Chính Sách Phát Triển Du Lịch Đường Sông


nhưng nước các con sông vẫn thuận lợi cho sự phát triển DLĐS của TP. Đà Nẵng. Dòng lũ của sông tập trung lượng nước lớn nhưng có thời gian ngắn và trùng với mùa trái vụ trong DL. Dòng chảy kiệt của dòng chảy sông ngòi kéo dài nhưng ít khi bị hạn hán, lượng nước vẫn đảm bảo cho nước sinh hoạt, hoạt động giao thông đường thủy nội địa, DLĐS và sản xuất.

* Chất lượng nước mặt

Hoạt động DLĐS khai thác dựa vào dòng chảy sông, do đó chất lượng nước là yếu tố đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến việc phát triển DLĐS. Nước sông càng sạch, càng tạo môi trường thuận lợi để khai thác đa dạng các hoạt động DLĐS. Ngược lại nước sông bẩn, có rác, mùi hôi… sẽ không phù hợp cho khai thác DLĐS.

Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng, chất lượng nước mặt trên các sông thuộc TP. Đà Nẵng tương đối tốt. Trên hệ thống hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn (sông Túy Loan, sông Cẩm Lệ, sông Hàn và sông Cổ Cò), kết quả cho thấy chất lượng nước tại các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường QCVN 08-MT:2015/BTNMT (tương ứng với các mục đích sử dụng khác nhau). Nước sông chưa có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ (COD), giá trị COD đo được tại các vị trí quan trắc dao động từ 7,42 mg/l đến 10,27 mg/l, trung bình 8,63 mg/l thấp hơn giá trị quy chuẩn nhiều lần. Đối với chất dinh dưỡng (NH4+, PO43-) giá trị trung bình N - NH4, và P - PO4 tại các vị trí quan trắc đa số đều nằm trong giới hạn cho phép (N - NH4 0,17 mg/l đến 0,89 mg/l, trung bình 0,4 mg/l và P - PO4 0,02 mg/l đến 0,15 mg/l, trung bình 0,06 mg/l). Trừ vị trí tại hợp lưu sông Yên và sông Túy Loan giá trị trung bình hàm lượng chất dinh dưỡng N - NH4 có vượt mức quy chuẩn 1,7 lần. Chất rắn lơ lửng (TSS) có giá trị trung bình thấp hơn quy chuẩn, dao động từ 11,64 mg/l đến 32,83 mg/l nhưng hàm lượng chất rắn lơ lửng trung bình trên cùng vị trí sẽ có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao do nước mưa đã cuốn trôi các khoáng chất vô cơ vào nguồn nước. Hàm lượng dầu mỡ và mật độ Coliform tại các vị trí quan trắc đa số đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND TP. Đà Nẵng, 2020).

Chất lượng nước sông Cu Đê ở mức tốt, chưa xảy ra tình trạng ô nhiễm nước ngoại trừ chỉ số chất dinh dưỡng NH4+ có vượt ngưỡng từ 2,36 lần đến 2,7 lần. Chất rắn


lơ lửng tại vị trí quan trắc cách cửa sông 6000 m, cầu Nam Ô và hợp lưu của sông Nam và sông Bắc lần lượt là 8,09 mg/l, 11,25 mg/l và 14,82 mg/l; Hàm lượng chất hữu cơ đo được tại các vị trí lần lượt là 3,9 mg/; l, 6,75 mg/l và 9 mg/l; Hàm lượng dầu mỡ < 0,3 mg/l, mật độ coliform đạt 2,8.102 MPN/100 ml đến 1,9.103 MPN/100 ml. Mức đạt của các chất trên đều có giá trị thấp hơn giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường QCVN 08-MT:2015/BTNMT (UBND TP. Đà Nẵng, 2020).

Đánh giá chung chất lượng nước của sông ngòi TP. Đà Nẵng tốt, sông không bị ô nhiễm và không có mùi hôi, tuy nhiên các sông có một số nguy cơ gây ô nhiễm đặc biệt là phần hạ lưu của hệ thống sông. Nguyên nhân chủ yếu là do sông tiếp nhận trực tiếp nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, khai khoáng, khai thác thủy điện (thượng nguồn của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn) và tình trạng nhiễm mặn vào mùa khô.

