Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Địa Phương Trong Du Lịch Đường Sông


thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Thủ tướng Chính phủ, 2013); Quy hoạch Giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định Ban hành kế hoạch đầu tư phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa và bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025; Quyết định về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch Khôi phục hoạt động du lịch hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn bình thưởng mới (UBND TP. Đà Nẵng, 2016, 2017, 2020, 2021). Đối với những chính sách chung TP. Đà Nẵng đã xác định phát triển DL của TP phải gắn liền với các loại hình DL đặc thù, trong đó có DLĐS, xây dựng DLĐS trở thành sản phẩm DL gắn liền với hình ảnh DL bền vững của TP. Đà Nẵng và đưa ra một số định hướng chung về quy hoạch, CSVCKT cho phát triển du lịch đường sông.

- Nhóm chính sách quản lý cụ thể đối với DLĐS, bao gồm các chính sách: Phê duyệt sơ đồ vị trí bến du thuyền và cầu tàu DL trên sông Hàn; Quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định Ban hành kế hoạch đầu tư phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa và bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025; Kế hoạch phát triển điểm đến, sản phẩm dịch vụ trên tuyến du lịch đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 (UBND TP. Đà Nẵng, 2013, 2016, 2017, 2019) và Quyết định Về việc ban hành bộ tiêu chí Chuẩn chuyên nghiệp trong phục vụ khách du lịch đối với xe vận chuyển và tàu du lịch tại thành phố Đà Nẵng (Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, 2020). Nhóm chính sách này đã cụ thể hóa định hướng chung về phát triển DLĐS bằng việc xây dựng chiến lược cụ thể với việc đưa ra chính sách khai thác tiềm năng, thế mạnh, đầu tư dịch vụ, điểm đến, xây dựng CSHT, CSVCKT phục vụ phát triển DLĐS, khơi thông tuyến sông Cổ Cò để liên kết khai thác DL, hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển DLĐS và đưa ra các tiêu chuẩn chuyên nghiệp trong phục vụ khách DL đối với thuyền viên, nhân viên phục vụ DL nhằm chuẩn hóa đội ngũ DL. Những chính sách đã ban hành cho thấy các cơ quan quản lý DL của TP. Đà Nẵng ngày càng có sự quan tâm, chỉ đạo cho việc phát triển loại hình DL này.


2.2.7. Phát triển kinh tế và an ninh, an toàn xã hội

* Phát triển kinh tế

Đà Nẵng là một trong những TP đi đầu trong phát triển KT - XH của Việt Nam, trong vòng 10 năm liên tiếp luôn dẫn đầu cả nước về chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông. Trong năm 2018, Tạp chí DL Live and Invest Overseas đã bình chọn TP. Đà Nẵng là 1 trong 10 địa chỉ đáng sống nhất thế giới, đó là một trong những yếu tố thu hút khách DL đến thành phố.

Trong những năm qua, TP. Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ, tương đối toàn diện. Kinh tế TP duy trì ở mức tăng trưởng khá cao, năm 2020 quy mô toàn nền kinh tế (GRDP) tính theo giá hiện hành đạt 103.234 tỷ đồng. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2.260 tỷ đồng tương đương 2,19 % GRDP, ngành công nghiệp và xây dựng đạt 21.735 tỷ đồng, chiếm 21,07 % GRDP và ngành dịch vụ đạt 68.685 tỷ đồng tương đương chiếm 66,53 % GRDP; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 10.554 tỷ đồng, chiếm 10,22 % GRDP (Niên giám thống TP. Đà Nẵng, 2020). Cơ cấu kinh tế TP chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - thủy sản, nông, lâm. Như vậy, trong cơ cấu ngành kinh tế tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu phát triển kinh tế của TP. Đà Nẵng với những ngành kinh tế mũi nhọn như: du lịch, dịch vụ thương mại, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP. Đà Nẵng ở mức cao, nhìn chung trong khoảng giai đoạn từ 2010 - 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP luôn ở mức trung bình trên 7 %. Năm 2019 đạt 7,04 %, xếp thứ 2 trong số 5 TP trực thuộc Trung ương, chỉ sau Hải Phòng. So sánh với các tỉnh trong khu vực (từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa), tốc độ tăng GRDP của Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 3, sau Quảng Ngãi (8,34 %) và Quảng Nam (8,11 %). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng bị suy giảm nghiêm trọng, đạt -7,99 %, là 1 trong 5 địa phương có mức tăng trưởng âm năm 2020. Do đó, ngành DL cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, các chỉ tiêu tăng trưởng về DL, nguồn thu ngân sách, kéo theo sự sụt giảm của các ngành thương mại, giao thông, xây dựng, kinh doanh bất động sản..., gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ DL (Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, 2021). Mức sống dân cư của TP. Đà Nẵng không ngừng được cải thiện, GRDP bình quân đầu người


năm 2020 ước đạt 103 triệu đồng/người/năm, gấp khoảng 2,6 lần năm 2010, là địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người tương đối cao của Việt Nam. Với những thành tựu về phát triển kinh tế cũng như các chiến lược và tiềm năng của mình thì TP. Đà Nẵng đã trở địa phương có sự phát triển nhanh về kinh tế và đời sống, là trung tâm DL, nghỉ dưỡng của cả nước và khu vực. Do đó, DLĐS cũng có điều kiện, môi trường thuận lợi để đầu tư, phát triển.

