Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Đường Sông Ở Thành Phố Đà Nẵng


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển DLĐS cho thấy việc phát triển DLĐS không chỉ khai thác giá trị dòng chảy của sông ngòi mà còn bao gồm cả các giá trị tự nhiên, văn hóa, xã hội dọc hai bên bờ sông. Do đó, phát triển DLĐS được nghiên cứu dưới nhiều nội dung, góc độ như các nhân tố ảnh hưởng, tiềm năng, thực trạng phát triển DLĐS, … Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng làm nền tảng cho nghiên cứu về phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.

Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển DLĐS và địa bàn nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận về phát triển DLĐS. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng bao gồm 8 nhóm nhân tố (vị trí địa lý, khí hậu, đặc điểm thủy văn, tài nguyên DLĐS, CSHT, phát triển kinh tế và an ninh, an toàn xã hội, chính sách phát triển DLĐS và sự tham gia của cộng đồng địa phương). Xây dựng chỉ tiêu đánh giá phát triển DLĐS gồm đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLĐS. Đối với tiêu chí đánh giá tiềm năng phát triển DLĐS đã sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp với 6 nhóm tiêu chí (kích thước sông, độ hấp dẫn cảnh quan, khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông, CSHT và CSVCKT DLĐS, môi trường sông và khả năng tiếp cận). Đánh giá thực trạng phát triển DLĐS với các chỉ tiêu (khách DLĐS (số lượt khách, chi tiêu trung bình khách, đánh giá sự hài lòng của khách DLĐS), tổng doanh thu DLĐS, lao động DLĐS, CSVCKT DLĐS, quản lý, điều hành hoạt động DLĐS). Các chỉ tiêu đánh giá là căn cứ để xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp phát triển DLĐS hiệu quả.

Thực tiễn hoạt động DLĐS đã được khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế ở trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam. Tùy vào đặc điểm tự nhiên của con sông và các giá trị văn hóa ở mỗi khu vực mà con sông chảy sẽ có tạo nên sản phẩm DLĐS khác nhau. Việc phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng có thể kế thừa linh hoạt được bài học thực tiễn, mô hình phát triển DLĐS trong và ngoài nước.


CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Tổng quan về mạng lưới sông ngòi của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng nằm ở khu vực trung độ của Việt Nam có diện tích tự nhiên không quá lớn, khoảng 1.284,73 km2, được phân thành 8 quận, huyện là: quận Sơn Trà, quận Thanh Khê, quận Ngũ Hành Sơn, quận Hải Châu, quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa (bản đồ 2.1) nhưng có mạng lưới sông dày đặc trải khắp các vùng với tổng chiều dài hơn 155 km (bản đồ 2.2), sông chủ yếu thuộc hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Đặc điểm chung của sông ngòi là đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc của TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đổ ra biển Đông qua cửa sông Hàn và sông Cu Đê. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào 5 tuyến sông chính của TP. Đà Nẵng bao gồm: sông Hàn, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan, sông Cổ Cò và sông Cu Đê.

Bảng 2.1. Các tuyến sông chính của thành phố Đà Nẵng


TT

Tên sông

Chiều dài (km)

Chiều rộng sông (m)

Chiều sâu (m)

1

Hàn

9,4

120

4,5

2

Cẩm Lệ

8,7

150 – 505

-

3

Túy Loan

14,1

20 – 80

3 - 5

4

Cổ Cò

8,3

-

1,5 - 2,5

5

Cu Đê

39,7

20 – 700

0,5 - 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng - 9

(Nguồn: UBND TP. Đà Nẵng, 2020)

- Sông Hàn nằm trong khu vực nội thành của TP. Đà Nẵng, thuộc hạ lưu của hệ thống sông Vu Gia chảy qua trung tâm TP. Đà Nẵng theo hướng Nam – Bắc đổ ra vịnh Đà Nẵng. Chiều dài sông khá ngắn, chỉ khoảng 9,4 km, chiều rộng trung bình 120 m, độ sâu trung bình dao động từ 4,5 m vào mùa khô và 5,5 m vào mùa mưa. Trong phân cấp đường thủy nội địa Việt Nam, sông Hàn được chia làm 3 cấp sông. Cấp I dài 4 km từ cửa sông đến hạ lưu cầu sông Hàn; cấp III dài 2,4 km từ thượng lưu cầu sông Hàn đến hạ lưu cầu Nguyễn Văn Trỗi; cấp IV là đoạn còn lại dài 3 km kéo dài đến ngã ba sông Cái.