2.2.4. Tài nguyên du lịch đường sông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

* Cảnh quan ven sông

Mỗi con sông chảy qua những khu vực khác nhau sẽ có những nét đẹp riêng về cảnh quan, đó là những điểm cuốn hút khách DL và là tài nguyên DL cho hoạt động DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 10

- Sông Hàn chảy ở khu vực trung tâm TP. Đà Nẵng với đặc điểm cảnh quan đô thị mang vẻ đẹp hiện đại, phối dọc bờ sông với một số công trình văn hóa đặc sắc tạo nên vẻ đẹp riêng cho con sông. Dọc hai bên bờ sông nổi bật với các kiến trúc đẹp như tòa nhà Hành chính TP. Đà Nẵng, tượng Cá chép hóa rồng và Cầu Tình yêu, Công viên APEC, công viên Châu Á (Asia Park) với vòng quay Sun Wheel thuộc top 10 vòng quay cao nhất thế giới, những cây cầu có kiến trúc độc đáo tiếng cả trong nước và quốc tế (cầu Rồng, cầu treo dây võng Thuận Phước, cầu quay sông Hàn, cầu Trần Thị Lý, cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi), Đặc biệt trong năm 2021, TP. Đà Nẵng đã mở rộng công viên APEC và xây dựng công trình “cánh diều bay cao” đây là một trong những điểm DL mới thu hút khách DL khi đến Đà Nẵng tạo nên nét chấm phá cảnh quan đặc sắc cho sông Hàn. Những đặc trưng về kiến trúc nổi tiếng đã tạo cho con sông vẻ đẹp của cảnh quan đô thị hiện đại độc đáo. Đặc biệt, với vị trí sông “đầu biển cuối sông” hạ nguồn


sông là cửa biển và bán đảo Sơn Trà tạo nên cảnh quan vừa hiện đại có nhiều điểm nhấn vừa thoáng đãng, mát mẻ.

- Sông Cẩm Lệ - Túy Loan chảy qua khu vực quần cư và hoạt động nông nghiệp với cảnh quan là đô thị, làng quê ven sông và các hoạt động nông nghiệp địa phương, vẻ đẹp cảnh quan ít có sự nổi bật.

- Sông Cổ Cò chảy từ TP. Đà Nẵng về Quảng Nam, sông chảy qua khu vực Ngũ Hành Sơn, quần cư đô thị, nông thôn và khu vực hoạt động nông nghiệp tạo nên bức tranh cảnh quan đa dạng, sống động dọc bờ sông. Đặc biệt, đoạn sông chảy qua khu vực Ngũ Hành Sơn với cảnh quan sông - núi hữu tình trong lòng đô thị (các dãy núi sót khu vực Ngũ Hành Sơn) rất đẹp bên cạnh ngôi chùa Quan Thế Âm đó là một trong những điểm nhấn cho cảnh quan ven sông Cổ Cò.

- Sông Cu Đê chảy từ vùng núi phía Tây đổ ra cửa biển Nam Ô, sông chảy từ khu vực núi rừng hùng vĩ, khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ ở thượng nguồn tới khu vực quần cư nông thôn và hoạt động nông nghiệp ở khu vực trung lưu và hạ lưu sông với hình ảnh làng quê ven sông ở miền Trung và làng chài ven biển Nam Ô tạo nên bức tranh đa dạng các khu vực cảnh quan từ thượng nguồn về hạ lưu sông.

Như vậy, mỗi con sông chảy qua những khu vực địa lý khác nhau sẽ tạo nên những bức tranh cảnh quan đặc sắc riêng, đó là tài nguyên cho phát triển DLĐS ở mỗi con sông.