Cùng với sự phát triển kinh tế, các hoạt động kinh tế, sản xuất cũng có khả năng ảnh hưởng và làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, cản trở đến phát triển DLĐS như sau:

- Hoạt động thủy điện: Việc xây dựng thủy điện trên sông ảnh hưởng lớn đến tự nhiên và hệ sinh thái sông. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2010 - 2020 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn phần thượng nguồn sông Vu Gia có 08 nhà máy thủy điện trên 30 MW. Theo Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ đã được tỉnh Quảng Nam phê duyệt, sẽ xây dựng 40 nhà máy thủy điện có công suất từ 1 - 50 MW. Việc phát triển các dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Vu Gia đã ảnh hưởng đáng kể nguồn nước ở vùng hạ lưu Đà Nẵng. Gây ảnh hưởng các đến điều kiện tự nhiên, như: Giảm sự đa dạng của sinh học, mất rừng tự nhiên, giảm khả năng điều tiết nước, gây lũ lớn hơn, làm thay đổi và giảm dòng chảy vào mùa khô, ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển cũng như gia tăng sự ô nhiễm nguồn nước vùng hạ lưu (UBND TP. Đà Nẵng, 2020).

- Hệ thống thoát nước thải đô thị: Vùng hạ lưu sông Hàn có tốc độ đô thị hóa cao, với hệ thống thoát nước thải đô thị là hệ thống thoát chung với nước mưa, với 2 mạng lưới thu gom nước thải là: Mạng thu gom cấp 2 với việc thu gom nước thải chủ yếu là các tuyến cống chung thu gom cả nước thải và nước mưa dẫn đến giếng tách dòng hoặc xả ra nguồn tiếp nhận. Mạng thu gom cấp 1 (tuyến cống bao) với việc tách dẫn nước thải về trạm xử lý nước thải tập trung. Hiện nay tỷ lệ thu gom nước thải còn thấp, khối lượng nước thải thu gom đạt khoảng 60 % cấp nước, nhiều khu vực nước thải được xả trực tiếp vào mương và chảy ra sông, gây khả năng ô nhiễm hữu cơ tại điểm tiếp nhận. Đặc biệt khi dân số đô thị TP. Đà Nẵng ngày càng tăng, thì cũng làm gia tăng khối lượng nước thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất gây nên nhiều nguy cơ đối với ô nhiễm nguồn nước.


- Khai thác cát, khoáng sản: Tình trạng khai thác đất, cát, khoáng sản ở vùng thượng lưu trên sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan đã và đang ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước vùng hạ lưu. Theo thống kê chỉ có khoảng 25% hoạt động là hợp pháp (UBND TP. Đà Nẵng, 2020). Việc khai thác cát, sỏi thiếu kiểm soát đã đã gây nên sự sạt lở và làm tăng độ đục nguồn nước.

- Các hoạt động công nghiệp, dịch vụ: Dọc các sông có khu công nghiệp Hòa Cầm gần sông Cẩm Lệ, khu công nghiệp Hòa Khánh dọc sông Cu Đê. Trung bình mỗi ngày khu công nghiệp Hòa Cầm thải khoảng 700 - 800 m3 nước sau xử lý. Hiện tại chất lượng nước sau xử lý đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, nhưng trong tương lai gần, việc tăng tỷ lệ lấp đầy cũng như việc giám sát không chặt chẽ, sẽ gia tăng sự ô nhiễm nguồn nước. Chất thải từ hoạt động công nghiệp, vùng hạ lưu sông Cu Đê là lưu vực tiếp nhận nước mưa và nước thải sau xử lý của các khu công nghiệp Hòa Khánh, cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng. Lượng nước thải từ các khu công nghiệp và cụm công nghiệp khoảng 6.000 m3 - 8.000 m3 và đã được thu gom và xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thải vào sông Cu Đê. Trong tương lai cùng với sự phát triển các khu công nghệ cao và khu công nghệ thông tin tập trung, nếu chất lượng nước sau xử lý không đảm bảo, có khả năng xuất hiện sự ô nhiễm vào mùa khô (UBND TP. Đà Nẵng. 2020).