- Sông Cẩm Lệ (sông Cầu Đỏ) được hình thành từ hợp lưu của sông Yên và Túy Loan đổ ra ngã ba sông Cái. Sông có chiều dài khá ngắn, chỉ khoảng 8,7 km, rộng trung


bình từ 150 m đến 505 m, độ sâu trung bình lớn. Sông Cẩm Lệ thuộc đường sông cấp V trong phân cấp đường thủy nội địa Việt Nam.

- Sông Túy Loan bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của TP được hình thành bởi 3 nhánh sông chính là sông An Lợi, sông Lỗ Trào và sông Lỗ Đông hợp lưu ra sông Cẩm Lệ. Sông có chiều dài quản lý 14,1 km, độ rộng khá hẹp về phía thượng nguồn, chỉ dao động từ 20 m đến 80 m, càng về phía thượng nguồn, sông càng hẹp. Độ sâu trung bình từ 3 m đến 5 m, mùa khô có nhiều khu vực độ sâu giảm còn 0,7 m - 1 m. Sông Túy Loan thuộc đường sông cấp VI trong phân cấp đường thủy nội địa Việt Nam.

- Sông Cổ Cò (sông Cầu Biện hoặc sông Lộ Cảnh Giang) trong lịch sử sông Cổ Cò là tuyến đường giao thương quan trọng giữa Đà Nẵng và Hội An. Sông được bắt nguồn từ ngã ba sông Cái đổ về TP. Hội An (Quảng Nam) với chiều dài 27 km, nhưng phần quản lý của TP. Đà Nẵng chỉ 8,3 km, sông có độ sâu từ 18 m đến 200m, độ sâu trung bình và chưa được phân cấp. Phần sông ở hạ lưu thuộc phần quản lý của tỉnh Quảng Nam khá hẹp, nhiều đoạn sông bị tắc hoặc đã bị san lấp, nhưng hiện nay đang được quy hoạch và đầu tư khơi thông trở lại.

- Sông Cu Đê (sông Trường Định) nằm ở phía Bắc của TP. Đà Nẵng, bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của TP, được hợp lưu bởi sông Bắc và sông Nam đổ ra cửa biển Nam Ô. Chiều dài sông tính từ khu vực Vũng Bọt nơi hợp lưu của sông Bắc và sông Nam thuộc xã Hoà Bắc đến cửa biển Nam Ô với độ dài với khoảng 39,7 km, bề rộng trung bình từ 20 m đến 700 m, độ sâu trung bình từ 0,5 m đến 3,5 m, càng về phía thượng nguồn, sông càng hẹp và nông. Sông Cu Đê thuộc đường sông cấp V trong phân cấp đường thủy nội địa Việt Nam.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng nằm ở khu vực trung độ của Việt Nam, có vị trí tọa độ trải dài từ 15055' Bắc đến 16014' Bắc và 107018' Đông đến 108020' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông. Với vị trí địa lý này, về mặt tự nhiên giúp TP. Đà Nẵng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, làm cho khí hậu của Đà Nẵng không quá lạnh về mùa đông, không quá nóng về mùa hè nên thích hợp cho hoạt động DL và nghỉ dưỡng. Về mặt KT - XH, Đà Nẵng nằm trên


trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng Tiên Sa. Với vị trí này đã giúp TP. Đà Nẵng trở thành nơi trung chuyển, đón tiếp, phục vụ khách DL cho khu vực miền Trung và cả nước. Đây được xem là động lực để thu hút khách DL đến TP. Đà Nẵng.

Về vị trí địa lý sông ngòi của TP. Đà Nẵng, các sông đều nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, ở khu vực nội thành hoặc gần trung tâm của TP. Đà Nẵng nên tạo điều kiện thuận lợi cho khách DL có thể dễ dàng tiếp cận các con sông. Mặt khác, các sông thuộc hệ thống sông Vu Gia Đà Nẵng (sông Hàn - sông Cẩm Lệ - sông Cổ Cò) được hợp lưu, phân lưu tại ngã ba sông Cái tạo điều kiện thuận lợi để có thể liên kết xây dựng tuyến DLĐS giữa sông Hàn từ trung tâm TP với các sông khác. Đặc biệt, sông Cổ Cò chảy từ TP. Đà Nẵng về TP. Hội An (Quảng Nam) tạo cơ hội để liên kết khác thác DLĐS giữa hai địa phương.