* Điểm tài nguyên du lịch

Thành phố Đà Nẵng có tài nguyên DL phong phú và hấp dẫn mang những đặc trưng của văn hóa xứ Quảng. Nguồn tài nguyên này là yếu tố thu hút khách DL đến Đà Nẵng, đồng thời là tài nguyên DL để liên kết tạo nên nhiều sản phẩm DLĐS hấp dẫn. Tài nguyên DL là yếu tố quan trọng để hình thành nên sản phẩm DLĐS, tuy nhiên, không phải điểm DL nào cũng có thể đưa vào khai thác, mà chỉ tập trung vào những điểm DL có giá trị hấp dẫn và vị trí nằm ở gần hai bên bờ sông với bán kính dưới 5 km như bản đồ 2.3 và phần mô tả trong (phụ lục 7). Từ kết quả khảo sát và bản đồ 2.3 cho thấy dọc mỗi con sông đều có lợi thế riêng về điểm tài nguyên DL để liên kết phát triển DLĐS như sau:

- Dọc sông Hàn có nhiều lợi thế về các điểm tài nguyên DL văn hóa nổi tiếng của TP. Đà Nẵng như Thành Điện Hải (Di tích cấp quốc gia), bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà


Nẵng, chợ Hàn, tượng Cá chép hóa rồng và Cầu Tình yêu, vườn tượng công viên APEC (công trình Cánh Diều bay), công viên Châu Á (Asia Park), chợ đêm Sơn Trà, Helio và những cây cầu nổi tiếng trên sông. Đặc biệt, hạ lưu sông Hàn đổ ra biển với nhiều điểm DL ở bán đảo Sơn Trà và nhiều đảo có khả năng liên kết để phát triển du lịch.

- Dọc sông Cẩm Lệ - Túy Loan đặc trưng bởi các điểm DL làng nghề, làng cổ và di tích lịch sử với làng làm Bánh khô mè Mẹ Liễu, làng cổ Túy Loan, đình Túy Loan, nhà cổ Tích Thiện Đường, làng chiếu Cẩm Nê và Khu di tích Nghĩa Trủng Hòa Vang với nhiều giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc.

- Dọc sông Cổ Cò nổi bật cụm điểm DL tôn giáo, di tích lịch sử hấp dẫn thuộc khu vực Ngũ Hành Sơn với điểm Di tích lịch sử Khu căn cứ cách mạng K20, đình làng Khuê Bắc và cụm điểm DL Danh thắng Ngũ Hành Sơn - chùa Quan Thế Âm - làng đá Mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng, đây là những điểm DL hấp dẫn cho hoạt động du lịch đường sông.

- Dọc sông Cu Đê nổi bật với tài nguyên DL văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu Đà Nẵng ở thôn Tà Lang - Giàn Bí ở phía thượng nguồn sông và các điểm DL dọc trung và hạ lưu sông, nổi bật lên là các điểm DL văn hóa với những đặc sắc của văn hóa truyền thống làng chài Thủy Tú, làng chài và làng nước mắm Nam Ô. Bên cạnh đó, còn có điểm DL Khe Răm ở trung lưu sông và bãi Rạn Nam Ô ở hạ lưu sông là những điểm DL tự nhiên có nhiều khả năng liên kết khai thác.

Nhìn chung, dọc mỗi con sông đều phân bố nhiều điểm DL hấp dẫn của TP. Đà Nẵng, đó là những lợi thế riêng để phát triển DLĐS ở mỗi con sông.

* Ẩm thực

Đà Nẵng thuộc xứ Quảng Nam - Đà Nẵng xưa, vì vậy văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng của TP. Đà Nẵng có nhiều nét tương đồng, ảnh hưởng của Quảng Nam và vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đặc biệt là nét ẩm thực của vùng Thanh - Nghệ

- Tĩnh giao lưu với văn hóa Chăm, hình thành một nền văn hóa ẩm thực mang hương vị riêng về món ăn với nhiều món đặc trưng như mì Quảng, bún chả cá, bún cá thu/cá ngừ, bún mắm thịt heo, bún bò, xôi gà, cháo vịt, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng đập, bún thịt nướng, cháo ngọt, xôi đường… Về hàng quà có nem/tré, chả bò, bò khô, rong biển khô, bánh khô mè, bánh tráng, bánh tổ, bánh in, bánh nổ, nước mắm Nam Ô, các loại mắm đóng chai như cá, tôm, ruốc (khuyết)… Bên cạnh đó, TP. Đà Nẵng còn có nền


ẩm thực phong phú của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, món Âu

- Mỹ (Trần Đức Anh Sơn, 2013).