- Chất thải từ sản xuất nông nghiệp: TP Đà Nẵng có diện tích đất canh tác nông nghiệp là 2.485 ha với nhiều khu vực phân bố dọc các sông là huyện Hòa Vang (1.805 ha) dọc sông Túy Loan - Cẩm Lệ, khu vực Cẩm Lệ (16 ha) dọc sông Cẩm Lệ, khu vực Ngũ Hành Sơn (540 ha) dọc sông Cổ Cò và Liên Chiểu (124 ha) dọc sông Cu Đê. Hoạt động canh tác nông nghiệp và sự rửa trôi, tích lũy dư lượng các loại phân bón vô cơ và hữu cơ có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt chất thải từ hoạt động nông nghiệp, vùng ven sông Cu Đê, sông Cẩm Lệ và sông Túy Loan ở những khu vực bãi bồi có diện tích hẹp, hoạt động canh tác chủ yếu là trồng các loại hoa màu, sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, mặc dù đã được TP kiểm soát chặt chẽ nhưng là nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước các sông.

- Chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và tàu thuyền: Khu vực ngã ba sông Cái và vùng thượng lưu sông Cu Đê có một số hộ nuôi tôm, cá, nhưng từ năm 2011 đến nay, diện tích nuôi thủy sản có có xu hướng giảm do cho năng suất thấp và chuyển đổi


mục đích sử dụng đất. Vùng cửa sông Cu Đê cạn, các thuyền của ngư dân có công suất nhỏ nên lượng chất thải ít và ảnh hưởng đến chất lượng nước là không đáng kể

* An ninh, an toàn xã hội

Thành phố Đà Nẵng có an ninh, an toàn và trật tự xã hội cao, TP luôn chú trọng việc quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tình trạng xin ăn, chèo kéo, chặt chém du khách, tạo môi trường DL lành mạnh, tâm lý thoải mái cho khách DL. TP đã ban hành Quyết định số: 113/KH-UBND Kế hoạch thực hiện mục tiêu chương trình “không có người lang thang xin ăn” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021- 2025 nhằm nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng ngừa, kiểm soát, từng bước ngăn chặn và xử lý tình trạng người lang thang, xin ăn, xin ăn biến tướng nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội hướng đến xây dựng TP. Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh. Do đó, tình hình an ninh, an toàn xã hội văn minh, ổn định tạo môi trường DL lành mạnh, thân thiện, gây được thiện cảm cho du khách.

Bên cạnh đó, TP. Đà Nẵng cũng áp dụng Luật Giao thông đường thủy nội địa (2015), Thông tư số: 42/2017/TT-BGTVT Quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch với các nội dung quy định về điều kiện của nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách DL, quy định về trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách DL nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong khai thác hoạt động du thuyền. Đồng thời, UBND TP. Đà Nẵng, Sở giao thông vận tải cũng thường xuyên thanh tra, giám sát, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý phương tiện hoạt động giao thông đường thủy nội địa, điều kiện tiêu chuẩn của người và phương tiện khi tham gia hoạt động giao thông đường thủy nội địa.

2.2.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong du lịch đường sông

Người dân địa phương đang sinh sống ở hai bên bờ sông và trên đơn vị hành chính cấp huyện, quận, thị xã hoặc TP nơi con sông chảy qua đã có sự tham gia vào hoạt động DLĐS ở TP. Đà Nẵng như: Chuyên chở khách tham quan, hướng dẫn khách tham quan, phục vụ nhu cầu ăn uống, lưu trú (ven sông), bán hàng lưu niệm, trình diễn các giá trị văn hóa, thành lập và vận hành một số cơ sở phục vụ ven sông Hàn, sông Cẩm Lệ - Túy Loan, sông Cu Đê. Như vậy, cộng đồng địa phương đã có sự tham gia vào phát


triển DLĐS nhưng hoạt động của họ chủ yếu thuộc loại tham gia bị động, họ có thể tham gia các khâu trong khai thác và chia sẻ lợi ích của DLĐS nhưng chưa thể đưa ra những quyết định của mình trong quá trình phát triển DLĐS, dẫn tới ít có được những lợi ích từ phát triển loại hình DL này. Do vậy, người dân cần được tạo cơ hội để họ tham gia chủ động hơn vào phát triển DLĐS và được phân chia lợi ích nhiều hơn, công bằng hơn từ sự phát triển DL ngay tại địa phương, từ đó thái độ của người dân đối với sự phát triển DLĐS và bảo vệ nguồn tài nguyên sông nước được cải thiện.