- Vị trí của sông Hàn nằm ở khu vực nội thành, thuộc hạ lưu của hệ thống sông Vu Gia, sông chảy qua trung tâm TP. Đà Nẵng đổ ra biển Đông với vị trí đắc địa “đầu biển, cuối sông” tạo nên không gian cảnh quan thoáng đãng và cũng thuận lợi trong việc tiếp cận sông bằng đường biển hoặc đường sông từ ngã ba sông Cái. Hai bên bờ sông Hàn được xem như là khu vực trung tâm của TP, là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện, lễ hội, văn hóa, giải trí của TP. Đà Nẵng tạo sức hút khách DL và xây dựng các chương trình du lịch.

- Vị trí của sông Cổ Cò là một chi lưu bắt nguồn từ ngã ba sông Cái chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ TP. Đà Nẵng đến TP. Hội An (Quảng Nam). Do đó, có thể dễ dàng tiếp cận con sông bằng đường sông hoặc đường bộ từ trung tâm TP. Sông Cổ Cò chảy về TP. Hội An mặc dù sông hiện đang bị tắc ở một số đoạn nhưng đang được chính quyên hai địa phương chủ trương khơi thông trở lại, do đó có nhiều tiềm năng để liên kết xây dựng tuyến DL giữa TP. Đà Nẵng và TP. Hội An bằng đường sông.

- Vị trí của sông Cẩm Lệ nằm gần trung tâm của TP. Đà Nẵng, được bắt nguồn từ hợp lưu của sông Yên và sông Túy Loan chảy qua quận Cẩm Lệ đổ về ngã ba sông


Cái. Với vị trí này thuận lợi trong việc tiếp cận về đường bộ hoặc đường sông từ sông Hàn hoặc sông Cổ Cò hoặc liên kết DLĐS với tuyến sông Hàn và sông Túy Loan.

- Vị trí của sông Túy Loan được bắt nguồn từ sườn núi cao phía Tây Bắc đổ về sông Cẩm Lệ, nằm khá xa trung tâm TP do đó, việc tiếp cận con sông ít thuận lợi hơn. Có thể tiếp cận con sông bằng đường bộ hoặc đường sông từ sông Cẩm Lệ.

- Vị trí của sông Cu Đê nằm ở phía Bắc của TP, sông được bắt nguồn từ các dãy núi ở phía Tây và Tây Bắc đổ ra cửa biển Nam Ô chảy qua nhiều khu vực cảnh quan khác nhau. Sông nằm cách trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 14 km, có vị trí khá xa so với các con sông khác của TP, việc tiếp cận con sông chủ yếu bằng đường bộ.

Như vậy, với đặc điểm riêng về vị trí địa lý của TP. Đà Nẵng và vị trí địa lý của mỗi con sông đã tạo nên những nhiều thuận lợi riêng về thu hút, tiếp cận con sông của khách DL, cũng như có nhiều thuận lợi riêng trong việc liên kết, xây dựng các tuyến DLĐS giữa các sông của TP. Đà Nẵng hoặc liên kết với tỉnh Quảng Nam trong khai thác DLĐS trên sông Cổ Cò. Các sông còn chảy qua khu vực địa lý khác nhau sẽ tạo nên sự đa dạng về tài nguyên DL tạo điều kiện thuận lợi để có thể phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch đường sông.

2.2.2. Khí hậu

Khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu của khu vực Duyên hải miền Trung, mang tính chất nhiệt đới gió mùa với lượng bức xạ lớn, nắng nhiều, nền nhiệt cao, lượng mưa dồi dào. Đây là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chỉ có 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8.

- Nhiệt độ của Đà Nẵng nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên có nền nhiệt độ cao và ít biến động trong năm. Biến trình năm của nhiệt độ trung bình không khí có dạng một đỉnh, cực đại vào tháng 6 hoặc tháng 7, cực tiểu vào tháng 1. Từ tháng 1 nhiệt độ bắt đầu tăng cho đến tháng 6, tháng 7, sau đó giảm dần cho đến cho đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm đạt 26,50C, biên độ nhiệt năm thấp, tháng có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng VI đạt 30,2 0C, trung bình tháng thấp nhất là tháng I, đạt 21,50C. Số giờ nắng trung bình năm đạt 2.158 giờ/năm. Nhìn chung, thời tiết ấm áp quanh năm, mùa hè không quá nóng và mùa đông không quá lạnh, do đó nhiệt độ và số giờ nắng của TP. Đà Nẵng thích hợp cho sức khỏe và hoạt động của con người, tạo


điều kiện thuận lợi cho hoạt động DL và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, vào mùa khô, lượng mưa nhỏ, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn vào những năm ít nước làm cho dòng chảy kiệt khá nhỏ xảy ra vào tháng 7 hoặc tháng 8.