Giá trị ẩm thực dọc con sông, đặc biệt trên sông Cu Đê có sức hấp dẫn rất lớn. Thượng nguồn sông Cu Đê có văn hóa ẩm thực của người Cơ Tu Đà Nẵng với nhiều món ăn đặc sản địa phương, trong đó món ăn đặc sản khai thác từ sông, suối như món ốc, tôm, cua, cá… được chế biến theo phong cách dân dã của tộc người tạo nên sự hấp dẫn riêng cho khai thác DL. Hạ lưu sông Cu Đê là làng chài và làng nghề nước mắm Nam Ô với loại nước mắm truyền thống ngon trứ danh và món gỏi Cá Trích, cá bống sông Cu Đê là những đặc sản địa phương rất được khách DL ưa chuộng. Dọc sông Túy Loan có đặc sản bánh tráng, mỳ Quảng Túy Loan ngon nức tiếng, dọc sông Cẩm Lệ có món bánh khô mè. Như vậy, việc phát triển DLĐS kết hợp khai thác sự đa dạng về nét ẩm thực, đặc biệt là những ẩm thực dọc con sông là điểm thu hút riêng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách DLĐS và mang lại hiệu quả kinh tế.

2.2.5. Cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông kết nối

Hệ thống giao thông có vai trò quan trọng trong việc kết nối khách DL đến TP. Đà Nẵng và các con sông. TP. Đà Nẵng có đủ các loại hình giao thông, bao gồm đường bộ, đường hàng không, đường thuỷ và đường sắt. Trong đó hệ thống giao thông đường bộ không chỉ có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khách DL từ các khu vực khác đến TP. Đà Nẵng như các loại hình giao thông khác mà còn là cầu nối vận chuyển khách DL đến các sông hoặc điểm DL trên sông.

- Giao thông đường bộ có vai trò quan trọng trong kết nối đến con sông, các điểm DLĐS hoặc liên kết để hình thành một số sản phẩm DL ven sông như đi xe đạp, đi bộ… dọc bờ sông. Mạng lưới giao thông đường bộ của TP. Đà Nẵng khá hoàn thiện với hệ thống đường nội thị dài 181,672 km và hệ thống giao thông đối ngoại TP. Đà Nẵng bao gồm các tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 7,97 km, tuyến đường quốc lộ có chiều dài 119,28 km. TP. Đà Nẵng có 02 bến xe liên tỉnh là bến xe Trung Tâm và bến xe phía Nam. Đa số đường giao thông là đường bê tông nhựa, chất lượng mặt đường tương đối tốt. Kết nối hạ tầng giao thông đường bộ nội địa giữa Đà Nẵng và vùng lân cận hiện tại chủ yếu thông qua 2 hệ thống trục dọc và trục ngang. Trục dọc chính bao gồm các tuyến đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (Tây và Đông), tuyến đường


cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Trục ngang chính bao gồm tuyến đường Quốc lộ 9, 49, 49 B, 14 B, 14 D, 14 E, 14 G, 24, 24 B. TP. Đà Nẵng còn kết nối với vùng hấp dẫn quốc tế thông qua 2 tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và hành lang kinh tế Đông Tây 2. Hệ thống đường bộ thuận lợi cho việc di chuyển khách DL đi - đến TP. Đà Nẵng và di chuyển đến các con sông và bến tàu ở trên tuyến sông Hàn, khu vực ngã ba sông Cái đến hạ nguồn các sông và hạ nguồn sông Cu Đê có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên thượng nguồn sông Cu Đê, sông Túy Loan, hạ lưu sông Cổ Cò các tuyến đường bộ tiếp cận với sông còn khá khó khăn, nhiều con đường chưa đạt chỉ tiêu quy chuẩn chất lượng.