Bên cạnh đó, các giá trị về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, hoạt động sản xuất của cộng đồng địa phương ven sông cũng là nguồn tài nguyên DL đặc sắc để có thể liên kết trong phát triển DLĐS. Dọc sông Cu Đê nổi bật là các giá trị về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, hoạt động sản xuất của cộng đồng người Cơ Tu Đà Nẵng ở thượng nguồn sông. Khu vực hạ lưu sông là hoạt động nông nghiệp và ngư nghiệp với giá trị văn hóa làng chài ven sông và làng chài ven biển là tài nguyên cho phát triển DLĐS. Dọc sông Cẩm Lệ - Túy Loan là các giá trị về văn hóa, ẩm thực, làng nghề, làng cổ đặc sắc với làng bánh tráng Túy Loan, làng khô mè Bà Liễu, làng chiếu Cẩm Nê. Dọc sông Cổ Cò giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh với Di tích Khu căn cứ cách mạng K20 và quần thể Ngũ Hành Sơn, làng đá Non Nước. Như vậy, dọc mỗi con sông, cộng đồng địa phương đã hình thành và xây dựng nên những giá trị riêng về lịch sử, văn hóa của mình. Đó là nét riêng, cũng như là tài nguyên DL phải xem xét liên kết để tạo nên sản phẩm DLĐS cho mỗi tuyến sông.

2.2.9. Đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

Căn cứ vào giới hạn nghiên cứu của luận án, các tuyến sông đưa vào đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng theo 6 tiêu chí, bao gồm: Kích thước sông, độ hấp dẫn cảnh quan, khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ sông, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông, môi trường sông và khả năng tiếp cận. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 2.3, bảng 2.4 và hình ảnh 2.1 như sau:


Bảng 2.3. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng (chưa nhân hệ số)


Tuyến sông

Độ hấp dẫn cảnh

quan

Khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ

sông

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

đường sông

Kích thước sông

Môi trường sông

Khả năng tiếp

cận

Hàn

5

5

4

4

4

5

Cổ Cò

3

5

2

2

5

5

Cẩm Lệ

2

3

1

3

4

4

Túy Loan

2

2

2

2

4

3

Cu Đê

4

5

1

3

5

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tác giả luận án)

Từ kết quả đánh giá tổng hợp các tuyến sông, tiến hành nhân với trọng số của từng tiêu chí sẽ có kết quả đánh giá tổng hợp cuối cùng như sau:

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông và phân hạng ở thành phố Đà Nẵng (nhân hệ số)


Tuyến sông

Tiêu chí


Tổng


Phân hạng

Độ hấp dẫn cảnh quan

Khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ sông

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông


Kích thước sông


Môi trường sông

Khả năng tiếp cận

Hàn

15

15

12

8

8

5

63

I

Cổ Cò

9

15

6

4

10

5

49

II

Cẩm Lệ

6

9

3

6

8

4

36

IV

Túy Loan

6

6

6

4

8

3

33

IV

Cu Đê

12

15

3

6

10

3

49

II

(Nguồn: Tác giả luận án)

Để trực quan hóa kết quả đánh giá tạo thuận tiện trong việc theo dõi kết quả phân hạng và nhận diện ưu điểm và hạn chế của các tuyến sông theo các tiêu chí đánh giá, kiểu biểu đồ Radar được lựa chọn để thể hiện điểm đánh giá thành phần sau khi đã chuẩn hóa và phân nhóm các tuyến sông theo hạng như hình (2.1).


Hạng I: Tuyến sông rất thuận lợi và rất hấp dẫn cho

phát triển

du lịch

đường sông


Hạng II Tuyến sông thuận lợi và hấp dẫn cho phát triển du lịch đường sông 1


Hạng II: Tuyến sông thuận lợi và hấp dẫn cho phát triển

du lịch

đường sông


Hạng IV Tuyến sông ít thuận lợi và ít hấp dẫn cho phát triển du lịch đường 2


Hạng IV Tuyến sông ít thuận lợi và ít hấp dẫn cho phát triển du lịch đường 3


Hạng IV: Tuyến sông ít thuận lợi và ít hấp

dẫn cho

phát triển

du lịch

đường sông


Ký hiệu của các tiêu chí S1 Độ hấp dẫn cảnh quan S2 Khả năng liên kết với 4


Ký hiệu của các tiêu chí S1 Độ hấp dẫn cảnh quan S2 Khả năng liên kết với 5

Ký hiệu của các tiêu chí:

S1: Độ hấp dẫn cảnh quan

S2: Khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ sông

S3: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông

S4: Kích thước sông

S5: Môi trường sông

S6: Khả năng tiếp cận

Hình 2.1. Biểu đồ phân tích các tiêu chí đánh giá thành phần

(Nguồn: Tác giả luận án)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2024