- Lượng mưa trung bình hàng năm của Đà Nẵng thuộc loại lớn so với các nơi khác trong khu vực cũng như trong toàn quốc, trung bình năm khoảng 2300 mm. Tổng lượng mưa trung bình năm phổ biến ở đồng bằng từ 2000 mm đến 2500 mm, tăng dần về phía Bắc, Tây Bắc và tăng theo độ cao, cao nhất là trên đỉnh Bà Nà có lượng mưa trung bình năm trên 5000 mm. Phân bố mưa theo thời gian không đều, mùa mưa tập trung từ tháng IX đến tháng XII, chiếm khoảng 80% tổng lượng cả năm. Lượng mưa lớn nhất vào tháng IX, đạt 528,8 mm/tháng và đạt mức thấp nhất là tháng IV, chỉ đạt 30,8 mm/tháng. Nhìn chung, tổng lượng mưa năm và mưa các tháng mùa lũ tại Đà Nẵng chưa thấy rõ quy luật biến đổi khác biệt. Lượng mưa dồi dào giúp cung cấp lượng nước cho sông ngòi, nhưng phân bố mưa theo thời gian không đều gây ra lũ lụt mùa mưa và ít nước gây nhiễm mặn vào mùa khô tại hạ lưu các sông.

- Độ ẩm của TP. Đà Nẵng có mùa khô trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam trong mùa hạ, mùa mưa trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông, do đó độ ẩm trung bình năm cao, từ 82 % đến 90 %. Độ ẩm tương đối trong mùa mưa và đầu mùa ít mưa cao hơn độ ẩm trong các tháng chính hạ, biến trình ẩm tương đối theo thời gian trong năm có dạng gần như nghịch biến với biến trình nhiệt trung bình.

- Bão, áp thấp nhiệt đới trung bình hàng năm có trên 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có từ 5 đến 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết Việt Nam. Xác định mức độ gió tại vùng biển Đà Nẵng khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới mạnh từ cấp 6 trở lên, thì trung bình hàng năm, TP chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trong khoảng thời gian nhiều nhất vào tháng 10 và tháng

11. Tuy nhiên, những cơn bão trái mùa hoặc cơn bão hoạt động không theo những quy luật phổ biến khí hậu cũng có thể gây ra những thiệt hại cho địa phương. Mặc dù bão và áp thấp nhiệt đới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng trong thời gian này hoạt động DLĐS bị gián đoạn và trường hợp bão mạnh có thể gây thiệt hại.


2.2.3. Đặc điểm thủy văn

* Tổng lượng dòng chảy trung bình năm trên các sông

Hệ thống sông ngòi của TP. Đà Nẵng chịu tác động lớn bởi thủy văn của lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn vì vậỵ tổng lượng dòng chảy trung bình năm trên các sông lớn, cụ thể:

- Sông Cẩm Lệ có tổng lượng dòng chảy cả năm trung bình nhiều năm lớn do sông Túy Loan và sông Yên hợp lưu, đạt 5,92 tỷ m3. Trong đó, tổng lượng trung bình mùa kiệt đạt 2,17 tỷ m3, chiếm 36,6 % tổng lượng dòng chảy cả năm.

- Sông Túy Loan có tổng lượng dòng chảy cả năm trung bình nhiều năm là 0,59 tỷ m3, tổng lượng dòng chảy trung bình mùa kiệt là 0,18 tỷ m3, chiếm 30,51% tổng lượng cả năm.

- Sông Cu Đê có tổng lượng dòng chảy cả năm đạt 1,24 tỷ m3, trong đó tổng lượng dòng chảy trung bình mùa kiệt là 0,36 tỷ m3, chiếm 29 % tổng lượng dòng chảy cả năm.