- Giao thông đường hàng không của TP. Đà Nẵng phát triển với Sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay hỗn hợp quân sự và dân dụng, nằm ngay trung tâm TP nên có nhiều thuận lợi cho vận chuyển của hành khách. Sân bay quốc tế Đà Nẵng có vị trí quan trọng trong hệ thống sân bay dân dụng Việt Nam tại khu vực miền Trung có khả năng tiếp nhận hàng hóa và có khả năng phục vụ hành khách tăng cao hằng năm. Hiện nay, mỗi ngày sân bay quốc tế Đà Nẵng phục vụ 150 đến 180 chuyến bay hạ cất cánh và khoảng

50.000 lượt khách thông qua nhà ga. Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng hiện có 32 hãng hàng không, bao gồm 05 hãng hàng không trong nước đang khai thác, vận chuyển hành khách đến 42 điểm quốc tế, 10 điểm quốc nội (UBND TP. Đà Nẵng, 2020). Với những kết quả đạt được, Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong việc phục vụ vận chuyển, thu hút khách DL đến TP. Đà Nẵng.

- Giao thông đường sắt có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua TP với chiều dài khoảng 30 km bao gồm các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam, Lệ Trạch. Ga Đà Nẵng nằm trên địa bàn quận Thanh Khê là ga trung tâm và là đầu mối giao thông đường sắt chính của TP. Đà Nẵng. Ngoài các chuyến tàu Bắc - Nam, ga Đà Nẵng còn có thêm những chuyến tàu địa phương đáp ứng lượng khách rất lớn giữa TP. Đà Nẵng với các tỉnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Vinh, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh. Tổ chức chạy tàu đường sắt Bắc Nam qua khu vực Đà Nẵng 12 đôi tàu hàng ngày (24 lượt) với 07 đôi tàu/ngày, số đôi tàu hàng có 05 đôi tàu/ngày. Với vị trí và khả năng vận chuyển khách và hàng hóa của đường sắt Đà Nẵng đáp ứng nhu cầu đi - đến của khác DL và thuận tiện trong phân phối khách đến các điểm DLĐS bằng đường bộ.

- Giao thông đường thủy ở TP. Đà Nẵng phát triển với Cảng Đà Nẵng là cảng tổng hợp Quốc gia gồm 3 khu bến là khu bến Tiên Sa, cảng Thọ Quang (Sơn Trà) và khu bến


Liên Chiểu. Khu bến Tiên Sa là khu bến chính phục vụ trực tiếp hàng hóa thông qua TP. Đà Nẵng. Bên cạnh đó, hằng năm Cảng Tiên Sa đón tiếp khoảng 300 - 370 nghìn lượt khách/năm. Hiện tại bến Tiên Sa gồm 5 cầu cảng với tổng cộng chiều dài bến là 17000

m. Cảng Thọ Quang (Sơn Trà) là khu bến cảng tổng hợp cho tàu trọng tải từ 10.000 đến

20.000 tấn, có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 1.000 đến 5.000 tấn. Khu bến Liên Chiểu gồm các bến chuyên dùng hàng rời, từ năm 2020 sẽ đầu tư xây dựng thành khu bến tổng hợp và từng bước đảm nhận vai trò khu bến chính của cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung. Hiện nay, hoạt động DLĐS cũng đã liên kết với đường thủy trong khai thác các tuyến DL như: tuyến cảng Sông Hàn - Cửa biển - Bán đảo Sơn Trà, tuyến Cảng Sông Hàn - Hòn Chảo, tuyến Cảng Sông Hàn - Cù Lao Chàm.

* Hệ thống điện, nước

Thành phố Đà Nẵng có 4 nhà máy cung cấp nước là nhà máy nước Cầu Đỏ, Sân Bay, Sơn Trà và Hải Vân với tổng công suất thiết kế 90.000 m3/ngày đêm, đang khai thác 105.000 m3/ngày đêm. Mạng lưới cấp nước đã phủ kín các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, các quận, huyện còn lại 99 % dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung, với tỷ lệ hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 99,5

% năm 2020 (Niên giám thống kê TP. Đà Nẵng, 2020). Cơ cấu nguồn điện của Đà Nẵng bao gồm nguồn điện lưới Quốc gia 500 KV, 200 KV, 110 KV và các nguồn điện Diezel độc lập. Nguồn cấp điện duy nhất trên địa bàn TP. Đà Nẵng là trạm phát điện Cầu Đỏ hiện duy trì để phát điện dự phòng và phát công suất phản kháng. Hệ thống truyền dẫn và cung cấp điện được đầu tư nâng cấp thường xuyên. Mạng lưới điện đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, cho chiếu sáng công cộng và sinh hoạt. Tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt đạt 100 %. Nhìn chung hệ thống điện, nước đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh và DL cũng như DLĐS của TP. Đà Nẵng.

