016 - 2020.

* Giai đoạn 2010 - 2015

Khi mới đưa vào khai thác, trong giai đoạn 2010 - 2015 hoạt động DLĐS ở TP. Đà Nẵng chưa phát triển, chỉ mới đưa vào khai thác ở trên tuyến sông Hàn, còn trên các tuyến sông khác chưa có sự quan tâm, đầu tư. Mặc dù TP. Đà Nẵng đã hướng sự quan tâm vào xây dựng và phát triển DLĐS trên sông Hàn, nhưng trong giai đoạn này sản phẩm DLĐS còn nghèo nàn, thiếu sức hút, chủ yếu tập trung cho đầu tư phát triển hoạt động du thuyền ngắm cảnh và một số hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sông:

- Hoạt động du thuyền trên sông Hàn: Khi mới đưa vào khai thác DLĐS trên sông Hàn thì hoạt động du thuyền được xem như là sản phẩm DL chủ lực của DLĐS ở TP. Đà Nẵng vơi 4 tuyến du thuyền là:

+ Tuyến du thuyền Cảng sông Hàn - cầu Trần Thị Lý trên sông Hàn: Độ dài tuyến 4 km, lộ trình tuyến Cảng sông Hàn - cầu Sông Hàn - cầu Nguyễn Văn Trỗi - cầu Trần Thị Lý. Đây là tuyến du thuyền mang tính chất thuần túy là du thuyền ngắm cảnh, sông Hàn vào ban ngày lẫn ban đêm, đây cũng là tuyến du thuyền có lượng khách DL tham gia đông đảo nhất trong các tuyến du thuyền đang khai thác. Tuy nhiên, dịch vụ DL trên tàu còn đơn điệu và hạn chế. Thị trường chủ yếu là khách DL nội địa, khách DL quốc tế còn hạn chế, chủ yếu là khách Hàn Quốc.

+ 3 tuyến du thuyền còn lại là Tuyến Sông Hàn - Cửa biển - Bán đảo Sơn Trà với độ dài tuyến 8 km, lộ trình tuyến Cảng sông Hàn - Cầu Thuận Phước - Bán đảo Sơn Trà; Tuyến Cảng sông Hàn - Hòn Chảo (Đảo Ngọc) với độ dài tuyến 15 km, lộ trình tuyến Cảng sông Hàn - Cầu Thuận Phước - bãi Sũng - hòn Chảo; Tuyến Sông Hàn - Cù Lao Chàm với độ dài tuyến 50 km. 3 tuyến du thuyền này đều là tuyến du thuyền sông Hàn liên kết với đường biển và chủ yếu chỉ sử dụng Cảng sông Hàn để đón - trả khách, nhìn chung việc khai thác DLĐS còn thiếu thốn về CSVCKT như bến tàu, cầu tàu... các dịch vụ trên tàu và tại các điểm còn hạn chế, chưa hấp dẫn.


Nhìn chung, hoạt động du thuyền trên sông Hàn trong giai đoạn này mặc dù được xem là sản phẩm chính của DLĐS nhưng sự đầu tư còn hạn chế“chưa có đội tàu du lịch, bến tàu phục vụ du lịch đường sông do thiếu cầu tàu, bến neo đậu tàu du lịch và khó khăn về vốn đầu tư, thủ tục đầu tư” (UBND TP. Đà Nẵng, 2017). Do đó, hoạt động du thuyền chưa mang hiệu quả cao, chưa tạo được dấu ấn và sự hấp dẫn cho du khách.

- Hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sông Hàn: Bên cạnh khai thác du thuyền, thì dọc khu vực bờ sông ở tuyến sông Hàn cũng đưa vào tổ chức khai thác các hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện. Bước đầu các hoạt động này đã tạo được dấu ấn và sức hút cho khách DL với các hoạt động đặc sắc như: Lễ hội pháo hoa quốc tế, các chương trình văn hóa, triển lãm, hoạt động nghệ thuật, xem cầu Rồng phun nước, phun lửa…

* Giai đoạn 2016 - 2020

Trong giai đoạn từ 2016 - 2020 hoạt động DLĐS có nhiều sự thay đổi, TP. Đà Nẵng đã có sự chú trọng đầu tư phát triển về CSHT, CSVCKT DLĐS cũng như mở rộng hơn cả về quy mô, không gian khai thác. Đặc biệt, phát triển DLĐS được xem như là sản phẩm DL đặc trưng và từng bước xây dựng để trở thành sản phẩm DL chủ lực của TP. Đà Nẵng.