Bảng 2.2. Tổng lượng dòng chảy năm trên các sông



STT


Lưu vực sông

Tổng lượng dòng chảy

năm trên các sông

Tổng lượng dòng chảy

mùa kiệt trên các sông

Tổng lượng dòng

chảy W (m3)

Tỉ lệ

(%)

Tổng lượng dòng

chảy W (m3)

Tỉ lệ

(%)

1

Thượng nguồn Vu Gia

8.72

100

3.17

100

2

Hạ nguồn Vu Gia

5.92

100

2.17

100

2.1

Yên

5.33

89.98

1.99

91.88

2.2

Túy Loan

0.59

10.02

0.18

8.12

3

Tổng lượng nước sông

trên thành phố

7.16

100

2.52

100

3.1

Cẩm Lệ

5.92

82.70

2.17

85.78

3.1

Cu Đê

1.24

17.30

0.36

14.22

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng, 2016)

- Riêng sông Hàn và sông Cổ Cò nằm ở hạ lưu của các con sông nên tổng lượng dòng chảy năm cũng phụ thuộc vào hệ thống sông này, mà trực tiếp từ tổng lượng dòng chảy năm của sông Cẩm Lệ.

Nhìn chung, tổng lượng dòng chảy năm của hầu hết các sông trên toàn TP. Đà Nẵng phụ thuộc phần lớn vào dòng chảy năm từ thượng nguồn sông Vu Gia (Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng, 2016).


* Dòng chảy trên các sông theo mùa (dòng chảy lũ và dòng chảy kiệt)

Chênh lệch về dòng chảy (lưu lượng và tổng lượng) giữa mùa lũ mùa kiệt trên các sông ở TP. Đà Nẵng là rất lớn. Mùa lũ có thời gian ngắn chỉ từ 3 đến 4 tháng, thường là tháng 9 đến tháng 12 nhưng có tổng lượng dòng chảy lớn gấp 3 đến 4 lần so với tổng lượng dòng chảy mùa kiệt, trong khi mùa kiệt thường kéo dài từ 8 đến 9 tháng. Cụ thể:

- Sông Cẩm Lệ: Lưu lượng trung bình mùa lũ của 3 tháng là từ tháng 10 đến tháng 12 là 412,03 m3/s trong khi lưu lượng trung bình mùa kiệt của 9 tháng là từ tháng 1 đến tháng 9 chỉ là 112,53 m3/s, bằng 1/4 lưu lượng trung bình mùa lũ. Lưu lượng bình quân tháng lớn nhất là 511,51 m3/s (vào tháng 11), lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất là 64,7 m3/s (vào tháng 4). Tổng lượng trung bình mùa lũ là 3,75 tỷ m3, gấp gần 2 lần so với tổng lượng trung bình mùa kiệt (2,17 tỷ m3).

- Sông Túy Loan: Lưu lượng trung bình mùa lũ của 3 tháng là từ tháng 10 đến tháng 12 là 47,37 m3/s, lưu lượng trung bình mùa kiệt của 9 tháng là từ tháng 1 đến tháng 9 chỉ là 9,23 m3/s, bằng 1/6 so với lưu lượng mùa lũ. Lưu lượng bình quân tháng lớn nhất là 58,21 m3/s (tháng 11), lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất là 5,01 m3/s (tháng 5). Tổng lượng trung bình mùa lũ là 0,41 tỷ m3, lớn gấp hơn 2 lần so với tổng lượng mùa kiệt là 0,18 tỷ m3.

- Sông Cu Đê: Lưu lượng trung bình mùa lũ của 3 tháng là từ tháng 10 đến tháng 12 là 97,74 m3/s, lưu lượng trung bình mùa kiệt của 9 tháng là từ tháng 1 đến tháng 9 chỉ là 19,01 m3/s, bằng gần 1/6 lưu lượng mùa lũ. Lưu lượng bình quân tháng lớn nhất là 123,86 m3/s (tháng 11), lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất là 9,62 m3/s (tháng 4). Tổng lượng trung bình mùa lũ là 0,88 tỷ m3, lớn gấp 2,5 lần so với tổng lượng mùa kiệt là 0,36 tỷ m3.

- Sự phân bố dòng chảy theo mùa trên các sông khác cũng tương tự như các sông trên, nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệnh này là do sự phân bố về lượng mưa giữa các mùa trong năm là rất lớn, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa lũ dẫn đến dòng chảy trên các sông lớn và ngược lại, vào mùa kiệt do ít mưa dẫn đến dòng chảy trên các sông bị cạn kiệt (Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng, 2016 và UBND TP. Đà Nẵng, 2020).

Mặc dù, tổng lượng dòng chảy năm có khác biệt theo từng hệ thống sông và lưu lượng dòng chảy sông theo mùa có sự khác biệt giữa dòng chảy lũ và dòng chảy kiệt,

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 29/09/2024