* Hạ tầng viễn thông

Mạng lưới hạ tầng viễn thông của TP. Đà Nẵng được đầu tư, trang bị tốt. Trên địa bàn TP có trạm cáp quang cập bờ Hòa Hải là nút truyền dẫn cáp quang quốc tế quan trọng của quốc gia gồm 02 tuyến cáp SWM3 và APG, dung lượng truyền dẫn toàn tuyến lên đến 40,3 Tbps. Ngoài ra còn có tuyến truyền dẫn trục Bắc - Nam với lưu lượng truyền dẫn đạt 2000 Gbps và tuyến truyền dẫn trục Bắc - Nam của Viettel có dung lượng tuyến trục này là 4000 Gbps. Tổng có 13 đơn vị có hạ tầng cáp viễn thông trên địa bàn


TP. Mạng lưới thông tin di động TP có 13 tổng đài chuyển mạch điện thoại di động quản lý toàn mạng. Toàn TP có 1.566 vị trí lắp đặt trạm BTS (trạm thu phát sóng di động). Trung tâm dữ liệu của TP. Đà Nẵng sử dụng công nghệ điện toán đám mây có khoảng 300 máy chủ ảo, dung lượng 150 TB phục vụ. Mạng đô thị TP (mạng MAN) có tổng chiều dài trên 320 km, kết nối 95 đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công. Mạng internet không dây bao gồm 430 điểm thu phát sóng chuyên dụng phủ sóng các khu vực chức năng quan trọng trong khu vực trung tâm TP, các khu vực công cộng, tại Trung tâm hành chính TP và tất cả UBND quận, huyện, phường, xã... nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, khách DL sử dụng dễ dàng sử dụng, tiếp cận thông tin tốt nhất (UBND TP. Đà Nẵng, 2020).

* Cơ sở hạ tầng y tế

Cơ sở hạ tầng y tế TP. Đà Nẵng không ngừng đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng khám bệnh chữa bệnh. Năm 2020 toàn TP có 86 cơ sở y tế, trong đó có 22 bệnh viện, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 1 bệnh viện da liễu, 56 trạm y tế xã phường, 6 cơ sở y tế khác với tổng số giường bệnh 7.680 giường bệnh. Giường bệnh tính bình quân trên 1 vạn dân đạt 78,56 giường, bác sĩ bình quân trên 1 vạn dân đạt 20,95 người. Tỷ lệ xã/phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế phân theo huyện/quận ở tất cả các quận huyện đều đạt 100% (Niên giám thống kê TP. Đà Nẵng, 2020). Với sự đầu tư đồng bộ về cơ sở y tế đảm bảo phục vụ tốt cho người dân, khách DL và khách DLĐS nhằm tạo sự an tâm cho du khách.

Nhìn chung, các CSHT giao thông, hệ thống điện, nước, hạ tầng viễn thông và CSHT y tế của TP. Đà Nẵng đã có sự đầu tư tốt, tuy nhiên ở những khu vực xa trung tâm, đặc biệt khu vực phía thượng nguồn của các sông Túy Loan, sông Cu Đê vẫn còn khá hạn chế.

2.2.6. Chính sách phát triển du lịch đường sông

Phát triển DLĐS ngày càng nhận được sự quan tâm của chính quyền TP. Đà Nẵng do đó, TP cũng đã đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích sự phát triển của loại hình DL này. Các chính sách hướng vào những nội dung chính sau:

- Nhóm chính sách quản lý chung khuyến khích sự phát triển DLĐS: Các chính sách này thường nhằm định hướng quy hoạch chung đối với ngành DL và đề cập đến những quy hoạch chung cho phát triển DLĐS của TP. Đà Nẵng như: Quy hoạch chung

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 29/09/2024