- Tuyến sông Hàn

Hoạt động DLĐS trên tuyến sông Hàn phát triển nhất, trong đó sản phẩm DLĐS chủ yếu là du thuyền, các sự kiện, văn hóa, giải trí ven sông và một số hoạt động ăn uống, giải trí.

+ Hoạt động du thuyền: Trong giai đoạn 2016 - 2020, tuyến sông Hàn vẫn tiếp tục khai thác 4 tuyến DLĐS là Tuyến du thuyền Cảng sông Hàn - cầu Trần Thị Lý, Tuyến Sông Hàn - Cửa biển - Bán đảo Sơn Trà, Tuyến Cảng sông Hàn - Hòn Chảo (Đảo Ngọc) và Tuyến Sông Hàn - Cù Lao Chàm. Tuyến du thuyền Cảng sông Hàn - cầu Trần Thị Lý: Độ dài tuyến 4 km, lộ trình tuyến Cảng sông Hàn - cầu Sông Hàn - cầu Nguyễn Văn Trỗi - cầu Trần Thị Lý. Đây là tuyến du thuyền chính khai thác dịch vụ cả ban ngày lẫn đêm, nhưng chủ yếu là ngắm cảnh quan hai bên bờ sông vào ban đêm. Là tuyến du thuyền khai thác có hiệu quả nhất, lúc cao điểm có thể lên tới 3.400 khách/đêm. Tuyến này đã có sự đầu tư về CSVCKT, đội tàu DL được đầu tư đóng mới đạt chuẩn phục vụ khách DL, đảm bảo an toàn, đạt tiêu chuẩn theo quy định, dịch vụ trên tàu đã. được các đơn vị đầu tư, bổ sung mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, ở một số


cảng như Cảng Sông Hàn, cảng Sông Thu vẫn mang tính tạm thời, thiếu các dịch vụ và chưa đạt chuẩn phục vụ khách. Đối với 3 tuyến du thuyền còn lại Tuyến Sông Hàn - Cửa biển - Bán đảo Sơn Trà, Tuyến Cảng sông Hàn - Hòn Chảo (Đảo Ngọc) và Tuyến Sông Hàn - Cù Lao Chàm vẫn giữ nguyên độ dài và lộ trình tuyến giống với giai đoạn trước. Đánh giá chung các tuyến đều có điểm đến hấp dẫn, thu hút khách DL nhưng chưa được khai thác hoặc được khai thác như các trạm dừng chân, chưa được đầu tư phục vụ khách DL, các CSVCKT tại điểm đến còn thiếu, đặc biệt các bến tàu.

+ Hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện sự ven sông: Các hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sông Hàn đã được chú trọng hơn gia đoạn trước với sự đa dạng về loại hình, hấp dẫn về nội dung và thời gian trình diễn liên tục, cập nhật tạo được sức hấp dẫn và thu hút đối với khách DL. Các hoạt động này được tổ chức theo định kỳ và theo thường niên (phụ lục 8), có thể phân thành các nhóm hoạt động là: Hoạt động văn hóa, văn nghệ ven sông (hô hát bài Chòi, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, liên hoan nghệ thuật biểu diễn thế giới tại Đà Nẵng, biểu diễn nhạc hơi, âm nhạc đường phố và các hoạt động văn hóa, văn nghệ phong trào như hòa tấu, độc tấu nhạc cụ, dân vũ, hip hop, nghệ thuật đường phố dành cho giới trẻ...), các triển lãm văn hóa ven sông, lễ hội ven sông hình thành nên trục văn hoá - lễ hội tại dọc 2 bờ sông Hàn với những chương trình nghệ thuật truyền thống và hoạt động văn hóa - lễ hội có tính hội nhập và nhiều hoạt động khác như: chợ xưa Đà thành, phiên chợ sách, ngắm những cây cầu… Bên cạnh hoạt động giải trí đặc sắc, dọc bờ sông còn xây dựng đường đi bộ ven sông, công viên và phố đi bộ để du khách ngắm cảnh quan sông Hàn, thăm các địa điểm DL ven sông, thưởng thức dịch vụ ăn uống, giải trí...

+ Hoạt động chèo thuyền trên sông: Chèo thuyền trên sông đã được khai thác ở khu vực đoạn sông nằm giữa cầu Rồng - cầu Trần Thị Lý. Hoạt động này chủ yếu do một số doanh nghiệp kinh doanh DL đưa khai thác hoặc do một số nhóm chèo tự phát trải nghiệm. Tuy nhiên, Sông Hàn là tuyến sông nằm trong tuyến đường thủy nội địa Quốc gia và đang khai thác tuyến du thuyền quan trọng của TP với lượng tàu thuyền vận chuyển khá nhiều, do đó dễ gây nhiều rủi ro nguy hiểm khi thực hiện.

+ Hoạt động ăn uống, giải trí: Đối với ăn uống, giải trí trên sông hiện đã được khai thác trên các tàu có trọng tải trên 50 khách và trên 2 nhà hàng nổi trên sông là Memory Lounge và Du thuyền Marina Restaurant. Đối với nhà hàng ven sông dọc các


tuyến đường ven sông Hàn như đường Như Nguyệt, Bạch Đằng, Thăng Long, Chương Dương, Trần Hưng Đạo, Lê Văn Duyệt có nhiều nhà hàng, quán bar… phục vụ tốt đa dạng các nhu cầu của khách du lịch.

- Tuyến sông còn lại (sông Cu Đê, sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan)

Trong giai đoạn 2016 - 2020 hoạt động DLĐS trên các tuyến sông còn lại là sông Cu Đê, sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan đã nhận được sự quan tâm đầu tư của chính quyền và cộng đồng địa phương. Các tuyến sông đã được quy hoạch, đầu tư và đưa một số sản phẩm DLĐS vào khai thác trên các sông, cụ thể:

+ Hoạt động du thuyền: Hoạt động ở trên các sông còn lại đã được TP. Đà Nẵng đã quy hoạch thành tuyến du thuyền kết hợp tham quan các điểm DL ven sông là: Tuyến Sông Hàn đi Ngũ Hành Sơn trên sông Cổ Cò, Tuyến Cẩm Lệ - Túy Loan - Thái Lai trên sông Cẩm Lệ - sông Túy Loan và Tuyến Cu Đê - Trường Định trên sông Cu Đê.

(1) Tuyến Sông Hàn đi Ngũ Hành Sơn: Độ dài tuyến khoảng 13,5 km, lộ trình từ Bến xuất phát (Cảng Sông Hàn) - Khu Di tích cách mạng K20 - Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và ngược lại về bến xuất phát với các địa điểm tham quan gồm Khu Di tích cách mạng K20 và các điểm thuộc khu vực Chùa Quan Thế Âm.

(2) Tuyến Cẩm Lệ - Túy Loan - Thái Lai: Độ dài tuyến khoảng 20,2 km, lộ trình từ bến xuất phát - Thái Lai và ngược lại về bến xuất phát với các điểm tham quan là Làng rau La Hường, Đình Túy Loan, Làng Thái Lai.

(3) Tuyến Cu Đê - Trường Định: Độ dài tuyến khoảng 10,4 km, lộ trình từ Bến xuất phát ở khu vực Nam Ô - Trường Định và ngược lại về bến xuất phát với các điểm tham quan như: Giếng Cổ, Mộ Tiền hiền, Miếu thờ bà Bô Bô, Làng nghề nước mắm Nam Ô, bến Hầm Vàng, đình làng Thủy Tú.

Nhìn chung, trên cả 3 tuyến du thuyền kết hợp tham quan điểm DL hiện đang trong quá trình xây dưng và chưa đưa vào khai thác DL do thiếu CSVCKT, các dịch vụ, “sản phẩm, dịch vụ tại điểm đến chưa được quan tâm, đầu tư phục vụ du khách, còn sơ sài, trình độ nghiệp vụ du lịch của các hộ dân chưa được đào tạo, đặc biệt là cầu tàu du lịch chính chưa được quan tâm đầu tư nâng cấp nên chưa khai thác được tiềm năng lợi thế” (UBND TP. Đà Nẵng, 2019).

+ Hoạt động chèo thuyền trên sông: Trên sông Cẩm Lệ và thượng nguồn sông Cu Đê, hoạt động chèo thuyền khá phổ biến và rất được giới trẻ ưa chuộng. Hầu hết,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 29/09/2024